Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Ư vị cư trần bất nhiễm

trong thơ Ưng B́nh Thúc Giạ Thị

LÊ ANH DŨNG

Ưng B́nh là tên, Thúc Giạ Thị là hiệu. Sinh ở Huế, Ưng B́nh (Đinh Sửu 1877 -Tân Sửu 1961) là cháu nội của nhà thơ Tuy Lư Vương Miên Trinh – tác giả Vỹ Dạ hợp tập. Cha của ông là Hiệp tá Tiểu Thảo Hường Thiết – tác giả Tứ tự ca, Liên hiệp thi tập... Mẹ của ông là Nguyễn Thị Huệ – tác giả những bài thơ Nhớ quê, Thượng cầm hạ thú, Xuất gia...

Tốt nghiệp Quốc học Huế, rồi đậu cử nhân, Ưng B́nh từng làm tri huyện, tri phủ, bố chánh Hà Tĩnh. Về hưu, ông được thăng thượng thư, hiệp tá đại học sĩ. Ông c̣n làm hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung Kỳ.

Ngoài tuồng hát bội Lộ Địch và ḥ Huế, Ưng B́nh sở trường về thơ chữ Hán (với 227 bài trong Lộc Minh thi tập) và thơ quốc ngữ (trên 1000 bài). Các tác phẩm đă xuất bản: T́nh Thúc Giạ (1942), Đời Thúc Giạ (1961), Tiếng hát sông Hương (1972), Thơ ca tuyển (1992)...

·

Ưng B́nh Thúc Giạ Thị bước vào bể hoạn từ năm 28 tuổi (Giáp Th́n 1904) sau khi thi đậu kư lục, rồi ông lần lượt làm tri huyện (Canh Tuất 1910), tri phủ, viên ngoại, án sát, thị lang, bố chánh, tuần vũ, phủ doăn Thừa Thiên, cuối cùng về hưu với hàm lễ bộ thượng thư trí sự (Quư Dậu 1933).

Sau hai mươi chín năm (1904-1932) trong chốn dàm danh khóa lợi, ở tuổi 56 (Nhâm Thân 1932), Ưng B́nh có lẽ đă thấm thía nhiều về nỗi lèo lái con thuyền công danh giữa bể hoạn ba đào bất trắc:

Cảm thương danh lợi cả hai thằng,

Kẻ chống người chèo bộ xí xăng.[1]

Từ nhận thức đó, năm sau (Quư Dậu 1933), nh́n lại đời ḿnh:

Ba chục năm dư biển hoạn rồi,

Khỏi cơn giông tố vậy thời thôi.[2]

Và ông đă có một quyết định quan trọng, là xin về hưu:

Biết đủ dầu không chi cũng đủ,

Nên lui đă có dịp thời lui.[3]

Quyết định đó không dễ, v́ lẽ theo lẽ thường t́nh: Men lợi danh nghiền lâu khó bỏ...[4]

Trải ba thập niên thả con thuyền theo ḍng chảy của bể hoạn, khi trở về bến cũ (Thuyền quay đến bến neo neo lại [5]), ông mừng thấy ngần ấy thời gian làm quan không tổn hại đạo làm người:

Mừng đến bến ba mươi năm bể hoạn,

Lái c̣n nguyên, lèo lạt hăy c̣n nguyên.[6]

Khoảng gần ba thập niên nữa trong đời trí sĩ, cũng có đôi lần ông dở lại quyển sổ b́nh sanh, hồi tưởng những giai đoạn đă thủ vai tuồng của ḿnh trên sân khấu cuộc đời; ông thấy sau khi đă lui vào hậu trường, rốt lại th́ (Quư Mùi 1943):

Khoa danh có sẵn, quan quyền có,

Của cải không ǵ, ruộng đất không.[7]

Ở tuổi cổ lai hy (Bính Tuất 1946), người “kép hát” đó không thẹn với ḷng v́ lẽ:

Thuở ra sân khấu không làm rộn,

Khi hạ vai tuồng ít hổ ngươi.[8]

Hay như (Bính Thân 1956):

Chẳng hề nói phách khi ra rạp,

Nên khỏi ăn năn chuyện ở đời.[9]

Miễn cưỡng nối bước Đào Tiềm gơ nhịp bài Quy khứ lai từ vốn đă chẳng hiếm những trường hợp chỉ v́ xiêm áo quan trường không trọn xênh xang như sở vọng. Nhưng với Ưng B́nh, lại là trường hợp khác; bài thơ năm 77 tuổi (Quư Tỵ 1953) cho biết:

Những lời tấu đối tuy quen miệng,

Nhưng lối xu bồi chửa thạo chân.

Tai nặng, mắt quàng e dễ vấp,

Lui về Nội Lách dưỡng thiên chân.[10]

Di dưỡng thiên chân theo đạo thánh hiền, ông đánh bạn với sách vở và vui với cỏ hoa (Quư Mùi 1943):

Dại chữ thường ôm ba quyển sách,

Yêu hoa lại rảo mấy bồn bông.[11]

Và chung t́nh với túi thơ bầu rượu (Bính Tuất 1946):

Rượu có mùi hương nên uống măi,

Thi là thuốc bổ cứ ngâm chơi.[12]

Nhưng như thế không có nghĩa là buông thả, phóng túng; cho nên:

- Với bản thân, xuất thân cửa Khổng sân Tŕnh, ông tự xét (Nhâm Ngọ 1942) đă hằng noi gương Thầy Tăng Sâm tự kiểm điểm ḿnh từng bữa [13]:

Câu nói Tăng Sâm giữ trọn ngày,

Không làm chi dở, ít chi hay.[14]

- Với đồng bào, đất nước, là nhà Nho, ông không quên làm đầu hai chữ trung, hiếu (Mậu Tư 1948):

Chỉ ước ḷng son theo tóc bạc,

Hiếu trung hai chữ vẹn ḥa hai.[15]

- Với gia đ́nh, ông dạy con:

Chớ ỷ giàu sang, chớ thị quyền,

Học hành con phải gắng cho chuyên.

Hiếu trung hai chữ ngàn thu rạng,

Sẵn tấm gương soi đạo thánh hiền.[16]

Từ khi về hưu, ông có chút ư hướng về việc học Phật; điều đó bộc lộ qua bài thơ năm 58 tuổi (Giáp Tuất 1934):

Đường danh nẻo lợi ngó đông đông,

Chen chúc nhau chi đám bụi hồng.

Ḱa bóng bạch câu qua chẳng lại,

Nọ tranh thương cẩu có rồi không.

Dở cười dở khóc trên sân khấu,

Khi nở khi tàn mấy cụm bông.

Sao kiếp phù sinh cho khỏi lụy,

Quyển kinh câu kệ chớ nài công.[17]

Mặc dù biết rằng:

Nghe chuông bát nhă khuây hồn mộng,

Đến cửa bồ đề rạng tánh linh.[18]

Hoặc như lúc cuối đời, tâm đạo vẫn không lơi:

- Mậu Tuất (1958):

Đă biết nhà Nho theo chánh đạo,

Thường mong cửa Phật đến quy y.[19]

- đầu thu (1960):

Tiếng chuông ḷng dội buổi tan sương,

Đỉnh lễ quy y trước Phật đường.

Soi tỏ tâm linh nhờ đuốc tuệ,

Rước tan tục lụy sẵn cành dương.

Giữ niềm bác ái không sai chạy,

Thời bịnh sân si khỏi vấn vương.

Tôi cũng như ai phường đạo hữu,

Mong vào cửa Phật đến Tây phương.[20]

Nhưng có lẽ bản tính nghệ sĩ của lăo thi nhân vẫn chưa chịu để nhà thơ tóc bạc khép ḿnh vào quy giới cửa thiền; nên trong bài thơ đầu xuân Tân tỵ (tháng 02-1941) ông thú nhận:

Cứ loanh quanh măi cuộc phiền ba,

Tuổi sáu mươi lăm cũng đă già.

Chưa mến quyển kinh cùng quyển kệ,

V́ ham câu lư lẫn câu ca.[21]

Thành thử, ḷng mộ Phật, nhưng ông vẫn giữ nếp Nho, vui thú tiêu dao Trang Lăo. Ông hiểu đạo Phật thoát lên trên h́nh tướng bên ngoài, mà cốt sao thể hiện ở tấm ḷng nhân ái, thương người. Tháng Chạp Canh Th́n (tháng 01-1941), ông bày tỏ:

Chữ tâm là Phật, Phật là ḿnh,

Thêm chữ từ bi hộ chúng sinh.[22]

Nên thỉnh thoảng, nếu có ai khuyên tu Phật, ông nhẹ nhàng đáp lại (xuân Tân Tỵ, tháng 02-1941):

Chữ Phật trong ḷng tôi có sẵn,

Rồi đây tôi cũng áo cà sa.[23]

Hiểu rằng đạo nào cũng không xa rời đức nhân, nên trước cảnh đồng bào khổ nạn, ông khuyên nhau:

- mùa đông Giáp Thân (1944):

Rủ ḷng bố thí cơn tai nạn,

Hơn nén hương dâng giữa Phật đài.[24]

- Ất Mùi (1955):

Sẵn ḷng bác ái thưa danh lợi,

Hơn dáng tu hành giỏi kệ kinh. [25]

Trước những ư kiến cho rằng (a) ai khổ là do nghiệp thân, mạng số kẻ đó, họ phải rán chịu; hoặc viện lẽ rằng (b) khả năng eo hẹp, không đủ sức làm việc thiện cho khắp, cho đủ; th́ ôngï để lời khuyên thật chí t́nh chí nghĩa (tháng 6 và 7 Giáp Thân, 1944):

Chớ gọi rằng lửa xe,

Không màng chi nước gáo.

Chớ đổ cho vận mạng người đời,

Chớ đổ cho quyền hành Ông Tạo.[26]

Trước cuộc can qua kéo dài trên quê hương, ông khuyên (Canh Tư 1960):

Người trong một nước phải thương nhau,

Mà việc tu thân phải đứng đầu.

Báo nghĩa đền ân cha mẹ trước,

Đem đường vạch nẻo cháu con sau.

Đói no vẹn giữ t́nh thân ái,

Hơn kém gây chi cuộc thảm sầu.

Bốn biển anh em vầy một mối,

Non sông gấm dệt sẽ bền lâu.[27]

Mấy năm cuối đời, qua bao tuồng dâu bể, đọc báo chí nghiên cứu Phật học (Ất Mùi 1955) ông chiêm nghiệm thêm lẽ sắc không với tuồng ảo hóa:

Soi gương trí tuệ đỡ cho ḿnh,

Là quyển Liên hoa gợi tánh linh.

Triêu mộ thường nghe chuông bát nhă,

Phong ba khỏi lụy kiếp phù sinh.

Sẵn ḷng bác ái thưa danh lợi,

Hơn dáng tu hành giỏi kệ kinh.

Không sắc, sắc không qua trước mắt,

Ai không cám cảnh lại thương t́nh.[28]

Và ông càng thấm thía cảnh vô thường cơi thế (thu Kỷ Hợi 1959):

Say tỉnh nồi kê trong giấc mộng,

Sang giàu mây nổi thấy mà thương.[29]

Từng trải qua bao thuở trời đất nổi cơn gió bụi, đi đă nhiều, tận mắt thấy đă nhiều, ông nghiệm ra rằng muôn việc nên hư ở đời, đều nằm trong sự an bài của Tạo hóa. Ông tỏ ḷng tin có Thiên lư, có Trời (Mậu Tuất 1958):

Ṿi vọi trên cao có chủ tŕ,

Là ngôi Thượng đế đủ ân uy.

Bốn mùa luân chuyển theo nghiêm luật,

Muôn vật sanh thành bởi hóa ky.

Thưởng phạt không sai đời thiện ác,

Thăng trầm khéo diễn cuộc hưng suy.

Ta bà thế giới bao nhiêu chuyện,

Đâu cũng không ngoài cái phạm vi.[30]  

·

Tóm lại, Ưng B́nh là một nhà Nho, tiêu dao Lăo Trang, tin Trời, mộ Phật. Đọc thơ Thúc Giạ Thị, rồi sau này đọc thêm Hồi ức về thân phụ của Tôn Nữ Hỷ Khương,[31] có thể thấy thơ ông đă phản ánh rơ con người, cốt cách của ông, một bậc vương giả mà b́nh dị. Nói về Ưng B́nh, cố Ḥa thượng Thích Trí Thủ c̣n để lại câu rất hay: “Cụ không thành Phật th́ cũng thành Tiên.” [32] Được như vậy, v́ Ưng B́nh đă đạt được một đạo sống là cư trần bất nhiễm; mà ư vị ấy sẵn hàm chứa trong lời thơ ông c̣n lưu hậu thế.

CHÚ THÍCH

1.        “Buổi chiều đi dạo bờ sông tức cảnh”, T́nh Thúc Giạ (TTG). Huế: nhà in Mirador, 1942, tr. 42; Tiếng hát sông Hương (THSH). Sài G̣n: nhà in Việt liên, 1972, tr. 16.

2.        “Kinh triệu doăn về hưu, bài thứ hai”, TTG, tr. 44.

3.        “Phủ doăn về hưu”, THSH, tr. 18.

4.        “Kinh triệu doăn về hưu, bài thứ hai”, TTG, tr. 44.

5.        “Kinh triệu doăn về hưu, bài thứ hai”, TTG, tr. 44.

6.        “Phủ doăn về hưu”, THSH, tr. 17.

7.        “Vợ ông quan hưu than phiền”, Đời Thúc Gia (ĐTG)ï. Sài G̣n: Bón phương, 1960, tr. 53; Thơ ca (TC). Huế: Thuận hóa, 1992, tr. 121.

8.        “Khai bút năm Bính tuất”, ĐTG, tr. 77; TC, tr. 143.

9.        “Tự thuật”, ĐTG, tr, XXIV.

10.    “Cáo từ chức Hiệp lư phủ Tôn nhân”, TC, tr. 178.

11.    “Vợ ông quan hưu than phiền”, ĐTG, tr. 53; TC, tr. 121.

12.    “Khai bút năm Bính tuất”, ĐTG, tr. 77; TC, tr. 143.

13.    Luận ngữ, Học nhi, 4: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu, nhi bất trung hồ; dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ; truyền bất tập hồ.” (Mỗi ngày ta phản tỉnh ba điều: toan việc cùng người, có trọn trung thành không; chơi với bạn bè, có giữ chữ tín không, đạo thầy truyền cho có thực hành không.)

14.    “Tự thuật”, ĐTG, tr. 39; TC, tr. 108.

15.    “Thu cảm”, TC, tr. 156.

16.    “Khuyên con”, TC, tr. 106.

17.    “Khuyên học Phật”, TTG, tr. 49; THSH, tr. 18-19.

18.    “Họa vần thi ông Mai Lâm nói chuyện thuyết pháp ở Liên Thành”, TTG, tr. 109; “Nói chuyện thuyết pháp ở Liên Thành”, TC, tr. 105.

19.    “Bệnh trung ngâm”, ĐTG, tr. 136.

20.    “Tiếng chuông ḷng”, ĐTG, tr. 147; THSH, tr. 31.; TC, tr. 215.

21.    “Nói chuyện với đạo hữu Phật học”, TTG, tr. 114; TC, tr. 94-95, in: “Chỉ ham câu lư...”

Lưu ư: Về sau khi sưu tập lại, bài thơ này đă bị trùng lắp với tựa mới là “Nguyện tu”, và ghi chú rằng được làm vào “xuân 1960”; chỉ khác ở câu thứ hai là: “Tuổi tám mươi tư cũng đă già.” Xem ĐTG, tr. 146; TC, tr. 214.

22.    “Họa vần thi ông Mai Lâm nói chuyện thuyết pháp ở Liên Thành”, TTG, tr. 109; “Nói chuyện thuyết pháp ở Liên Thành”, TC, tr. 104.

23.    “Nói chuyện với đạo hữu Phật học”, TTG, tr. 114; TC, tr. 94-95. (Xem thêm chú thích 22 trên đây.)

24.    “Cám cảnh người hành khất”, ĐTG, tr. 64; TC, tr. 130.

25.    “Đọc báo Liên hoa”, ĐTG, tr. 124; TC, tr. 190.

26.    “Câu chuyện người hành khất”, ĐTG, tr. 63; TC, tr. 130.

27.    “Ngỏ lời thành thực”, TC, tr. 214. “Nguyện tu”, THSH, tr. 30-31. (ghi mùa hạ Canh Tư).

28.    “Đọc báo Liên hoa”, ĐTG, tr. 124; TC, tr. 190.

29.    “Trăng rằm tháng Tám”, TC, tr. 213.

30.    “Trời”, ĐTG, tr. 137; TC, tr. 204.

31.    Hồi ức về cha tôi, Ưng B́nh Thúc Giạ Thị.. Văn nghệ, 1996.

32.    Hồi ức về cha tôi, Ưng B́nh Thúc Giạ Thị. tr. 88.

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh