Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU

BẢN SẮC VĂN HÓA CAO ĐÀI

Suy nghĩ & định hướng tiếp cận

 

Bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo 9.30 sáng Chủ nhật 07.7.2002 (27.5 Nhâm Ngọ)

 

Văn hóa là một khái niệm không dễ định nghĩa

Văn hóa là từ rất quen thuộc, thường được nghe, được thấy, được nhắc tới trong đời sống. Nhưng người ta vẫn hay quan niệm văn hóa rất mơ hồ, hoặc rất khác nhau. [1] Chẳng hạn, nghe nói đến cụm từ “văn hóa đồi trụy” một số người không đồng ư, v́ họ hiểu văn là vẻ đẹp, là cái chất thiện mỹ, c̣n hóa là biến đổi nên, thành thử văn hóa tự thân nó đă hàm ngụ một ư nghĩa (cũng là một yêu cầu) là làm cho trở thành tốt đẹp, thiện hảo. Vậy, phàm đă là văn hóa th́ không thể đi kèm với đồi trụy; mà đă là đồi trụy th́ nhất định không thể gọi là văn hóa.

Một thí dụ khác, có người không tán thành cách gọi “tŕnh độ văn hóa” trong các mẫu lư lịch cá nhân. Theo họ, lẽ ra nên ghi là tŕnh độ học vấn. Bởi lẽ nhiều ông bà chân quê, ít học, thậm chí là mù chữ, nhưng họ sống với con cháu, làng nước rất có văn hóa; trái lại một số trí thức khoa bảng, nhưng lại sống thiếu văn hóa.

Nói tóm lại, văn hóa hoàn toàn không dễ định nghĩa. Chả trách trong tác phẩm Culture: a critical review of concepts and definitions (1952), hai nhà nhân chủng học người Mỹ là A.L. Kroeber và Clyde Kluckhohn đă dẫn ra đến 164 định nghĩa về văn hóa, nhưng học giới vẫn cứ chẳng hài ḷng, phàn nàn rằng những định nghĩa hay khái niệm này về văn hóa đều có chỗ bất túc, tức là khiếm khuyết. [2]

Cái ǵ thuộc về văn hóa?

Định nghĩa văn hóa đă khó mà xác định phạm vi của lănh vực văn hóa cũng chẳng dễ. Cái ǵ thuộc về văn hóa? Cái ǵ không thuộc về văn hóa? Nhiều người quen gắn văn hóa với sách vở, kiến thức, học vấn. Tuy nhiên, đức Giáo tông Vô vi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Lư Thái Bạch dạy: “Đừng nên hạn hẹp hai tiếng văn hóa trong khuôn khổ văn chương chữ nghĩa hay một số môn học đạo đức, mà phải quan niệm cho thật rộng, đúng nghĩa của nó.” [3]

Lời dạy trên cho thấy rằng văn hóa có phạm vi rất rộng lớn, bao gồm nhiều lănh vực. Do đó, nghiên cứu văn hóa đ̣i hỏi phải nghiên cứu liên ngành. Nếu thế, những ngành, những lănh vực ǵ sẽ nằm trong tầm ngắm của người nghiên cứu văn hóa? Câu trả lời có thể sẽ được gợi ư qua định nghĩa của nhà nhân chủng học người Anh là Edward B. Tylor.

Định nghĩa này được Tylor đưa ra lần đầu tiên vào năm 1871. Ông dùng từ văn hóa (culture) để nói đến “toàn bộ một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật lệ, phong tục và bất kỳ những khả năng, tiềm năng bẩm sinh và tập quán mà con người xă hội có được.” [4]

Có một nền văn hóa Cao Đài

American heritage talking dictionary (CD-ROM) định nghĩa văn hóa là: Những kiểu mẫu, các đặc trưng và sản phẩm được coi là sự biểu thị cho một thời kỳ, tầng lớp, cộng đồng hay cư dân cụ thể.” [5] Do đó, khi đă có cộng đồng tôn giáo Cao Đài th́ có một nền văn hóa Cao Đài. Căn cứ theo định nghĩa nói trên, nếu chia nhỏ ra, ta c̣n có thể nói tới văn hóa Cao Đài ở từng thời kỳ, từng khu vực dân cư, v.v... Thí dụ:

– Xét về thời kỳ, ta có thể nghiên cứu văn hóa Cao Đài theo thời gian, tức là theo lịch sử h́nh thành và phát triển của đạo Cao Đài. Chẳng hạn: văn hóa Cao Đài thời kỳ khai Đạo, thời kỳ phát triển, thời kỳ phân hóa, thời kỳ vận động thống nhất, thời kỳ sau chiến tranh, v.v...

Xét về cộng đồng hay cư dân cụ thể, ta có thể nghiên cứu văn hóa Cao Đài theo không gian, tức là theo sự phân bố địa lư của các cộng đồng tín đồ Cao Đài. Chẳng hạn: văn hóa Cao Đài ở khu vực thành thị, ở khu vực nông thôn, ở trong nước, ở ngoài nước, v.v...

Nghiên cứu văn hóa Cao Đài cần chú ư nêu rơ cái ǵ?

Định hướng nghiên cứu văn hóa Cao Đài, đức Giáo tông Vô vi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Lư Thái Bạch dạy: “... phải nói lên được sự liên hệ giữa văn hóa dân tộc với văn hóa đạo đức; nói lên được sự liên hệ giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới; nói lên sự liên hệ độc đáo giữa đạo Cao Đài nói tắt, Đại đạo Tam kỳ Phổ độ nói nguyên văn, với các tôn giáo khác trên hoàn cầu.[6]

Định hướng này rất quan trọng. Ba lần đức Giáo tông nói tới sự liên hệ. Ta hiểu rằng không thể nghiên cứu văn hóa Cao Đài như một đối tượng biệt lập, trái lại phải rất chú ư nghiên cứu văn hóa Cao Đài trong nhiều mối tương quan khác nhau. Để đạt được yêu cầu này, người nghiên cứu cần phải áp dụng nhiều phương pháp như so sánh (đối chiếu), phân tích và tổng hợp.... Ngoài ra, chính lời dạy của đức Giáo tông như dẫn trên c̣n gợi mở cho ta t́m cách nhận diện bản sắc văn hóa Cao Đài.

Rơ ràng công việc này quá lớn, theo đức Lư Giáo tông, nó đ̣i hỏi khả năng về nhân sự, tŕnh độ học thức, căn bản đạo lư, và phương tiện không ít ... Do đó, người phụ trách muốn h́nh hiện được trong muôn một, ngàn một, trăm một hay chục một của ư nghĩa cao cả ấy, phải tập trung rất nhiều th́ giờ, tâm tư vào việc. Chỉ một việc là văn hóa ấy thôi, cũng là cả một vấn đề khó khăn rồi ...[7]

Khi chưa có thể quán xuyến bao quát tất cả theo tầm mức vĩ mô như đức Giáo tông vạch ra th́ trong nghiên cứu vi mô để góp phần cho định hướng vĩ mô nói trên, người nghiên cứu văn hóa Cao Đài cần chú ư nêu rơ cái ǵ?

Có một khái niệm văn hóa “đă được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise [Venice], và Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, nhắc lại như sau: “... văn hóa bao gồm tất cả những ǵ làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”.[8]

Mấy chữ “làm cho khác với...” trong câu nói ấy tức là muốn ám chỉ đến bản sắc của từng nền văn hóa. Do đó, khi nghiên cứu văn hóa Cao Đài, nếu chưa có thể bao quát toàn bộ một cách có hệ thống, dù chỉ mới tạm bàn đến một góc cạnh nào đó, th́ cũng nhất thiết phải chỉ ra, phải xác định xem cái ǵ là bản sắc văn hóa Cao Đài.

Bước đầu nghĩ về bản sắc văn hóa Cao Đài

Bản sắc là ǵ? Khoảng năm 1931 Đào Duy Anh định nghĩa bản sắcchân tướng.[9] Đến năm 1999 Trần Văn Chánh định nghĩa bản sắc màu sắc nguyên.[10] Phải rất muộn, dường như đến gần cuối thế kỷ 20, người Việt Nam mới dùng từ identité (Pháp), identity (Anh) để dịch từ bản sắc.

Người phương tây hiểu bản sắc (identité, identity) tức là tập hợp một loạt các đặc trưng mà nhờ đó một sự vật có thể được nhận diện, nhận biết một cách rơ ràng, chính xác.[11] Như vậy suy ra, muốn nhận diện đúng chân tướng cái ǵ, phải biết được bản sắc của nó.

Căn cứ theo gốc từ Hán, bản sắc là cái màu sắc nguyên thủy, ban đầu. Hăy tạm nh́n văn hóa Cao Đài như một phức hợp đa dạng, muôn vẻ, vạn sắc – nghĩa là có nhiều tầng lớp xếp chồng lên nhau, đan xen nhau; thế th́ phải chăng chỉ khi nào ta có thể “bóc” dần hết các lớp phủ chồng nhau để đi tới “lớp màu” trong cùng, th́ bấy giờ mới hiện ra bản sắc văn hóa Cao Đài?

Cao Đài là một tôn giáo kết tinh kim cổ, dung ḥa đông tây. Người chưa hiểu Cao Đài quen nói rằng Cao Đài chẳng có ǵ hết, cứ góp một chút của tôn giáo A, một chút của tôn giáo B, C, v.v..., mượn mỗi giáo một chút, vậy là có Cao Đài (sic). Chỉ khi nào tŕnh bày rơ cái ǵ là bản sắc văn hóa Cao Đài bấy giờ mới không c̣n cách phát biểu dễ dăi như thế. 

Trở lại với lời dạy của đức Giáo tông Vô vi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Lư Thái Bạch về nghiên cứu văn hóa Cao Đài: “... phải nói lên được sự liên hệ giữa văn hóa dân tộc với văn hóa đạo đức; nói lên được sự liên hệ giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới; nói lên sự liên hệ độc đáo giữa đạo Cao Đài nói tắt, Đại đạo Tam kỳ Phổ độ nói nguyên văn, với các tôn giáo khác trên hoàn cầu.[12] Lời dạy này gợi ư cho ta thấy rằng bản sắc văn hóa Cao Đài gồm có hai phần chungriêng.

a. Chung

Văn hóa Cao Đài không thể đột nhiên mà có, bỗng chốc mà nên. Văn hóa Cao Đài h́nh thành và phát triển trong ḷng dân tộc Việt Nam, từ mảnh đất sản sinh ra dân tộc Việt Nam cho nên tất nhiên phải chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam và tất cả những nền văn hóa ngoại lai đă du nhập, giao lưu và để lại dấu ấn trong văn hóa Việt Nam. Như vậy, xét về phần chung, bản sắc văn hóa Cao Đài gồm những ǵ:

(1) ḥa quyện với văn hóa dân tộc (văn hóa bản địa), đây là tính truyền thống của văn hóa Cao Đài;

(2) ḥa quyện với văn hóa đạo đức của cả nhân loại (tương đồng với ưu điểm của các nền văn hóa khác), đây là tính phổ biến của văn hóa Cao Đài;

(3) kế thừa một phần văn hóa các tôn giáo khácTam giáo phương Đông có nội dung chủ đạo cùng với phần đóng góp của Gia Tô giáo, đây là tính kế thừa của văn hóa Cao Đài.[13]

b. Riêng

Đạo Cao Đài ra đời không phải để làm tôn giáo thứ ngàn lẻ một trên hành tinh này. Cũng y như thế, văn hóa Cao Đài không phải chỉ là sự dung ḥa, tổng hợp của tất cả các nền văn hóa đă và đang có. Hai chữ “độc đáo” [14] trong lời dạy dẫn trên của đức Giáo tông v́ vậy cần được hết sức lưu ư, v́ chính hai chữ này chỉ rơ rằng trong bản sắc văn hóa Cao Đài nhất định phải có phần riêng của Cao Đài.

Suy nghĩ về cách tiếp cận bản sắc văn hóa Cao Đài

Trở lại với định nghĩa của Tylor, từ gợi ư phong phú của ông, khi nghiên cứu văn hóa Cao Đài ta có thể chú ư t́m hiểu: kiến trúc Cao Đài (thí dụ: Đền thánh Tây Ninh), lễ vía đức Chí tôn (mùng 9 tháng Giêng âm lịch), tang lễ Cao Đài, Tân luật Cao Đài, v.v... Nhưng như vậy đă đúng nghĩa là nghiên cứu văn hóa Cao Đài chưa?

Nếu công việc nghiên cứu này tập trung quá mức ở phần miêu tả chi tiết, tŕnh bày lịch sử ra đời, giải thích danh từ, dẫn giải kinh kệ, v.v... th́ phải chăng đấy cũng chỉ mới là quẩn quanh trong phạm vi h́nh thức của kiến trúc, lễ hội, phong tục, luật pháp... chứ chưa đi vào cốt lơi bên trong v́ chưa lột tả được bản sắc văn hóa Cao Đài ẩn tàng trong đó?

· Văn hóa Cao Đài bản chất là văn hóa đạo đức. Đức Lư Giáo tông dạy: “Văn hóa đạo đức gồm có những ǵ tốt đẹp sâu sắc trong lănh vực triết học, đạo lư, thần linh học, từ nhân sinh quan đến vũ trụ quan, sự liên hệ giữa Trời và con người, sự liên hệ giữa Trời và vạn vật, sự liên hệ giữa con người và con người, sự liên hệ giữa con người và vạn vật.” [15]

Lời dạy của đức Giáo tông cho thấy văn hóa Cao Đài có tác dụng giáo dục (và đây chính là căn nghĩa của từ tố hóa trong từ văn hóa). Nói cách khác, văn hóa Cao Đài nhằm hướng dẫn con người biết cách thăng hoa cuộc sống về cả hai mặt nhân sinh và tâm linh.

(1) Về nhân sinh, xây dựng một nhân sinh quan để con người sống hài ḥa với con người và với môi trường chung quanh (đó là sự liên hệ giữa con người và con người, sự liên hệ giữa con người và vạn vật).

(2) Về tâm linh, xây dựng một vũ trụ quan để con người hiểu biết ḿnh trong sự liên hệ giữa Trời và con người, sự liên hệ giữa Trời và vạn vật.

Thử lấy riêng ra mặt kiến trúc. Nếu bảo rằng kiến trúc Đền thánh Tây Ninh là độc đáo, là rực rỡ huy hoàng, là to tát, v.v... th́ trên thế giới xưa nay cũng không thiếu những công tŕnh kiến trúc thật sự to tát, hoành tráng, độc đáo. Do đó, chắc chắn không bao giờ nên đem so sánh kiến trúc Đền thánh với bất kỳ một kiến trúc nào khác theo cách “hữu cơ” với tất cả những sắc tướng, h́nh khối, chất liệu, v.v... của mỗi công tŕnh. So sánh như thế là so le, không mang lại một tác dụng giáo dục nào, trong lúc tác dụng giáo dục này nhất thiết không thể tách ĺa mọi giá trị văn hóa.

Trái lại, nếu nghiên cứu kiến trúc Đền thánh Tây Ninh, từ những nét đặc trưng tiêu biểu nhất mà chỉ ra được đâu là những phản ánh rơ nét về

(1) nhân sinh quan Cao Đài;

(2) vũ trụ quan Cao Đài;

(3) các mối liên hệ Trời–người, Trời–vạn vật, ngườingười, ngườivạn vật, v.v...

th́ đấy mới chính là chỉ rơ bản sắc văn hóa Cao Đài trong kiến trúc.

Như thế có lẽ sẽ không đ̣i hỏi người nghiên cứu phải đủ tŕnh độ hiểu biết chuyên môn của một kiến trúc sư; và ngược lại nếu một người chỉ hiểu biết về nghề kiến trúc th́ e cũng chưa đủ để nêu bật bản sắc văn hóa Cao Đài trong kiến trúc.

Nếu người nghiên cứu vừa có tri thức chuyên môn của nghề kiến trúc, vừa am hiểu triết giáo phương đông, vừa thủ đắc được căn bản giáo lư Cao Đài, th́ sự nghiên cứu sẽ càng thâm sâu và lư lẽ càng vững chắc. Ở đây rơ ràng khả năng hiểu biết liên ngành sẽ phát huy tác dụng.

· Văn hóa Cao Đài cũng gắn liền với văn hóa dân tộc. Đức Lư Giáo tông dạy: “Văn hóa dân tộc nói lên được tất cả những cái ǵ cao quư tốt đẹp của một dân tộc từ văn học, triết học, nghệ thuật, phong tục tập quán đến quốc hồn quốc túy của dân tộc ấy.” [16]

Trong chiều hướng nghiên cứu văn hóa Cao Đài và làm nổi bật truyền thống văn hóa dân tộc có lẽ cần nên lưu ư rằng văn hóa Cao Đài không chỉ đơn thuần nối tiếp, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, trái lại văn hóa Cao Đài c̣n phục hồi để bảo tồn và phát huy những ǵ mà do hoàn cảnh, một số giá trị tốt đẹp đă bị lăng quên hay mai một.

 

Văn hóa Cao Đài góp phần phục hồi văn hóa truyền thống dân tộc

Nói phục hồi như trên là có cơ sở, ta tạm nêu bốn bằng chứng:

(1) Thử lấy trường hợp nghiên cứu văn hóa Cao Đài về mặt tang lễ. Ở đây chắc chắn mục đích không phải là miêu tả toàn bộ nghi thức lễ tang Cao Đài như một phong tục góp mặt với rất nhiều phong tục ma chay đă và đang có trong xă hội Việt Nam. Trái lại, qua các nghi thức tang lễ Cao Đài phải làm sao nêu bật được tinh thần tương trợ tương ái vô vị lợi của cộng đồng Cao Đài.

Trong thời buổi “kinh tế thị trường”, khi mà ngay cả cái phần rất thiêng liêng là việc làm đám và cầu siêu cho người chết cũng trở thành một dịch vụ có trả tiền (bị thương mại hóa) th́ nét đẹp văn hóa trong tang lễ Cao Đài quả thật rất ư nghĩa.

Ở đây chưa nói tới những ư nghĩa huyền nhiệm siêu h́nh trong mối liên hệ Trời–người qua các phép bí tích (phép xác), làm lễ cầu siêu cho vong nhân..., riêng sự hợp quần tự nguyện của đồng đạo đến làm đám một cách thành kính, chân t́nh để phụ giúp tang gia, điều này chính là nét văn hóa cổ truyền của người Việt, nó đă sớm có từ thời Hồng Bàng, như sử sách c̣n ghi chép: “... nhà có người chết th́ giă gạo để cho hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp ...” [17]

(2) Hoặc nói về trang phục phái nam. Làn sóng Âu hóa đă đẩy lùi chiếc khăn đóng và tấm áo dài nho nhă truyền thống của dân tộc đi vào mai một. Đă một thời khăn đóng và áo dài bị coi là “cổ lỗ xỉ”. Cao Đài không những phục hồi trang phục dân tộc mà c̣n nâng lên thành đạo phục, tức là lễ phục, như vậy cũng là làm cho trang phục riêng của dân tộc trở thành trường cửu. Khi đạo Cao Đài càng được truyền bá rộng ra ngoài biên cương bờ cơi, th́ càng làm cho h́nh ảnh tấm áo dài và chiếc khăn đóng của dân tộc được quảng bá.

(3) Lưu dân mở đất phương Nam đă để lại cho người dân Nam Kỳ lục tỉnh ngày trước tập quán rất đạo lư: mỗi khi ăn cơm th́ trước tiên biết kính cẩn nâng chén cơm lên ngang trán lâm râm khấn vái, tạ ơn trời đất đă ban cho ḿnh vật thực nuôi thân. Dần dần nét đẹp văn hóa này bị mai một. Thậm chí, một số kẻ c̣n phung phí miếng ăn ở chốn cao lâu, tửu điếm xa xỉ. Kinh Cao Đài dạy con người trước khi ăn cơm phải biết tạ ơn,[18] đó cũng là phục hồi một truyền thống đạo lư.

(4) Có một thời gian nhiều năm, sinh hoạt cúng đ́nh bị coi là “tàn dư” của... phong kiến! Nhiều đ́nh bị bỏ phế, hoặc sử dụng vào mục đích khác. Đến khi văn hóa dân tộc được đề cao, đ́nh được phục hồi, th́ nhiều đ́nh không c̣n khả năng lập lại ban nhạc lễ cũng như nghi thức cúng đ́nh... Trong trường hợp đó, đă có nhiều đ́nh t́m đến thánh thất Cao Đài, nhờ ban nhạc lễ Cao Đài trợ giúp.

·

Cuối cùng, nghiên cứu bản sắc văn hóa Cao Đài cũng cần chú ư đến tính hệ thống, nhất quán để tŕnh bày văn hóa Cao Đài như một ḍng chảy liên tục, thấm nhập và xuyên suốt các mặt của đời sống cộng đồng Cao Đài, phản ánh mức độ cao về chân, thiện, mỹ có được do kết quả tu dưỡng và rèn luyện lâu ngày trong môi trường đạo đức. Những phác thảo trong bài này chỉ mới là một cố gắng suy nghĩ, thử định hướng tiếp cận cho việc nghiên cứu bản sắc văn hóa Cao Đài. Tạm coi như lời gợi mở để cùng chia sẻ và trao đổi thêm.

(Phú Nhuận, 07.7.2002)     

 

[1] Ấy là chưa nói đến các từ văn minh (civilization), văn vật, văn hiến, và gần đây là hai khái niệm mới của UNESCO: văn hóa vật thể (tangible culture) và văn hóa phi vật thể (intangible culture), tức là văn hóa hữu h́nh và văn hóa vô h́nh (có vẻ chẳng khác mấy so với khái niệm văn vậtvăn hiến của Việt Nam).

[2] “In Culture: a critical review of concepts and definitions (1952), U.S. anthropologists A.L. Kroeber and Clyde Kluckhohn cited 164 definitions of culture (...). These conceptions have defects or shortcomings.” The new encyclopaedia Britannica, U.S. ed. 1998, p. 874.

[3] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Tân Hợi (10.02.1971).

[4] “The concept of culture was first explicitly defined in 1871 by the British anthropologist Edward B. Tylor. He used the term to refer to ‘that complex whole which includes knowledge, belief, art, morals, law, custom, and any other capabilities and habits acquired by man as a member of society.’” Grolier Dictionary 1999 (CD-ROM).

Theo American heritage talking dictionary (CD-ROM), từ capabilities vừa có nghĩa khả năng (abilities), vừa có nghĩa tiềm năng bẩm sinh (innate potential for growth, development, or accomplishment). Khi dịch, tôi chọn cả hai nghĩa.

[5] “These patterns, traits, and products considered as the expression of a particular period, class, community, or population.”

[6] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Tân Hợi (10.02.1971).

[7] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Tân Hợi (10.02.1971).

[8] Người đưa tin UNESCO, tháng 11.1989, tr. 5; dẫn theo Trần Ngọc Thêm: T́m về bản sắc văn hóa Việt Nam, 1997, tr. 21.

[9] Đào Duy Anh, Hán-Việt từ điển giản yếu. Sài G̣n: Nxb Trường thi, 1957, tr. 36.

[10] Trần Văn Chánh, Từ điển Hán-Việt Hán ngữ cổ đại và hiện đại. Tp.HCM.: Nxb Trẻ, 1999, tr. 1033.

[11] American heritage talking dictionary (CD-ROM) giảng identity như sau: The collective aspect of the set of characteristics by which a thing is definitively recognizable or known.”

[12] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Tân Hợi (10.02.1971).

[13] Sau này, nếu đạo Cao Đài truyền sang các khu vực mà Hồi giáo, Do Thái giáo... có ảnh hưởng mạnh mẽ th́ bản sắc văn hóa Cao Đài chắc chắn sẽ có thêm yếu tố của đạo Hồi, đạo Do Thái... Khi ấy thay v́ nói Tam giáo phương Đông như trên đây ta sẽ nói tới Tam giáo đạo với ư nghĩa bao quát vạn giáo.

[14] Độc đáo (unique) tức là vô song (unparalleled).

[15] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Tân Hợi (10.02.1971).

[16] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Tân Hợi (10.02.1971).

[17] “Truyện Hồng Bàng” trong: Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái. Lê Hữu Mục dịch. Sài G̣n: Nxb Khai trí, 1961, tr. 45.

[18] Thí dụ, trong Đạo nhựt thường hành, đức Giáo tông Lư Thái Bạch cho bài Kinh cầu khi ăn cơm sau đây, để đọc trước bữa ăn:

Công Thổ địa dưỡng sanh thảo mộc,

Ơn Thần Nông ngũ cốc chưởng trồng.

Nuôi người thân mạnh khoẻ ḷng,

Khi ăn xưng tụng đức công Cao Đài.

Thánh đức chơn kinh. Quyển thứ ba. Sài G̣n: Nhà in Công Lư, 1965, tr. 141.

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh