Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

XUÔI RA BIỂN CẢ, NGƯỢC D̉NG VỀ NGUYÊN

NGỌC-HUỆ-CHƠN

Nhập đề:

Thói thường, cái ǵ “Thuận” th́ cho là “Xuôi Chiều”, c̣n cái ǵ “Nghịch lại” th́ cho là“Ngược Chiều.

Thế nhưng, hai chữ “Xuôi” và “Ngược” không gói ghém đầy đủ ư nghĩa phức-tạp trong cuộc đời.

            Bởi v́ cuộc sống th́ “thiên-h́nh vạn-trạng”; có cái bề ngoài không đồng nhứt với cái bề trong.

            Ví như: Trái dưa hấu, cái da bên ngoài th́ xanh mà ruột bên trong lại đỏ. Hoặc như:

                            Có khi ngoài mặt th́ giử vẻ tươi cười, nhưng trong ḷng th́ “gan bầm ruột tím

                            Phật-Giáo có câu: “Phật-Pháp bất ly thế-gian-pháp”.

                            Rồi cũng có người nói thêm:”Trong Đời có Đạo, lấy Đạo xây Đời”

            Nhưng cái “Đạo” trong “Đời” ấy ra sao? Có phải xuôi theo Đời chăng? Nếu “xuôi” theo Đời tại sao có câu:”Bội trần, Hiệp giác”?  Là v́ “Trần” là bụi bậm, mà bụi th́ hay làm hoen-ố mănh gương ḷng như: “Bụi tài-sắc, bụi danh-lợi”

            Nếu bảo rằng phải “Bội-Trần” là đưa lưng với các thứ bụi đó. Phải chăng Thánh-Hiền khuyên người đời ngoảnh mặt làm ngơ với danh-lợi sắc-tài chăng? V́ nếu không ngoảnh mặt  th́ bụi kia ắt phủ lấp cả đầu, rồi mắt đă bị vướng bụi th́, dù có mở trao tráo nhưng nào có thấy đâu là Nhơn đâu là Nghĩa? Nhơn Nghĩa là cái tầm thường mà c̣n không thấy th́ làm sao thấy được Ánh-Giác của Đấng Chí-Tôn?

            Do đó mà cần phải phân-định cái “hiện-tượng” và “bản-chất” của con người. Có phân biệt  được h́nh-thể bên ngoài  với thực-trạng bên trong th́ mới mong t́m về được cái Chơn-Lư tuyệt-đối.

            Cũng như đấng Jésus bảo con người: “T́m cái sống trong cái chết”  nghĩa là:

                        ”Không giết cái “Sống-Phàm” th́ làm sao sống được cái “Sống-Thánh”? 

                        “Không giết đời sống xác thịt, là ăn no ngủ kỹ, mừng-giận ghét-thương , th́ làm sao nếm được cái hương-vị của đời sống tâm-linh an-lành và giải-thoát?.”

            Thế cho nên, người trong Đạo-Giáo có t́m ra được ư-nghĩa cái “Sống Đạo” trong cái  “Chết -Phàm” th́ cái “Ngược” mà “Xuôi” mới thêm phần ư nghĩa.

 

Diễn đề:

Ư Nghĩa của đời sống con người:

            “Bụi hường tôi trồng trước nhà, vừa nẩy ra vài mụt. Sớm chiều tôi tưng-tiu chăm sóc và theo dơi sự phát triển của mỗi mụt. Lần lần nó to lớn rồi một buổi sáng nó tự xé tét đầu nụ và tḥ ra cái tược non xanh-xanh hồng-hồng. Hai hôm sau, mỗi tược đă ra dài, mập-mạp,như những đứa bé sơ-sinh sổ sữa, rất đáng thương.” Ngấm bụi hường tôi tự hỏi:

                        - Cái ǵ trong thân cây nhô lên làm thành nụ?

                        - Cái ǵ xé tét da cây để lấy chổ cho tược non xuất hiện?

                        - Có phải cái tược non đă xé da cây chăng?

                        - Nhưng nó yếu ớt quá th́ làm sao đâm lủng  vỏ cây vừa dày vừa cứng?

            Thật là bí mật, thật là huyền-diệu cho cái sức sống trong cây, ẩn tàng dưới lớp da cây, mạch nhựa dường như lưu-chuyển khắp cùng từ rể đến ngọn, tung ra tứ phía, từ cành lá đến nụ và hoa. Tất cả cành lá non nầy là những sai biệt đều do một cái “cứu cánh độc nhứt” tiềm-ẩn trong thân cây để nuôi dưỡng. Đó là “Sự Sống”. Nh́n cây hường, tôi học được một bài học về “mănh lực sinh-tồn của nhơn-sinh vật-loại.

             Con người đang sống là người “đang đi” trên cuộc hành-tŕnh. Khi nói đang đi nghĩa là đă khởi hành  tức là đă “khởi điểm” và đang hướng về đích-điểm, nhưng chưa đến chốn. Nh́n cây hường tôi học được bài học cho cuộc đời của tôi.

            Nếu đem so sánh, sự phát-triển  tiềm-ẩn bên trong của cây hường với cái mà Khổng-Tử đă bảo:”Sinh-sinh chi vị dịch” và “Cái ǵ tạo thành một chuổi dài cuộc đời để trở nên và triền-miên biến đổi? Đó là “Sự Sống” mà một triết-gia Tây-Phương đă nói:” La vie: Éternel devenir éternel changement”.

Như vậy, “Sống là kế-tục của cái Chết và Chết là cái bắt đầu của cái Sống”.

            Thế nên, Sống và Chết là nhịp điệu liên-hồi của cái ḍng sinh-hoạt vô-biên vĩ-đại, là một sự nối-tiếp nhấp-nhô lên xuống của lượng sóng vô cùng.

            Khi nói đến Sự Sống tức nói “cái hiện-hữu của ta” là cái có mặt của con người trên vũ-trụ nầy.

            Khi ta chấp nhận sự có mặt của ta ở đây th́ con người phải có một chổ ở, nghĩa là phải có một địa-vị và một vị-trí trong sứ-mạng làm người. V́ nó đang mang nặng nhân-cách nên bao giờ cũng phải biến đổi và “thời-gian” là yếu-tố cần-thiết cho sự biến đổi đó.

            Như vậy con người là một hiện-hữu trong một địa-vị và vị-trí nhứt định. Nhưng không phải v́ thế mà con người là một cố-định, v́ sự có mặt cũa con người với thời-gian nào đó; một trăm năm càng tốt, một đôi giờ cũng nên, rồi con người sẽ biến đổi. Khi bỏ địa-vị và vị trí củ con người vẫn mang theo ḿnh hậu quả của những nếp sống ở những địa vị và vị trí trong cuộc đời quá khứ.

            Vậây khi không gian là một yếu-tố cần-thiết cho cuộc sống làm người, khi hiểu con người như một cái “Có” đây; một h́nh-thái tương-giao và liên lạc trong những ảnh-hưởng hổ-tương giữa người với người và người với vạn vật, bằng hành vi thay đổi địa-vị và vị-trí.

            Như thế,mổi người c̣n là một “Cáù Thể”, v́ với không-gian và thời-gian, mỗi người đều biến-dổi. Con người biến đổi khi hoạt-động cũng như khi vô-vi, v́ cả hai hoạt-động và vô-vi đều thay đổi con người. Nói cách khác,  con người đang có đây là con người ở trạng-thái Động hay Tĩnh v́ con người lúc nào cũng biến đổi. Khi hiểu con người là một cái hiện-có, con người sẽ giàu hơn trong cả hai phạm-vi chiếm-hữu và hiện-thể, v́ sống làm người là sống tu-thân và chí-thiện.

            Tu-Thân là hành vi hiện-có của con người đang có mặt đây. Nó tùy nơi, tùy lúc, nghĩa là nơi nào và lúc nào mỗi người đều phải tu-thân trong mọi địa-vị và vị-trí cũng như trong mổi hoành cảnh riêng biệt. C̣n Chí-Thiện là một cái “sẽ-có” mà con người phải vươn tới phải chiếm lấy. Nhưng cái chí-thiện đó hiện giờ chưa có nhưng rồi sẽ có trong mỗi chúng ta.

            V́ cuộc đời là một  cuộc biến-đổi không ngừng cho nên, tự nó chứng minh, tự nó hiện-hữu, không cần phải sửa đổi nó cho hợp “lư’ hợp “t́nh”. Làm sao hợp lư hợp t́nh cho được khi mà sự hiện-hữu của nó chỉ trong vài giờ hay 100 năm. Mà “Lư” và “T́nh” là ǵ? Là những ước-lệ của người muốn vậy. V́ lẽ có người nên mới có Đời: Hai đối-thể nhưng có một thực tại. V́ có ước lệ nên Người muốn cho Đời phải như thế nầy hay thế khác. Trong khi: “Đời chỉ là Đời, tự nhiên vậy đó thôi. Cho nên mới có câu: “Nhân nguyện như thử như thử, Thiên-Lư nhi lai nhi lai”

            Thiên-Lư là Cuộc Sống, mà Cuộc sống là Thực-tại”

            Cho nên, muốn nắm lấy cái Thực-Tại th́ phải nhăy vào tâm-điểm của sự sống chớ đừng lảng vảng ở ṿng ngoài rồi sẽ bị sức ly-tâm  làm ta chán-ván mê-hoặc bởi nghiệp-lực quay tṛn của bánh xe Tạo-Hoá mà Lăo-Tử khuyên người đời phải biết.

   “Thệ viết viển, viển viết  phản”  nghĩa là “phải biết trở về với Bản-Thể  Chơn-Như của sụ sống”

            (Nếu Bản-Thể của ḿnh là Sự Sống mà ḿnh chưa biết th́ làm sao biết được việc lúc chết)

            Đó là lời dạy của đức Thánh Khổng rằng:”Dị tri sanh, yên tri tử”

            Bây giờ xin phát họa lại cuộc đời của con người rồi ta mới thấy: “Từ lúc một đứa hài-nhi mới bước vào đời cho đến lúc trưởng thành; v́ miếng cơm manh áo, v́ giang-sơn, xă-hội, nên con người  đem tâm-thần phục vụ cho hoàn-cảnh là điều bắt buộc, nhưng khi nhơn-đạo đă tṛn mà vẫn  c̣n bon-chen lận-đận mải trên bến chợ chiều th́ thật là uổng phí  cho một cuộc đời.. V́ thế mà Thầy Trang-Tử khuyên:”Đừng lấy người giết Trời”  (Vô dĩ Nhân diệt Thiên) NHK (chương Thu-Thủy)

            Nói cách khác, hoàn-cảnh bên ngoài chỉ cốt là để hổ-trợ phụ-bật, duy-tŕ tinh-thần bên trong. Cho nên người xưa cho rằng:”Đem tâm-thần vĩnh-viển để làm tôi tớ cho vật-chất h́nh-hài là một lỗi lầm rất lớn” (Tâm vi h́nh Dịch - Dịch Khôn quăi)

 

Con Người từ đâu mà có?

            Măi chạy theo ṿng đời vật-chất để tạo danh tác lợi và quên rằng:”Thân nầy có đây là do Tánh và T́nh của Mẹ.  Tánh và T́nh có hoà-hiệp th́ Âm-Dương Ngủ-Hành mới vầy-kết để nên ngôi Thái-Cực, rồi nương theo hô-hấp của Mẹ là sinh-khí của Trời-Đất mới tượng thai-bào.

            Nên Lăo-Tử mới nói:”Người có tuân theo Đất, Đất có tuân theo Trời

                                            Trời  tuân theo Đạo, Đạo có thuận theo Tự-Nhiên

      Th́ Đạo-Thể mới suốt thông  (ĐĐK, ch.25)

            Cũng như nói về Ngũ-Hành có luân-chuyển, Tứ-Thời có xây vần không ngừng nghỉ như cái khoen không đầu không mối. Có vậy mới gọi là “Du hành bất tức”

Cuộc sống của con người, có thể ví như những giọt nước phát xuất từ hơi nước bay lên rồi kết tụ thành mây, mây gặp thời-tiết thuận-hoà đông đặc thành nước, mưa đổ xuống đồng bằng chảy về sông rạch rồi ra biển cả. Tất cả đều:”Xuôi ra biển cả, rồi ngược ḍng về nguyên”. Một chu-kỳ bất tận mà sự sống của mọi người chúng ta đều phải đi qua. Nhưng cái điều đáng nói ở đây là: “Hiện-tại chúng ta  góp mặt nhau ở bến chợ đời. Chúng ta đang sống vui ở đây. Như vậy  không có nghĩa là thụ-động chấp-nhận vai tṛ để diển-xuất cho xong tấn tuồng múa rối đă soạn trước, mà ta phải hoạt-động.

Hoạt-động ở đây là những hành-động của mổi con người. Mỗi cá nhân chúng ta sanh ra từ trong cảnh bần hàn hay trong địa vị giàu sang, nhưng con người tự ḿnh nắm lấy vận-mạng của ḿnh, tự t́m đường thoát khỏi sức cám dổ của dục-vọng. Như vậy sự sống của mỗi cá-nhân phải đi qua những giai-đoạn:

1/- Sống là đấu tranh - 2/- Sống là lựa chọn.

1/- Đấu-tranh để sinh-tồn, để tiến-hóa th́ có khác nào một sự tranh-đấu giữa:

- Một con hươu cao cổ và một con sư-tử trong băi sa-mạc

   - Với con hươu, chân phải cao, cổ phải dài để vươn ḿnh tới trước và ăn những lá cây, cỏ cao, nhưng

- Với con sư-tử, tánh-chất của nó phải lanh-lẹ mới có thể đuổi bắt và giết chết thú vật khác  để làm    mồi mà ăn.

-  Đó là chưa kể đến những cuộc chiến-đấu một mất một c̣n của hai loại vi-trùng củ mới trong cơ thể chúng ta.

- Ngoài ra c̣n biết bao nhiêu cuộc chiến-đấu vật lộn, biết bao những thao-thức băn-khoăn giữa lư-trí    và t́nh-cảm trước khi quyết-định thi-hành một việc ǵ.

    Như vậy, chúng ta không ngạc-nhiên khi nghe nói:”Đời là môi trường tranh-đâu!”

2/- Nói đến đấu-tranh tức là nói đến lựa chọn một trong hai điều, đúng hơn là nói đến một thái-độ dứt-khoát trong lẻ sống của cuộc đời.

            Dứt-khoát làm sao cho trắng ra trắng, đen thành đen trong cái ṿng tương-đối; mặc dù có một thái-độ lờ-mờ bao trùm cả trắng lẩn đen. Đó là một trong những giai-đoạn tạm bợ, tính toán cho một lập trường hơn thiệt. Tuy nhiên cuối cùng, thái-độ ấy cũng vẩn phải ở trong phạm-vi lựa chọn.

            Cũng như: - Một anh nông-dân, lựa chọn một thửa ruộng ph́-nhiêu hơn,

                                - Sự ghi tên vào một phân-khoa đại-học của một sinh-viên,

                                - Sự lựa chọn một tôn-giáo cho cuộc đời lư-tưởng  của ḿnh.

            Nhiều khi ta tự hỏi: Tại sao lại có sự chấp thuận hay phủ-nhận một hiện-tại hiện-hữu?

            Tất cả những cái đó  đều do một động-cơ thúc đẩy đưa ta đến một sự lựa chọn của ư-thức phân-biệt, cái đó có thích-hợp hay không đối với sự sống c̣n của con người mà thôi. Thật vậy, không ai có thể trút lên lưng người khác gánh nặng trách-nhiệm của ḿnh. Như vậy, tranh-đấu, giao-phong vào trận chiến không phải để bám-víu vào một cuộc đời vật lộn không ngừng và không lối thoát, một cuộc đời điểm-tô bằng những cái vô-vị hằng ngày, bằng những cái lo nghĩ bân-quơ không đáng vào đâu; cũng không phải như kẻ ngày ngày cố lăn tảng đá cho đến chết mà không thấy đó là một cái thất-bại hoàn-toàn. Thế nên, tham-chiến là thức-tĩnh nhậân-chân trạng huống của ḿnh là sáng-suốt đo lường cái hữu-hạn của con người và như thế là nhận-thức cái t́nh cảnh chiến-bại cố-hửu của ḿnh để chuyển bại thành thắng. Như thế là, tự nhận cái số-phận hữu-sanh, hữu-diệt, để tự diệt mọi cái sợ hăi trước tử thần.

            Phải dám từ chối cái đời sống giả-nhân, giả-nghĩa đừng tự dối ḿnh bằng những hy-vọng thấp hèn, mà phải: -

            - Sáng-suốt tự thấy cái bần cùng xơ-xác của ḿnh,

            - Sáng-suốt tự thấy cái thái-độ nhắm mắt đưa chơn.

            Làm được như thế là ta đă đạt cái chân thật, là ta đă đặt chân lên con đường “Hướng Thượng” là con đường “Ngược ḍng về nguyên” .

            Rồi sẽ tiến về đâu?

            Tôi vừa thưa tŕnh cùng Quí Vị giai-đoạn đầu của cuộc đời là giai-đoạn: “Xuôi ra cuộc sống: hay là “Giai đoạn Phóng-Ngoại”. Con đường Phóng Ngoại là con đường đi ra cuộc đời để chịu khổ sở gian-truân ngỏ hầu đền bù tội ác của kiếp quá-khứ và cho đời hiện tại là biển khổ, cho xác thân là thù địch. Đó là quan-niệm tiêu-cực của con người Tĩnh. Nhưng nếu có một cái nh́n bao-quát hơn và có một quan-niệm tích-cực của con người Động th́ ta sẽ thấy con người thật ra: Đă, Đang và Sẽ tạo cho ḿnh một lịch-sử rất ly-kỳ, lắm lúc cũng gặp nhiều truân-chuyên, nhưng cũng hưởng nhiều vinh-hạnh. Thực-tế hơn là con người luôn luôn tiến-hóa.

            Nói đến tiến-hóa, tức là nói đến chiều-hướng và mục-tiêu của cuộc tiến-hóa đó. Một cuộc tiến-hóa mà nhân-loại đă đi qua và sẽ đến. Dựa vào Dịch-Kinh và Trung-Dung, Đức Khổng-Tử đă cho biết:

            - Căn-bản của nhân-quần là Trung-Tâm-Điểm của ṿng Tṛn là Trời.

            - Mục-phiêu của nhân-loại quần-sinh cũng là Trời, là Trung-Điểm.

                        Con đường tiến-hóa của nhân-loại đi từ giai-đoạn thực-tiển là Trung-Điềm đến Ṿng-Tṛn là đến giai-đoạn vật-chất mà khi đến hết giai-đoạn vật-chất th́ con người sẽ đến chổ bế-tắc là múc đầu đường, muốn khỏi tiêu-diệt lẻ tất nhiên con người phải quay lưng lại với cuộc đời vật-chất để hướng về tinh-thần. Có hướng về tinh-thần th́ mới mong có hy-vọng Phục-Hồi (conversion) được ngôi vị củ.

            Đi vào con đường vật-chất, là con đường đi ra từ trung-điểm ra ṿng ngoài, tức là lạc-lơng  vào bến chợ đời, tượng-trưng bằng ṿng tṛn, mải chen lấn tranh đua nhau để mua danh bán lợi. Khi mà mặt trời xế ngả về Tây là cuộc đời bắt đầu đen tối.  Nếu con người biết sực tỉnh giấc mê để quày đầu trở lại (Dégénération) t́m về ánh sáng.

            Quày đầu trở về ánh sáng là quày về hướng tinh-thần là đi vào con đường Phục-Sinh

(Rédemption, Régénération, Salut).

             Cái thời kỳ Hồi-Phục là thời-kỳ đen tối nhứt của cuộc đời mà Dịch-Học tượng-trưng bằng giờ Tư (nửa đêm và bằng quẻ Khôn (hoàn-toàn vật-chất). Nhưng giữa cái đen tối giao-thời ấy lại có một ánh sáng hiện ra. Cũng như,:

            - Giữa cái cảnh điêu tàn của nhơn-loại lại có cái mầm-móng tái-sanh hiện ra.

            - Sau cái cảnh phũ-phàng của nhân-thế, sau cái giờ phút chán-chê vật-chất, con người hồi-tỉnh lại mà quày về với giá trị tinh-thần.

            - Dĩ nhiên giai-đoạn đầu làm sao tránh khỏi cảnh  gian-truân, phong-trần tân-khổ, nhưng chung cuộc, sớm muộn ǵ rồi cũng sẽ được hiển-vinh.

            Tuy nhiên, cần phải đi theo cho đúng con đường mà Tạo-Hóa đă vạch sẳn cho nhơn-loại, nhưng kết-quả sẽ sớm muộn c̣n tùy ở sự giác-ngộ, tùy theo tốc-độ của trí-tuệ, tùy theo công-phu tu-luyện, cho nên thời-gian trên trở nên co-giăn vô hạn-định.

            Đó là con đường định-mạng của chúng sanh đều phải đi qua và phải t́m cho thấy mỗi giai-đoạn từ sống đến chết của số kiếp con người, đó là một khía cạnh của các đoàn thể bao-la mà mỗi giai đoạn đi qua như vậy là mỗi lần làm giàu thêm cái kinh-nghiệm về tư-tưởng cũng như nghiệp-quả để khoác lên cho con người một bộ mặt mới. Th́ cũng như:

            - Trái đất có lúc xa lúc gần mặt trời.

            - Nhơn loại cũng có lúc gần lúc xa Thượng-Đế.

            - Tạo-Hoá đă vạch sẳn cái ṿng tiến-hóa từ muôn tuở cũng như cái ṿng châu-luân của trái đất và các v́ sao, từ khi chúng vừa tạo-vựng. Cuộc tiến-hóa của con người cũng như cái ṿng tṛn có hai chiều “Thuận và nghịch”

            Theo chiều Thuận là từ vô h́nh tiến ra hữu h́nh. Đó là chiều “Xuôi ra biển cả” là chiều “Sanh” của vũ-trụ. Trên giai đoạn nầy, ta sẽ t́m ra những học hỏi, tạo dựng vật-chất, t́m ra được nhiều ứng-dụng mới mẻ cho cuộc đời, nhưng dần-dà ta sẽ tiến lên chổ phàm-phu tục-tử. Đó là 50 năm đầu.

             C̣n 50 năm sau của chu kỳ trăm tuổi ta phải theo chiều “nghịch” là từ hữu-h́nh trở ngược về  vô-h́nh. Đi chiều nầy ta sẽ t́m ra được Chơn-Lư tuyệt-đối và tinh-hoa của nhơn-loại và dần-dà sẽ tiến tới bực Siêu-Phàm Thánh-Thiện.

            - Chiều Thuận là chiều SANH của Trời-Đất, là chiều “Nhứt Bản Tán Vạn Thù”

            - Chiều Nghịch là chiều THÀNH của Trời-Đất, là chiều “Vạn Thù Qui Nhứt Bản”

            Theo lẽ thường của Trời Đất th́ có đầu rồi mới có đuôi, có thủy mới có chung, có Dương rồi mới có Âm. Có Sống rồi mới có Chết. Riêng về con người nếu không áp dụng định-luật Dương Âm Thủy-Chung th́ cuộc sống, dọng đầu  xuống đất mà đi.

            Nhưng Dịch-Lư th́ dụng ư nói nghịch lại: Âm-Dương - Tử-Sanh - Chung-Thủy.

            Đó là dựa theo sự biến-hoá vô biên của Trời-Đất để:

            1/- Xiển-Minh cái lẻ “Cùn tắc biến - Biến tắc Thông” để

            2/- Bày ra 2 chiều tiến-hóa xuôi ngược lại qua.

                        Đó là đứng trên quan-niệm Lưỡng-Nguyên mà nói (Théorie dualiste de l’homme)

                     C̣n đứng trên quan-niệm Tam-Tài (Conception Dualiste de l’Homme)

            Chúng ta có thể t́m ra bổn-phận và mục-đích Chơn-Thật của con người là:

- V́ con người có Xác, có Hồn và có Thần

            1/- V́ có Xác (Matériel).- Nên ai ai cũng lo cho có Của có Tiền, Đủ Ăn, Đủ Mặc, có một hoàn-cảnh vật-chất khả-quan mà trên h́nh-thức Đạo-Giáo gọi là “Vật-Đạo” hay “Địa-Đạo”.

            Địa-Đạo hay Vật-Đạo thường được các Đạo-Giáo nhắc đến rất nhiều, như:

            - Đức Ramakhrishna cũng nói: “Kẻ bụng rổng không thể theo Đạo được”

            - Phương-ngôn VN cho rằng: “Có thực mới vực được Đạo”.

            - Vivekananda viết: Ngày nay, tôi tin chắc rằng không giúp cho dân chúng bớt nghèo nàn th́ giăng Đạo cho họ nghe vô ích

            2/- Bước sang phần Hồn (Âme).- Đạo-Giáo gọi là Nhơn-Đạo

Nhơn-Đạo dạy con người ăn ở làm sao cho hợp-t́nh hợp-lư, xứng đáng với danh-nghĩa con người để mọi người cùng chung nhau sanh sống trong t́nh-thương Huynh-Đệ Đại-Đồng, không c̣n ai bị áp-bức, lợi-dụng, bóc-lột nhau.

      - Chúa Jésus, cả Đức Khổng-Tử cũng như Thánh-Thư của Ấn-Độ-Giáo  không hẹn nhau mà:

                        - Đều đồng thanh kêu gọi mọi người phải thương yêu người khác như chính ḿnh.

                        - Đều chủ-trương:”Kỷ  sở bất dục, vật thi ư-nhơn”.

            Như vậy,  Nhơn-Đạo không xa lánh cuộc Đời, mà chính hằng lo lắng sao cho xă-hội loài người  mỗi ngày một trở nên hoàn-mỹ.

            Sau khi phần Xác và phần Hồn của mỗi con người đă làm xong trách-nhiệm sứ-mạng tại thế của ḿnh rồi

            3/- Bây giờ bước sang giai-đoạn thứ Ba là con người c̣n có Tinh-Thần

            - Đạo-giáo gọi đây là “Thiên-Đạo” là một lối sống hoàn-thiện phối-kết với Thượng-Đế.

            - Âu-Châu gọi đây là “Cuộc sống Huyền-Đồng” (vie mystique)

            - Khổng-Tử và Lăo-Tử gọi là Phối-Thiên

            - Bà-La-Môn-Giáo gọi là “Sống Hiệp-Nhứt với Atman hay Thượng-Đế

            - Phật-giáo gọi là “Đáo-Bỉ-Ngạn” hay “Nhập Niết-Bàn”.

                        Theo Thánh-Kinh của Công-Giáo gọi:

            - Thiên-Đạo là thờ-phượng Thượng-Đế bằng  Tâm-Thần, v́ Thượng-Đế là Thiên-Thần và Nhơn-Thần con người mới có thể t́m cầu ứng-hợp với Thượng-Đế.

                        Theo Nho-Giáo:

Thiên-Đạo chính là Đạo Trung-Dung. V́ Nho-Giáo chủ-trương cần phải t́m cho ra Thượng-Đế để làm trụ cốt, làm Tâm-Điểm cho hoàn-vũ và đem tâm-hồn con người gạn lọc khơi trong để đạt tới tinh-hoa của nhơn-loại trở nên thuần-túy chí-thiện..

                                                                

KẾT LUẬN

            Xuyên qua ít nhiều dẩn chứng vừa nêu trên, để chúng ta có một chiều hướng suy tư hầu lưu ư đến Bổn-Nguyên của ḿnh, t́m cho ra từ Khởi-Thủy đến ngày Huờn-Nguyên.

            V́ trước khi đến thế-gian nầy để làm người, chúng ta đều phải xuất-phát từ chổ Khởi-Thủy ấy không phải từ chổ nhục-thể của cha sinh mẹ đẻ mà từ một khối Đại-Linh-Quang trong đức Háo-Sanh của Thượng-Đế. Các Tiểu-Linh-Quang từ khối Đại-Linh-Quang phân thân xuống trần, rồi tùy theo nhiệm-vụ và sứ-mạng đă định của mỗi một đơn-vị đến cơi dinh-hoàn nầy để làm công việc tiến-hóa trong đức háo-sanh.

            Rồi trải qua một giai-đoạn dài trên đường tiến-hóa, những Tiểu-Linh-Quang ấy ví như khách lữ-hành từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc, đă thay đổi biết bao nhiêu lần phương tiện để di-chuyển.

            Đối với những phương-tiện đó là thể xác của mổi kiếp sống, là mỗi giai-đoạn mà linh-hồn đă mang nặng mỗi kiếp người ví như một mắc khoen trong sợi dây xích dài vô-tận.

            Thánh-giáo trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ độ,  Đấng Thiêng-Liêng thường nhắc:”Cơi đời là chốn phù-du giả tạm. Đừng ai quá chấp Ngă rồi ôm chầm lấy nó để rồi tự hủy-hoại bước đường tiến-hóa trong kiếp tái sanh”

            Nghe nói vậy  có người đang trong cảnh “phu-ấm thê-vinh”, vội-vàng dứt bỏ tất cả để t́m vào cái “KHÔNG”. Cũng có những người không tin, măi đấm đuối say mê, ôm gh́ lấy cái giả-tướng ấy. Hai hoàn-cảnh hai tâm-trạng của hai lớp người ấy đều sai với lư Đạo. V́, chỉ có những thực-tạo mới phục-vụ cho cái thực-tại. Nhưng phục-vụ để cùng biến-dưỡng, tiến-hoá cùng Thiên-Lư vũ-trụ, chớ không phải để phục-vụ cho tư-tâm bản-ngă. Đó là mượn cái Giả để tạo cái Chơn  vĩnh-cửu.

            Cũng như: Cuốn vần A.B.C. không làm cho học-sinh trở nên hàng bác-học nhưng muốn trở nên hàng bác-học, khởi-thủy phải trải qua cuốn vần ấy.

            Những vui buồn sướng khổ của kiếp sanh-tồn, con người phải chịu trong luật tuần-huờn, là con đường tiến-hoá để giúp cho con người giác-ngộ để “Phản-Bổn Huờn-Nguyên” là “Trở về nguồn cội của ḿnh”.

            Nguồn cội của con người là Đại-Linh-Quang hay là Đạo. V́ Đạo đă tạo-dựng nên vạn-vật mà Đạo và vạn-vật liên-hệ nhau từ lúc khởi-thủy sơ-sanh. Nói đến “Nguồn cội con người” là nói đến cái “Lư Nhứt-Quán”. Mà muốn hiểu Lư-Nhứt-Quán th́ phải hiểu cái Sơ-Thủy của vạn-vật và con người rồi ta mới thấy rơ nghĩa Nhứt-Quán đó.

            1/- Tỷ như một rừng cây: Cả ngàn cây  h́nh-dạng đều khác. Nếu nói h́nh-dạng đều khác sao lại nói rằng”Sự vật tỷ như rừng cây?” Thật ra, muôn lá ngàn cây, nhưng cái nghĩa Nhứt-Quán của nó nằm ở “chổ buổi đầu”. V́ buổi ban đầu, khi cây mới mọc, từ cái hột đến cái mộng đều ngồng-ngoèo như  cọng lá, muôn hột đều như nhau. Đó là cái nghĩa Nhứt-Quán, v́  tiền-thân của cái cây là do cái “hột” và cái “mộng” ấy, nhưng cái giống nhau là cái “mộng”

            2/- Xin chứng minh thêm bằng một tỷ-dụ khác: “Con người mới sanh ra, tất cả người nào cũng ḿnh-trần  thân-trụi, tai, mặt, đầu, ḿnh, tay chơn, mắt, mủi đều giống nhau. Nhưng sau khi trưởng-thành rồi, do tập-tục thói quen hay thất-t́nh  lục-dục ô-nhiểm, nên mỗi người khác biệt tâm-t́nh đổi thay y-phục.

            Một việc rất tầm thường, nhưng v́ khinh-thường nên chẳng bận tâm lưu ư, do đó mà làm mất hết ư-nghĩa Đồng-Nhứt của Nhứt-Quán, rồi mới coi ta khác người, người khác ta, từ đó con người mất hết t́nh-thương, chớ kỳ thật, giữa hai người nam-nữ hoà-hiệp nhau sẽ sanh ra muôn ngàn người.

            Một hột lúa, sanh ra cây mạ - Cây mạ sẽ trở thành cây lúa và cây lúa sẽ trổ bông - Một bông lúa có cả trăm hột. Như vậy, chúng ta cùng chung một thể-chất là cùng một “Điểm-Linh-Quang” th́ nhơn-loại đều là anh em nhau cả.  Cùng chung một khởi điểm để rồi “Xuôi ra cuộc thế” nhưng thất-t́nh lục-dục che mất cái “ánh-sáng của Đại-Đạo”, mà “Đại-Đạo th́ bao giờ cũng bao-dung rộng mở, như “Biển Cả” sẳn sàng đón nhận mọi gịng sông.

            Vậy th́, điểm then-chốt của bài viết  của tệ đệ hôm nay là mong đợi  Huynh Tỷ chúng ta quên đi cái dị đồng , để cùng nhau đem cái t́nh-thương hạn hẹp để “Ngược ḍng về Nguyên”

NGỌC-HUỆ-CHƠN

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh