Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Chữ và nghĩa:

Vài cặp từ cần phân biệt

Lê Anh Dũng

1. Danh hiệu hay danh xưng?

Thỉnh thoảng có người nói (hoặc viết): danh hiệu đạo Cao Đài, danh hiệu Cao Đài giáo, danh hiệu Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Nói (viết) như vậy là không đúng.

a. Danh hiệu 名 號 , cũng gọi là hiệu , là một tên ngoài tên thật (alias). Thí dụ: Nguyễn Du (tên thật) có hiệu là Thanh Hiên.

b. Danh xưng 名 稱 nghĩa là tên gọi (name, designation; nom, désignation, appellation). Như vậy, nên nói (viết) là: danh xưng đạo Cao Đài, danh xưng Cao Đài giáo, danh xưng Đại đạo Tam kỳ Phổ độ.

2. Đạo Cao Đài và Cao Đài giáo

Danh xưng đạo Cao Đài hoàn toàn đồng nghĩa với danh xưng Cao Đài giáo. Nhưng cần lưu ư:

(i) Nói đạo Cao Đài là tuân theo trật tự tiếng Việt, thay cho cách nói tôn giáo Cao Đài.

(ii) Nói Cao Đài giáo 高 臺 教 là theo trật tự từ Hán-Việt.

Chọn cách nói (hay viết) nào là tùy sở thích riêng. Tuy nhiên, theo thói quen của tôi, trong các bài viết thay v́ dùng từ Cao Đài giáo, tôn giáo Cao Đài th́ tôi vẫn thích dùng từ đạo Cao Đài nhiều hơn. Trong tâm thức, nói đạo Cao Đài làm ta dễ liên tưởng đến một ư nghĩa khác của đạo , là con đường; và danh xưng đạo Cao Đài trong trường hợp này gợi ra ư nghĩa là con đường Cao Đài, con đường dẫn dắt loài người đi đến Chân lư, đến Thầy, đến giải thoát...

3. Đạo Cao Đài (Cao Đài giáo) và Đại đạo Tam kỳ Phổ độ

Nhiều thánh giáo đă cho thấy ba danh xưng đạo Cao Đài, Cao Đài giáo, và Đại đạo Tam kỳ Phổ độ là như nhau, hoặc đạo Cao Đài, Cao Đài giáo là cách “nói tắt” của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (Thánh giáo đức Lư Giáo tông, Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao Đài giáo Việt Nam, Tuất thời, 15-01 Tân Hợi, 10-02-1971). Tuy nhiên, giữa các danh xưng này có một hàm ư khác nhau.

a. Khi nói Đại đạo Tam kỳ Phổ độ là hàm ngụ đến:

(i) sử quan Cao Đài về ba thời kỳ Thượng đế phổ độ trên hành tinh này (Tam kỳ Phổ độ);

(ii) nguồn cội uyên nguyên của vạn giáo (từ Đại đạo phát sinh Tam giáo đạo … );

(iii) thuộc tính dung hợp, chủ trương vạn giáo nhất lư, Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhất... của đạo Cao Đài (… từ Tam giáo đạo trở về nguồn gốc Đại đạo);

(iv) khả năng khai phóng tâm linh và phục hồi nhân bản của Cao Đài (con người có thoát ra khỏi vỏ ốc tôn giáo th́ mới có thể vươn lên tới tầm kích Đại đạo, như ḍng nước phải băng ḿnh vượt ra khỏi sông rạch nhỏ hẹp th́ mới có thể ḥa nhập vào đại dương trời nước bao la).

2. Khi nói Cao Đài giáo (đạo Cao Đài) là đă chú ư đến yếu tố người sáng lập (founder; fondateur) ra tôn giáo này chính là Cao Đài Tiên ông. Cũng như nói Ki Tô giáo, Khổng giáo, Lăo giáo, Thích giáo… là đă liên hệ đến tên gọi của vị khai sáng là đức Ki Tô (Christ, Khristos), Khổng Tử, Lăo Tử, Thích Ca...

Khi đă hiểu chỗ hàm ư này, đồng thời cũng thấy ngay được rằng nếu đâu đó, xưa nay thỉnh thoảng có sách viết rằng giáo chủ đạo Cao Đài (Cao Đài giáo) là đức Ngô Minh Chiêu [sic], là đức Hộ pháp Phạm Công Tắc [sic], v.v… th́ rơ ràng lời nói đó đi quá xa chân lư. Bởi một lẽ đơn giản, giáo chủ đạo Cao Đài chính là đức Cao Đài (Thượng đế) và chỉ có một vị giáo chủ vô vi này mà thôi.

Lê Anh Dũng

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Chú thích về font Arial Unicode MS

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh