Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Ư

NGHĨA

SỰ

THỜ

CÚNG

 

NGỌC-HUỆ-CHƠN

Trong thời kỳ Nguơn-hạ, Đức Thượng-Đế Chí-Tôn khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ dùng cơ bút để truyền bá cho dân gian biết rằng các Tôn-giáo vốn một gốc mà ra, chỉ tôn-sùng chung một Chúa-Tể mà thôi.

Ngặt nổi các dân-tộc khác giống, khác Tôn-giáo, khác ngôn-ngữ nên cách xưng tụng vị Chúa-Tể ấy bằng nhiều danh hiệu khác nhau và mỗi dân-tộc đều có cách thờ cúng khác nhau.

Có người hỏi: “Thượng-Đế là Đấng háo sanh muôn loài, bông hoa cây trái, vật nào lại chẳng phải của Ngài sanh ra. Vậy cần chi phải dùng những vật sanh ra đó mà dâng cúng cho Ngài?”

Xin đáp: “Được Thượng-Đế tạo-hóa sanh ra chúng ta, vậy ta phải biết ơn Ngài. V́ muốn tỏ dấu biết ơn mà ta phải thờ phượng. Đặt ra thờ phượng tất phải dùng Hương, Đăng, Trà, Quả, Tửu để tạo thành nghi lễ tôn nghiêm, chắc ǵ Ngài đă dùng đến”.

Phương chi những tế vật và cúng phẩm đều hàm-súc một ư nghĩa tượng-trưng cho “Cơ mầu-nhiệm của Đạo-Pháp”

Cũng có người gạn hỏi: “Thượng-Đế là Đấng Tối-Cao, Tối-Trọng, Đại-Từ, Đại-Bi cần chi chúng ta tạ ơn? Mà dầu ta không biết ơn đi nữa tưởng lại ḷng từ-bi của Ngài cũng không nỡ chấp”

Xin đáp: Đành rằng Ngài không cần chúng ta biết ơn và Ngài cũng không chấp những kẻ  chẳng biết ơn. Thậm chí Ngài cũng không chấp những kẻ chẳng tin Ngài nữa. Song về phần chúng ta lại cần phải biết ơn Ngài. Biết ơn Thượng-Đế là biết tin tưởng ở quyền-năng vô-biên, vô-lượng của Ngài. Có tin tưởng ta mới rán giữ “Thiên-Đạo mà chẳng dám làm điều trái lẽ”.

Lại có người hỏi thêm: “Dầu biết ơn Thượng-Đế đi nữa, tưởng lại một ḷng tín-thành cũng đủ, hà tất phải bày ra Lễ-Nghi Tế-Tự là một h́nh-thức phô-trương bề ngoài, lấy chi là cần yếu?

Xin đáp: Sống trong thế kỷ văn-minh vật-chất nầy, nhiều sự ồn-ào náo-nhiệt, dể làm đạo-tâm xao-lăng.

-     Nào là, nổi sớm-lo chiều trên đường sinh-kế,

-     Nào là, cuộc bi-thương hoan-lạc, mỗi mỗi dể làm cho ta xa lần mối Đạo.

Cho nên, cần có phương-pháp chi để nhắc nhở và bó buộc chúng ta khỏi thất Đạo.

Cái phương-pháp thần-diệu ấy là sự “Cúng kiến thờ-phượng Thượng-Đế”

Vả lại sự Thờ Cúng cần phải hiệp lại đông người và phô-diễn một cách, Chí-Kỉnh, và có Lễ-Nghi Pháp-Mục oai-nghiêm mới ra vẻ Tôn-giáo.

Ấy là một phương-pháp ǵn-giữ “Đạo Tâm” và nuôi-dưỡng“Đức-Tin” của những người cùng chung một tín-nguỡng, mà cũng là cách truyền-bá Tôn-giáo rất đắc-lực.

Nh́n xem quan-cảnh trong thời “Cúng Đàn” khi hành lễ, tất cả bổn đạo qú trước Thiên-Bàn, miệng thành-khẩn đọc kinh, tâm đang hướng về với “Khối Thiên-Quang”. Đối với khối người “kỉnh thành tín-ngưởng” của số đông tín-đồ hiệp lại, dầu ai có ḷng bất kính, mà khi đă mục-kích quan cảnh uy-nghiêm ấy, tương-lai tấm ḷng “cao ngạo” cũng phải xiêu, rồi biết đâu đạo-tâm của người ấy, chẳng v́ cảm-xúc mà phát khởi lên.

Trong khi hành-lễ, Đức Chí-Tôn cùng chư Thần Thánh, Tiên, Phật đều chứng giám tấc ḷng thành kỉnh của chúng ta và ban cho điển lành, bằng cớ là khi măn, chúng ta cảm thấy trong người khoan-khoái lạ thường, mặc dầu đă chịu nực-nội giữa đông người, nhiều nghi-thức.

Tuy nhiên, muốn bảo-vệ sự tự-do tín-ngưỡng của gia-đ́nh làm gương cho con cái th́ mỗi tư-gia cần thiết-lập Thiên-Bàn, trước là cầu-an cho gia-đ́nh, sau có nơi hằng ngày “kết-tu tinh-thần”, đặt trọn đức-tin mạnh-mẽ nơi Đức Chí-Tôn và chư Thiêng-Liêng, v́ chính Ngài là “Chơn-Sư” của ta, vậy cần chi phải đi t́m đâu để “Thọ-Phép, Luyện-Đạo”.

Nhưng phần nhiều, người ta viện cớ nhà của chật hẹp, chỗ thờ phượng không xứng-đáng trang-nghiêm nên không dám thờ. Thấu hiểu ḷng chí-thành của con cái, Đức Chí-Tôn giáng dạy:

“Bạch-Ngọc từ xưa đă ngự rồi,

Đâu cần hạ-giới, vọng cao-ngôi;

Sang hèn trối-kệ TÂM là quí,

TÂM ấy Toà-Sen chỗ LĂO ngồi”

Thật ra, ta thờ Thánh-Tượng Thiên-Nhăn là thờ LƯƠNG-TÂM, nên mới có câu “Nơi ḷng THẦY ngự, động THẦY hay”. Ḷng chúng ta là nơi Đức Chí-Tôn hằng ngự, mà bản-chất thể xác của ta là trần-tục do tinh-cha huyết-mẹ tạo thành, lẽ tất nhiên là không tinh-khiết trong sạch rồi, lẽ nào ta thờ kỉnh Ngài trên Thiên-Bàn mà Ngài chê sao?

Qua lư-luận nầy, mọi việc suy-tư, mặc dầu lớn nhỏ ta khá thận-trọng để rèn-luyện “Niết-Bàn-Tâm” cho ḷng ta được “Nhân Từ” nẩy nở, v́ mọi việc, suy tư tuy chưa hành-động nhưng các Đấng Thiêng-Liêng đều hay biết và ghi chép tất cả, v́ bởi có cảm tất có ứng.

Tiên-Nho có câu “Ḷng chí-thành hữu-cảm tắc thông – Tâm ngưỡng-vọng hữu cầu tắc ứng”

Nói cách khác, nghi lễ thờ cúng chỉ là những h́nh-tướng biểu-lộ bên ngoài của một “Nội-Tâm” kính trọng và ư muốn cầu-thân cùng với các Đấng Thiêng-Liêng. H́nh tướng bên ngoài, chỉ dùng để dẫn-dắt “Tâm-Linh” nên nó phải thay đổi cho phù-hợp với phong-tục tập-quán và tŕnh độ tiến-hóa của con người.

Nghi-lễ các Đạo-Giáo, v́ vậy phải khác nhau mới thích-ứng được với mọi người, chớ bên trong cái “khổ” cái “sướng” hay “niềm An-Lạc” trong tâm-hồn của con người th́ tự cổ chí kim ai cũng như ai.

Chính phần nội-dung tác-dụng của lời kinh tiếng kệ, những giây phút trầm-tư mặc-tưởng ấy có ích-lợi ǵ cho bản thân ta, khiến người tín-đồ phải thực-hành những nghi-lễ ấy. Chính đó mới là phần quan-trọng.

Đây là điểm khó-khăn và quan-trọng nhứt trong đời sống của người tín-đồ, v́ nó thuộc về mặt “Tâm-Pháp Bí-Truyền”. Trong một buổi Cúng Đàn, có đông người tham-dự, thường th́ chỉ có một số rất ít người có thể cảm-nghiệm nguồn năng-lực sinh-động một cái ǵ lung-linh huyền-diệu trong “Cái Sống Thật” đang phủ trùm lên họ, từ bên ngoài cả bên trong ṿng sinh-lực ấy, người tín-đồ đă thật sự đứng trước cửa của một thế-giới không c̣n thuộc về “Cơi Người Ta” nữa. Nguồn năng-lực vô biên ấy không thể tả được, nhưng chỉ cần một chút thôi cũng đủ làm cho những kẻ bướng-bỉnh nhứt trên thế-gian nầy thay đổi cuộc sống của họ một cách trọn vẹn. Nhưng không phải ai cũng dễ-dàng khám phá được. Các bậc chơn-sư xưa kia và hiện tại trên thế giới văn-minh Tây-Phương cũng có một số người hướng về Thần-Linh-Học đă nói rất nhiều về đời sống Thần Thánh, nhưng khốn nỗi chính cá-nhân các Ngài cũng không có quyền muốn đem cho ai th́ cho cái “Nguồn Sống Vạn-Năng” ấy, dù một chút xíu thôi. Đó là một định-luật tất yếu trong Càn-Khôn vũ-trụ.

Các Ngài sẳn sàng mang khối gia-tài thiêng-liêng ấy đến cho tất cả mọi người, nhưng mà mọi người có lấy được hay không là do chính ḿnh có muốn nhận và cái nhà của ḿnh có dọn dẹp sạch sẻ rác rưới để đón nhận gia-tài ấy hay không là một chuyện khác.

Thành thử ra, các Ngài không trọn quyền ban cho ai tùy thích. Đó là định-luật công-b́nh “của báu không bán nài” và cũng chẳng phải của riêng ai được quyền nắm giữ.

Tóm lại, thờ cúng là một trong những cách làm cho “Thần Trí” của người tín-đồ quen chủ định để dắt dẫn “Thân Xác” đến gần thế-giới của “Thần-Linh”. Rồi đến một lúc nào đó cả hành-vi, tư-tưởng, lời nói của người tín-đồ đă thể hiện “Tác-Phong Đạo-Hạnh” trước mặt mọi người th́ tự nhiên cánh cửa “Thế-giới Vô-H́nh” sẽ mở hoát ra như một định-luật của “Hữu-Vô Đồng-Nhứt” mà người Đạo-Giáo thường gọi là ‘Thế-Pháp và Bí-Pháp” tương-liên mật-thiết với nhau.

Do đó mà trong cửa Đạo Cao-Đài, Ơn-Trên đă khuyên con cái của Ngài mỗi tháng nên ǵn-giữ cho được “Mười” ngày chay và đó là giai đoạn đầu để đón nhận “Bữu-Pháp” mà Thiêng-Liêng hằng hứa hẹn. Nhưng tiếc ǵ người đời, cửa Tiên cũng muốn đến mà dục-vọng cũng muốn thèm, rồi việc tu-hành lại ví như người hành khách muốn đi chơi xa, chỉ bỏ tiền ra mua cái vé máy bay rồi lên ngồi trên đó vài giờ sau sẽ đến.

Thực-hành những nghi-lễ thờ cúng là để t́m cái chỗ “Thuần-Nhứt” dọn ḿnh để hiệp cùng những tiểu-Linh-Quang người đồng đạo và không c̣n phân biệt “của anh và của tôi” mà chỉ có của “Chúng Ta làm Một” với Trời Phật hay Thần-Thánh. Đó là lư-do sau cùng khiến cho người tín-đồ Cao-Đào phải để Tâm đến việc thờ cúng cho đúng ư-nghĩa của nó.

Đức Quan-Thế-Âm Bồ-Tát cũng đă dạy 4 điều sau đây:

 “Các em phải lo cúng kiến thường để:

- Một là tập cho Chơn-Thần được gần gủi với các Đấng Thiêng-Liêng đặng sáng lạn,

- Hai là cầu khẩn với Đức Đại-Từ-Bi tha thứ tội t́nh cho các em và chúng sinh,

- Ba là có Tế-Lễ th́ Tâm mới cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự-nhiên,

- Bốn là Tâm có cảm th́ ḷng Bác-ái mới mở rộng, mà nhứt là “khiếu lương-tri lương-năng” của các em nhờ đó mà lần hồi mẫn huệ.

Tóm lại:

Điều cần lưu ư là: Chẳng v́ lời cầu khẩn mà Thiêng-Liêng thương t́nh tha thứ hay hộ tŕ, nhưng chính v́ tâm-hồn của con người trong giờ phút ấy đă mở rộng cửa đón tiếp các Đấng Thiêng-Liêng hằng có mặt khắp nơi, nên khi mở cửa lều th́ tự nhiên sương tràn vào. Cái kết quả là tại chỗ “hành động” mở cái cửa ra, chớ không phải nhờ “lời nói” của bác tiều-phu.

Cái “khoảng trống” không c̣n ngăn cách giữa phần trong nhà và bên ngoài nên sương-mù tràn vào được. Chỉ thế thôi.

“Sương và Nhà” lúc bấy giờ chỉ là “Một”. Sương trong nhà và sương ngoài trời không khác.

Ấy vậy, việc “Thờ Cúng” không phải là việc mê-tín, nên sự “Thành-Tâm và Trúng Cách”, nghĩa là đúng Pháp, rất cần-thiết cho việc thờ cúng, bằng chẳng được vậy th́ dầu cúng lạy suốt đời cũng chỉ là làm mọi cho nhang khói và hoài-công vô-ích đó thôi./.

NGỌC-HUỆ-CHƠN

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh