Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Đức Huỳnh giáo chủ

 

T̀NH YÊU CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

(nghĩ về hai chữ Hiếu-Ḥa trong Phật giáo Ḥa Hảo từ quan điểm của một người Cao Đài)

Lê Anh Dũng

 

Khi bàn về “Tư tưởng Hiếu-Ḥa trong Phật giáo Ḥa Hảo”, Tiến sĩ Phạm Bích Hợp đă thận trọng đặt một dấu gạch nối giữa chữ Hiếu và chữ Ḥa, tức là nhấn mạnh đến hai yếu tố. Đây là một sự tinh tế. Thực vậy, nếu như đặt giữa hai chữ một dấu phẩy hoặc một chữ “” (hay dấu &) th́ đă không thể hiện mối tương quan giữa hai yếu tố này. Kế đến, nếu đă kịp nhận ra ư nghĩa không thể thiếu của dấu gạch nối tinh tế ấy, th́ cũng cần thiết tŕnh bày sao cho rơ ràng, xác đáng cái mối tương quan giữa Hiếu và Ḥa.

Ngay trang đầu tiên bài viết của Tiến sĩ Phạm Bích Hợp có một đoạn cần nhấn mạnh: “Phật giáo Ḥa Hảo lấy Hiếu làm gốc của gia đạo từ ông bà, cha mẹ đến con cái; lại lấy Ḥa làm gốc của đạo nhân quần từ trong dân tộc quốc gia đến ngoài bốn biển năm châu.”

Viết như thế là đă nắm được cương yếu của Phật giáo Ḥa Hảo rồi vậy. Tuy nhiên, cũng cần phát triển thêm để làm nổi bật tinh ba của hai chữ Hiếu-Ḥa.

1. Vẫn c̣n một nhận thức phiến diện

Đạo Ḥa Hảo do hoàn cảnh lịch sử đă có một thời gian không hẳn là ngắn từng bị phê phán là một thực thể “đi ngược lại lợi ích của dân tộc”. Phúc thay, sự đánh giá, nhận định sau này đă khác đi. Người tín đồ Ḥa Hảo ngày nay hẳn vui nhiều khi thấy đức Huỳnh giáo chủ của ḿnh được xem là một “nhà ái quốc”, một “người có ḷng yêu nước”, và Phật giáo Ḥa Hảo là một “phương tiện để tập hợp lực lượng” chờ cơ hội đánh đuổi ngoại xâm, v.v… (Người đạo Cao Đài cũng đồng chung cảnh ngộ này!)

Thực ra, nói đức Huỳnh giáo chủ là người có ḷng yêu nước, đó là một nhận thức phiến diện. Nói Phật giáo Ḥa Hảo (hay đạo Cao Đài) là phương tiện để tập hợp lực lượng yêu nước cũng phiến diện nốt.

Cái hệ quả bất lợi của nhận thức phiến diện này là đạo Ḥa Hảo (hay đạo Cao Đài) không được nh́n đúng thực chất là một tôn giáo (a religion as it is) mà vẫn bị nh́n như một giáo phái (a sect or a religious sect) tức là một phong trào mang màu sắc chính trị (a political movement) hay một phong trào chính trị-xă hội (a socio-political movement). Vị Giáo chủ trong hoàn cảnh như thế sẽ bị “kéo xuống” để đồng hóa với một lănh tụ chính trị (a political leader) chứ không phải là Đấng “tiên tri” (a prophet) hay Đấng cứu thế (a saviour). Từ những ngộ nhận đó mà sinh hoạt tu học, hành đạo của tôn giáo sẽ bị coi như sinh hoạt của một hội đoàn (an association)!

Đây là cái “bệnh” của phần đông các nhà nghiên cứu phương Tây khi nhận định các tôn giáo Việt Nam (như Cao Đài, Ḥa Hảo) mà họ gọi là “bản địa”, là “nội sinh”. Ngấm ngầm trong tiềm thức hay vô thức, dường như họ đă có một sự phân biệt đối xử và bất b́nh đẳng v́ họ thường thuộc về một tôn giáo lớn có phạm vi đa quốc gia hay toàn cầu. Thậm chí hai chữ bản địa (indigenous) hay nội sinh (endogenous) dường như cũng ít nhiều phản ánh cái năo trạng (mentality) ấy! Hiếm người trí thức phương Tây nào như Giáo sư Ralph Bernard Smith (SOAS, Viện đại học London, Anh) có khả năng để chẳng những không bị lây nhiễm chứng bệnh ấy mà c̣n can đảm phê phán các đồng nghiệp da trắng của ông là mang nặng đầu óc “cynicism” (xem: R.B. Smith, “An introduction to Caodaism”. BSOAS. University of London. Vol. XXXIII. Part 2, 1970, p. 335.)

2. Tại sao là nhận thức phiến diện?

Theo quan điểm Cao Đài, một giáo chủ là vị có sứ mạng thiêng liêng từ Thượng đế đến trần gian để cứu khổ ban vui cho chúng sinh. Khi từ cơi thiên thượng đi vào trần thế đương nhiên phải mượn xác phàm bằng cách sinh vào một đất nước trong một thời kỳ lịch sử nhất định, và do đó ngài buộc phải mang một quốc tịch, một căn cước. Nhưng không v́ hạn chế của phương tiện xác phàm và hạn chế của hoàn cảnh địa lư, lịch sử mà đối tượng cứu độ của vị giáo chủ ấy bị hạn chế theo. Đối tượng của giáo chủ vẫn là chúng sinh (all living beings) trên cơi địa cầu chứ không riêng một dân tộc nào, một chủng tộc nào.

Người lănh đạo một đất nước có thể v́ nhiệt thành yêu đất nước ḿnh, yêu dân tộc ḿnh mà sẵn sàng t́m mọi cách để tăng trưởng quyền lợi cho đất nước và dân tộc ḿnh. Do đó người ấy dễ dàng đi đến những chính sách có lợi cho nước ḿnh, lợi cho dân ḿnh nhưng lại gây hại cho dân tộc khác, làm tổn hại nước khác. Lịch sử thế giới xưa nay đă không thiếu những bằng chứng cho điều ấy. Thế cho nên, làm sao tránh khỏi một vị anh hùng dân tộc của quốc gia X, được nhân dân nước X tôn sùng th́ cũng đồng thời là người bị nhân dân quốc gia Y, Z kết án.

Trở lại trường hợp đức Huỳnh giáo chủ. Ngài không thể chỉ là người “yêu nước” theo cái nghĩa thông thường. Ngài chính là người yêu cả chúng sinh, yêu toàn nhân loại. Mà chính Ngài đă từng bộc lộ t́nh yêu này một cách rất lăng mạn.

Ở miền Đông Nam Bộ hồi năm 1946, có một thiếu nữ quá yêu Ngài bằng cái t́nh nhi nữ đời thường, và đă không dằn được nỗi ḷng nên đành chủ động bộc bạch t́nh yêu. Nhân cơ hội ấy, đức Huỳnh giáo chủ đă xuất khẩu thành thơ, sáng tác luôn một bài thi ba vé vừa để khước từ, vừa để cảm hóa, và cũng qua đó bày tỏ t́nh yêu bao khắp chúng sinh của Ngài. Bài thơ ấy như sau:

T́nh yêu

Ta có t́nh yêu rất đượm nồng

Yêu đời yêu lẫn cả non sông

T́nh yêu chan chứa trên hoàn vũ

Không thể yêu riêng khách má hồng

Nếu khách má hồng muốn được yêu

Th́ trong tâm chí hăy xoay chiều

Hướng về phụng sự cho nhơn loại

Sẽ gặp t́nh ta trong khối yêu

Ta đă đa mang một khối t́nh

Dường như thệ hải với sơn minh

T́nh yêu mà chẳng riêng ai cả

Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh

Miền Đông, năm 1946

Huỳnh Phú Sổ

Tô đậm nét bốn câu thơ trên (T́nh yêu chan chứa trên hoàn vũ; Hướng về phụng sự cho nhơn loại; T́nh yêu mà chẳng riêng ai cả; Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh) là để xác định một lần nữa rằng bậc Giáo chủ, bậc Thánh nhân không có thương riêng và yêu riêng.

Nói tóm lại, không nh́n thấy t́nh bác ái, ḷng từ bi đối với vạn loại, mà chỉ nhấn mạnh ở t́nh yêu nước, yêu dân tộc ở đức Huỳnh giáo chủ là vẫn c̣n phiến diện. Thật vậy, không ai có thể phủ nhận hoạt động cứu dân của đức Huỳnh giáo chủ, nhưng cứu dân chỉ mới là một phần riêng trong cái chung của Ngài là cứu đời, cứu thế hiểu theo nghĩa rộng của hai chữ chúng sinh.

3. Phương pháp luận của bài học t́nh yêu qua hai chữ Hiếu-Ḥa

Lăo Tử có một phương pháp luận rất hay.

Cây to một ôm sinh ra từ gốc nhỏ xíu.

Đài cao chín tầng phát khởi từ mô đất.

Cuộc viễn hành ngàn dặm bắt đầu từ dưới chân.

合抱 之 木 、生 於 毫 末 。

九 層 之 臺 、起於 累 土 。

千 里 之 行 、始於 足 下 。

(Hợp băo chi mộc, sinh ư hào mạt.

Cửu tằng chi đài, khởi ư lũy thổ.

Thiên lư chi hành thủy ư túc hạ.)

Lăo tử, Đạo đức kinh. Chương 64.

Nói gọn lại là đi xa th́ bước từ nơi gần, trèo cao th́ leo từ chỗ thấp. Do đó, trước khi dạy cho con người t́nh yêu nhân loại bát ngát mênh mông (quá sức con người vốn dễ có ḷng ích kỷ) th́ Thánh nhân phải “giới hạn chương tŕnh” bằng cách nói đến t́nh yêu dân tộc, đồng bào, yêu nước yêu non.

Nhưng yêu nước, yêu đồng bào hăy c̣n “rộng” quá, Thánh nhân lại phải tiếp tục “điều tiết” bằng cách dạy con người yêu nhà ḿnh, yêu gia đ́nh ḿnh (bởi lẽ con người vốn dễ vị kỷ).

Phương pháp này cũng rất thực tế. Một kẻ đă không biết yêu thương chính cha mẹ đă sinh thành ra hắn th́ ai dám tin rằng hắn có thể thành thực yêu thương được cái cộng đồng người vốn không hề dây mơ rễ má ǵ với hắn!

Sau khi đă dạy cái khởi điểm của t́nh yêu thương ở chỗ gần (gia đ́nh, thân thích) th́ Thánh nhân mới tập cho con người phát triển, mở rộng t́nh thương ấy ra xa hơn và cao hơn là đất nước, đồng bào dân tộc. Cuối cùng sẽ hướng con người đi từ ái quốc tiến tới viễn đích là ái vật, ái nhân, yêu thương chúng sinh vạn loại.

Phương pháp luận của bài học thực hành t́nh yêu như nói trên được Phật giáo Ḥa Hảo thâu tóm trong hai chữ Hiếu-Ḥa:

Hiếu là quan hệ vi mô (micro-relationship), lấy gia đ́nh làm địa bàn, và ông bà cha mẹ là đối tượng.

Ḥa là quan hệ vĩ mô (macro-relationship), lấy cộng đồng làm địa bàn và đồng loại là đối tượng. Trong quan hệ vĩ mô này, địa bàn và đối tượng có ba bước phát triển:

a. láng giềng và xă hội chung quanh;

b. đất nước với đồng bào, dân tộc;

c. thế giới, thế gian với nhân loại, chúng sinh.

Như đă tŕnh bày ở trên, trước khi dạy đức Ḥa th́ căn bản là hăy tập hạnh Hiếu. Từ chỗ biết Hiếu rồi th́ mở rộng dần ra tới chung quanh để lần lần phát triển cho trọn vẹn đức Ḥa (bước a, b và c).

Hiếu-Ḥa là giải pháp để giải quyết một quan hệ vĩ mô bằng cách thiết lập một quan hệ vi mô. Hai mối quan hệ này tác động qua lại, do đó, một dấu gạch nối cho cả hai chữ là điều hết sức hợp lẽ.

Phật giáo Ḥa Hảo c̣n dạy tín đồ thực hành Tứ ân (bốn mối ân lớn) là (1) ơn tổ tiên, cha mẹ; (2) ơn đất nước; (3) ơn tam bảo; và (4) ơn đồng bào, nhơn loại.

Phải nhớ ơn tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) v́ nhờ có tam bảo nên mới có người thánh đức nối truyền việc giáo hóa cho ḿnh biết con đường tu học ngơ hầu hoàn thiện hóa bản thân. C̣n lại, ơn (1) tương ứng với chữ Hiếu; ơn (2) và (4) tương ứng với ba bước a, b, c trong quan hệ chữ Ḥa. Vậy, thực hiện Tứ ân cũng chính là thực hành Hiếu-Ḥa.

Trong hiện trạng xă hội ngày nay, giữa điên đảo nhân tâm bất trắc, từ trong quan hệ vi mô cho tới quan hệ vĩ mô phải chăng Hiếu-Ḥa vẫn là giải pháp lư tưởng để ổn định xă hội, xây dựng ḥa b́nh thế giới.

Lê Anh Dũng

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Chú thích về font Arial Unicode MS

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh