Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

(Click here for VNI version)

CHƠN-LƯ CỦA VẠN LINH SANH CHÚNG

Thi:

ĐỘNG ḷng Tiên Phật xuống phàm gian,

Đ̀NH hội Quần-Tiên mấy lối nhàn,

TIÊN bút rải gieo lời chánh lư,

TRƯỞNG thành gắn gỏi lịnh Trời ban.

 

      Chào chư sĩ-tử.

Hựu:

Nguơn-Hội măn kỳ khổ vạn linh,

Âm dương chuyển biến luật công b́nh,

Huyền vi gấm dệt đôi hàng chữ,

Đạo-pháp cơ đề một quyển Kinh.

Cứu thế khỏi nơi đời ác khí,

D́u nhân đến chốn Đạo mầu linh,

Cả kêu sanh chúng mau hồi tỉnh,

Tỉnh trí tu nhân thoát mộng huỳnh.

 

      Chư sĩ thành tâm nghe Lăo đây.

Bài:

        Mây vàng c̣n vượn Chúa Xuân,

Thiều-quang nhặt thúc băng chừng thoi đưa.

        Cây sầu cây luống trông mưa,

Vật vui khí tiết phong thừa xuân thiên.

                Xuống sơn miền,

                Giáo-Lư truyền,

                Cứu đời yên.

        Yên đời khổ năo phong cương,

Thánh Tiên ngán nỗi tang thương khốn nàn.

        Thanh nhàn đờn trỗi tiếng vang,

Trăm năm trong cuộc dinh hoàn ẩn vi.

Thi:

Ẩn vi lư Đạo có ai tường,

Cắm cúi vào ṿng vật chất ương,

Nô lệ cũng huờn thân bạc phận,

Chẳng ai biết đến chốn Thiên-Đường.

            Đường đời nguy,

            Đi cứ đi,

            Nào biết chi.

Thi vịnh ngâm nga vẹt ngút mù,

Làm cho đời tệ phải lờ tu,

Cá kia chẳng rán qua tam-cấp,

Th́ phận đọa đày biết mấy thu.

        Mấy thu đăng đẳng v́ đời,

Đời ôi! có biết cơ Trời vậy vay.

 

Đường chánh giáo thừa khai thông đạt,

Nẻo tà tây tráo chát dối nhân,

Chốn hí tràng ai rơ tuần huờn,

Nơi dị lộ lóng nghe đời ai oán.

            Oán trách nhau,

            Thấy mà đau,

            Cũng xưng hào.

Hào kiệt đời đâu biết lư chơn,

Mảng nương theo vật phải căm hờn,

Ngoài ṿng vinh nhục, là Chơn-Lư,

Trong cuộc hoàng-lương, lư chẳng chơn.

Khách tục muốn cầm cơ Tạo-Hóa,

Người phàm mong đoạt máy tuần huờn,

Than ôi! cơi tạm đời bao nả,

Quyết đặng t́m đưa giữ tánh nhơn.

      Vậy chư sĩ-tử thành tâm, Lăo nhập đề.

      Thiên-lư lưu hành, cơ-đồ vận chuyển. Con chim biết bay th́ bay, con cá biết lội th́ lội. Hạo-Nhiên-Khí nuôi sống vạn linh, âm dương chuyển đưa đường tạo-vật, sự biến thiên trong Trời Đất, thảy do nơi cơ Tạo phép công b́nh. Điều đao binh của nhơn loại, vốn ở chỗ cộng-nghiệp ác tâm sanh chúng.

      Nhà đạo-đức muốn tầm cơ siêu thoát, quyết đem bao nhiêu sanh khí nhẹ nhàng mà sửa lối cang thường, xoay cơ ác nghiệp, mong cho đời được thuần-phong mỹ-tục, mà c̣n luống cuống vào ṿng thạnh suy bĩ thới của đời. Ôi! càng lo càng thấy thăm thẳm. Nhà trí thức muốn tạo đời cải thế theo kịp lối văn minh, tô điểm nhân gian ra nơi Bồng-Đảo, rồi mượn vật chất phô bày, lấy ư hay sửa thế. Càng gây bao nhiêu, càng diệt bấy nhiêu, rồi cũng thất bại!

      Ở lư tưởng nhân sanh bao giờ cũng tầm con đường hạnh phúc, dầu Đạo hay đời. Nhưng, tầm hạnh phúc chừng nào th́ gây thêm oan nghiệt, tạo sự hơn thua, đấu tranh khốc hại, rồi ra cũng toàn thất bại.

      Ôi! Đời. Nào: học-thuật, đạo-đức, phong-hóa, kinh-tế, chánh-trị, ngày nay người ta có thế cho là văn minh tấn bộ mà vốn thật là ác quả sôi tràn. Cái biết của đời do đâu mà có? Cái sống của đời do đâu mà c̣n? Th́ người đời không quan tâm đến, lại lấy sức phàm cải thế cậy quyền lực xây đời th́ lầm lạc biết bao nhiêu! C̣n những hạng thông Kinh thuộc Sám th́ lại chán đời bằng cách “tham nhàn”, dầu cho toàn thể vạn linh sanh chúng khắp các quả địa cầu, ngày nay muốn lấy lư trí thắng đoạt với cơ Trời, th́ khác nào nấu cát thành cơm, đói ăn bánh vẽ.

      Than ôi! Trong cuộc tuần huờn mà cượng lư th́ không thế nào thoát khỏi chốn khổ sầu. Khai Đạo mà cứu đời là ở Chơn-Lư của vạn linh sanh chúng. Cái mộng của hột mọc ra cái cây, cái cây sanh ra cái bông, bông trổ trái, trái chín nuôi người, người ăn lấy hột, hột ương mọc lên cây là luật tuần huờn mà c̣n phải có âm dương khí tiết mới đặng, tức nhiên là cơ Tạo-Hóa, thế nên vạn loại đều tuân theo một luật mà tiến thủ đến cực điểm, tức là về ngôi vị. Ấy “Cái luật ở nơi Trời mà cái Đạo ở nơi người”, cũng đồng chung một Chơn-Lư.

      Vậy mà người đă đứng trong ṿng Tạo-Hóa, giữa cuộc chuyển luân th́ làm sao biết đặng cơ Trời, làm sao thắng đoạt nổi đường Thiên-Lư. Dầu có lấy tâm phàm mà t́m cơi hư linh cũng là ảo tưởng. Thiết tha thay cho cơi nhân gian, sự hưng vong, trụy loạn, thành, bại, bĩ, thới, thạnh, suy, đều phải chịu dưới quyền Tạo-vật.

      Vậy nên đứng trong Trời Đất phải cần nương theo Thiên lư lưu hành, chớ nên tự phụ. Muốn biết đường Thiên-lư, phải lấy Đạo làm đầu; trước lo tu niệm cái tâm cho thanh khiết, ǵn cái tánh cho ngay thẳng nhẹ nhàng, xử thế phải Nhơn Từ, Công B́nh, Bác Ái. Tu thân cần phải tập tánh Từ Bi, rồi mới lần hồi rơ cơ Tạo-vật. Người đời muốn thắng đoạt cơ Trời mà lấy theo lư phàm của ḿnh hiểu ấy là lầm.

      V́ lầm mới phải mang tội khi Thiên, v́ lầm mà phải thất bại mọi điều. Đời cũng tỷ lệ như bèo. Đạo hay là Thiên-lư cũng tỷ như nước. Nước chảy th́ bèo trôi, phải mé nào hay mé nấy.

      Ḱa thử xem đời Nghiêu Thuấn sao an cư lạc nghiệp, c̣n đời Kiệt Trụ sao đồ thán sanh linh? Nếu nói tại vua Nghiêu Thuấn là hiền lương, vua Kiệt Trụ là hôn quân th́ không đúng vậy. Bởi đời Thuấn Nghiêu v́ khí số nhơn dân lành thiện, nên Ơn-Trên cho Nghiêu Thuấn trị v́. C̣n đời Kiệt Trụ bởi nhơn dân ác nghiệt, khí số điêu tàn, nên phải khiến Kiệt Trụ cầm quyền đặng phạt hành kiếp số. Vậy nên Đạo-Đức mà khai hóa trễ một ngày là hại cho nhân sanh một ngày, không phải hại hiện thời mà hại mai hậu.

      Thiết nghĩ rằng: Sanh một bực vĩ-nhân chủ ư là hành sự thế gian trong một thời ngắn ngủi. Đời thay đổi, trước qua sau tới, tre tàn măng mọc, Đạo chuyển luân số kiếp đổi dời.

      Ác nhơn phải chịu khổ sầu, không hiện tại th́ tương lai, chớ trốn đâu cho khỏi lưới Trời bao quát.

      Kết luận: Người đời cần nương theo thiên-lư mà tu dưỡng nguơn-thần, lập công bồi đức, th́ mai hậu mới nên cho, bằng cậy quyền cải thế, tranh tụng lắm tṛ, th́ phải chịu dưới phép Công-B́nh phán xử.

            Ấy là “Lư-Thuyết về Vạn-Linh Sanh-Chúng” vậy...

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh