Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN THÁNH XƯA VÀ NAY

 

LÊ ANH DŨNG

9. Đền thờ Quan thánh ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc thờ Quan thánh đă có từ lâu đời, khắp từ Nam chí Bắc. Nơi thờ Ngài gọi là chùa Ông. Dân Việt cũng thờ Ngài chung với các vị phật trong nhiều chùa phật. “Trong chùa Phật, Quan công là ông Già lam, sắc mặt bớt đỏ, râu cắt ngắn (...); khách thập phương có thể vào chùa xin xăm với ông  Già lam này. Nhiều đ́nh, chùa, miễu ở Sài G̣n, Chợ Lớn và rải rác chợ quận, chợ làng, khi xem lại th́ lúc ban đầu nhằm thờ Quan công, về sau thêm chi tiết, không ai thắc mắc cho lắm.” [Sơn Nam 1993: 100-101]. Một hệ phái của Phật giáo Bửu sơn Kỳ hương ở trong Nam là đạo Tứ ân Hiếu nghĩa, cũng thờ Quan thánh Đế quân. [Sơn Nam 1971: 72]

Một số đền Quan thánh ở miền Bắc

1. Đền Ngọc sơn ở hồ Hoàn kiếm, Hà Nội, ngày xưa từng là nơi thờ Quan thánh. [Văn bia II, 1978: 68]. Ở Hà Nội c̣n nói tới đền Quan thánh, nằm ở góc đường Quan thánh và đường Thanh Niên, khu phố Ba Đ́nh; thực ra do gọi lầm Quán thánh ra Quan thánh. Quán tức là đạo quán, nơi tu hành của đạo sĩ đạo Lăo. Quán thánh nguyên xưa là là đạo quán, xây năm 1010 lúc vua Lư Thái tổ dời đô về Thăng Long. Trong quán thờ Đức Chân vũ, cũng  gọi Huyền thiên Trấn vũ, để hộ tŕ phía Bắc thành Thăng Long. Đời vua Lê Hy tông (1676-1704) tượng đức Trấn vũ được đúc bằng đồng đen, cao 3,96 mét, nặng bốn tấn. Năm 1893 tượng được đặt trên bệ đá cao 1,20 mét. Nay vẫn c̣n. Xem [Văn bia I, 1978: 53]; dẫn lại trong Lê Anh Dũng, Con đường Tam giáo Việt Nam, nxb Thành phố, 1994, tr. 54.

2. Đền Quan công ở huyện Thọ Xương, nay thuộc Hà Nội, ở bến Tây Luông, cách cửa chính đông kinh thành hai dặm. Tương truyền do quan Giao Châu Đô hộ phủ xây vào đời Đường. Sau này Chúa Trịnh cho trùng tu rộng lớn. Trước cửa đền có biển đề bốn chữ Thiên cổ Vĩ nhân. Theo Long Biên bách nhị vinh, và Thăng Long cổ tích khảo, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 549].

3. Miếu Quan đế do Bỉnh trung công thời Lê quyên tiền xây dựng, ở phường Hà Khẩu, nay là phố Nguyễn Trung Trực, Hà Nội. Lúc đầu đền và nội điện gồm ba gian liền nhau, cổng và tường bao quanh xây gạch. Năm Giáp tuất (?) các kỳ lăo trong phường đứng ra trùng tu, dời tiền điện ra ngoài để có khoảnh sân vuông ở giữa, rồi tô thêm tượng và dựng bia. Theo Phạm Lập Trai di văn tập, và Danh bút tùng thư, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 550].

4. Miếu Quan thánh ở xă Năng Tịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc thành phố Nam Định, do các thân hào của tỉnh dựng năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Năm Thành Thái thứ 3 (1891), miếu được trùng tu. Theo Nam Định địa dư chí, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 551].

5. Đền Quan đế quân ở xă Vân Trai, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, dựng năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Theo Thanh Hóa tỉnh chí, và Đồng Khánh địa dư, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 551].

6. Đền Quan thánh do thương nhân đời nhà Thanh dựng ở phố Bắc Hà, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, nay là tỉnh Hải Hưng. Năm Tự Đức thứ 32 (1879), đền đổ nát, Tuần phủ Trần Văn Chuẩn hợp cùng các quan viên trong tỉnh đứng ra trùng tu. Theo Hưng Yên tỉnh nhất thống chí, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 551].

7. Miếu Quan công do Hoa kiều dựng ở phố Minh hương, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa, sau này là huyện Phong Thổ, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Theo Hưng Hóa địa chí, và Đồng Khánh địa dư chí lược, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 548].

8. Miếu Quan đế ở thành Mục Mă, nay là xă Nước Hai, huyện Ḥa An, tỉnh Cao Bằng. Được dựng vào đời vua Lê Hy Tôn Chương, năm Vĩnh Trị thứ 3 (1678). Theo Cao Bằng thực lục, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 550].

Một số đền Quan thánh ở miền Trung

1. Đền Quan công ở cạnh chùa Thiên Mụ. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) được trùng tu, vua ban cho biển ngạch bằng đồng. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) dời đền về xă Địa Linh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc thành phố Huế. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), vua ban cho biển ngạch gỗ thếp vàng. Hàng năm các quan đến tế lễ vào tháng 2, tháng 8 âm lịch. Theo Đại Nam nhất thống chí, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 549].

2. Đền Quan công do người Minh hương dựng ở phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Năm 1825, vua Minh Mạng tuần du qua đó, ban cho ba trăm lượng bạc để trùng tu. Theo Đại Nam nhất thống chí, Quảng Nam tỉnh chí lược, và Đại Nam dư địa chí ước biên, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 548, 549].

3. Đền Quan công ở huyện Tuy Lư, tỉnh B́nh Thuận. Đại Nam nhất thống chí, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 550].

Một số đền Quan thánh ở miền Nam

1. Chùa Quan đế ở đường Lê Quang Liêm (nay là Trần Văn Kiểu), B́nh Tây, Chợ Lớn. Ông Ngô Văn Chiêu (1878-1932) chào đời trong một mái tranh phía sau chùa này. Trước khi gặp đạo Cao đài, ông Chiêu đă ăn chay kỳ, tụng kinh Minh thánh, lập trang thờ Quan thánh từ năm 1884 đến 1920. [Lê Anh Dũng 1993: 52, 62].

Có tác giả cho biết: “Nhiều đ́nh ở Nam Bộ cũng thờ Quan thánh Đế quân, hoặc ở ngay bàn thờ hội đồng ngoại đặt trong chánh điện, hoặc trong ngôi miếu con trên sân đ́nh.” [Huỳnh Ngọc Trảng 1993: 74].

“Hương án thờ Quan thánh Đế quân ở đ́nh Nam Bộ luôn có bốn chữ nho ‘Quan thánh Đế quân’ cùng các đồ tự khí hết sức trang nghiêm. Cũng có nhiều đ́nh thờ cốt tượng của ông bằng thạch cao, đất xốp hay sành sứ, hoặc bằng tranh vẽ lộng kiếng.” [Huỳnh Ngọc Trảng 1993: 75].

Chân dung Quan công là h́nh ảnh một người mặt đỏ, năm cḥm râu dài, mặc triều phục. Phía sau đứng hầu hai người: con nuôi là Quan B́nh cầm ấn Hán thọ đ́nh hầu của Quan công; tùy tướng Châu Thương cầm đao Thanh long, vũ khí lừng danh của Quan công. [Huỳnh Ngọc Trảng 1993: 75].

Vào đầu thế kỷ 20, ở miền Nam, có lẽ đă xảy ra hiện tượng thờ cúng Quan thánh quá chú trọng h́nh thức, gây tốn kém và lăng phí, cho nên trong tháng 10.1907 trên báo Lục Tỉnh tân văn có bài báo vận động đồng bào chế cải tập tục thờ cúng Quan thánh. Tác giả là Nguyễn Viên Kiều (1872-1944), bút danh Lăo Ngạc (con sấu già) và Nguơn Tiên, là người An Trường (Càng Long, Trà Vinh).

Ông Kiều hoạt động đắc lực cho Nam Kỳ Minh tân Công nghệ xă. Ông c̣n được gọi là Quan Kiều v́ giữ chức hương quan, coi về nghi thức quan hôn tang tế trong làng. Ông Kiều dù viết bài báo đó, nhưng vẫn là người rất ngưỡng mộ tiết tháo của Quan công, từng có bài thơ ca tụng như sau:

     Từ ta treo ấn kiếm chàng Trương,

     Pḥ chị t́m anh thẳng một đường.

     Dậy tiếng năm thành quân tán đởm,

     Day đao sáu tướng mạng sa trường.

     Ơn riêng cơm Ngụy ḷng mong trả,

     T́nh nặng nhà Lưu dạ tạc xương.

     Mài đẽo dễ sờn gan sắt đá,

     Trời cao đất rộng rơ cang thường.

[Sơn Nam 1971: 204, 205].

Lễ Quan thánh tại một số đ́nh ở Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định

Những chi tiết về ngày lễ ở các đ́nh, tên và địa chỉ các đ́nh tŕnh bày lại trong phần này, đều mượn trong [Huỳnh Ngọc Trảng 1993: 217-253]. Tuy nhiên, sự phân nhóm các đ́nh tùy theo tập quán tổ chức ngày lễ kỷ niệm Quan thánh, cũng như các nhận định về sự thiếu nhất quán giữa các đ́nh ấy, là ư kiến riêng của chúng tôi. (LAD)

Ngày lễ Quan thánh ở Trung Quốc là Rằm tháng 02 âm lịch, và 13 tháng 5 âm lịch. [Werner 1969: 229].

Theo Đ́nh Nam Bộ: tín ngưỡng và nghi lễ, ở Việt Nam, các hội đ́nh có thờ Quan thánh Đế quân đều tổ chức lễ vía (sinh nhật) vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch (Theo [Ngoại truyện I, 1993: 14] Quan Vũ sinh ngày 19 tháng 7 âm lịch), và lễ kỷ niệm ngày mất vào ngày 24 tháng 6 âm lịch. Thí dụ:

- Đ́nh Nghĩa ḥa (chùa Dọn bàn, chùa Ông), số 124, đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1.

- Đ́nh Nghĩa nhuận (chùa Nghĩa nhuận, chùa Quan  thánh), số 27, đường Phan Văn Khoẻ, phường 13, quận 5.

• Một số đ́nh chỉ kỷ niệm sinh nhật. Thí dụ:

- Đ́nh Lư nhơn (đ́nh Nam tiến), số 170/4, bến Vân Đồn, phường 6, quận 4.

- Đ́nh An hội (miếu Vơ), tổ 34, phường 12, quận G̣ Vấp.

• Một số đ́nh chỉ kỷ niệm ngày mất. Thí dụ:

- Đ́nh B́nh an, số 242, đường Trần Văn Kiểu, phường 3, quận 6.

- Đ́nh Ḥa thạnh, số 378, hương lộ 14, phường 19, quận Tân B́nh.

- Đ́nh Tân ḥa tây (đ́nh Ḥa tây), tổ dân phố 3, phường 20, quận Tân B́nh.

• Một số đ́nh cũng tổ chức lễ ngày 13 tháng 5 âm lịch như Trung Quốc, nhưng lại không nhất quán với nhau đây là ngày ǵ trong đời Quan Vũ. Thí dụ:

- Đ́nh Nghĩa nhuận (chùa Nghĩa nhuận, chùa Quan  thánh), số 27, đường Phan Văn Khoẻ, phường 13, quận 5. Ngày này được coi là lễ vía (sinh nhật) Quan B́nh, con nuôi Quan Vũ.

- Đ́nh Minh phụng, số 80, đường Hùng Vương, quận 11. Ngày này được coi là lễ vía (sinh nhật) Quan công.

- Đ́nh Cây sọp, ấp Cây Sọp, xă Đông Hưng Thuận,  huyện Hóc Môn. Ngày này cũng được coi là lễ vía (sinh nhật) Quan Công.

Kinh Quan đế minh thánh cho rằng ngày 13 tháng 5 âm lịch là “vía Thái tử” tức là Quan B́nh [Minh thánh knxb: 1]. Minh thánh kinh cho ngày này là “vía Quan thánh giáng trần và Thái tử” [Minh thánh 1964: 40].

• Một số đ́nh chọn thêm những ngày khác, và cách hiểu những ngày này cũng rất khác nhau. Thí dụ:

- Đ́nh Linh phước, số 852, bến Nguyễn Duy, phường 12, quận 8. Tổ chức lễ vía (sinh nhật) Quan công vào ngày 29 tháng 3 âm lịch.

- Đ́nh Đông phú (đ́nh B́nh đông Phú hội), số 60, bến Phú Định, phường 16, quận 8. Tổ chức kỷ niệm Quan Vũ nhậm chức (?) vào ngày 11 tháng 5 âm lịch.

- Đ́nh Phong phú, số 46, đường Phong Phú, phường 12, quận 8. Tổ chức lễ vía (sinh nhật) Quan công vào ngày 20 tháng 6 âm lịch.

- Đ́nh Hiệp ân, số 1293, đường Phạm Thế Hiển,  phường 5, quận 8. Tổ chức lễ vía (sinh nhật) Quan công vào ngày 10 tháng 7 âm lịch.

- Đ́nh Nghĩa nhuận (chùa Nghĩa nhuận, chùa Quan  thánh), số 27, đường Phan Văn Khoẻ, phường 13, quận 5. Tổ chức lễ vía Châu Thương, tùy tướng của Quan Vũ, vào ngày 30 tháng 10 âm lịch.

CHÚ: [Minh thánh knxb: 1] cũng cho rằng ngày 30 tháng 10 âm lịch là vía Châu Thương. Quyển kinh này c̣n ghi ngày 23 tháng 6 âm lịch là vía Linh quan, và ngày 23 tháng 11 âm lịch là vía Trương tiên (về Linh quan và Trương tiên, xem Tranh tượng Quan thánh).

[Minh thánh 1964: 40] cũng ghi như [Minh thánh knxb] nhưng không nói ǵ đến ngày 23 tháng 6 âm lịch.

[Quan đế knxb: 52] liệt kê năm ngày “bảo đản” [sinh nhật] nhưng không nói rơ là để kỷ niệm ai. Năm ngày đó là: 13 tháng 5; 24 tháng 6; 27 tháng 6; 30 tháng 10; và 23 tháng 11.

Lễ Quan thánh trong đạo Cao đài

Khác với các đ́nh, miếu trong dân gian, từ Trung Quốc qua Việt Nam, vốn thường cúng mặn (giết thịt dâng cúng), đạo Cao đài cúng Quan thánh luôn luôn là cúng chay, gồm hương, hoa, quả, rượu, trà, nước lă. Đạo Cao đài kỷ niệm Quan thánh ngày 24 tháng 6 âm lịch; thánh tịnh Ngọc điện Huỳnh hà ở xă An Khánh, Thủ Thiêm, huyện Thủ Đức, tổ chức lễ trọng thể vào ngày này.

CHÚ: Ngọc điện Huỳnh hà cất năm 1934, năm 1947 bị giặc Pháp đốt rụi. Năm 1956, một tín đồ là ông Huỳnh Văn Phuông (sau làm chánh hội trưởng) hiến nhà riêng để tái thiết thành thánh tịnh trên nền đất như hiện nay. Ngọc điện Huỳnh hà nằm trong số một trăm lẻ tám thánh tịnh (không gọi thánh thất) của Cao đài Tiên thiên. Phái này h́nh thành từ năm 1932 do một chức sắc là Ngọc chưởng pháp Nguyễn Hữu Chính. Phái này thường không dùng kinh chữ Nho (đọc theo âm Hán-Việt) khó hiểu, mà hoàn toàn dùng tiếng Việt, với thể thơ lục bát dễ hiểu, đọc nghe ngân nga truyền cảm, phù hợp tâm hồn người Việt, mà bài kinh xưng tán Quan thánh trên đây là một dẫn chứng tiêu biểu.

Khi cúng Quan thánh, có bài kinh xưng tán như sau:

          Cúi cầu Quan thánh Đế quân,

Thần oai văn vơ điển ân dồi dào.

Khắp miền âm phủ thiên tào,

Tam tài, Tam giáo phú trao quyền hành.

5. Xét soi tam giới chúng sanh,

Trừ gian khử bạo, giúp lành cứu nguy.

Vần xoay Phổ độ Tam kỳ,

Thánh ban chưởng quản chỉ huy mối giềng.

Giúp Thầy mở Đạo Nam thiên,

10. Cha lành, con thảo, vợ hiền, tôi ngay.

Minh kinh vĩnh mạng chỉ bày,

Đêm đêm d́u dắt, ngày ngày chăm nom.

Thế gian khác thể trời hôm,

Cậy vừng minh nguyệt, nhờ cḥm Đẩu tinh.

15. Tuần hoàn khảo sát U minh,

Thưởng thiện phạt ác, siêu sinh cứu nàn.

Chúng tôi bể khổ mênh mang,

Cậy Thanh long kiếm dẹp đàng mê tân.

Cúi cầu Quan thánh Đế quân,

20. Thần oai văn vơ điển ân dồi dào.

Bài kinh này cho thấy người tín đồ Cao đài chấp nhận một số những truyền thuyết về Quan thánh trong lịch sử. Thí dụ:

- Câu 2: nhắc đến Quan Vũ văn vơ song toàn. Về văn, Ngài thường đọc kinh Xuân thu, từ nhỏ đă đọc các sách của Khổng tử và Mạnh tử (kinh Minh thánh: “Ngô tố lăm Xuân thu, ấu quan Khổng, Mạnh.”); về vơ, Ngài vốn là anh hùng thời Tam quốc (xem Kỳ tích Quan Vũ).

- Câu 3-4: nhắc sự tích Ngài là Phong đô Đại đế, cai quản cơi U minh; cũng là Tam thiên môn Đại nguyên soái cai quản ba cửa trời phía đông, nam, và tây (xem Tôn thánh tôn hiệu).

- Câu 3, 4, và 5 phù hợp với kinh Minh thánh:

     Chưởng Nho, Thích, Đạo, Tam giáo chi quyền,

     Quản thiên, địa, nhân, tam tài chi bính.

     Thượng tư tam thập lục thiên, tinh thần vân hán,

     Hạ hạt thất thập nhị địa, minh lũy u phong.

     (...) Khảo sát chư phật, chư thần,

     Giám chế quần tiên, quần chức.

     (Quyền thống chưởng Tam giáo: Nho, Thích, Đạo,

     Nắm trong tay tam tài: trời, đất, người.

     Trên coi khắp ba mươi sáu cơi trời, tinh tú các sao,

     Dưới quản bảy mươi hai quả đất, u minh âm phủ.

     [...] Khảo sát chư phật, chư thần,

     Soi xét quần tiên, quần chức.)

- Câu 4, 7, và 9: nhắc đến vai tṛ mới của Quan thánh Đế quân, là Hiệp thiên Đại đế khi mở đạo Cao đài (Đại đạo Tam kỳ Phổ độ) ở Việt Nam.

- Câu  6, và 16: có lẽ nhắc đến tôn hiệu Phục ma Đại đế hay Đại thánh Phục ma Đăng khấu Cứu khổ Cứu nạn Đại thiên tôn của Quan thánh (xem Tôn thánh tôn hiệu).

- Câu 11: nhắc đến kinh Minh thánh, c̣n gọi kinh Ông, tương truyền do Quan thánh ban cho ở Trung Quốc, vào đời Thanh, với nội dung vừa thuật lại sự tích Quan thánh, vừa có mục đích khuyến thiện (khuyên mọi người làm lành lánh dữ, giữ trọn đạo làm người).

- Câu 15-16: nhắc đến sự tích sau khi Ngài ĺa trần, theo kinh Minh thánh, Ngài được Thượng đế sắc phong là Phong đô Đại đế, có nhiệm vụ giáo hóa các âm hồn cơi U minh (xem Tôn thánh tôn hiệu).

- Câu 17-18: ư nói chúng sinh sống trong biển khổ; c̣n ở bên bờ mê muội v́ vô minh (mê tân), họ cần đến oai thần của Quan thánh, dùng trí huệ làm huệ đao sắc bén như đao Thanh long (xem Kỳ tích Quan Vũ, về đoạn qua năm ải chém sáu tướng) để đoạn ĺa những ràng buộc của thân xác và lục dục.

Theo Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quấc âm tự vị, Sài G̣n: Imprimerie Rey, Curiol & Cie, 1896, tome II, mục từ Vía, tr. 551, th́: "Ăn vía: ăn mầng ngày sinh; Ngày vía: ngày sinh; Mồng chín vía Trời, mồng mười vía Đất: ngày mồng chín mồng mười tháng Giêng, thói tục hay cúng Trời cúng Đất, hiểu là ngày Trời Đất sinh." Nhưng trong việc cúng Quan thánh, tín đồ Cao đài h́nh như không phân biệt đâu là ngày sinh, ngày mất, nên vẫn quen gọi đây là “ngày vía”. Mặc dù “vía” nguyên nghĩa là ngày sinh. Cũng vậy, phần lớn các đ́nh ở miền Nam cũng quen gọi “vía sanh” (sinh nhật) và “vía tử” (ngày giỗ). [Huỳnh Ngọc Trảng 1993: 217-253]

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh