Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN THÁNH XƯA VÀ NAY

 

LÊ ANH DŨNG

10. Quan thánh với t́nh yêu nước của người Việt

“Việc thờ phượng ông Quan công, thờ Phật, việc tin tưởng vào chư tiên, chư thánh đă có sẵn từ lâu ở miền Nam...” [Sơn Nam 1971: 45]. Do đó, ảnh hưởng của Quan thánh đối với người miền Nam có lẽ khá quan trọng: “Quan Vân Trường [Quan công] hiện thân của ‘trung cang nghĩa khí’, ‘trung nghĩa thiên thu’ đă ăn sâu vào tâm lư mọi người, qua nhiều tuồng hát bội ‘hàng Hớn bất hàng Tào’, không phản bội, giữ lời thề đào viên kết nghĩa.” [Sơn Nam 1993: 100]

Quan thánh được hiểu như một biểu tượng của tinh thần trọng nhân nghĩa, trung tín, hoạn nạn có nhau, bần cùng không biến tâm, giàu sang không đổi chí, trong mọi hoàn cảnh vẫn một dạ chẳng hai ḷng... Những đức tính đó có tác dụng không nhỏ đối với những người nuôi chí lớn, muốn tụ nghĩa để trừ gian, diệt giặc, cứu khổn pḥ nguy, cứu vớt giang san giữa cơn ly loạn... Thờ Quan thánh hiểu cho sâu xa không phải chỉ là sùng bái cá nhân Quan Vũ thời Tam quốc. “Nét nổi bật là thờ Quan công để nhắc nhở việc kết nghĩa, hoạn nạn giúp nhau...” [Sơn Nam 1993: 116]

Trong miền Nam, nếu đă có trường hợp v́ địa phương không có đ́nh làng, người dân sở tại phải quyền biến, “lắm khi, tạm xem đền thờ Quan công là đ́nh làng” [Sơn Nam 1992: 47-48], cũng như vậy, khi muốn tránh sự trả thù, đàn áp của thực dân Pháp, người dân vẫn thấy không có ǵ lấn cấn, băn khoăn trong đời sống tâm linh nên sẵn sàng dựng miếu thờ liệt sĩ chống Pháp qua tấm b́nh phong là nơi thờ Quan thánh. Về hiện tượng này, Sơn Nam cho biết một thí dụ tiêu biểu, đó là “bốn vị anh hùng chống Pháp ở Cai Lậy (ông Thận, Long, Đức, Rộng) sống măi trong ḷng dân địa phương. Để thực dân không bắt bẻ, gọi chùa Ông (Quan công) nhưng bài vị bên trong ghi Tứ vị thần hồn”. [Sơn Nam 1993: 197]

Từ đó, cũng có thể suy luận thêm rằng không phải tự nhiên mà một số nhà ái quốc Việt Nam thời xưa, khi muốn quy tụ đồng bào chống Pháp, đă ít nhiều vận dụng h́nh tượng Quan thánh, muốn thỏa măn phần nào tâm lư quần chúng, nhất là giới b́nh dân, vốn không phù hợp những lư luận trừu tượng, mà thông thường vẫn có xu hướng dễ chấp nhận những h́nh ảnh cụ thể, quen thuộc.

Chí sĩ Nguyễn An Ninh (1900-1943) có thể là một thí dụ. Ông là con chí sĩ Nguyễn An Khương, cháu Nguyễn An Cư, quê ở Quán Tre, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Học ở Sài G̣n, qua Pháp du học, hai mươi mốt tuổi (1921) đậu cử nhân luật. Khoảng đầu năm 1927 lại sang Pháp lần nữa học tiếp để thi lấy tiến sĩ luật.

Ngoài nền học vấn phương Tây phong phú như vậy, ông lại “có sẵn một căn bản về triết học Đông phương vững chắc, am hiểu đạo Phật, đạo Lăo, đạo Khổng” [Sơn Nam 1992a: 159]. Và chắc rằng ông cũng hiểu tâm lư quần chúng, cho nên ngoài những cuộc diễn thuyết ở Hội Khuyến học Nam Kỳ (Sài G̣n), ngoài làm báo La Cloche fêlée (Cái chuông rè), ngoài việc viết sách Tôn giáo, Trưng nữ vương, hay dịch Dân ước (trích sách Contrat social của J. J. Rousseau), v.v... nhằm hô hào, vận động quần chúng yêu nước chống lại xiềng xích thực dân, nhà ái quốc này từng bị thực dân Pháp kết án tù v́ “tội Hội kín Nguyễn An Ninh”, chết trong ngục tù Côn Đảo -- đă t́m phương thức tạo ra cho ḿnh một sự gần gũi, đồng cảm ở đồng bào, bằng cách “thờ Quan công, tụng kinh gơ mơ; h́nh ảnh của người trí thức trở về nguồn để t́m sinh lực”. Có thể ông đă thành công trong một chừng mức nhất định, v́ lẽ “nhiều người tuy không hiểu rành chánh kiến của ông (...) nhưng vẫn mến mộ ông, xem ông như vị thánh sống”. [Sơn Nam 1992a: 161]

[Sơn Nam 1993: 205] viết: ”Nguyễn An Ninh, chiến sĩ yêu nước nhiệt thành không thể làm ngơ trước ảnh hưởng của tôn giáo, ông dùng chuông mơ, tượng Quan công trưng bày trong nhà...” (Các chi tiết về tiểu sử Nguyễn An Ninh, xem: Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Hà Nội: nxb Văn hóa, 1993, tr. 479-480.)

Một thí dụ khác là đạo Minh sư. Minh sư là một tông phái thờ Tam giáo, nhưng trọng về Lăo, sử dụng cơ bút, tu đơn (nội đơn, thiền của đạo Lăo). Khởi thủy, môn phái này quy tụ các di thần nhà Minh (Trung Quốc), xuất hiện đầu đời Thanh (cuối thế kỷ 17). Tổ thứ 12 của Minh sư là Trần Thọ Khánh, từng sang Việt Nam năm Giáp ngọ (1894), năm sau về Trung Quốc th́ tạ thế. Minh sư lúc đầu nuôi chí “phản Thanh phục Minh”, nhưng với thời gian đă biến thái đi nhiều. Khi truyền sang Việt Nam, Minh sư rất có tiếng ở Trung và Nam.

Ngoài Trung, tại Tam Quan, tỉnh B́nh Định có chí sĩ Trần Cao Vân (1866-1916), chính là một đạo sĩ Minh sư.

Ở Sài G̣n, trên đường Phạm Đăng Hưng, Đa Kao, có chùa Ngọc Hoàng, tạo tác trong hai năm 1905-1906, vị chủ chùa đầu tiên là Lưu Minh, ăn chay trường, cũng tu Minh sư. [Vương Hồng Sển 1969: 198]

Chùa của Minh sư gọi là Phật đường. Rất nhiều Phật đường của Minh sư là căn cứ mật của nghĩa quân chống Pháp. Theo Sơn Nam, vào đầu những năm 80 của thế kỷ 19, ở Trà Ngoa (giáp ranh với Cần Thơ) đạo Minh sư rất thịnh. Một ngôi chùa ở Trà Ngoa “về danh nghĩa công khai th́ thờ ông Quan đế nhưng bên trong là chùa của đạo Minh sư.” [Sơn Nam 1992a: 130]

Một số tranh thờ Quan thánh thường viết phía trên bốn chữ Trung nghĩa thiên thu. Việc kết hợp tín ngưỡng Quan thánh với t́nh yêu nước của người Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử đă qua, phải chăng là muốn mượn h́nh ảnh Quan thánh thay cho các khẩu hiệu trung nghĩa, để khỏi quá lộ liễu, vừa che mắt kẻ thù ngoại xâm, mà c̣n ngầm nhắc nhở, khuyên nhau rằng trong cùng tổ chức phải giữ ḷng trung nghĩa để mưu đồ việc lớn của nước nhà, giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại xâm.

Cũng vậy, thờ Quan thánh hồi đầu thế kỷ 20 c̣n gắn liền với đọc kinh Minh thánh. Trong kinh dạy nhiều về trung hiếu, liêm tiết (là những giá trị đạo đức cơ bản của con người đối với gia đ́nh, xă hội, nước non). Trong thời c̣n bị thuộc Pháp, khi tụng kinh Minh thánh hàng ngày để thấm nhuần những tư tưởng đó, có thể coi là một cách răn ḿnh trước mồi vinh hoa, bả phú quư mà thực dân và tay sai đem ra câu nhử.

Suy rộng như trên, có thể nghĩ rằng, trong tâm lư người Việt, Quan thánh với hoàn cảnh như thế có lẽ không c̣n là h́nh ảnh một ông tướng nhà Hán cách xa mười mấy thế kỷ; trái lại Quan thánh trở thành một biểu tượng của trung nghĩa đối với quần chúng b́nh dân giữa thời nước mất nhà tan. Phải chăng, bằng cách này, người Việt Nam mặc nhiên đă Việt Nam hóa Quan thánh?

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh