Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

GIẢI MĂ TRUYỆN TÂY DU

 

LÊ ANH DŨNG

Ngọn gió trong ḷ

Tề thiên sau khi thua trận, thiên binh áp giải về trời trị tội. Trị cách ǵ cũng không giết được. Thái thượng Lăo quân tâu cùng Thượng đế: “Hay là để thần mang nó về bỏ vào ḷ bát quái, đốt nó bằng thứ lửa văn vũ mà thần thường dùng để luyện linh đơn...” [TDK I 1982: 165, 166]

Lăo quân mang Tề thiên về cung Đâu suất, ném vào ḷ bát quái. “Nguyên ḷ này gồm tám cung của các quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Đại thánh chui ngay vào nằm dưới cung Tốn. Tốn là gió, có gió th́ không có lửa.” (...) “Thời gian thấm thoát, chẳng mấy chốc đă được bốn mươi chín ngày, đủ số ngày luyện.” [TDK I 1982: 165, 166]

Câu chuyện được kể tỉ mỉ với những chi tiết rườm rà. Đây là cả một vấn đề sinh tử đối với những người muốn học đạo trường sinh, tu theo đạo Lăo. Đoạn văn diễn tả một giai đoạn cơ bản của thực hành thiền hay luyện nội đan. Có ba chi tiết phải chú ư: (1) bốn mươi chín ngày; (2) ḷ bát quái; (3) cung Tốn.

Thất thất và cửu cửu

Tại sao Tây du bảo phải đợi đến bốn mươi chín ngày mới gọi là “đủ số ngày luyện”? Bốn mươi chín tức là thất thất (7x7). Nó ám chỉ trong quá tŕnh tu tập thiền định (đạo Lăo và Cao đài gọi là tịnh luyện), có một giai đoạn người hành giả phải giam ḿnh trong chốn tư pḥng, hoặc thiền thất, thiền đường (Cao đài c̣n gọi là tịnh thất, tịnh trường), hoặc vào chốn vắng vẻ núi non, như mấy ông đạo ở Thất sơn dựng cốc.

Theo đạo Phật, bốn mươi chín ngày cũng rất quan trọng cho linh hồn người chết. V́ sau khi hồn ĺa khỏi xác, linh hồn chưa ra trước Diêm đ́nh để các phán quan xét xử. Thời gian “tại ngoại hậu tra” (bail) dài bốn mươi chín ngày, và linh hồn được phép tạm trú ở một khu vực (cảnh giới) mà Phật giáo gọi là antarabhava, dịch là trung hữu hay trung âm, trung ấm [Soothill 1962: 10]. Đây là lúc để thân nhân cơi thế lo cầu siêu cho người quá cố, để linh hồn ấy tiêu tai giải nghiệp, ngơ hầu khi ra ṭa án âm phủ sẽ dễ dàng được cứu rỗi, được cho về cơi trên, hoặc luân hồi vào đường tốt. Lễ cầu siêu bảy lần bảy ngày, kể từ ngày chết.

Ở đạo Lăo và Cao đài giai đoạn này kéo dài, và gọi là cửu cửu (9x9) tức tám mươi mốt ngày. Cho nên khi Đường tăng về tới chùa Lôi âm, Quan âm Bồ tát cộng sổ, thấy mới có tám mươi nạn, phải... “lập kế” để Đường tăng chịu thêm một nạn chót, cho đủ... chỉ tiêu. Tây du kể: “Bồ tát xem qua quyển sổ một lượt, bèn truyền bảo: Trong đạo Phật ‘chín chín tám mươi mốt mới về nguồn’, thánh tăng đă chịu tám mươi nạn, c̣n thiếu một nạn nữa mới đủ số.” [TDK X 1988: 181]

Đi từ kinh đô Tràng An nước Đại Đường (đất phàm, con người luân hồi) đến chùa Lôi âm nước Thiên Trúc (đất phật, chân nhân giải thoát), Đường tăng phải trải qua tám mươi mốt nạn và vượt qua mười vạn tám ngàn dặm (108.000 = 9x12.000). Ư nói rằng, quá tŕnh tu luyện để siêu hoá từ phàm nên thánh phải gồm những “công đoạn” bắt buộc.

Một trăm lẻ tám ngàn dặm là bội số của 9. Cây tích trượng của Đường tăng có chín ṿng. Cây đinh ba Bát giới dùng làm vũ khí có chín răng. Xâu sọ người Sa tăng đeo ở cổ cũng gồm chín cái. Xâu chuỗi lớn của nhà sư thông thường cũng gồm một trăm lẻ tám hột [1]; hoặc có khi ngắn hơn là năm mươi bốn hột (9x6), hoặc hai mươi bảy hột (9x3) là bội số của chín, hoặc mười bốn hột (7x2) là bội số của bảy.[2]

Giới đạo sĩ dù theo trường phái nội đơn (thiền) hay ngoại đơn, đều theo quá tŕnh chín lần khổ luyện này mà thuật ngữ đạo Lăo gọi là cửu chuyển công thành, hay cửu chuyển đan thành. Cao đài cũng vậy, cửu cửu là giai đoạn thiền (hay tịnh luyện) rất cơ bản, hành giả bước vào bực sơ thiền phải qua đó mới có thể chuyển lên những bực cao hơn, cho nên kệ sơ thiền Cao đài có câu rằng:

Cửu cửu công phu chẳng chí bền,

Con đường tu luyện khó ḷng nên...

Cũng như đạo Phật, ở Cao đài hành giả không quan trọng hóa việc cầu siêu (thất thất vong: lễ bốn mươi chín ngày) v́ hành giả phải tự giải thoát cho ḿnh bằng chứng ngộ. Cầu siêu v́ thế là để cho ai c̣n trong ràng buộc luân hồi. Lễ cầu siêu của đạo Phật là thất thất, th́ ở Cao đài là cửu cửu, cứ chín ngày cầu siêu cho người chết một lần, tính từ ngày chết. Cũng với quan niệm về chín từng trời, tín đồ Cao đài tin rằng, cứ qua một lần cúng cửu, linh hồn nhẹ nghiệp hơn và thăng lên được một từng trời tương ứng.

Con số 9 c̣n là một tượng số khá phổ biến trong thiền nhà Phật.[3]

Tại sao Phật, Lăo, và Cao đài chú trọng con số 9? Và ở Tây du, tại sao Đường tăng muốn thành tựu công viên quả măn phải trải qua chín lần chín tai nạn (ám chỉ là sự khổ luyện đớn đau của hành giả), phải vượt qua chín lần mười hai ngàn dặm?

Số 9 là số thành và là số dương lớn nhất (lăo dương). Tu luyện là chuyển âm trược (phàm phu) thành dương thanh (tiên phật), mà số 9 là số thuần dương cho nên số 9 gắn liền với thiền đạo và thiền gia, đạo sĩ. Nhưng... nói như vậy th́ hơi lẹ quá, nên cũng cần thử lướt sơ qua một chút về Dịch học, để hiểu thêm cái ḷ bát quái của Lăo quân nó tṛn vuông lớn bé cỡ nào, và ḷ bát quái ấy đặt ở cung Đâu suất hay là ở một nơi nào khác nữa.

Số 5, số 9 và cung Tốn trong Dịch

Dịch là âm dương. Âm là chẵn; dương là lẻ. Lẻ loi nên gọi cơ; chẵn đôi nên gọi ngẫu.[4] Dịch chia mười con số từ 1 đến 10 làm hai loại, gồm: [a] năm số dương (1, 3, 5, 7, 9); và [b] năm số âm (2, 4, 6, 8, 10).

Số 5 theo ngũ hành có vị trí nằm ở trung ương như sau:

2
3 5 4
1

Số 5 được gọi là số sinh, v́ nó sinh ra các số khác. Trong bát quái, số 5 ứng với quẻ Tốn. Tề thiên bị hầm, bị ninh trong ḷ bát quái mà vẫn cứ sống nhăn, đó là nhờ ẩn ḿnh trốn tại cung Tốn. Tốn là cửa sinh. Đọc truyện Phong thần, hay Phong kiếm xuân thu (chuyện Tôn Tẫn, Bàng Quyên), ai cũng nhớ người xưa đánh giặc thường lập trận đồ, bày cửa tử và cửa sinh. Đối phương kéo quân vô cửa tử th́ chỉ c̣n có nước đại bại, mất mạng.

Tại sao số 5 là số thành? Trong năm số 1, 2, 3, 4, 5 bày theo ngũ hành nói trên, thử làm bốn bài toán cộng như sau:

5+1 = 6 ;                         5+2 = 7 ;                         5+3 = 8 ;                         5+4 = 9

Bốn kết quả 6, 7, 8, 9 là số thành, và 9 là số thành lớn nhất (ngụ ư viên măn, hoàn hảo). Số 9 lại là tổng số của ba số dương: 1+3+5 = 9. Cho nên chín được gọi là số lăo dương hay thuần dương. Mà dương là quân tử, chính nhân (âm là tiểu nhân, tiện  nhân). Do đó ngôi vua được gọi là cửu trùng (chín tầng, chín bệ), và Bà Huyện Thanh Quan (Trấn Bắc hành cung hoài cổ) ngậm ngùi:

Chín tầng sen rớt rơi hương ngự,

Năm lớp mây phong sắc áo chầu.

Ở Trung Quốc, đời Tấn, cha con Vương Hi Chi (321-379) và Vương Hiến Chi đều là danh gia về thư pháp, được tôn là Thảo thánh Nhị vương. Thuở nhỏ, để mài mực luyện chữ, Hiến Chi đă gánh nước đổ đầy 18 chum (2x9) lớn.[5]

Ở Hy Lạp, nhà triết học kiêm toán học Pythagore cũng khám phá ra số 9 là huyền diệu, nên bảo rằng: Chín là số hoàn hảo, và b́nh phương của ba (3x3 = 9), một tam hợp ḥa hài trọn vẹn, rất mực đề huề (Neuf est le nombre parfait en tant que carré de trois qu’est la trinité de l’harmonie complète).

Ḷ bát quái

Trở lại với cái ḷ bát quái trên cung Đâu suất của Lăo quân. Ở Á Đông có tới ba loại bát quái. Bát quái dùng để ninh, hầm Tề thiên thuộc mô-đen nào?

Trong dân gian, trước cửa nhà thường có treo tấm bùa bát quái để trừ tà ma, xua yêu quỷ. Thầy bói cũng có khi xài loại bát quái này. Nó gồm tám quẻ xếp đặt như sau (kể theo chiều kim đồng hồ): Càn, Cấn, Khảm, Chấn, Khôn, Đoài, Ly, Tốn. Bát quái này không phải loại dùng để hầm Tề Thiên.

Theo Dịch, vua Phục Hy thời thượng cổ đă nghĩ ra sơ đồ Tiên thiên bát quái hay Tiên thiên cơ ngẫu. Tiên thiên tức là lúc vừa có trời đất, vũ trụ mới h́nh thành. Sơ đồ của Phục Hy gồm vị trí tám quẻ như sau:

- đi ngược chiều kim đồng hồ (tức là theo chiều dương) Càn, Đoài, Ly, Chấn;

- đi xuôi chiều kim đồng hồ (tức là chiều âm) Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.

Theo sơ đồ Tiên thiên bát quái, con người nguyên thủy c̣n thuần lương, tâm người tâm phật như nhau. Phục Hy biểu tượng bằng quẻ Càn (dương) ở trên, quẻ Khôn (âm) ở dưới. Âm dương chính vị, ḥa hài.

Ḷ bát quái của Lăo quân không đúc theo mô-đen của Phục Hy. Ngô Thừa Ân kể rằng: “Nguyên ḷ này gồm tám cung của các quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.” [TDK I 1982: 165]

Té ra ḷ bát quái của Lăo quân đúc theo Hậu thiên bát quái hay Hậu thiên cơ ngẫu, là mô-đen của Văn vương. Hậu thiên là lúc trời đất, con người, vũ trụ đă không c̣n đúng tiêu chuẩn chất lượng của thời nguyên sơ khởi thủy. Con người gần quỷ ma, xa tiên phật. Tâm người tâm phật đôi nẻo đôi nơi, hai phương trời cách biệt! Theo sơ đồ của Văn vương, các quẻ xếp theo chiều âm (xuôi chiều kim đồng hồ), con người có xu hướng biến chất hơn là thăng hoa.

Sơ đồ này cho thấy hai quẻ Càn (dương) và Khôn (âm) nằm lệch một bên, không chính vị. Bên dưới là quẻ Khảm (nước, thủy, âm) và trên là quẻ Ly (lửa, hỏa, dương). Kinh Dịch, quẻ chót (quẻ 64) lấy Ly trên hiệp Khảm dưới thành ra quẻ Hỏa thủy Vị tế. Vị tế là chưa xong. Kết thúc kinh Dịch, làm thành quẻ chót, tại sao lại bày ra chuyện dở dang?

Cuối bộ Tây du, Đường tăng đem kinh về Trường An, kinh bị rớt xuống sông Thông Thiên; lúc phơi kinh ai dè lại bị mất hết mấy trang chót [TDK X 1988: 189], th́ lại vẫn là chuyện dở dang!

Mà con người cũng là một dang dở đó thôi. Đă đành làm kiếp người th́ cao trổi hơn vật thú, nhưng người chưa bằng phật tiên. Trên nấc thang Chân-thiện-mỹ, giá trị con người mới ở nửa vời. Nếu tiến hóa thêm, con người sẽ hoàn thiện là hiền thánh, là tiên phật, là chân nhân. C̣n nếu thoái hóa, người tuy bề ngoài mang h́nh hài thân xác con người xinh đẹp, sang trọng, nhưng bên trong th́ tâm hồn đă rữa nát, ngang loài cầm thú. Ông Darwin chắc cũng đành lắc đầu than thở: Cốt khỉ hoàn cốt khỉ!

Phép tu đạo Lăo khi xưa và Cao đài ngày nay chính là biến Hậu thiên bát quái trở lại nguyên vị Tiên thiên bát quái, đưa con người hư hao trở lại con người Nhân bản mà cuộc đời tôn xưng là Phật, Chúa, Tiên, Thánh, Thần. Biến cải Hậu thiên ra Tiên thiên, trong đạo Lăo và Cao đài gọi là chiết Khảm điền Ly; tức là tách hào hai dương ở quẻ Khảm bên dưới sơ đồ Hậu thiên mà đưa vào quẻ Ly ở bên trên, đưa hào hai âm ở quẻ Ly xuống cho quẻ Khảm, th́ Khảm-Ly (Hậu thiên) đổi lại Khôn-Càn (Tiên thiên), âm dương trở lại chính vị. Cao đài gọi đây là con đường phản bổn hoàn nguyên. Lăo giáo gọi là phục kỳ bản, phản kỳ chân.

Đạo đức Thiên tôn (Lăo tử) cầm Bát quái hậu thiên (thế kỷ XIX)

Ḷ bát quái đặt ở đâu?

Ḷ bát quái trong Tây du như vậy là một ẩn ngữ, nói lên sự tu luyện của con người. Ḷ đặt ở đâu? Tại cung Đâu suất chăng? Không phải thế! Ḷ bát quái ấy nằm trong thân xác con người, đặt ở chỗ mà đạo gia gọi là Đơn điền, là Phương thốn [xem bài Trăng sao cửa động đá đầu non]. Bức h́nh Tẩy tâm thối tàng đồ của đạo Lăo kèm theo đây cho thấy vị trí ḷ bát quái trong thân hành giả luyện nội đan.

Tẩy tâm thối tàng đồ, mượn trong [Max Kaltenmark 1965: 161]

Lửa nào đốt ḷ bát quái?

Lửa để đốt ḷ bát quái, theo Tây du kư, là “thứ lửa văn lửa vũ”. Văn là chi, vũ (vơ) là chi? Thuật ngữ này có thể hiểu  theo hai nghĩa.

Hiểu cạn, văn ám chỉ kinh điển; phải học kinh, tŕ chú để trợ lực; vũ (vơ) ám chỉ phép hành công tọa thiền, và kèm một số môn ngoại công phu (physical exercises) để hộ trợ như Bát đoạn cẩm (tám bài luyện tập), Thập nhị cẩm đoạn (mười hai bài luyện tập), v.v... Cho nên người tu thiền cũng cần văn ôn vơ luyện, phải văn vơ song toàn.

Hiểu sâu xa hơn, lửa văn lửa vũ ám chỉ việc thực hành công phu thiền định của hành giả, gọi đích danh là luyện hỏa hầu. Thiền Lăo và thiền Cao đài có bốn giờ công phu là thời Tư, Ngọ, Mẹo, Dậu, trong đó hai thời Tư Ngọ là để luyện hỏa hầu. Tổ sư Hi di Trần Đoàn bảo: “Hỏa hầu là công phu giờ Tư và giờ Ngọ, hai thời ấy luyện tập và tŕ thủ không kể đêm ngày.” [Tư Ngọ công phu thị hỏa hầu, lưỡng thời hoạt thủ vô hôn trú.]

Nếu hiểu lửa ở đây là lửa trong nội thân, để luyện “hỏa hầu” th́ hành giả có lúc vận công nhu nhuyễn, giống như đốt lửa riu riu, đó là dùng lửa văn; hoặc có lúc vận công tích cực hơn, giống như đốt lửa cho ngọn hừng lên, đó là dùng lửa vũ (vơ). Giống như bà nội trợ giỏi khéo nấu cơm, hành giả cũng phải tùy lúc mà nổi lửa cho đúng cách.

Theo [Đái Nguyên Trường 1970: 68], mục từ “văn vũ hỏa hầu” viết: “Hỏa hầu như nấu cơm, lúc mới đốt th́ nước nguội, gạo sống, vậy ắt phải dùng lửa vũ mănh liệt cho cơm mau chín. Nếu lửa khi chậm khi mau không đều đặn, khi đốt khi ngưng th́ cơm ấy sống sượng không đều, vị lại không ngon. Nếu đă dùng lửa lớn (vũ) nấu qua th́ hăy dùng lửa văn nấu chậm. Khi cơm chín tức th́ tắt lửa. Nếu như vẫn dùng lửa lớn như cũ ắt phải lo sợ rằng thừa hơi nóng, bốc thẳng lên nắp nồi và cháy khét sinh vị đắng. Luyện đan th́ vận dụng lửa văn lửa vũ cũng y như vậy. Như khi luyện tinh một trăm ngày tiểu chu thiên th́ nên dùng lửa vũ; khi luyện khí mười tháng đại chu thiên th́ nên dùng lửa văn. Nhưng nấu cơm là chất liệu hữu h́nh cho nên thời gian ít và dễ dàng, c̣n tu luyện kim đơn là thứ vô h́nh vô chất, nếu hỏa hầu không phù hợp th́ khó thành công. Cho nên phải cầu minh sư dạy bảo, không để một chút xíu sai biệt nào cả. Kinh dạy luyện đơn không bao giờ nói sai vậy.” [6]

Tốn là gió

Bị nấu liên tục bốn mươi chín ngày trong ḷ bát quái, nhờ Tề thiên núp vào cung Tốn nên an toàn tánh mạng. Tốn là gió. Điều này ám chỉ hành giả khởi công phu phải dựa vào hơi thở. Điều thân (tư thế thích hợp khi ngồi thiền), điều tức (hô hấp để hơi thở một vô một ra cho đúng cách), điều tâm (giữ cho tâm an định, không bị phóng tán như ngựa khỉ lăng xăng), đấy chính là ba “công đoạn” cơ bản của thiền gia hay hành giả.

Đạo Lăo và Cao đài cho rằng Tam bảo gồm có Tinh, Khí, Thần. Khí theo nghĩa hẹp có thể hiểu tạm là hơi thở. Ở sinh mạng, khí là sự sống; hơi thở dứt đi, mạng sống đoạn ĺa. Ở tu thiền (tịnh luyện), người ngồi thiền (hành giả) phải để tâm, ư vào hơi thở luân lưu nhằm cột lại cái tâm viên ư mă [xem bài Trăng sao cửa động đá đầu non].

V́ Khí với người tu quan trọng như thế, nên cũng đừng lấy làm lạ khi bước vô bửu điện của một thánh thất Cao đài bất kỳ, đối diện với Thiên nhăn là bàn thờ Hộ pháp, thấy nơi ấy chỉ tượng trưng bằng một chữ Khí (chữ Nho viết thảo).

Chữ Khí, thư pháp Lê Anh Minh

Tóm gọn lại, câu chuyện nấu Tề thiên trong ḷ bát quái là  ẩn ư ǵ?

1. Tề thiên là cái lư trí phàm phu phân biện (nhị nguyên). Lăo quân đ̣i “giết” Tề thiên trong ḷ bát quái tức là dùng công phu thiền pháp để diệt cái tâm điên đảo (phàm tâm tử, đạo tâm sanh); lấy hơi thở (điều tức) để kềm lại, cột lại cái tâm viên ư mă ưa lăng xăng xạo xự.

2. Tề thiên nhờ núp ở cung Tốn bốn mươi chín ngày nên không chết, v́ ở cung Tốn “có gió mà không có lửa”. Bốn mươi chín ngày chưa phải là trọn vẹn quy tŕnh hành pháp của thiền gia (Đường tăng c̣n phải lặn lội cho tới một trăm lẻ tám ngàn dặm mà!). “Có gió” tức là mới ở khởi đầu, dùng hơi thở (điều tức) để kềm tâm định ư... nhưng tâm ư vẫn c̣n có thể bay nhảy nếu quên chú ư vào một hơi thở vô, một hơi thở ra. “Không có lửa” tức là chưa đến giai đoạn cực kỳ quan trọng hiểm nghèo: luyện hỏa hầu. [Yoga gọi là luồng hỏa xà (kundalini), tượng h́nh con rắn lửa. Luyện thành công th́ thông suốt hai mạch Nhâm, Đốc; c̣n luyện hỏng th́... “tiêu”, mà truyện chưởng Kim Dung và phim chưởng Hong Kong gọi tên là “tẩu hỏa nhập ma” (lửa chạy đường tà).]

3. Ḷ bát quái nấu kim đơn của Lăo quân chính là ḷ lửa luyện nên vàng mười; thân phàm phu huyết nhục qua trui luyện thành công sẽ trở nên kim thân bất hoại. Mỗi con người đều sẵn có trong cơ thể một ḷ bát quái. Đường tăng là người đă chụm lửa đốt ḷ bát quái, mang ḷ ấy để đi ngược ḍng đời thế tục, t́m về cơi phật, thành phật thành tiên.

Vậy th́ tất cả những ǵ linh thiêng, mầu nhiệm đều không ở đâu xa. Máy Tạo hóa huyền vi đă tàng ẩn trong chính mảnh thân nhỏ bé của mỗi con người. Quả thực, truyện Tây du được kể bằng lối nói úp úp mở mở, nhưng lắng ḷng thật kỹ th́ nghe như đâu đó có Ngô Thừa Ân cất lên lời tha thiết rằng: Con người ơi, anh chính là một huyền nhiệm!

 

CHÚ THÍCH

[1] [Soothill 1962: 438] giải thích hai chữ “sổ châu” như sau: “A rosary; to tell beads, which consists of various numbers, generally 108.”

[2] [Từ hải 1948: 607] viết: “sổ châu giả, yếu đương tu măn nhất bách bát khỏa, như kỳ nan đắc, hoặc ngũ thập tứ khỏa, hoặc nhị thập thất, hoặc thập tứ khỏa, diệc giai đắc dụng.” (Chuỗi hạt nên đủ một trăm lẻ tám hột, nếu khó được như thế, th́ hoặc năm mươi bốn hột, hoặc hai mươi bảy hột, hoặc mười bốn hột, đều có thể dùng được.) Lê Anh Minh dịch.

[3] Theo [Đoàn Trung C̣n 1963: 357-365], từ thuật ngữ cửu bộ kinh cho đến cửu trụ tâm, tổng cộng là hai mươi hai mục từ về số 9; trong đó liên quan đến thiền th́ có: cửu thiền, cửu thứ đệ định, cửu trụ tâm.

Theo [Soothill 1962: 15-20], từ thuật ngữ cửu, rồi cửu thượng duyên hoặc, cho tới cửu trai nhật, tổng cộng có đến sáu mươi bảy mục từ về số 9; trong đó liên quan đến thiền th́ có: cửu trụ tâm, cửu tâm luân, cửu tưởng quán, cửu thứ đệ định, cửu chủng đại thiền.

[4] V́ ngẫu là cặp, nên trai gái cưới nhau, được chúc lành nên duyên giai ngẫu. Giai ngẫu là tốt đôi. Trước kia, danh từ luật pháp Việt Nam gọi chồng hoặc vợ là phối ngẫu (spouse), tức là một người kết cặp với người khác (phối hợp, phối kết) cho đủ  một đôi (ngẫu).

[5] Lê Anh Minh, “Tản mạn về thư pháp”, tuần san ... thứ Bảy, số 421, ngày 06-3-1999, tr. 30.

[6] Nguyên văn: “Hỏa hầu như chử phạn, sơ khởi hỏa thời thủy lănh, mễ sinh, tất dụng mănh liệt chi vũ hỏa, sử kỳ tốc thục. Nhược hoăn cấp bất điều, thời thiêu thời hiết, tắc sở chử chi phạn, sinh ngạnh bất quân, vị diệc bất mỹ. Nhược dĩ dụng mănh hỏa chử qua, tắc nghi dụng văn hỏa hoăn chử, thục tức chỉ hỏa. Như nhưng dụng mănh hỏa, tắc hữu đĩnh cái phún dật chi ngu, cập thiêu tiêu vị khổ chi hoạn. Luyện đan văn vũ hỏa hầu chi vận dụng diệc nhiên. Như bách nhật tiểu chu thiên luyện tinh thời nghi dụng vũ hỏa; thập nguyệt đại chu thiên luyện khí  thời nghi dụng văn hỏa. Đản phạn thị phanh chử kỳ hữu h́nh chi chất, cố thời đoản nhi dị, năi vô h́nh vô chất chi vật, nhược hỏa hầu bất đắc kỳ nghi, hăn hữu thành công giả. Cố tất cầu minh sư chỉ điểm, bất dung hào phát chi sai thù, đơn kinh phi hư ngôn giả.” (Lê Anh Minh phiên âm và dịch nghĩa)

LÊ ANH DŨNG

(30-9-1991-03-01-1995)

HẾT

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh