Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

GƯƠNG HẠNH TU CỦA ĐỨC NGÔ MINH CHIÊU

NGỌC-DIÊU

Hằng năm, dù ban tổ chức không làm thơ mời, nhưng cứ đến ngày 13-03 Âm-lịch chư đạo hữu các nơi từ Ṭa Thánh, Giáo Hội, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh, các đàn Chiếu Minh, các đoàn thể Tôn giáo bạn và đông đảo bá tánh thập phương tự động tề tựu về nơi Tổ Đ́nh Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi ở Cần Thơ để đảnh lễ và tưởng niệm công đức Ngài Ngô Minh Chiêu, nhơn kỷ niệm ngày qui Tiên 13-3 Nhâm Thân, tức 18-4-1932. Nơi nào xa xôi không về được th́ cũng thiết lễ cúng kỷ niệm Ngài tại địa phương Đạo ḿnh.

Đức Ngô Minh Chiêu là ai ? mà được đông đảo đạo hữu khắp nơi ngưỡng mộ như vậy ? Để t́m hiểu chúng tôi kính mời quí độc giả theo dơi 3 tiết mục sau :

A.Gia thế và sự nghiệp đời của Đức Ngô.

B. Ngộ Đạo và vai tṛ của Ngài trong Đạo Cao Đài.

C. Tánh đức của Ngài khi c̣n sanh tiền .

A) Gia thế và sự nghiệp đời của Đức Ngô:

Theo quyển lịch sử "Phần Vô Vi" của Đạo Huynh Đồng Tân th́ Ngài là cháu nội gia đ́nh viên quan Thị Lang họ Ngô của triều đ́nh Huế, có lẽ do những cuộc chạy loạn mà đă thiên di vào Nam. Lúc bấy giờ gia đ́nh rất sa sút. Người con trai duy nhứt của quan Thị Lang là ông Ngô Văn Xuân đă kết hôn với bà Lâm thị Quư, người quận B́nh Tây, tỉnh Chợlớn.

Đến ngày 7 tháng Giêng năm Mậu Dần (là ngày thứ Sáu 8/2/1878), người con trai đầu ḷng và cũng độc nhất của hai ông bà được mệnh danh là Ngô Văn Chiêu đă ra đời tại quê mẹ ở B́nh Tây Chợlớn, trong một căn nhà lá nhỏ bé, phía sau của ngôi chùa Quan Thánh, chung quanh toàn là những mương rạch. Lúc Ngài lên 7 tuổi, gia đ́nh túng quẩn quá, nên song thân đă phải gởi Ngài cho người em gái ở Mỹ Tho có chồng người Hoa,để ra Hà Nội tiếp tục việc sinh kế.

Lúc nhỏ ở sau chùa Quan Thánh, lại sống chung với ông dượng thờ Đức Quan Thánh, nên lúc đó dù hẳn c̣n bé thơ nhưng Ngài vẫn biết ăn chay mỗi tháng 2 ngày, biết cách thờ phượng và đọc kinh Minh Thánh. Đấy là loại kinh xưng tụng công hạnh của một vị Thánh để làm mẫu mực cho những ai muốn có một đức độ siêu phàm noi theo.

Vốn sẵn có thiên tư phú bẩm nên Ngài học rất giỏi, lại có tài thi họa, vẽ truyền thần rất sống động, sau ít năm học ở trường Trung học Mỹ Tho (Collège de Mỹ Tho),Ngài được chuyển lên trường Chasseloup Laubat, th́ đậu bằng dipleime d ' Etudes Primaires Superieures. Sau đó được bổ đi làm:

- Thư kư ở Sở Tân Đáo ngày 23-3-1899. ít năm sau đổi về

- Làm việc tại Súy Phủ Saigon, rồi làm

- Thư kư Ṭa Bố Tân An, đến

- 1917 đậu Tri Huyện Sàig̣n, nhưng v́ để tiện việc phụng dưỡng mẹ già nên Ngài đă xin ở lại Tân An và làm Quận Trưởng Tân An. Nhưng sau v́ buồn mẹ mất và không muốn liên can đến việc làm bất chánh của một số đồng liêu,nên đă làm đơn xin đổi ra Hà Tiên.

- Làm Quận Trưởng Hà Tiên ,01-03-1920 .

- Làm Quận Trưởng Phú Quốc, 26-10-1920 .

- 30-7-1924 được đổi về Sàig̣n làm pḥng II tại Soái Phủ Sàig̣n,sau đó lên chức :

- Tri Phủ làm việc ở Dinh Thượng Thơ Sàig̣n cho đến khi liễu.

Con đường quan lộ của Ngài tương đối ít bị trở ngại. Thăng quan tiến chức đều đặn,đi đến đâu cũng được quan yêu dân chuộng duy chỉ có những người làm việc bất chính mới ghét, v́ sợ tính cương trực của Ngài. Đây là bài thơ của quí đồng nghiệp tiển Ngài trước khi lên đường ra trấn nhậm quận Hà Tiên.


Nhóm bạn vàng đủ mặt hiền lương,
Dưng lời chúc đưa người phước đức;
Từ thi đỗ,ông lên quan chức,
So tánh thường, người ở trung dung.
Tổng làng cám kỉnh khôn cùng !
Há phải quan yêu th́ bạn ghét ?
Dân chúng kính thương chi xiết !
Thiệt là gần mến lại xa trông.
Tánh thanh liêm giữ mực chí công,
Ḷng trung hậu vẹn câu chữ tín.
......................................
Nay chỉ sai thuyên nhậm Hà Tiên,
........................................
Mới biết người lành Trời trả phúc,
Đă thêm lương lại đặng thêm quyền,
Cho hay ḷng tốt dễ tầm Tiên.
..........................................
Gặp đêm thanh thưởng nguyệt giải phiền,
Soài riêng ấy, Phật thủ nầy, phụ với b́nh trà bạch cúc.
Cảnh Tiên người chẳng tục,
Say vui sơn thủy khúc t́nh trần.
Ḷng chánh ứng như thần,
Khuyên dạy hiền lương nuôi kẻ khó.
......................................
Tiệc tiển hành các bạn nhóm nơi đây.
...............................................
Lời quê mùa tỏ dạ mặn nồng,
Thơ bực chót xin dưng năm vận.

Thật đúng như vậy, nhân cách Ngài rất xứng đáng với các lời khen tặng trên. Khi làm quan Ngài rất liêm chính, thương dân như con, lúc nào cũng hết ḷng bênh vực người cô thế, giúp đỡ dân nghèo. Mọi vấn đề kiện cáo đều được giải quyết trên căn bản t́nh lư phân minh, tuy nhiên Ngài cũng dạy dân chúng nên " dĩ ḥa vi quư "đừng ham hơn thua tranh chấp nhau từng chút việc nhỏ nhen. Lúc ở Phú Quốc Ngài đối xử với tù nhân chánh trị quá dễ dăi, đến nỗi chính quyền Pháp nghi kỳ và thuyên chuyển Ngài về Sàig̣n.

Đối với gia đ́nh, Đức Ngô là một người con rất mực chí hiếu. Cách phụng dưỡng cha mẹ của Ngài thật đúng câu "sớm thăm tối viếng mới đành dạ con". Bao nhiêu lần cầu Tiên xin thuốc chữa bịnh cho mẹ ! .

Đối với vợ con Ngài cũng rất tṛn bổn phận làm cha làm chồng, dùng nhân cách đạo đức mà Ngài đă chịu ảnh hưởng nơi Đức Quan Thánh để làm mẫu mực dạy dỗ con cái. Ngài tất cả 9 người con, hai người con gái đầu mất sau khi sinh vài năm,c̣n lại 7 người,trong đó có 2 người đă theo Ngài thọ Pháp tu đến liễu ; đó là hiền tỷ Ngô Thị Nguyệt và hiền huynh Ngô Khai Minh.

Khi làm việc dù có đổi đi đâu, xa xôi thế nào Ngài cũng đều đặn gởi tiền về cho gia đ́nh vợ con đầy đủ, lương tháng được chia làm 3 : phân nửa để chi dụng cho cá nhân và cho người nghèo, phân nửa cho gia đ́nh.

Về mặt nhân đạo dù đa đoan bao công việc, Ngài cũng chu tất toàn vẹn,về mặt Thiên Đạo, dù chưa chính thức được gặp chân sư, nhưng lúc nào Ngài cũng tỏ ḷng hiếu kỉnh ngưỡng mộ Thiêng Liêng. Dù đổi đến quận nào hay nghe đâu có đàn cầu Tiên là Ngài đến nơi để tham dự học hỏi, hoặc để cầu xin Ơn Trên giúp đỡ cho đồng bào trong việc thuốc men chữa bịnh.

B) Ngộ Đạo và vai tṛ của Ngài trong Đạo Cao Đài.

Nhờ vậy, mà Thượng Đế đă t́m đến với người môn đệ mà Ngài đă chọn một cách rất là dễ dàng và môn đệ cũng t́m được chân sư một cách mau chóng. Sau nhiều lần giáng cơ chỉ thuốc hoặc khuyên Đức Ngô tu hành,nhưng Thượng Đế không xưng danh, đợi đến lúc Đức Ngô sắp đổi đi Hà Tiên, Ngài mới xưng danh lần đầu tiên, nhưng chỉ có 4 chữ "CAO ĐÀI TIÊN ÔNG" thôi. Phải chăng đă đến lúc Ngài muốn thu nhận đệ tử, nên đă chuyển tâm Đức Ngô xin đổi đến nơi cảnh Trời nước mênh mông, núi non tịch mịch, thích hợp với sự trầm tư học đạo, tịnh luyện công phu cho người đệ tử lúc sơ cơ. Ra đến Hà Tiên,Thượng Đế vẫn tiếp tục d́u dẫn Đức Ngô trong mọi sinh hoạt hằng ngày, nhưng vẫn chưa nói đến việc dạy Đạo và học Đạo.

Sau đó Ngài lại khiến Đức Ngô làm đơn đổi sang đảo Phú Quốc (ngày 20/10/1920). Nơi đây Đức Ngô mới chính thức được Thượng Đế thu nhận làm đệ tử, dạy phải ăn chay 10 ngày một tháng, ngưng tụng kinh Minh Thánh và dạy phải gọi Ngài bằng Thầy.

Đến mùng 1 Tết Tân Dậu (8/2/1921) Đức Ngô được lịnh dạy phải trường chay 3 năm, kể từ ngày hôm nay.

Đến hạ tuần tháng 3 Tân Dậu, để chỉ về cách thờ phượng, Thượng Đế đă cho Đức Ngô trông thấy Thiên Nhăn sống thực 2 lần liên tiếp tại Dương Đông, Phú Quốc. Và Ngài cũng cho biết danh hiệu đầy đủ của Ngài trong lần giáng thế nầy là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát".

Sau đó, Đức Ngô bắt đầu được Thượng Đế mặc truyền bí pháp Cao Đài để luyện Đạo và đắc Đạo ngay tại thế.

Như vậy ta có thể hiểu rằng : Đức Cao Đài đă xuất hiện từ đầu năm Canh Thân (1920).Tại Tân An và hiển hiện rơ rệt vào đầu năm Tân Dậu (1921) để dạy Đạo lần đầu tiên tại nước Việt Nam, nhưng chỉ một ḿnh Đức Ngô Minh Chiêu là người duy nhứt lănh hội hoàn toàn từ Thánh Nhăn để thờ, đến danh hiệu đầy đủ của Ngài, cũng như Bí Pháp Cao Đài.....Đức Cao Đài không độ nhiều người cùng 1 lúc mà chỉ một ḿnh Đức Ngô, đủ biết địa vị của Đức Ngô trong Đạo Cao Đài, không thể so sánh với một ai khác được.

Ngược lại, Đức Ngô cũng là một môn đệ rất xứng đáng với ḷng kỳ vọng của Thượng Đế qua lời đại nguyện sau đây : "Nếu Đức Cao Đài độ cho tôi thành Đạo th́ tôi sẽ lo độ lại chúng sanh tùy theo phước đức của mỗi người".

Hơn nữa,trong việc tu hành luyện Đạo, Đức Ngô rất cần mẫn, nghiêm túc, nên sau 3 năm đă được Đức Cao Đài khen :"Tu kỹ, Đạo phát, lắm công phu " và cho bài thi sau :

"Ba năm lao khổ độ nhứt nhơn,

Mắt Thầy xem rơ ḷng dạ chắc;

Thương v́ con trẻ hăy c̣n thơ,

Gắng chí tầm phương biết đạo mầu".

Và để thưởng công, Đức Cao Đài hứa sẽ ban cho đệ tử một đặc ân, tùy ư đệ tử chọn. Lúc đó Đức Ngô mới bạch rằng : "Bạch Thầy, nghe rằng cảnh Bồng Lai xinh đẹp vô cùng, Thầy có thể nào cho đệ tử thấy cảnh ấy không ?" Cơ gơ 1 cái mạnh, coi như đồng ư.

Ít lâu sau nhằm một buổi chiều cuối tháng Giêng Giáp Tư (1924),Đức Ngô ra hứng mát ngoài mé biển, ngồi trên ḥn đá ngoài dinh Cậu ngó mong ra biển, thấy biệt mù Trời nước, sóng dợn ba đào. Bỗng nhiên nơi chỗ bầu trời và mặt nước giáp nhau, hiện ra một cảnh thật là xinh đẹp, chưa từng thấy ở thế gian, cảnh nầy vừa khuất lại hiên ra cảnh khác, cảnh khác.... chót hết là cảnh Thiên Nhăn thẳng xống một hàng có Nhựt Nguyệt Tinh rất sống động và sáng chói hào quang. Ngài ngồi coi mê mẩn khoảng chừng 15 phút các cảnh ấy lu dần rồi biến mất.

Tâm thanh tịnh giải thoát của Đức Ngô đă thể hiện rơ nét trong cuộc sống hằng ngày, ngay cả việc chọn đặc ân mà Thượng Đế hứa ban cho cũng rất là thanh thoát, thay v́ xin châu báu ngọc ngà cho gia đ́nh thê nhi sung sướng như bao nhiêu người thế gian thường làm, Đức Ngô chỉ xin được thấy cảnh Bồng Lai thôi, và Đức Thượng Đế cũng rất hài ḷng về người môn đệ của ḿnh nên đă phê :

"Ba năm lao khổ độ nhứt nhơn,

Mắt Thầy xem rơ ḷng dạ chắc".

Sau 3 năm làm việc tại đảo Phú Quốc, Đức Ngô được lệnh thuyên chuyển về Sàig̣n ngày 30/7/1924, về Sàig̣n Ngài vẫn không chung sống với gia đ́nh, ở một ḿnh trong 1 căn phố mướn với 1 người giúp việc để tiếp tục tịnh luyện công phu, lương tháng vẫn chia đều cho vợ con.

Qua sự vận chuyển của Đức Cao Đài, quí Ngài như: Quan Phủ Vương quang Kỳ, Đoàn văn Bản, Nguyễn hoài Sang, Vơ văn Sang, Nguyễn hữu Đắc, Lê văn Trung và nhóm quí Ngài Cao quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Cao hoài Sang, Nguyễn trung Hậu, Trương hữu Đức...... (nhóm nầy biết chơi xây bàn cầu Tiên, từ tháng 6 Ất Sửu (1925), đến Hạ tuần tháng chạp Ất Sửu được sắc lịnh của Đức Cao Đài Thượng Đế, dạy đi t́m Đức Ngô Minh Chiêu để hỏi cách thờ phượng và lo mở Đạo, Ngài lại c̣n dạy rằng, mỗi mỗi phải do Chiêu là Anh cả).

Chư quí vị lần lượt t́m đến gặp Đức Ngô để Ngài hướng dẫn về cách thiết lập Thiên Bàn, tạo Thánh Nhăn để thờ Đại Từ Phụ, cũng như hướng dẫn về các nghi thức lập đàn cơ, sử dụng Đại Ngọc Cơ như hiện giờ vẫn dùng....

Sau đó đến 30 tháng chạp Ất Sửu, tuân lệnh Đại Từ Phụ, Đức Ngô cùng chư quí vị kể trên luân phiên đến từng nhà nhau để chúc mừng năm mới, đồng thời lập đàn cơ, Đức Thượng Đế đă tùy hoàn cảnh và tính t́nh mà ban cho mỗi người một vé thi kỷ niệm ngày gặp gỡ nhau trong nhóm môn đệ đầu tiên của Ngài.

Cũng trong đêm đó, khi trở về nhà Ngài Lê văn Trung. Tái cầu để Đức Thượng Đế giáng dạy rằng :

"Chư đệ tử nghe !

"CHIÊU buổi trước hứa lời truyền Đạo, cứu vớt chúng sanh. Nay phải y lời mà làm chủ, d́u dắt cả môn đệ Ta vào đường đạo đức,đến buổi chúng nó lập thành, chẳng nên thối trúc. Phải thay mặt cho Ta mà dạy dỗ chúng nó.

(Đức Ngô bạch : phải đến năm 1933, th́ Đạo mới thành ?. Cơ gơ phải ).

...................................................................................".

Trong công việc phổ truyền mối Đạo, Đức Ngô không thối trúc trách nhiệm ḿnh, nhưng v́ tánh Ngài không hay tranh cải, lại thấy phải cần yên tĩnh để thực hiện cho hoàn tất kết quả việc luyện Đạo theo bí pháp mà Thượng Đế đă mặc truyền cho Ngài, nên đă xin được ở nhà để có th́ giờ tu công luyện kỷ.

Tuy nhiên, tối thứ bảy nào Ngài cũng thiết tiệc chay ngay tại nhà (110 đường Bonard) để khoản đăi các vị đă thay mặt Ngài đi lập đàn và giảng Đạo, Ngài cũng tự động xuất tiền riêng ra sắm cho mỗi vị 1 cái áo xuyến đen, hoặc áo hàng trắng để mặc đi hành đạo. Sau đó, dầu không chịu nhận trách vụ Giáo Tông như lệnh dạy ngày 14-4-1926, nhưng Ngài cũng xuất tiền ra hoàn lại bộ Thiên Phục mà quí Ngài Cư,Tắc Trung đă sắm sẵn đem xuống.

Từ đó trở về sau coi như Đức Ngô ở nhà tiếp tục việc trau luyện bí pháp, cơ phổ độ có quí Ngài bên phổ độ lo. Thế là Đạo Cao Đài từ đây đă thành h́nh với hai thành phần căn bản : vô vi và phổ độ ; hay c̣n gọi là : Nội Giáo Tâm Truyền và Ngoại Giáo Công Truyền, hoặc cũng gọi là Cao Đài Đại Đạo và Cao Đài Tôn Giáo.

Đức Ngô Minh Chiêu là người môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài, đă chủ tŕ về phần vô vi, là người duy nhứt được thọ truyền bí pháp Cao Đài trực tiếp từ Thượng Đế để luyện Đạo và đắc Đạo ngay tại thế gian, nên Ngài được xem là người có công khai sơn phá thạch trên đường nấu thuốc luyện đơn. Sáng lập đàn Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, Tổ Đ́nh hiện ở Cần Thơ, chuyên về nội tu giải thoát theo Tân pháp Cao Đài. Trong cơ phổ độ Ngài là Anh cả, có công dẫn dắt cho nhóm môn đệ đầu tiên của Thượng Đế trong thời gian chuẩn bị khai Đạo. Cũng nhờ Ngài mà nghi thức thờ Thiên Nhăn, lập Thiên Bàn, nghi thức lập đàn cơ và một số các bài kinh cúng tứ thời đă sớm được áp dụng. Ngài được Thiên Phong là Ngôi Hai Giáo Chủ và là Đệ Nhứt Giáo Tông của nền Đạo Cao Đài.

C) Tánh đức của Ngài khi c̣n sanh tiền (Gương hạnh tu).

Đức Ngô được xem như đă đắc Đạo ngay sau khi từ Phú Quốc trở về Sàig̣n. Ngài đă thị hiện những ấn chứng huyền diệu do kết quả đắc Đạo ngay trước mắt mọi người, nhứt là đệ tử của Ngài được trực tiếp chứng kiến rất nhiều việc, khiến họ vừa nễ sợ vừa quí mến Thầy. Và cũng nhờ vậy mà hàng đệ tử cấp I (trực tiếp học pháp với Ngài) tu hành rất nghiêm chỉnh không dám dể duôi nên hầu hết đều đắc quả vị rất cao. Các ấn chứng như :

- Ấn chứng đắc Đạo tại tiền của Đức Ngô Minh Chiêu.

1) biết trước việc sắp xảy ra : Cho biết trước sẽ có cơ đại náo tại chùa G̣-kén Tây Ninh, trong ngày lễ khai Đạo 14-10 Bính Dần. Biết trước ngày giờ liễu Đạo và nơi xuất hồn ĺa xác.

2) Những việc xảy ra ở xa :đệ tử Ngài ông Đốc Học Nguyễn văn Thượng đánh bài và cầu được ăn bài ở tuốt dưới Cần Thơ, mà trên Sàig̣n Ngài đă biết...

3) Đọc được tư tưởng người khác : nhiều việc đệ tử chưa kịp nói ra,Ngài đă trả lời cho họ rồi.

4) Chữa rất nhiều bệnh nặng và lâu năm mà không cần thuốc men :

Ông Đốc Học Đặng Khác Kỷ bệnh xuất huyết đường ruột.

Bà Lê Công Phương bệnh mù mắt.

Ông Đốc Phủ Lượng bịnh thổ huyết.

Ông Hội Đồng Thơm bệnh di tinh...

5) Xuất hào quang khi ngồi công phu.

6) Phân thân ra để độ đệ tử : Hội Đồng Bùi Minh Huy trước khi chánh thức trở thành đệ tử Ngài đă chứng kiến việc nầy: Rơ ràng khi ông Huy từ giả ra về là Đức Ngô mặc áo chuẩn bị công phu,nhưng khi bước lên cầu thang hảng Charner th́ thấy Đức Ngô mặc áo dài trắng, đầu đội khăn đống đen từ trên lầu đi xuống và hai người đă chấp tay vái chào nhau rất b́nh thường,lên tới lầu Ông Huy như sực tỉnh :"Ủa ổng đang ở nhà công phu mà ? " Ông Huy vội vả đi xuống cầu thang ra đường t́m, không thấy đâu, ông mới đi bộ lần trở về nhà Đức Ngô, thấy cửa pḥng vẫn đóng kín, nh́n qua khe vẫn thấy Đức Ngô đang ngồi công phu. Ông mới ra cửa hỏi người sửa giày ngồi trước nhà Đức Ngô, ông nầy vẫn quả quyết rằng : Đức Ngô không có đi ra ngoài suốt buổi chiều nay. Ông Huy đành lên cầu thang ngồi bệt xuống đất chờ. hết giờ công phu Đức Ngô mở cửa ra thấy ông Huy,Ngài tủm tĩm cười. Ông Huy hỏi : Lúc nảy Thầy đến hảng Charner,Đức Ngô mĩm cười trả lời: "đâu có, tôi vẫn ngồi đây công phu mà, có lẽ ổng (chỉ Thượng Đế) thấy ông có căn tu,mới làm huyền diệu cho ông thấy đặng ông tu đó thôi".

7) Xuất chơn hồn nhiều lần : Trưa mùng 5/3 Canh Ngọ (1939), xuất hồn đi dạo với Đức Vân Trung Tử ngang qua đàn Hiệp Minh (Cái Khế Cần Thơ) thấy quí đạo hữu đang cầu cơ, liền giáng cho bài thi sau :

THI:

Xuân giao phảng phất hạ phùng nhiên,

Ngoạn cảnh VÂN TRUNG thạch động Tiên;

Vũ Trụ hoằng khai thành giác cổ,

Đống lương đạo mỹ nghiệp hoàng duyên.

Thành tâm thủ lễ sanh Chiêu Địa,

Lạc ư quan nhân vận đạt Thiên;

Minh hóa dè châu triêm phổ chúng,

Anh linh hàm vịnh cổ kim truyền.

Nhân việc nầy, chư đệ tử mới lấy ngày 5/3 làm ngày kỷ niệm hiển Đạo tại thế của Đức Ngô.

 Gương hạnh đức của Ngài Ngô Minh Chiêu.

C̣n rất nhiều ấn chứng nữa, nhưng theo lời Đức Ngô dạy đệ tử th́ huyền diệu chỉ là những giả tướng, không đáng để ư, chỉ có phần Tâm Pháp mới là quan trọng cho người tu thôi.Vậy th́ chúng ta hăy t́m hiểu xem Ngài đă luyện tâm như thế nào ? Hay nói cách cách gương hạnh đức tu của Ngài ra sao ?

Đức Ngô cũng là một con người b́nh thường như bao nhiêu người khác, cũng sinh ra trong đám dân nghèo cùng khổ, cũng vợ con, cũng chịu mọi kham khổ và tiến hóa như một người thường. Nhưng sao Ngài lại đắc Đạo được ?

1) Đó là nhờ Ngài thực hiện được gương tu nhứt tâm.

Tuyệt đối tuân theo lời dạy của Đức Đại Từ Phụ, lúc nào cũng một ḷng một dạ lo tu sửa, không tại bị hay v́ bất cứ lư do ǵ mà say suyển, thay đổi hay làm bê trễ việc tu hành của Ngài được.. Đến giờ công phu dù khách c̣n đang ngồi đó,Ngài cũng tự nhiên đứng lên mặc áo, rồi ra trước Thiên Bàn lên nhang đền..... Khách biết ư liền tạ từ ra về, câu chuyện chưa xong cũng đứng lên ra về, nếu cần th́ lát sau trở lại tiếp tục câu chuyện. Ngài thường nói; phàm làm việc chi làm một lần (quyết định rồi là không thay đổi nữa).

2) Ngài thể hiện được châm ngôn "Cư trần bất nhiễm" qua 3 chữ vô sau đây : Vô tư, vô dục, vô cầu.

* Vô tư : Ngài không bao giờ để tâm ḿnh bị thành kiến trước bất cứ ai, không phân biệt thân sơ hay thương ghét riêng ai, không trọng kẻ giàu sang, không khinh người nghèo hèn mà lúc nào cũng giữ một mực, thân thiện, kính trọng tất cả mọi người như nhau.

* Vô dục : Không để ḷng ḿnh ham muốn bất cứ điều ǵ nơi thế gian.Tuy làm quan mà không thích công danh.Ngài thường nói "Thân nầy chẳng kể chi danh" hoặc "Chỗ ham sang trọng khó theo Thầy". Lúc mới ra trường, Ông Đốc Phủ Sủng là ân nhân giúp Ngài xin vào nội trú trường trung học Mỹ Tho, muốn gă con gái cho Ngài. Nhưng Ngài thẳng thắn từ chối, v́ sợ con nhà quyền quí coi thường cha mẹ ḿnh, việc ơn nghĩa xin chờ dịp khác tạ đền. Ngài nói :"Tố phú quí hành hồ phú quí, tố bần tiện hành hồ bần tiện. Tố nào theo tố nấy,thủ phận an bần, ai biểu chơi với người sang trọng chi cho chúng nó khinh". Tuy chức vị lên đến Quan Phủ, Ngài cũng vẫn sống cuộc đời đơn giản đạm bạc, không ăn những thứ chiên xào nhiều dầu, không vẽ viên bày nhiều món . Tương chao là gốc, chuối xứ và đường thẻ là món tráng miệng thường ngày. Ngài bảo : Miễn ăn no bụng được rồi. Chỗ Ngài ở rất sạch sẽ mà không bày biện phiền phức. Đồ đạc trong nhà mỗi thứ thường chỉ có một hoặc ba cái thôi, không có thứ nào 2 hoặc 4 cái hay nhiều hơn nữa. Thí dụ : chỉ có 3 cái ghế, một cho Ngài, 2 cái cho khách,người khách thứ ba đến th́ trải chiếu dưới mà ngồi, dù người khách nầy là ông bà lớn ǵ cũng ngồi dưới đất.

* Vô cầu : Không cầu bất cứ điều ǵ cho ḿnh kể cả dầu là ân sủng của Thiêng Liêng. Ngài rất thương người khốn khó và hay giúp đỡ họ, nhưng cách giúp đỡ của Ngài thường kín đáo tế nhị, không để người thọ nhận phải mang mặc cảm của chịu ơn. Thí dụ Ngài thường nhét tiền dưới gối hay dưới lư hương của những nhà nghèo trong quận, người được tiền không biết của ai để cảm ơn. Hoặc gởi tiền ở các trại ḥm trong quận,ai chết mà không tiền mua ḥm th́ trại ḥm mang đến cho. Ba mươi Tết Ngài thường ra chợ để mua hoa héo của những người bán ế, để họ được về sớm lo cúng ông bà....

Lúc c̣n sinh tiền Ngài không chịu ai lạy lục và gọi bằng Thầy, ai đến xin thọ Pháp,Ngài chỉ vào Thiên Bàn và nói: đến xin ổng (chỉ Thượng Đế), Ngài chỉ truyền Pháp cho những ai được Đức Cao Đài cho phép qua phương tiện hai đồng keo thôi.Ngài lập mối Đạo một cách đơn giản,không cầu kinh sách nhiều, cũng không cần phải luật lệ rườm rà, chỉ cần trường chay tuyệt dục, tụng kinh Cảm Ứ­ng nghĩa mỗi buổi sáng để noi theo sửa ḿnh là đủ. Ngài không chú trọng nhiều đến h́nh thức bên ngoài.

3) Ngài thường bảo :"Quân tử tánh như thủy". Nghĩa là phải luôn giữ thái độ mềm dẻo như nước, chảy khắp mọi nơi,không nề hà chỗ thấp chỗ dơ, nhưng vẫn giữ tánh của nước : giúp người làm sạch, mà không kể công, không khoe khoang, Ngài tu mà không để cho ai biết ḿnh tu. Ai muốn nghĩ ǵ về Ngài cũng được,không hề cải chính hay giận dữ bao giờ, ai nói xấu cũng xem như không, Ngài thường nói : "Việc thị phi coi như lông nhạn, ai cười mặc ai".

Tính Ngài rất khiêm tốn, không hay phô trương kết quả sự tu hành của ḿnh cho người biết. Qua câu trả lời của Ngài với ông Bùi Minh Huy đủ thấy đức khiêm tốn, kín đáo của Ngài là dường nào !.

4) Rất nghiêm khắc với chính bản thân. Có khi Ngài tự lấy roi đánh ḿnh cả trăm roi. Ông Cai Tổng Qui t́nh cờ biết chuyện mới hỏi sao Ngài làm vậy ? Đức Ngô trả lời : Tôi không muốn cho nó đi con đường đó,nhưng nó lại giục tôi đi,nên tôi đánh nó. Anh hỏi tôi mới trả lời thôi, chớ đừng nói cho ai biết. Câu trả lời của Đức Ngô có ư nghĩa rằng : Ngài đă cẩn thận canh chừng tư tưởng ḿnh từng sát na, khi một niệm quấy nổi lên mà Ngài không diệt được nó ngay là Ngài tự đánh ḿnh.

C̣n rất nhiều đức tính khác nữa mà Đức Ngô đă thể hiện trong cuộc đời tu hành của ḿnh, nhưng v́ khổ giấy có hạn, xin hẹn dịp khác sẽ nói thêm.

Tổng Luận:

Tóm lại, qua tiểu sử cuộc đời tu hành của Đức Ngô Minh Chiêu, ta thấy Ngài quả là hiện thân rất xứng đáng của Đức Thượng Đế nơi thế gian nầy,thể hiện xuất sắc một cuộc đời song tu đời Đạo. Không cắt ái ly gia hay vào rừng lên núi,mà ngay giữa chợ, vừa làm việc kiếm sống nuôi gia đ́nh vợ con, vừa làm âm chất lại lo công phu tịnh luyện một cách hiệu quả nhứt. Điều nầy không phải là một ngẫu nhiên, mà đấy chính là một dụng ư của Đức Chí Tôn khi khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngài cho thấy rằng đă hết giai đoạn thần thánh hóa nhơn vật cứu đời,v́ làm như thế tức là làm cho nhân sanh họ cảm thấy họ sẽ bất lực trong sự tự cứu ḿnh. Mà phải từ một con người b́nh thường dân giả đi đến chỗ hoàn thiện và đắc Đạo th́ mới thích ứng với sự cứu đời trong gian đoạn hiện tại. Đa số nhân loại hiện nay ở vào hàng trung căn,hạ căn lại nghèo khổ ngu dốt th́ phải có lối tu hành đơn giản như Đức Ngô mới làm cho những người nầy hết mặc cảm mà hiểu rằng : Không cần phải cắt ái ly gia,cũng không cần phải sang giàu quyền quí hay thông trăm kinh vạn quyển mới đạt được chân lư trường tồn. Thật ra trong t́nh thế xă hội hiện nay,nếu tu là phải phế đời,phải cắt tóc, phải y phục cử chỉ riêng biệt như một tôn giáo nào th́ điều đó không c̣n thích hợp với xă hội hiện đại nữa. Vả lại, lối tu ấy chỉ ích lợi cho cá nhân hay tập thể nhỏ hẹp mà thôi, c̣n đa số nhân loại vẫn ch́m đắm trong vô minh tội lỗi.

Do đó không những chỉ người Tín Đồ Cao Đài thôi mà tất cả nhân loại phải hiểu rằng : Đức Ngô Minh Chiêu là Ngôi Hai Giáo Chủ, là Đấng Cứu Thế đă thay thân cho Thượng Đế ở thế gian, làm mẫu mực công việc thực nghiệm thành công Tân Pháp Cao Đài mà Thượng Đế muốn ban cho nhân sanh làm phương tiện để tự cứu và cứu độ tha nhân trong thời mạt kiếp vậy.

NGỌC-DIÊU

Cùng một đề tài:

Lược sử đời Ngài Ngô Minh Chiêu (Chí Tín)

Đức Cao Đài hóa độ ông Ngô Văn Chiêu (Lê Anh Dũng)

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh