Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Đôi nét về công đức và đạo nghiệp của

Đức Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn (Thái Lăo Sư Lê Đạo Long)

(Nguyên là bài nói chuyện tại V ĩnh Nguyên Tự)

Lê Anh Dũng

Hằng năm, ngày mùng 3 tháng Chạp âm lịch là lễ kỷ niệm Ngài Thái Lăo Sư Lê Đạo Long quy thiên. Ngài Thái Lăo Sư chính là vị khai sơn sáng lập nên ngôi Vĩnh Nguyên Tự này. Nhờ công đức và đạo nghiệp hoằng đại đó, hôm nay chúng ta có được một cơ sở tốt đẹp để làm mái nhà thánh, cùng nhau quy tụ, hội hiệp trong mục đích tương trợ nhau tu học và hành đạo.

Với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam là ăn trái nhớ người trồng cây, uống nước nhớ nguồn, hôm nay trước sự hiện diện đông đủ của quư vị quan khách xa gần cũng như bổn đạo sở tại, chúng tôi rất vinh hạnh được cùng quư vị có dịp ôn lại mấy nét chính yếu trong đạo nghiệp của Ngài Thái Lăo Sư, mà quả vị thiêng liêng của Ngài hiện nay là Phật, nhưng thường Ngài lâm trần dạy đạo với hồng danh là Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn.

Ngài Thái Lăo Sư Lê Đạo Long thế danh là Lê Văn Tiểng, sinh ngày 23 tháng 10 năm Quư Măo (thứ Năm 14-12-1843), tại làng Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, nay là tỉnh Long An.

Từ đầu thế kỷ Mười Bảy đă có những nhóm người Việt từ miền Bắc và miền Trung di dân vào phương Nam xa xôi, họ cùng nhau khai phá và định cư ở đất Đồng Nai và Sài Côn (tức Sài G̣n), gần như sinh sống thoát ra khỏi quyền cai trị của Chúa Nguyễn.

Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào lập phủ Gia Định, gồm hai huyện Phước Long và Tân B́nh. Làng Long An thuở ấy nằm gọn trong huyện Tân B́nh.

Khi làng Long An c̣n là rừng, tổ tiên tám đời của Ngài Lê Văn Tiểng đă có mặt trong số những lưu dân nói trên. Tổ tiên Ngài có công đứng ra khai hoang, lập thành sáu ấp: Long An, Long Chánh, Long Đông, Long Kế, Quảng Long, và Thành Điền.

Ngài Lê Văn Tiểng thành hôn với bà Trần Thị Đắc, sinh được bốn người con, trong số đó có Ngài Lê Văn Lịch (1890-1947) sau này nối được đạo nghiệp của thân phụ, là vị Ngọc Đầu Sư đầu tiên của đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn ân phong. Cháu nội của Ngài Lê Văn Tiểng là bà Lê Ngọc Trang, thánh danh Bạch Tuyết, tu tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư, quả vị Quán Pháp Chơn Tiên.

Lược sơ qua phần gia thế để thấy rằng kể từ Ngài Thái Lăo Sư trở đi, liên tiếp trải qua ba đời vẫn không ngừng vun bồi đạo nghiệp trong nền chánh pháp Kỳ Ba.

Vốn từ năm ba mươi bốn tuổi (Bính Tư, 1876), Ngài Lê Văn Tiểng đă có ḷng hoài mong gặp được minh sư cầu đạo. Thời gian lần qua, sau khi đă yên phần nhân đạo nối tử lưu tôn theo nếp nhà Nho, khi đă đủ nhân duyên khế hợp, th́ Ngài hạnh ngộ Ngài Di Minh Tử, thế danh Ngô Đạo Chánh, lúc bấy giờ có tiếng là bậc tu chứng tại thế.

Biết Ngài Lê Văn Tiểng là bậc đại căn, Ngài Di Minh Tử bằng ḷng thâu nhận làm học tṛ, tận tâm truyền dạy pháp môn của đạo Minh Sư.

Minh Sư là một tông phái thờ Tam Giáo, nhưng trọng về Lăo, sử dụng cơ bút, tu đơn (tức hành thiền theo pháp môn đạo gia). Khởi thủy, môn phái này quy tụ các cựu thần nhà Minh, xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu đời Thanh (cuối thế kỷ Mười Bảy). Đạo Minh Sư lúc đầu nuôi chí "phản Thanh phục Minh" nhưng với thời gian đă biến đổi rất nhiều. Khi được truyền bá ở Việt Nam, Minh Sư trở thành một môn phái tu hành thuần túy, rất có uy tín ở Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhiều tu sĩ Minh Sư là các nhà ái quốc chống Pháp, như Chí Sĩ Trần Cao Vân. Chùa Minh Sư gọi là Phật Đường, và có nhiều Phật Đường từng là nơi che chở các nghĩa sĩ nông dân kháng chiến chống Pháp.

Tu theo đạo Minh Sư phải trường trai, bắt đầu lên Nhứt Bộ th́ tuyệt dục, rồi qua Nhị Bộ, Tam Bộ là hoàn thành phần Nhứt Thừa.

Sang đến Nhị Thừa th́ tiến qua bốn cấp Thiên Ân, Chứng Ân, Dẫn Ân, và Bảo Ân. Tu lên cao hơn, đến Tam Thừa th́ gồm hai cấp là Đảnh Hàng và Thập Địa. Tu đến Thập Địa th́ đạt tới phẩm vị Thái Lăo Sư, khi ấy tên của vị Thái Lăo Sư sẽ được lót chữ Đạo.

Ngài Lê Văn Tiểng tu ṛng ră cho đến phẩm Thái Lăo Sư, được sư phụ ban cho đạo danh là Lê Đạo Long. Sư phụ Ngài xét thấy Ngài tinh tấn tu hành, đă đủ đầy đạo hạnh để có thể một ḿnh đứng ra chủ sử việc hoằng giáo độ nhân, do đó đă cho phép Ngài Thái Lăo Sư về quê nhà, được tùy cơ duyên mà thâu nhận đệ tử.

Năm Mậu Thân (1908), Thái Lăo Sư Lê Đạo Long tạo tác ngôi Vĩnh Nguyên Tự. Ngài cũng tiên tri rằng mái chùa này sẽ là nơi Thập Nhị Khai Thiên dùng làm cơ quan cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hoằng khai chánh pháp chân truyền. Ngài cũng dặn ḍ môn đệ sau này phải có người đứng ra thọ nhận ơn Trời lănh sứ mạng Kỳ Ba.

Tháng 3 Quư Sửu (khoảng cuối tháng 4-1913), tiết xuân hầu măn, Thái Lăo Sư triệu hồi tất cả môn đệ các nơi về Vĩnh Nguyện Tự. Ngài cho biết tôn ư sẽ bỏ xác phàm để viên thành chánh quả, và dạy môn đệ chuẩn bị sinh phần cho Ngài.

Dịp này, Thái Lăo Sư cũng đă dốc tâm truyền các pháp môn tu giải thoát cho hàng cao đồ gồm các vị Lăo Sư:

- Nguyễn Hữu Căn, người tỉnh Chợ Lớn, tức Liễu Thoàn Ḥa Thượng.

- Nguyễn Đạo Cần, người tỉnh Vũng Liêm.

- Ngô Đạo Chí, người tỉnh Trà Vinh.

- Trần Đạo Minh (1857-1927), thế danh Trần Văn Thụ, sau được Đức Chí Tôn phong làm Ngọc Chưởng Pháp đầu tiên của đạo Cao Đài.

- Nguyễn Chánh Sắc, người tỉnh Gia Định.

- Trương Thiện Thành, người tỉnh Long Xuyên.

- Vơ Nhựt Thận, người tỉnh Vĩnh Long.

Mùng 3 tháng Chạp Quư Sửu (thứ Hai 29-12-1913), sau khi công phu giờ Mẹo xong, lúc sáu giờ sáng tại chánh điện, Thái Lăo Sư hội các môn đệ và thân tộc lại để dặn ḍ về tương lai cơ đạo và nhắc nhở việc an chung của Ngài phải tổ chức đơn giản theo nghi lễ Minh Sư. Lúc bảy giờ sáng, Ngài tĩnh tọa tại chánh điện, an nhiên thoát xác trong lúc môn sinh và thân thuộc c̣n đang đứng ṿng quanh thành kính cúi đầu cầu nguyện.

Khoảng đầu năm Bính Dần (1926), các ngài Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư... vâng lịnh Đức Chí Tôn, từ Sài G̣n xuống làng Long An xin với các ngài Trần Đạo Minh và Lê Văn Lịch cho phép lập đàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự. Hôm ấy, Đức Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn đă lâm đàn dạy môn đệ phải tuân theo di ư của Thái Lăo Sư Lê Đạo Long mười ba năm trước mà nhất tâm quy hiệp Cao Đài, thọ lănh ơn Trời hoằng giáo độ nhân. Từ đó, Vĩnh Nguyên Tự trở thành một trong những nơi phát tích của đạo cao Đài, là một trong những nơi đă diễn ra những sự kiện quan trọng trong lịch sử buổi khai nguyên mối Đạo kỳ Ba.

Do thời gian tàn phá, trải qua nắng mưa dầu dăi cùng thế sự thăng trầm, ngôi chùa xưa không tránh khỏi hư hao nhiều. Để bảo tồn Vĩnh Nguyên Tự là một trong những di tích lịch sử của đạo Cao Đài, vào năm Canh Tuất (1970), Đức Chí Tôn đă dạy các môn đệ hiệp nhau lo tái thiết.

Cho đến Rằm tháng 3 Quư Sửu (thứ Ba 17-4-1973) mới chính thức làm lễ lạc thành công việc bảo tồn di tích do chính Đức Thái Lăo Sư Lê Đạo Long xưa kia gây dựng và truyền lại. Thế rồi tṛn trịa một năm sau, đúng Rằm tháng 3 Giáp Dần (Chủ Nhật 07-4-1974), kỷ niệm đệ Nhất chu niên tái thiết Vĩnh Nguyên Tự, Đức Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn thừa lịnh Tam Giáo Tổ Sư lâm đàn giảng dạy về ư nghĩa sâu xa của hai chữ Vĩnh Nguyên. Ngài dạy rằng:

"Vĩnh là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên là nguyên bổn, hằng hữu hằng thường. Chỉ có cái nguyên bổn mới hằng hữu hằng thường, bất di bất biến. Vạn hữu do hằng hữu mà sinh, vô thường do hằng thường mà có. Con người là một cá thể trong vạn hữu. Người có biết tu chơn ngộ đạo mới có thể trở về nguyên bổn hằng hữu hằng thường bất di bất biến trong cảnh giới vĩnh cửu hư linh."

Qua ư nghĩa thâm sâu của hai chữ Vĩnh Nguyên theo lời dạy của Đức Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn, chúng ta cảm nhận được điều ǵ?

Hằng năm, nhân kỷ niệm ngày Đức Thái Lăo Sư quy vị, người đạo Cao Đài các nơi lũ lượt trở về đất Vĩnh Nguyên, ḷng ai cũng hân hoan như trở về nguồn cội của ḿnh. Vĩnh Nguyên chính là nguồn cội lâu bền trong lịch sử đạo Cao Đài và trong tâm t́nh đạo mạch của mỗi người tín đồ biết thương Thầy thương Đạo.

Hiểu lời Đức Chơn Nhơn, có lẽ khi đặt chân về mảnh đất cội nguồn Vĩnh Nguyên hữu vi hữu tướng nơi thế gian này, người tín đồ Cao Đài lại cũng không quên nghĩ đến nguồn cội Vĩnh Nguyên của mỗi người nơi cơi thiêng liêng để dốc chí lập công bồi đức trên nẻo đường trở về, như chính Đức Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn trong bài thơ xưng danh quán thủ đă ngụ ư nhắc nhở năm xưa (1974):

Như Ư Trời ban sẵn mọi người

Đạo Thoàn tinh luyện đắc như chơi

Chơn Nhơn vốn thiệt chơn linh diệu

Chứng lẽ liên đài mới thảnh thơi

Lê Anh Dũng

Ngày 19 tháng 11 Ất Hợi

(Thứ Ba 09-01-1996)

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh