Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

(Click here for VNI version)

THUYẾT TỰ-DO TÍN-NGƯỠNG

Thi:

Quang minh luận giáng cơ mầu,

Thánh-Đức THIÊN ban triết luận sâu,

Cứu chúng DƯƠNG trần qua Đạo chánh,

Đưa người giáng điển trước sân đầu.

      Lăo chào các tṛ. Mừng thay! Bổn THÁNH-ĐỨC đặng thành tựu lưu truyền hậu thế.

Bài:

            Vén mây dạo khắp phương Trời,

Về nơi môn động chưa ngồi nghỉ an.

      Phút có lịnh CAO-HOÀNG TỪ-PHỤ,

      Rằng chư Tiên hồi khứ Thiên-Đ́nh,

            Lăo đây ghé mắt coi tinh,

Mới hay Tiên Phật hạ minh chơn truyền.

      Động Đào-Nguyên là nơi Tiên hội,

      Điển linh ḷa nhạc trỗi ca thiều,

            Rảnh giờ Lăo cậy Vương-Tiên,

Giữ giùm môn chánh hạ ch́u nương mây.

      Nương bút tơ vào đây ít vận,

      Phê Thánh-Kinh cứu chúng hồi nguyên,

            Bổn Kinh triết luận Chơn-Truyền,

Để sau hậu thế có thuyền giang qua.

Thi:

TỰ lập Đạo tâm kỉnh bái qú,

DO nơi lư nhiệm sắc vô-vi,

TÍN trung đắc hiệp tâm thành nguyện,

NGƯỠNG mộ Tam-Kỳ bước tấn phi.

      Nầy chúng sanh nghe Lăo luận về “Thuyết Tự-Do Tín-Ngưỡng”.

      Sanh đứng làm người, ai ai cũng tầm kiếm một mối chơn truyền đặng ngày sau có nơi cung phụng. Bởi thế nên kẻ sùng vọng Đạo nầy, người hưng tín tôn-giáo khác. Phong trào từ mấy chục thế kỷ vẫn lưu hành, nhưng có sự ẩn vi, một là tín-ngưỡng dị-đoan, hai là biết đường ngưỡng mộ. Song cái sự thành bại là bài học của nhân loài biết chỗ giả cuộc, tầm nẻo chánh tông. Cái ngưỡng tín của thế gian từ khi đă nảy sanh ra từ hồi Tam-Hoàng Ngũ-Đế. Nên bực thông minh trí huệ, thường tạo thế cải thời, không cần chi là thần-trí, chỉ cậy nơi lư trí của ḿnh rồi cắm cúi làm theo ư muốn. Một ngày kia thất chí với sự hành động mới hay sự tự do tín ngưỡng nó có chỗ hay cùng dở.

      Sự tín nhiệm về tôn-giáo, nước nào cũng có một phần văn hóa sùng bái về Thần quyền. Bởi thế nên mới đi riêng hai lẽ, một là về Duy-Tâm, hai là Duy-Vật, như lời đă luận trong Kinh nầy. Nhưng thế gian có kẻ mau tiến hóa, người chậm tấn thủ, lại c̣n một hạng dă man, văn minh không hiểu con đường minh chánh.

      Về sự cung kính Ơn-Trên, cũng cần phải có đọc Kinh. Muốn đọc Kinh phải cần kiếm lư, có Chơn-Lư phải biết luật vô-vi. Trước khi tụng đọc phải trầm tư mặc tưởng, nương theo khiếu quang mà lần lên cơi Trung-giới. ở Trung-giới mấy vị Thần-linh hiển Thánh tiếp xúc đặng linh quang rồi giao cảm với tư tưởng, làm cho con người có t́nh tŕu mến với kẻ vô h́nh, đó là hữu ích cho kẻ trung-lưu, hạ-lưu v́ đời, bên Đạo, Trung-thừa, Hạ-thừa nhờ đó mà hành đến chỗ Thượng-thừa. Nhưng trái lại, về cơi Á-Đông, v́ nhơn sanh ngày sau canh cải về sự cung phụng phô bày quá lẽ, nào giấy tiền, vàng bạc đủ thứ giả h́nh, lại bày đặt sám kinh mà nhồi người trong ṿng mê tín. Bởi thế đó, nhơn sanh cũng v́ trào lưu lôi cuốn đến ngày nay, những sự mê hoặc ấy làm cho nhơn sanh tin càng nghe bướng. Khi có việc tai nàn rồi bất hạng là vị nào, cao hay thấp, ma cùng quỉ, miễn cầu đồng cốt, cầu hỏi sự do đâu, rồi khẩn lạy chực chầu, làm mất cả ngày giờ lăng phí. Nên chi con người đă một phen hiểu rành chơn lư th́ biết chơn giả của người đời hay tầm kế gạt lường kẻ mê hoặc, một đường tín ngưỡng về sự hiện tại, một đường tín ngưỡng v́ sự vô-vi, hỏi lại hai cái lư tưởng có một phần đắc thất, việc kết liễu đó nơi sở hành của chúng sanh tuần tự.

      Đây Lăo tiếp minh qua các chơn linh hồn, khi dứt trần gian, kẻ c̣n quả nghiệp, người hết quả căn, nếu linh hồn xuất ra đi thẳng một đường về cơi Trung-giới, đặng lập công bồi đức, c̣n để chờ ngày tu thêm, rồi tiến hóa. C̣n nếu không tu trốn xuống phàm làm ngạ-quỉ, rồi phải luân chuyển mấy nguơn-hội mới đặng trở lại Trung-giới. C̣n các chơn hồn ít tội t́nh phưởng phất theo gió mây, rồi mượn kiếm xác nhập đồng, có chơn linh biết ḿnh sẽ lập công bồi đức trong một thời gian, nào sự linh nghiệm, nào bói khoa, hay một ít lâu rồi phải lăng. Thế đó là đă dứt cuộc trần gian, về cơi an nhàn như trên đó. C̣n những chơn linh lại làm khó dễ với thế thái nhơn t́nh, đó là do nơi sự cấu tạo từ xưa đến nay, hễ tư tưởng ác th́ nó phát sanh điều khổ, nó cảm ứng với lư tưởng, đó là tùy theo sở thích của nhân sanh, trái lại cái huyền diệu với cái mê đời, hoặc chúng nó thường đi cặp với nhau đặng khảo dượt nhân sanh về sự dục t́nh mà đền bồi ác quả.

      Thảm thương thay cho thế gian biết chừng nào giải thoát cái bọn mê tín dị-đoan, đặng tầm một đường tín ngưỡng chú trọng tấn hành. Nhưng xét lại, dầu hạng nào cũng đặng đi tới bước kỳ cùng của Thiên-lư, nên sự tự-do tín-ngưỡng nó có chỗ hại cùng không hại là do nơi nhân tâm tầm kiếm đường chánh Đạo, nẻo vô h́nh. Phải biết rằng: Tín-ngưỡng của tôn giáo khác hơn tín-ngưỡng của đời. Một cái vô ảnh mà có h́nh, một cái có h́nh mà vô hiệu quả. Cười... Thế gian nhờ cái cúng kiến đó mà tuần tự. C̣n về sự báo hiếu đối với cang thường luân lư của đời v́ chỗ thương yêu với nhau, khi cha mẹ hết một đời dĩ-văng về cơi trên, th́ phận làm con phải lo báo hiếu, ơn đền, tới ngày nhớ lại, mới thành ra cuộc tín trọng cúng cầu, đó là sự dỡ mà cũng là hay cho nhân sanh, v́ chỗ thật hành thương yêu về xác thịt nhưng rồi cũng vô hiệu quả, v́ cái xác trần tục nầy mỗi linh hồn mượn trong thời gian, cũng tỷ như cái nhà cũ chừng hư hoại hay khách dời đi, th́ nhà ấy phải ră rời mà làm phân cho cây cỏ. Nhưng thế gian đâu có biết chỗ đó là luật siêu h́nh cùng hữu hoại, nên măi măi quanh năm chỉ tín càng nghe vạy, cúng lạy lăng xăng, không lo tầm đường Chơn-giáo.

      Đây Lăo tiếp qua Đại-Đạo Tam-Kỳ tại sao mà chỗ nầy đọc Kinh vầy, chỗ tịnh trường đọc Kinh khác, c̣n ngũ-chi cũng riêng kinh kệ. Nhân sanh phải hiểu rằng: Mỗi tư tưởng của người v́ tràn trề thâm nhiễm mấy ngàn năm, nên chi mỗi nơi đều khác nhau là v́ hy vọng không tương tiếp, thành có chỗ phân ảnh mà làm cho nhân sanh v́ lẽ ấy kích trách với lịnh trên sao không mau sắp đặt Qui-điều, một Luật-pháp, một Chánh-truyền, một thủy nguyên cho tiện bề cung phụng, nầy nhân sanh phải hiểu cái chỗ tuyệt đối với tín nhiệm của luật vô-vi.

      C̣n sự áo măo Chức-Sắc cũng do nơi người hy vọng muốn ham, thành thử mới có ư tưởng hoang đàng trong cảnh Đạo, thời gian đưa chuyển, hoàn cảnh cuốn lôi, làm cho người nhiều khi thất chí với Đạo Cao-Đài, v́ sự tín ngưỡng. Nhưng nào có rơ cái bước tương lai nó sẽ ra sao? Đường Đại Đạo phát triển dường bao, c̣n những hạng mê tín không tầm phương giải thoát phải đi tới chỗ thất vọng, mới đặng thành công, có thành công, cái vỡ ḷng của kẻ ấy mới phát minh mà kiếm tầm con đường tồn thiện, nhưng cái trí lương năng của người mai hậu không chuẩn đích với tư tưởng lộn bời phải đành thất vọng.

      Một ngày kia làm cho người tu không đặng bước yên trên đàng chơn-lư, nếu hiểu rành nẻo vô-vi chừng đó mới độ người hành thiện và đem đời ra chỗ mê hoặc kia. Bởi thế nên giữa vơ-trụ bao la man mác, ngày sau đây nền giáo-lư nảy sanh với nhau, nào các giáo-hội, nào các phái chi, nào bàng môn tả đạo, những mối kia không biết chỗ qui nguyên th́ thế nào ngày kia cũng sanh ra phong trào chiến đấu về tôn-giáo, song không dữ dội bằng đời, chỉ làm cho xáo động trong nẻo Đạo Trời, chớ không ngoài phạm vi thế sự. Đó là luật ẩn vi, chư hiền nên nhớ nghe.

      C̣n Đại-Đạo phát minh cũng do nơi muôn ngàn lư tưởng bao quát làm cho mối chơn-truyền càng phổ thông chóng lẹ rồi ra dắt kẻ đời c̣n lưng chừng với sự tín ảo mộng. Đến thời kỳ Đức PHỤ-HOÀNG chuyển Bạch-Y Chơn-Lư đó, làm cho con người trở nên trong trẻo như mây ửng trên trời lúc nhựt chiếu quang minh.

      Người đời suy nghĩ cho cùng lư mới là tay anh kiệt, biết xả thân giúp đời, như lượng bèo trôi gặp đâu tấp đó. Bốn biển cũng là nhà, non sông đồng huynh đệ, mới là lưu lạc chốn giang hồ, mới là nặng gánh tang bồng cùng nhơn loại.

      Vậy nên con người khi biết sự tự-do tín-ngưỡng rồi mới biết thương ṇi giống, biết linh-thiêng Tạo-Hóa vận hành.

Thi:

Vận hành tín-ngưỡng trở về nguyên,

Vạn pháp do tâm nhứt bổn nguyên,

Nguyên bổn truyền thiên linh lư nhiệm,

Nhiệm cơ Tạo-Hóa lư tương huyền.

Huyền vi ứng hiện tâm trong sạch,

Sạch bợn hồng trần trở lại Tiên,

Tiên Thánh minh tri thời thế cuộc,

Tự-do tín-ngưỡng miếng tâm điền.

Bài:

            Tâm điền trọng tính huyền vi,

Hỡi nầy liệt-sĩ Tam-Kỳ nghe phân.

      Đường chánh giáo tinh thần có hản,

      Nẻo vô-vi mới hản siêu h́nh,

            Nhơn sanh v́ muốn biết linh,

Khẩn cầu phép nhiệm mà ḿnh không lo.

                  Khổ lắm tṛ,

                  Phải sánh so,

                  Nẻo tự do.

      Tự do Chánh-Đạo mới là hay,

      Niệm Phật tụng Kinh mới đổi thay,

      Cúng kiến thành tâm tâm nhứt lư,

      Hiệp linh quang điển hết mê say.

            Mê say chi sự ảo huyền,

Làm cho rối loạn tâm thiền chia phe.

      Người ngoại Đạo muốn về Chánh-giáo,

      Mà sĩ-tu lại ngạo báng nhau,

            Làm sao cho hiệp một màu,

Dắt d́u thế sự buộc vào Đạo Cao.

                  Tri tính nào,

                  Định cho cao,

                  Độ đời sau.

      Đời sau biết Đạo chánh tu hành,

      Sanh chúng bỏ lần nẻo trược sanh,

      Hiệp nhứt bổn nguyên hành Chánh-Đạo,

      Thế đồ từ ấy hết đua tranh.

            Đua tranh khổ lắm đời ôi!

Nỡ nào đành bỏ thâm lôi với trần.

      Quanh năm mảng dấn thân trong rọ,

      Cùng đời rồi phải khổ với đời,

            Cuộc trần thế, sĩ-tử ôi!

Nỡ nào để vậy phận ngồi sao xong.

                  Thức tỉnh ḷng,

                  Cứu giống gịng,

                  Phận mới xong.

      Mới xong bổn tánh của người tu,

      Độ thế đem ra chốn ngục tù,

      Chí lập cho cao hành mới đúng,

      Đúng rồi độ thế trở hiền nhu.

            Hiền nhu rán nhớ lời khuyên,

Chánh tâm thành ư chơn-truyền đă phê.

      Kinh Thánh-Đức đề huề khảo cứu,

      Mối chơn-truyền đă tựu đảnh nguyên,

            Muốn mà độ thế hết phiền,

Tṛ ôi! lo liệu chơn-truyền nội dung.

                  Chớ thẳng dùn,

                  Độ thế cùng,

                  Mối tính chung.

      Tính chung tâm Đạo đă xong rồi,

      Chơn-lư cứu đời mới được ôi!

      Ôi! cảnh phồn hoa càng xúc động,

      Động ḷng Trời Phật xuống d́u đời.

            D́u đời Nguơn-Hạ về ngôi,

Truyền Kinh báu để hầu đời xem văn.

Phú:

      Xem văn thế cuộc phải rán mà tu,

      Lợi, lộc, quyền, quan đâu có đủ với bả lợi danh phù,

      Tu Chánh-Đạo đặng dắt kẻ hiền nhu là đời đang đợi đó.

Thi:

      Đợi đó chờ coi nẻo chánh đường,

      Vậy ḿnh phải học, học làm gương,

      Hành y Chơn-giáo cho nên thiện,

      Cứu thế người đi rơ bước đường.

            Bước đường qua lại quanh co,

Sĩ ôi! phải rán lần ḍ qua truông.

      Đừng than trách thân buồn với Đạo,

      Có tâm thành quả báo lần ra,

                  Thoát ái-hà,

                  Độ đời qua,

                  Mới đặng mà.

      Đặng mà Kinh Thánh báu ngàn năm,

      Thế sự sau đây nhớ kiếm tầm,

      Hỏi thử thế gian đời đă có,

      Chơn-truyền Đại-Đạo rán lần phăng.

            Lần phăng chánh-lư tầm theo,

Dầu cho khổ nhọc qua đèo mới hay.

      Cuộc trần thế châu mày với thế,

      Chán tṛ đời quan hệ lướt xông,

            Đạo là mối Chánh Đại-Đồng,

Đưa người qua khỏi lập công kịp giờ.

                  Chớ ngẩn ngơ,

                  Hỡi sĩ thơ,

                  Đạo đến giờ.

      Ngày giờ thúc hối đến bên tai,

      Đạo-đức tṛ ôi! khá trổ tài,

      Tài Đức vẹn tṛn xa cơi tạm,

      Tạm đ́nh việc thế cứu đời say.

            Đời say lăn lộn dinh hoàn,

Mảng ham danh vọng với phàm với thân.

      Măn kiếp đọa tinh thần buộc khổ,

      Cùng đời rồi không chỗ ẩn nương,

            Khuyên đời khá rơ chánh đường,

Noi theo Tứ-Thánh học gương CAO-ĐÀI.

                  Đó mới hay,

                  Nhớ những ngày,

                  Đặng tỉnh say.

      Tỉnh say cũng bởi lư ước mơ,

      Trí định lăng xăng với cuộc cờ,

      Bớ khách tu-mi nền Chánh-giáo,

      Hỡi người hướng đạo lập đồ thơ.

            Đồ thơ một bổn dạy đời,

ớ trần học tập những lời chơn ngôn.

      Đ̣ thế sự mưu khôn giả cuộc,

      Nẻo trần ai bó buộc sĩ hiền,

            Tṛ ôi bản Đạo Cao-Tiên,

Đồng chung trọn tín do nguyên ngưỡng thành.

                  Mới khỏi quanh,

                  Bước đường lành,

                  Hết khổ hành.

      Hành cho thiệt đúng kẻo đời chê,

      Đạo giáo Kinh vàng Thánh đă phê,

      Tín-ngưỡng tự-do nguyền lập thử,

      Kinh Trời hôm sớm đặng hồi quê.

            Quê nhà là cơi Tiên bang,

Có nào như ở thế gian tước quyền.

      Cảnh thế tục khổ phiền măi măi,

      Nẻo Đạo Trời hăng hái mà lo,

            Thánh-Đức đă góp ba pho,

Chơn-Kinh yên sắp khuyên tṛ hành xong.

      Sĩ quân-tử tạc ḷng chí đức,

      Bực hùng anh ra sức Bắc-Kinh,      (1)

            Cơi đời thế khổ tàn linh,

Sao không trở lại Đạo Huỳnh thoát lao.

                  Khổ lắm nào,

                  Ớ trần mau,

                  Bước Đạo vào.

      Vào nơi Đạo chánh vịnh qua voi,

      THÁNH-ĐỨC CHƠN-KINH đă trổ ṃi,

      Thế cuộc tuần huờn nghe tiếng trống,

      Trên nền Đại-Đạo thúc cây c̣i.

      Ba kỳ giáo hóa Chơn-Kinh dấu,

      Mấy lúc chuyển mê triết-lư roi,

      Quảng đại hùng anh tầm nẻo thiện,

      Thời gian Đạo đến lẹ dường thoi.

            Như thoi thập nhị ngoài niên,

Lẽ nào chẳng hiểu chơn-truyền mà đi.

      Người hướng đạo ngồi chi nữa đó?

      Kẻ sĩ-hiền phải ngó cho tường,

            Lần lần thoát cảnh diêm lương,

Độ đời học tập thí trường lướt qua.

                  Bóng đă tà,

                  Phải nhảy qua,

                  Bước chơn ra.

      Ra ngoài cảnh tục thấy huyền linh,

      Chánh Đạo từ đây phát triển minh,

      Thế cuộc tồn vong tầm Đạo chánh,

      Cơ đời hữu hoại kiếm đường lành.

      Có nào xô đẩy trong trường lụy,

      Phải biết đem thân đến cảnh thanh,

      Vận nước bèo trôi trôi sức nước,

      Hoa sen đắm bợn nhụy c̣n xanh.

            C̣n xanh c̣n phát nguồn thanh,

Đời ôi! có hiểu cao xanh là Trời.

      Một khối điển ở nơi vô ảnh,

      Tựu hào quang nhấp ánh huyền quang,

            Mỗi thời chiết xuống thế gian,

Bảo toàn vạn vật trên đàng hóa sanh.

_________________________________________________

(1) Ư như kẻ hùng-anh chí-sĩ đến kinh thành thí hội.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh