Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

"Sinh con rồi mới sinh cha..."

hay là triết lư nhị nguyên của dân Việt

LÊ ANH DŨNG

Chùm khế

Trên tạp chí Thông tin khoa học & công nghệ số 2 (32)-2001, Huế, tr. 27, mở đầu bài Khế chua, khế ngọt Giáo sư Vơ Quang Yến (hiện ở Pháp) tóm tắt hai chuyện cổ tích liên quan đến khế, mà chuyện thứ hai có nhắc câu Sinh con rồi mới sinh cha,\Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông. Giáo sư viết: “Truyện thứ hai nầy cũng luân lư tuy phần siêu nhiên nổi trội hơn.” Chúng tôi ước ao rằng trong một dịp nào đó, Giáo sư sẽ cho đăng một bài viết về phần siêu nhiên hàm chứa trong câu chuyện ấy, chắc chắn sẽ rất lư thú như những bài viết rất hay của Giáo sư đă đăng trên tạp chí Thông tin khoa học & công nghệ nhiều năm qua.

Trở lại với chuyện Sinh con rồi mới sinh cha, từ lâu chúng tôi cũng chú ư chuyện này: một phần v́ sự tích ly kỳ; một phần v́ hai câu lục bát chứa đựng một nghịch lư dường như mời gọi người sau thử một lần giải mă.

Rơ ràng đây là một chuyện cổ rất lư thú của người Việt cho nên phần đông những nhà nghiên cứu thường không quên đưa vào các tuyển tập của ḿnh. Chẳng hạn, ngoài bản của Nguyễn Đổng Chi (Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam, nxb Văn nghệ Thành phố, 1993, tập II, tr. 73-135), như Giáo sư Vơ đă dẫn, c̣n có một chuyện khác, nhan đề Con sinh trước cha, in trong Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên (Sài G̣n: nxb Tiếng phương Đông, 1973, tr. 385-386), v.v...

Tạm gọi tên hai nhân vật chính là Giáp và Ất, cũng như tạm bỏ qua những so le tiểu tiết không tránh khỏi trong các văn bản, chúng ta có thể lược thuật chuyện cổ tích này như sau:

Giáp và Ất là đôi bạn chí thân, ở hai làng cách nhau con sông. Giáp mượn Ất 10 lạng bạc làm ăn, đă lâu không trả, cũng không lui tới với Ất. Nghĩ rằng Giáp có điều tủi hổ v́ không trả được nợ, Ất từ giă vợ con sang sông thăm bạn, và mang theo 5 lạng bạc để pḥng khi cần th́ giúp thêm lần nữa.

Đến nơi thấy nhà Giáp bề ngoài có vẻ khá giả, Ất thầm mừng cho bạn, bèn giấu 5 lạng bạc trên nóc cổng rồi đi vào. Ngỡ Ất sang đ̣i nợ, vợ chồng Giáp bàn nhau thết tiệc rồi phục rượu giết đi, xác vùi ở gốc khế sau vườn.

Nhiều năm trôi qua, cây khế rất tươi tốt, nhưng chỉ ra một quả lớn khác thường. Lúc có thai, thèm chua, vợ Giáp bèn hái ăn, rồi sinh một trai mặt mũi khôi ngô, nhưng ba, bốn tuổi vẫn chẳng biết nói. Vợ chồng Giáp van vái tứ phương th́ một hôm thằng bé hốt nhiên mở miệng, nằng nặc đ̣i phải mời quan huyện tới.

Gặp quan, thằng bé xưng tên là Ất, kể rơ đầu đuôi vụ án. Theo lịnh quan, lính ra đào gốc cây khế, quả nhiên t́m được bộ xương người; moi trên nóc cổng, hăy c̣n đủ 5 lạng bạc.

Vợ chồng Giáp bị quan trị tội; thằng bé trở về làng cũ. Bấy giờ con trai Ất cũng đă sinh con, thành thử khi gia đ́nh đoàn tụ th́ ông và cháu suưt soát nhau, con trai Ất lại già tuổi hơn Ất. Làng xóm nực cười, bảo: “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.”

Do câu chuyện được bố cục theo thứ lớp như vậy, người ta dễ nghĩ xuôi rằng đây là một “điển cố” giải thích ư nghĩa câu Sinh con rồi mới sinh cha... Nhưng chúng ta vẫn có thể nghĩ ngược rằng chính từ câu Sinh con rồi mới sinh cha... mà người xưa đă sáng tác ra chuyện vụ án giết bạn quỵt nợ kể trên để làm phương tiện chứa đựng một nội dung nghịch lư.

Để giải mă câu nói tưởng như nghịch lư ấy, trước hết nên phân biệt bốn động từ sinh trong câu ca dao mang hai ư nghĩa khác nhau như sau:

- động từ sinh [trong “sinh con”; “sinh cháu”] có nghĩa là sinh đẻ.

- động từ sinh [trong “sinh cha”; “sinh ông”] có nghĩa là trở nên, trở thành, thành ra.

Thử xét một anh chàng nào đó tên là Tư, chúng ta thấy:

(1a) Lúc chưa sinh con (chưa có con), Tư không được gọi là cha, v́ chưa có quan hệ đối đăi.

(1b) Khi Tư sinh ra Sửu rồi th́ Tư mới trở thành cha, v́ bấy giờ đă có con (Sửu) làm đối đăi của cha (Tư).

Đó chính là sinh con [có con] rồi mới sinh cha [trở thành cha].

(2a) Nhưng Tư cũng chỉ mới được làm cha, chưa được làm ông v́ Sửu chưa đẻ con.

(2b) Chừng nào Sửu sinh ra Dần th́ Tư mới trở thành ông của cháu Dần. (Cháu là đối đăi của ông.)

Đó chính là sinh cháu [có cháu] rồi mới sinh ông [trở thành ông].

Trước sau cũng chỉ là anh chàng Tư, nhưng tùy thuộc ở quan hệ đối đăi mà anh ta hoặc trở thành cha, hoặc trở thành ông.

Trong cuộc sống đời thường vẫn đang hiển bày vô vàn những cặp đối đăi: cha-con; ông-cháu; vợ-chồng; thù-bạn; đêm-ngày; sáng-tối; đen-trắng; thiện-ác; sướng-khổ; khôn-dại; có-không; giàu-nghèo; xấu-tốt; được-mất; thành-bại; vuông-tṛn, v.v... Những cặp đối đăi ấy cho thấy tính nhị nguyên (duality) của cuộc sống thế gian.

Người Trung Quốc thời xưa dùng phạm trù âm-dương để khái quát hóa lư nhị nguyên (dualism). Cũng vậy, Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) của người Ba Tư cổ đại gọi phần “dương” (chính, thiện...) là Ahura Mazda; gọi phần “âm” (tà, ác...) là Angra Mainyu.

Suy ra câu chuyện cổ tích kể trên không nhằm giải thích xuất xứ câu ca dao “Sinh con rồi mới sinh cha...”. Trái lại, người Việt Nam đă khéo dùng cổ tích để chuyển tải triết lư nhị nguyên của dân tộc.

Hoa khế

Ngoài câu chuyện trên, cổ tích Việt Nam hăy c̣n không ít những chuyện bề ngoài tưởng như để mua vui cho trẻ con, mà tiềm tàng ở bề sâu lại là tư tưởng triết lư của người Việt.

Trong những thời kỳ mà giặc ngoại xâm phương Bắc, điển h́nh là triều Minh, ra sức thâu tóm sách vở tư tưởng và phá hủy công tŕnh văn hóa... của người Việt, phải chăng tổ tiên chúng ta đă đối phó lại bằng cách dùng cổ tích để truyền khẩu ngơ hầu lưu giữ lâu bền tư tưởng của dân tộc? Nghĩ như vậy, phải chăng khảo sát thần thoại và cổ tích Việt Nam cũng là một cách “về nguồn” để khai quật những “di chỉ” tư tưởng của tổ tiên ngày trước?

LÊ ANH DŨNG

 (Tháng 10-2001)

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh