Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Tính mở của đạo Cao Đài từ góc nh́n địa-văn hóa

Lê Anh Dũng

1.

Đạo Cao Đài chính thức ra đời năm 1926, khi ấy cái tên Nam Bộ chưa hề có. Cái nôi của Cao Đài là Nam Kỳ, một địa danh bắt đầu xuất hiện từ năm 1834 (triều Minh Mạng). Kỳ là một cơi đất; Nam Kỳ là cơi đất phương Nam. Măi đến tháng 5-1945, sau khi Phát xít Nhật lật đổ thực dân Pháp (09-3) báo chí mới bắt đầu dùng tên gọi Nam Bộ thay cho Nam Kỳ, theo nghĩa Bộ là một phần; Nam Bộ là một phần đất nước ở phía Nam. Danh xưng Nam Kỳ trong bài viết này v́ thế không hề mang ư nghĩa của một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi từ 01-6-1946 đến 19-5-1948, là lúc thực dân Pháp dựng lên “Mặt trận B́nh dân Nam Kỳ”, đẻ ra “chính phủ Cộng ḥa Nam Kỳ Tự trị” với ba đời “thủ tướng” yểu mạng: Nguyễn Văn Thinh (từ 01-6-1946 đến 09-11-1946); Lê Văn Hoạch (15-11-1946 đến 29-9-1947); Nguyễn Văn Xuân (từ 01-10-1947 đến 19-5-1948).

2.

Nghiên cứu đất Nam Kỳ ở khía cạnh địa văn hóa (geo-culture) các nhà khoa học đều đi đến chỗ đồng thuận rằng Nam Kỳ là đất mở v́ lẽ:

(i) Về địa lư: Nam Kỳ là vị trí hội tụ các luồng văn hóa Đông Tây, một giao điểm động, thoáng, và mở. Hệ thống sông nước chằng chịt khiến cho Nam Kỳ như mở được mọi cửa để tiếp cận với xung quanh. Làng Nam Kỳ (đồng bằng sông Cửu Long) mang tính mở v́ thường được h́nh thành dọc theo sông, kênh, rạch, không có lũy tre bao quanh.

(ii) Về văn hóa:

(a) Thiết chế làng Nam Kỳ mang tính mở, v́ làng thiếu những quy ước, những hương ước ràng buộc, câu thúc chặt chẽ. Người Nam Kỳ không phân biệt, kỳ thị giữa dân chính gốc và người ngụ cư; ưu điểm này khuyến khích những cuộc di dân từ Bắc, Trung đổ vào Nam, khiến cho Nam Kỳ luôn luôn động chứ không tĩnh tại.

(b) Tính mở của người Nam Kỳ c̣n do ảnh hưởng của môi trường văn hóa đa hệ. Đa hệ về dân tộc, v́ Nam Kỳ đă có nhiều dân tộc như Việt, Hoa, Khơ-me, Cơ Ho, Chăm (Chàm), Mnông, Xtiêng, Mạ và Chu Ru sống xen kẽ nhau. Đa hệ về tín ngưỡng, tôn giáo, v́ Nam Kỳ có nhiều loại h́nh tôn giáo và số lượng tín đồ chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả nước.

Nói chung, người Nam Kỳ sinh ra và lớn lên ở miền đất mới, chỉ thấy có hoạt động và hoạt động nên rất ít thành kiến, và có tính cách năng động, ít thủ cựu, dám tiếp cận cái mới. Nơi đất mới rộng răi lưu dân ở Nam Kỳ không cần phải bon chen như ở nơi đất hẹp người đông, họ sống rộng răi, cởi mở và hào hiệp hơn. Các yếu tố địa-văn hóa nói trên góp phần tạo nên tính cách nổi trội của người Nam Kỳ là cởi mở trong giao lưu, nhờ thế mà cũng nhạy bén với cái mới, và đạo Cao Đài chính là một cái mới đă sớm được tiếp nhận, dưỡng nuôi trong tính cách cởi mở của con người Nam Kỳ. Truy sâu xa hơn nữa, tính cách cởi mở này c̣n bắt nguồn từ truyền thống bao dung tôn giáo (religious tolerance) của người Việt, mà tiêu biểu là truyền thống Tam giáo đồng nguyên như một hệ quả của cuộc giao lưu văn hóa Việt-Hoa.

3.

Ngay từ buổi sơ khai đến nay, ḍng chủ lưu xuyên suốt tư tưởng Cao Đài là chủ trương kết tinh kim cổ dung ḥa Đông Tây, là nỗ lực kiên định cho một dấn thân tu học và hành đạo trên nền tảng nhận thức rằng muôn vàn giáo thuyết, chủ nghĩa hay ư thức hệ chung quy chỉ ẩn tàng một lư (principle) duy nhất.

Do ḍng chủ lưu ấy người Cao Đài thấm nhuần đức tin rằng giáo chủ Cao Đài (Trời) cũng là Thích Ca (Phật), là Thái Thượng (Lăo), v.v... Bàn thờ đạo Cao Đài (Thiên bàn) v́ thế là một ḥa điệu kim cổ Đông Tây với đầy đủ Ngọc Hoàng Thượng đế (Trời, tượng trưng bằng Thiên nhăn), Tam giáo Tổ sư (Thích Ca, Lăo Tử, Khổng Tử), Tam trấn Oai nghiêm đại diện cho Tam giáo (Quan Âm, Lư Thái Bạch, Quan thánh), Chúa Giê-su (Thánh đạo) và Khương Thái công (Thần đạo). Tượng các Đấng ấy c̣n được thể hiện trên tấm diềm ở ngay nội điện tôn nghiêm của Ṭa thánh Cao Đài Tây Ninh (h́nh 1). Cũng do ḍng chủ lưu ấy mà trên một ấn phẩm đầu tiên của đạo Cao Đài, nhan đề Phổ cáo chúng sanh Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (Sài G̣n: Imprimerie de l’Union), ngoài b́a vẽ h́nh Thích Ca ngồi giữa, hai bên là Khổng Tử và Lăo Tử (h́nh 2).

H́nh 1

H́nh 2

Là hệ quả tất yếu của ḍng chủ lưu ấy, trong nếp tu học và hành đạo người tín đồ Cao Đài không dị ứng với các giáo lư, tín ngưỡng khác. Đứng trước một bàn thờ hay tượng thờ của một tôn giáo khác, người tín đồ Cao Đài cũng thành kính tự nhiên như lúc đối diện với thánh tượng Thiên nhăn trên Thiên bàn của tôn giáo ḿnh. Khi nói chuyện giáo lư, lúc đàm đạo, khi viết hoặc thuyết tŕnh, người tín đồ Cao Đài không hề tự g̣ bó ḿnh, tự giới hạn ḿnh trong nguồn thánh giáo Cao Đài. Trái lại họ thường có xu thế viện dẫn một cách thích thú và tự nhiên các điển tịch thông dụng của tôn giáo khác (Nho, Thích, Lăo, Gia Tô giáo...) nếu như nguồn ngoại điển ấy góp phần “minh họa” được giáo lư Cao Đài.

4.

Hiểu được tính mở của đạo Cao Đài đối với các tôn giáo khác th́ sẽ không c̣n ngạc nhiên khi thấy trong các đại lễ của đạo Cao Đài, lúc thực hiện nghi thức dâng, đọc, và đốt sớ th́ hồng danh Chúa Giê-su được cung kính xướng là “Gia Tô Giáo chủ Cứu thế Thiên tôn”. Cũng thế, đọc xong bài kệ mỗi khi gióng chuông U minh để cầu rỗi cho các hồn nơi địa ngục, người Cao Đài niệm: “Nam mô Gia Tô Giáo chủ Cứu thế Thiên tôn”.

Cuối quyển Kinh thiên đạo và thế đạo của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh bao giờ cũng quy định hàng năm cúng đại lễ vía Đức Chúa Giê-su vào ngày 25 tháng 12 (dương lịch). Kinh tận độ của Hội thánh Truyền giáo Cao Đài cũng quy định lễ này.

Từ giữa thập niên 60 thế kỷ 20 tới nay, mỗi mùa Giáng sinh lại là dịp đông đảo chức sắc và tín đồ Cao Đài xa gần quy tụ tại thánh thất Bàu Sen (quận 5), cùng nhau thành kỉnh dâng đại lễ lên mừng Đức Chúa và cầu nguyện Chúa hộ tŕ cho quốc thái dân an, chúng sinh giác ngộ tầm tu hầu thoát khổ... Dịp lễ này, ở Hội thánh Cao Đài Tiên thiên c̣n tụng bài “Gia Tô Giáo chủ kinh” như sau:

Lạy cầu con một Chúa Cha,

Gia Tô cứu thế xót xa tôi cùng.

Cũng v́ nơi tội tổ tông,

Ngôi Hai phải dụng máu hồng rửa tan.

Chúng con chơn giáo mơ màng,

Cho nên ngày trước Đạo vàng lảng lơ.

Xa xôi khác cơi cách bờ,

Đông Dương một cơi thiên thơ chưa tường.

Cúi xin chỉ lối đưa đường,

Nước Cha chầu chực xót thương trao lời.

Chúa Cha chính ngự ngôi Trời,

Chúa Con ngai hữu đời đời hiển vang.

Bởi nơi Chúa thác rơ ràng,

Mà sau sống lại được ban ân lành.

Chúng con muôn tội cam đành,

V́ chưng tối mắt chưa nh́n biết Cha.

Cả kêu một tiếng lạy Cha,

Chúng con biết tội xin tha con mà.

Lạy cầu con một Chúa Cha,

Gia Tô cứu thế xót xa tôi cùng.

Nam mô Gia Tô Giáo chủ

Trong kinh thế đạo của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh và Hội thánh Truyền giáo Cao Đài, để cầu sự an lành cho người đi đường, ở bài “Kinh khi về”, có hai câu:

Núi Ô-li-vê để dấu chân,

Gia Tô Giáo chủ giải phần hữu sanh.

Núi Ô-li-vê, tức núi Ô-liu, núi Cây Dầu (mont des Oliviers/mount of Olives, mount Olivet), có ghi trong Phúc âm (đơn cử: Matthew 26:30), là nơi Chúa và các môn đệ thường đến cầu nguyện.

5.

Tóm lại, tính mở của đạo Cao Đài có quan hệ với tính mở của người Việt. Đây chính là một nhân tố rất tích cực cần được phát huy rộng ra. Hiện t́nh thế giới ngày nay, khi con người vừa mới chấm dứt chiến tranh lạnh giữa hai cực đối đầu về ư thức hệ, búp nụ ḥa b́nh chưa kịp nở hoa th́ lập tức nhiều nơi trên thế giới lần lượt bị đẩy vào chiến tranh khủng bố, phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng. Mức độ càng lúc càng kịch liệt và tàn bạo khiến cho nhân loại thực sự cảm thấy ḿnh đang bị đe dọa v́ một cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba. Trước hiện trạng này phải chăng vấn đề bảo vệ ḥa b́nh cho hành tinh không c̣n là trách nhiệm của riêng ai, của riêng tổ chức thế tục hay tôn giáo nào? Và liệu tính cách mở đầy giá trị nhân bản của người Việt sẽ có vinh dự là một hy vọng góp phần cho tương lai nhân loại?

                                                       LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh