Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 Hân Hạnh Giới Thiệu
Kinh Dịch Đại Toàn (Bộ 3 cuốn) Của
Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


 Kinh Dich Dai Toan  Kinh Dich Dai Toan  Kinh Dich Dai Toan

(Bộ 3 cuốn 1500 trang $75.00)

 

Lời Giới Thiệu

Tôi bắt đầu soạn thảo bộ Dịch Kinh này vào khoảng năm 1966. Tôi định bỏ ra 15 năm để hoàn tất nó, nhưng may thay sau hơn 7 năm miệt mài nghiên cứu, th́ đă hoàn thành được. Khi ấy, tôi đi mua, hoặc đi mượn tất cả những sách Dịch bằng Hán Văn, Anh văn, Pháp văn và Việt văn hiện có lúc bấy giờ. Đọc qua những tác phẩm của cụ Từ Thanh, Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Ngô Tất Tố, Nguyễn Duy Tinh vv... tôi thấy lời văn thật là khó hiểu. Về Hán Văn, tôi may mắn có bộ Tuân Bổ Ngự Án Dịch Kinh Đại Toàn, xuất bản năm1715 ngày 18/3/ năm Khang Hi 54, do các vị khoa bảng thời đó cho tôi. Quyển này mỗi quẻ đều có lời b́nh của Tŕnh Tử, Chu Hi, Khang Hi và Chư Tử.

Tôi cũng đă đọc Bộ Dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê, xuất bản gần đây ở hải ngoại. Sách tŕnh bầy sáng sủa. Tiếc rằng cụ đă bỏ đi mười đoạn Thập Dực của Kinh Dịch, và như cụ nói, Cụ đă hoàn thành bộ sách này trong ṿng có 2 năm, và chỉ soạn lại bộ Dịch của cụ Phan bội Châu mà thôi. Tất cả đều không có ǵ làm tôi phải say sưa, bái phục.

Tôi quen nhiều cụ khoa bảng, và ngỏ ư xin thụ giáo các Cụ về Dịch Lư. Nhưng cụ nào cũng nói không biết ǵ về Dịch Lư, v́ không học Dịch khi đi thi, và các Cụ đề nghị vào tủ sách các Cụ thấy cái ǵ hay th́ cụ biếu, chứ đừng hỏi về Dịch. Cụ Phó Bảng Nguyễn Hà Hoàng (Điện Bàn - Quảng Nam), cho tôi một phần bộ Tuân Bổ Ngự Án. Cụ cử Lương Trọng Hối (Quế Sơn - Quảng Nam) cho tôi bộ Kinh Dịch của Lai Trí Đức.

Nên, tôi đi vào Kinh Dịch, qua Đạo Nho, bằng đường lối riêng tư của tôi, như tôi sẽ tŕnh bầy sau đây.

Tôi vào đạo Khổng từ năm 1956, qua sách vở hiện có, chứ không hề nhờ cậy vào ai. Trung Dung và Kinh Dịch dạy tôi phải t́m cho ra trung tâm bất biến của vũ trụ và của con người, giữa muôn vàn biến ảo của Dịch lư. Đại học dạy tôi phải học cho rốt ráo, phải đạt tói Thiên Tâm, tới Minh Đức và chỉ được dừng chân nơi Chí Thiện. Kinh Thư dạy tôi con người vừa có Thiên Tâm, vừa có Nhân Tâm. Thiên Tâm đó khốn thay, lại ẩn ước nên ít người thấy được. Thiên Tâm là Thiên Lư, Nhân Tâm là Nhân Dục, nên xưa mới nói Nhân dục thắng, Thiên Lư vong hay Nhân dục tận, tắc Thiên Lư hiện vv... Thiên Tâm giúp ta trở thành Thần thánh, Nhân tâm giúp ta trở thành con người thực sự. Thành thử tôi mới dịch được câu Kinh Thư, mà xưa nay chưa ai dịch cho đúng ư nghĩa của nó.

Đó là:

              Nhân tâm duy nguy,
              Đạo tâm duy vi.
              Duy tinh, duy nhất,
              Doăn chấp quyết trung.

Dịch:

              Ḷng của Trời siêu vi, huyền ảo,
              Ḷng con người điên đảo, ngả nghiêng.
              Tinh ṛng chuyên nhất ngày đêm,
              Ra công, ra sức giữ nguyên ḷng Trời.

Tôi thấy Khổng Giáo cho rằng con người có 3 thứ Đạo. Thiên đạo dạy con người làm thần minh, Nhân đạo dạy con người làm Hiền nhân quân tử, Vật đạo dạy con người kiếm ăn sinh sống. Sở dĩ có 3 thứ đạo, v́ con người có 3 phần:

- Thần để làm Thần. Sau này, Thần c̣n được gọi là Đạo Tâm, Thiên Tâm, hay nói theo Phật gia, là Chân Tâm, hay Đại Ngă. Thần liên lạc với ngoại giới bằng Tuệ giác (Intuition), bằng Huệ hay bằng Đại trí.

- Hồn để làm người. Hồn đầy thất t́nh, lục dục, nên cần phải ḱm hăm, phải tu sửa. Hồn con người chính là Tiểu Ngă. Nó liên lạc với ngoại giới bằng Trí (Intelligence) hay Tiểu trí.

- Xác để làm ăn, sinh sống. Xác liên lạc với ngoại giới bằng ngũ quan (les cinq sens). Hồn và Xác trước sau sẽ biến thiên, tiêu diệt, v́ chúng nằm trong ṿng Sinh, Lăo, Bệnh, Tử. Chỉ có Thần là bất biến, bất tử, bất sinh, v́ Thần ḿnh và Thần Trời đất là một.

Tôi thấy Đức Khổng, khuyên con là Bá Ngư nên đọc Kinh Thi, nên tôi đă cùng một cự nho mà tôi quen ở Đà Nẵng, dịch toàn bộ Kinh Thi, xem trong đó ẩn dấu điều ǵ bí mật. Sau khi dịch xong Quốc Phong, sang tới Đại Nhă, tôi mới khám phá ra được một chuyện mà xưa nay không ai biết. Đó là Chân Đạo Nội Tâm, hay Đạo Thần Linh mà ta có thể t́m ra trong ḷng ta. Ngày nay, người ta gọi là Đạo Huyền đồng (Mysticism), hay Phối Thiên, hay Thiên Nhân tương dữ, Thiên Nhân nhất quán. Xưa, Nghiêu, Thuấn, Thành Thang, Văn Vương, Vơ Vương vv... đă đi được vào đạo cao siêu này.

Chân Đạo Nội Tâm dạy rằng: Trời chẳng xa người, và Hiền Thánh là những người đă sống phối kết với Trời ngay từ khi c̣n ở trần gian này. Từ khi biết được điều này, tôi mới t́m xem trong hoàn vơ này, có những ai biết được cái đạo cao siêu này, v́ thế tôi đă t́m đọc các kỳ thư, bí điển của mọi đạo giáo lớn, nhỏ trên Thế Giới, và mới t́m ra được lẽ Nhất Quán, Thù Đồ Đồng Qui của các đạo giáo, nhất là thấy được rằng Tam Giáo, Nho, Thích, Lăo là đồng nguyên.

Từ đó, tôi không c̣n đóng khung vào 1 đạo giáo nào cố định, và đă đi vào khoa tôn giáo đối chiếu, t́m hiểu và so sánh mọi đạo giáo. Sau đó, tôi lại nhận thấy rằng Trời ở trong tâm khảm ḿnh, Chân, Thiện, Mỹ là ở trong ḿnh. Nên biến thiên, tiến hóa, hay Hằng Cửu cũng nằm gọn trong ḿnh. Đi t́m ṭi nơi xa vời, nghe tuyên truyền, dụ dỗ, nhất nhất đều là mê vọng. Nói thế, có nghĩa là Kinh Dịch đă tiềm ẩn trong ḷng ḿnh, v́ Thái Cực là chốt Dịch, đă nằm sẵn trong ḿnh, và mọi sự biến thiên, tiến hóa của Kinh Dịch cũng đều do nơi ta. Xưa nay thiên hạ có ǵ hay, có ǵ tốt, đều do Thái Cực trong ta đă xui nên. Trong ta có 2 phần: Thiên bẩm (inné), và Thủ đắc (Acquis).

Cho nên, khi tôi viết Kinh Dịch, đă đi từ ḷng sâu con người là Vô Cực, Thái Cực, đi dần ra Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Tượng, Từ, Hào, Quải, Vạn Hữu, Vạn Tượng, và các hoàn cảnh dở hay mà con người có thể gặp. Thế là đi từ Tĩnh lăng nội tâm ra tới ồn ào ngoại cảnh. Muốn cho Kinh Dịch trở nên cao siêu, trang trọng tôi đă dịch Kinh Dịch hoàn toàn bằng thơ, mong rằng:

              Lời lời ngọc nhả, châu phun,
              Lưu cho hậu thế muôn vàn dài lâu.



              Lời thơ ta rút đáy ḷng muôn thuở,
              Cho giáng trần, cho khoác áo văn chương.

Tôi đă muốn:

              Rẽ sóng thời gian t́m nghĩa lư,
              Khơi ḷng Trời đất lấy tinh hoa...

Như vậy, học Dịch là để biết các lớp lang biến hóa, chuyển dịch của vũ trụ và của ḷng ḿnh; nhân đó sẽ suy ra được chiều hướng tiến, thoái, và sẽ trở về được với Bản Thể duy nhất, tiềm ẩn nơi đáy ḷng ḿnh.

Kỳ lễ Sinh Nhật năm 1995, nhà tôi sau khi đọc ít quẻ, thấy nó rất có ích cho thế hệ sau, nên nhà tôi quyết tâm cho xuất bản bộ này. Mới đầu thuê người đánh máy, nhưng sau muốn cho hoàn hảo chu toàn hơn, hơn nữa lại muốn phổ biến trong giới Sinh viên, với ước mong các em sẽ t́m được cái ǵ mới mẻ để phát minh, ngơ hầu mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc sau này, nên nhà tôi đă tự học đánh Computer, tự đánh lấy, và soạn phần Áp Dụng vào Thời đại, để các em thấy Học Dịch là nên áp dụng vào đời sống, vào mọi sự, một cách biến hóa, và để nhắc nhở các em rằng Dịch có từ thời Thượng Cổ, mà cho tới ngày nay vẫn dùng được trong Khoa Học, th́ đừng nên bao giờ bỏ quên nó, v́ học nó rất có lợi cho Tinh Thần lẫn Vật Chất.

Đặc biệt 2 quyển sau này, phần cuối tất cả các quẻ, đều có mục áp dụng cho thời đại, nó rất có lợi ích cho chúng ta hiện nay, khi phải đương đầu với bao nỗi khó khăn trong cuộc sống hiện tại, mà từ xưa tới nay từ Á sang Âu chưa có vị nào làm ra, nên độc giả luôn cho là đọc Dịch và hiểu Dịch quá khó.

Nhà tôi đă sửa sang lại bộ Dịch của tôi, cho nó được chững chàng hơn, và đă làm phần Áp dụng vào Thời đại cho mỗi quẻ, nên đă kư tên chung làm Kinh Dịch với tôi. Tôi không bao giờ ngờ được về già, nhà tôi đă đi được với tôi vào Thiên Đạo. Đó là một phần thưởng lớn cho tôi, khi già yếu, tàn tật.



Chọn đây để trở về trang đầu
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN LẠC
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

10432 STERN AVE
WESTMINSTER, CA 92683, USA
(714) 531-6531

nhantu@yahoo.com

Chi phiếu xin đề: LE THI YEN.

Xin ghi rơ tên, địa chỉ, điện thoại, E-mail và số lượng cho mỗi cuốn sách đặt mua. Xin vui ḷng thêm cước phí Bưu Điện $2.00/cuốn trong Hoa Kỳ hoặc $6.00/cuốn ngoài Hoa Kỳ

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh