Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

TỰ DO VÀ DÂN CHỦ

(QUA NỀN CHÁNH TRỊ ĐẠO CAO ĐÀI)

 

Khi xây cất xong Đền Thánh tại Ṭa Thánh Tây Ninh, các Đấng Thiêng Liêng có giáng cơ ban cho hai câu liễn như sau:                       

“Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Ḥa B́nh Dân Chủ Mục

Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền”

Hai câu nầy có thể diễn nôm với đại ư:

    - Nền Đại Đạo vô cùng cao thượng do Đức Chí Tôn đến lập ra với mục đích mang lại ḥa b́nh, dân chủ (cho toàn nhơn loại).

    - Khi mà cả nhơn loại biết sùng bái Đức Cao Đài tức là tín ngưỡng nơi nền Đại Đạo th́ sẽ được chung hưởng những quyền tự do ( thật sư.).

    Thật ra xưa nay các nước dầu trong thế giới Tự Do hay Cộng Sản đều tự xưng ḿnh thể hiện tự do, dân chủ cho toàn dân...... Rồi bây giờ Cao Đài cũng nói ḿnh xướng xuất một nền tự do dân chủ thực sự ......Bây giờ chúng ta hăy xét xem  tự do dân chủ trong Đạo Cao Đài có nhiều ưu điểm và lợi ích thiết thực cho người dân không?

I. TỰ DO DÂN CHỦ LÀ G̀ ?

Khi nhốt một con chim trong lồng kín lâu ngày, và nếu ta mở cửa lồng th́ con chim sẽ nhanh nhẹn phóng ra ngoài ngay. Đó là bản tính của mọi sinh vật thích tự do chớ không muốn g̣ bó trong môi trường nào. Đây là ư niệm đơn giản nhứt về hai chữ tự do......

Tự do không có nghĩa là làm bất cứ điều ǵ ḿnh muốn mà phải coi điều đó có xâm phạm đến quyền tự do của người khác hay không. Sau thế chiến thứ hai, các quốc gia họp lại để thành lập Cơ Quan Liên Hiệp Quốc và đưa ra bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948), trong đó có quy định một số quyền tự do căn bản của con người để làm nền tảng cho các quốc gia noi theo như : Quyền tự do cư trú, tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp.....

Ngay điều 1, bản tuyên ngôn viết: “Mọi người sinh ra tự do và b́nh đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lư trí và lương tri, phải đối xử với nhau trong t́nh Bác ái”. Câu nầy đă nói lên một lư tưởng Đạo đức mà con người nên theo để tạo nên một xă hội an ninh, hạnh phúc......

C̣n dân chủ tức là chủ quyền của quốc gia do toàn dân nắm giữ. Ư niệm dân chủ có tự hàng ngàn năm trước điển h́nh như  câu “Dân vi quí, xă tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Tử), hay Hội Nghị Diên Hồng do vua Trần Nhân Tôn triệu tập các bậc bô lăo để hỏi ư kiến toàn dân nên ḥa hay chiến đối với quân Nguyên đang lăm le xâm chiếm nước ta.....Ở phương Tây,  thể chế của chánh quyền La Mă thời xưa cũng có những Nghị Hội do dân bầu giống như Quốc hội ngày nay.....

Tuy nhiên măi đến thế kỷ thứ 18, với sự ảnh hưởng lư thuyết dân chủ của các triết gia Pháp như: J.J. Rouseau, Voltaire, .....cuộc cách mạng Dân chủ 1789 lật đổ đế quyền và lập nên chế độ dân chủ với ba cơ chế : Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp.....do mọi người dân trong nước bầu lên để điều hành guồng máy quốc gia trong một nhiệm kỳ nào đó.....theo Hiến pháp quốc gia, bảo đảm công b́nh và tôn trọng tự do và quyền làm người của dân chúng.....

Điều nầy nói lên tự do và dân chủ có liên quan mật thiết với nhau.....

II. TỰ DO DÂN CHỦ QUA NỀN CHÁNH TRỊ ĐẠO CAO ĐÀI:

Cơ cấu tổ chức Đạo Cao Đài chia ra làm ba Đài : Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài:

A. BÁT QUÁI ĐÀI:

Do chính Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế chưởng quản và các Đấng Thiêng Liêng do Đức Chí Tôn ban quyền như Tam Trấn Oai Nghiêm gồm Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Lư Thái Bạch Tiên Trưởng, Đức Quan Thánh Đế Quân, ngoài ra c̣n Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) .... . Đây là cơ quan Tối Cao và Tuyệt Đối ban phát mệnh lệnh khi cần thiết hoặc khi Hội Thánh gặp sự bế tắc và cầu quyền Thiêng Liêng giúp để giải quyết.

Bát Quái Đài ban phát mệnh lệnh qua cơ bút mà cơ bút là do Chức sắc cao cấp Hiệp Thiên Đài đảm nhiệm (từ Thập Nhị Thời Quân trở lên), nhưng nếu thiếu Chức sắc cao cấp th́ dùng Chức sắc cấp thấp hơn thay thế.

Thật ra, Bát Quái Đài là linh hồn của Đại Đạo, là phần vô h́nh; c̣n phần hữu h́nh , tức là các cơ chế điều hành guồng máy Đạo được thể hiện qua hai Đài: Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài.

Cửu Trùng Đài (do Đức Giáo Tông chưởng quản) gồm một thành phần nhơn sự nhưng đảm nhiệm chính yếu cả hai cơ quan: Hành Pháp (từ tín đồ đến phẩm Giáo Tông) và Lập Pháp (gồm ba Hội: Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng Hội)

Hiệp Thiên Đài (do Đức Hộ Pháp chưởng quản) :Ba hàng phẩm chức sắc cao cấp trên cùng giữ nhiệm vụ giống như một Tối Cao Pháp Viện (Toà Tam Giáo Hiệp Thiên Đài) ngoài đời; c̣n 8 phẩm cấp dưới là nhân sự của một Viện Giám Sát (Bộ Pháp Chánh và các Ty Pháp Chánh ở địa phương).

Tóm lại chỉ với hai Đài, gồm hai hệ thống chức sắc, mà đảm nhiệm tất cả bốn cơ quan:

Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp và Giám sát. Nhưng không v́ thế mà độc tài, ngược lại sự phân quyền, phân nhiệm rất hay khéo, tinh vi, mực thước, mở rộng dân chủ ở hạ tầng khiến dung nạp tất cả ư nguyện nhơn sanh , và dành cho nhơn sanh những quyền hạn rất rộng lớn.....

Chúng ta hăy nghiên cứu một cách chi tiết hơn sau đây.

B. CỬU TRÙNG ĐÀI :

1.CÁC PHẨM TRẬT CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC:

Chủ yếu của cơ quan nầy là ngành Hành pháp, điều hành hệ thống Hành chánh Đạo từ trung ương đến địa phương . Đứng đầu là phẩm Giáo Tông chưởng quản Cửu Trùng Đài. Các phẩm trật của Cửu Trùng Đài từ cao đến thấp như sau:

Giáo Tông (trung ương) 1 vị
Chưởng Pháp (trung ương) 3 vị
Đầu Sư  (trung ương) 3 vị
Chánh Phối Sư (trung ương) 3 vị
Phối Sư  (trung ương) 33 vị
Giáo Sư  (vùng) 72 vị
Giáo Hữu (tỉnh) 3000 vị
Lễ Sanh  (quận, huyện) vô hạn định
Bàn Tri Sự (làng, xă)  
(Chánh, Phó Trị Sự và Thông Sự) vô hạn định
Tín đồ vô hạn định

 

2. CƠ QUAN HÀNH PHÁP:

a/. Hội Thánh Trung Ương:

Căn cứ theo Pháp Chánh Truyền là bộ Hiến pháp Đạo, th́ sự phân quyền được tóm lượt như sau:

Giáo Tông là anh cả của chư chức sắc và tín đồ, có phận sự giáo hóa, d́u dắt cả con cái Đức Chí Tôn trong đường Đạo và đường Đời. Nhưng Giáo Tông chỉ có quyền về phần xác , tức là hành pháp mà thôi , c̣n về luật pháp và bí pháp  th́ do Đức Hộ Pháp nắm giữ.  Tóm lại cả hai vị Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại mới bằng quyền hành của vị Giáo Hoàng La Mă. Trên phương diện giáo quyền đây cũng là một điểm tiến bộ, v́ có sự phân quyền để tránh độc tài, như Pháp Chánh Truyền chú giải như sau:

“Kẻ nào đă nắm trọn phần hữu h́nh và phần Thiêng Liêng, th́ là độc chiếm quyền chánh trị và luật lệ mà hễ độc chiếm quyền chánh trị và luật lệ vào tay th́ nhơn sanh chẳng phương nào thoát khỏi ṿng áp chế”.(PCT, phần quyền hành Giáo Tông)

Giáo Tông, Chưởng Pháp, và Đầu Sư tham dự trong quá tŕnh đưa ra những dự luật như sau:

“Giáo Tông là người thay mặt cho các Đấng Thiêng Liêng đặng hành hóa, Giáo Tông có quyền lập luật, ấy là quyền cao trọng của các Đấng Thiêng Liêng cùng Chí Tôn ban cho...và Đầu Sư là người thay mặt cho nhơn sanh, ấy là quyền cao trọng của nhơn sanh ban cho, hai đàng phải tương đắc mới bền vững cơ tạo thế Trời Người hiệp một.....

Thường thấy Thiên mạng hằng quá sức phàm thế, c̣n phàm thế th́ nghịch hẳn Thiên mạng; biết đâu một ngày kia Giáo Tông không lập ra luật lệ quá sức người phàm làm đặng và Đầu Sư lại không xin một luật lệ quá phép Thiên điều, th́ hai đàng ắt phải nghịch lẫn nhau, nếu không có Chưởng Pháp trung gian thế quyền Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài mà điều độ cho êm đềm ḥa nhă th́ nền Đạo phải chinh nghiêng sanh ra rối loạn, thượng hạ khắc nhau.....

Ấy vậy, Chưởng Pháp có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành. Luật lệ nào không có ba ấn Chưởng Pháp thị nhận và Hiệp Thiên Đài phê chuẩn th́ cả chư tín đồ của Thầy không tuân mạng”.

“Một Đạo luật nào của Giáo Tông truyền xuống mà nghịch với sanh hoạt của nhơn sanh, Đầu Sư đă định quyết không thể thi hành đặng, th́ chính ḿnh Đầu Sư phải đệ lên cho Chưởng Pháp mà cầu người sửa cải. C̣n như Giáo Tông tiếp đặng một Đạo luật nào của Đầu Sư dâng lên mà phạm phép Thiên điều th́ chính ḿnh Giáo Tông cũng phải truyền xuống cho Chưởng Pháp xét nét , hai bên không đặng ỷ quyền bỏ luật làm cho thất thể đôi đàng; phải phải phân phân để cho Chưởng Pháp định liệu. Như quyết định mà hai đàng không thuận, th́ Người phải dâng lên cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Đài cầu Thầy sửa lại, hay là Hộ Pháp luận ư đôi bên mà lập lại.

Bất câu một luật lệ nào dầu đă đặng hai vị Chưởng Pháp phê chuẩn rồi mà thiếu một, th́ cũng không đặng phép ban hành; nghĩa là trên Giáo Tông không đặng phép thị nhận, dưới Đầu Sư không đặng phép thi hành.

Cửu Trùng Đài vẫn là chánh trị, mà Chưởng Pháp lại thuộc về luật lệ, vậy th́ Chưởng Pháp là người thay mặt Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài. Ấy là cơ Đạo cổ kim hi hữu”. (PCT, phần quyền hành Chưởng Pháp)

Quyền hành Đầu Sư:

“Đầu Sư có trọn quyền về chánh trị của Cửu Trùng Đài và phần luật lệ của Hiệp Thiên Đài vậy th́ người đặng thay quyền cho Giáo Tông và Hộ Pháp trước mặt nhơn sanh. Hễ thay quyền cho Giáo Tông và Hộ Pháp tức là người của Cửu Trùng Đài và của Hiệp Thiên Đài; bởi vậy buộc Đầu Sư phải tùng quyền cả hai mà hành chánh, chẳng đặng phép tự ư riêng ḿnh mà thi  thố điều chi không có lịnh của Giáo Tông và Hộ Pháp truyền dạy.

Đầu Sư đặng quyền lập luật song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn, và luật lệ ấy buộc phải cần ích cho nhơn sanh mới đặng , nên chi Thầy có dặn:

Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài phải xem xét cho nghiêm nhặt, điều chi không thật hữu ích cho nhơn sanh thi Đầu Sư không nên lập hay là phá luật.

Ba vị Đầu Sư không ai lớn, không ai nhỏ, quyền vốn đồng quyền , Luật lệ nào của Giáo Tông truyền xuống hay của nhơn sanh dâng lên mà đă có Chưởng Pháp  và Hiệp Thiên Đài phê chuẩn th́ dầu cho một người trong ba mà chịu vâng mạng th́ Luật lệ ấy cũng phải buộc ban hành.....Trừ ra khi nào ba người đồng không thể tuân mạng lịnh đặng, th́ luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông , buộc Giáo Tông phải truyền xuống cho Chưởng Pháp  xét nét lại nữa.....

Quyền Thống Nhứt:

Khi minh thệ rồi Đầu Sư cầm quyền luôn cả chánh trị cùng luật lệ.

Nhờ quyền lớn lao nầy Đầu Sư sẽ có đủ thệ lực mà ngăn ngừa tà quyền hại Đạo. Thảng gặp cơn nguy biến mà ba Chánh Phối Sư không đủ sức chống ngăn th́ Đầu Sư đặng dùng quyền Thống Nhứt ấy mà điều khiển Hội Thánh. Cả chức sắc Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài phải phục mạng, dầu cho Giáo Tông và Hộ Pháp cũng phải vậy.....”

Quyền hành Chánh Phối Sư:

Phối Sư mỗi phái là 12 người, cộng là 36, trong ba mươi sáu vị ấy có ba vị chánh.

Ba vị Chánh Phối Sư lựa chọn cho đủ ba phái là Thái Thượng Ngọc.

Ba vị Chánh Phối Sư đặng phép thế quyền cho Đầu Sư song không đặng quyền cầu phá luật lệ.  Theo Đạo Nghị Định thứ Tư Đức Lư ban quyền hành cho:

Thượng Chánh Phối Sư coi ba viện : Học Viện (Giáo Dục) , Y Viện (Y Tế), Nông Viện (Nông Nghiệp). Thượng Chánh Phối Sư c̣n là chủ tọa của Hội Nhơn Sanh.

Thái Chánh Phối Sư coi ba viện: Hộ Viện (Tài Chánh), Lương Viện (Lương Thực), Công Viện (Công Chánh). Thái Chánh Phối Sư c̣n là chủ tọa của Hội Thánh.

Ngọc Chánh Phối Sư coi ba viện : Ḥa Viện ( Tư Pháp), Lại Viện (Nội Vụ), Lễ Viện (Nghi Lễ)

b/. Hội Thánh Em (Bàn Tri Sự, ở làng xă):

Chánh Trị Sự là chức việc do Đức Lư Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập thành. Chánh Trị Sự có quyền về chánh trị (do Đức Lư ban cho) và có quyền về luật lệ (do Đức Hộ Pháp ban cho). Chánh Trị Sự  (CTS) là người đứng đầu trong một làng (xă). CTS phải chăm nom, giúp đỡ sự sanh hoạt của môn đệ Thầy (trong địa phận) , giúp khó trợ nghèo, coi cả tín đồ như em ruột, có quyền xử đoán, nhứt là những việc bất b́nh nhỏ mọn xảy ra trong địa phận ḿnh, song phải tùng lịnh Giáo Hữu và Lễ Sanh .....

Người tín đồ mà phạm luật Đạo, th́ CTS phải khuyên nhủ răn he, ít nữa là đôi lần, thảng như không biết ăn năn chừa cải, th́ tư tờ về Thánh Thất sở tại cho Giáo Hữu, đặng người đ̣i đến mà dạy dỗ răn he. Như Giáo Hữu đă dạy dỗ rồi mà c̣n tái phạm th́ CTS có quyền đệ tờ lên cho người Đầu Họ mà cầu xin Hội Thánh trừng trị hay là trục xuất, chiếu theo Tân Luật.

Như có điều chi sái luật Đạo, mà CTS đă nhiều phen tư tờ cho Cửu Trùng Đài, song Cửu Trùng Đài yêm ẩn, th́ CTS đặng phép tư tờ thẳng lên Hiệp Thiên Đài kêu nài định đoạt.

Trước khi lănh trách nhiệm buộc CTS phải đến Thánh Thất sở tại mà lập minh thệ, phải thề rằng giữ dạ vô tư mà hành Đạo dầu cha mẹ, anh em, vợ con cũng chẳng đặng phép tư vị, ǵn dạ chơn thành, thể thiên hành Đạo. CTS là Đầu Sư Em đó vậy.

Phó Trị Sự  (PTS):  Cũng là chức sắc của Đức Lư Giáo Tông lập thành, người đặng đồng quyền cùng CTS nhưng trong địa phận nhỏ hơn (ấp, xóm). Người có quyền về chánh trị chớ không có quyền về luật lệ. Đặng phép sửa đương giúp đỡ d́u dắt, dạy dỗ chư tín đồ trong địa phận trấn nhậm mà không đặng phép xử đoán. Cấm nhặt không cho PTS lấn quyền về luật lệ. Phó Trị Sự là Giáo Tông Em.

Thông Sự (TS) : Thông Sự là người đồng thể cùng PTS trong địa phận của PTS cai quản, song người có quyền về luật lệ chớ không có quyền về chánh trị.

TS là người của Hiệp Thiên Đài để tùng quyền CTS. Phận sự của người th́ phải xem xét kiểm dượt cử chỉ hành Đạo của PTS. Mọi việc chi làm cho mất vẻ công b́nh nơi địa phận của PTS cai quản mà Hội Thánh không rơ thấu th́ TS phải chịu phần trách cứ.

Những điều chi sái luật Đạo, chẳng y theo lịnh Hội Thánh tư truyền, hoặc sửa cải Tân Luật, hoặc cải lịnh hành chánh, nếu chẳng có phép của CTS mà PTS tự chuyên thi hành, Hội Thánh lại không hay biết chi hết, th́ tội t́nh ấy về phần Thông Sự.

Tuy người chịu dưới quyền CTS mặc dầu, song đặng quyền sửa lỗi của CTS. Thảng như đă thấy lẽ vô Đạo hiển nhiên của CTS th́ TS đặng phép can gián sửa lỗi;  nếu đă nhiều phen mà CTS chẳng nghe và đă có tư tờ về Cửu Trùng Đài mà Cửu Trùng Đài yêm ẩn, th́ người đặng phép chạy tờ về Hiệp Thiên Đài mà cầu xin sửa trị. Người phải chăm nom binh vực kẻ cô thế, bất câu là người có Đạo hay là ngoại Đạo, hoặc là bị tai nạn th́nh ĺnh, hoặc bị nghèo nàn đói khó, hoặc bị bịnh hoạn cô thân, hoặc phải bị tha hương lữ thứ, hoặc bị yếu tha già thải, người đặng trọn quyền buộc Phó Trị Sự phải liệu phương giúp đỡ.....

Trước khi lănh trách nhiệm buộc Thông Sự phải đến Thánh Thất sở tại mà lập minh thệ, y như Chánh Trị Sự, Thông Sự là Hộ Pháp Em.

Bực hạ đẳng nhơn sanh thường bị hiếp đáp v́ mất lẽ công b́nh hơn hết. Bởi cớ ấy mà quyền của Thông Sự rất nên yếu trọng.

c/. Nhận định về Cơ Quan Hành Pháp (So sánh với quyền Đời)

Phẩm Giáo Tông cũng giống như vị Vua hay Quốc trưởng ở ngoài đời. Vị vua nầy không có quyền tuyệt đối như dưới chế độ quân chủ chuyên chế, hơn nữa vị vua nầy là do dân bầu lên, tuyển từ hai cấp bậc kế dưới là Chưởng Pháp, và Đầu Sư . Vị vua nầy cũng không phải vô quyền như dưới chế độ Quân Chủ Lập Hiến. Trái lại, vị vua nầy có quyền lập luật nhưng phải đưa xuống cho ba vị Cố Vấn Luật Pháp là Chưởng Pháp duyệt kư rồi đưa qua Hiệp Thiên Đài (giống như Tối Cao Pháp Viện) phê chuẩn, và phải được ít nhứt là một vị Thủ Tướng đồng ư th́ mới thành luật. Những luật nầy trong Đạo có tên như: Thánh Lịnh, Đạo Nghị Định.....cũng ngang với Sắc Lịnh, Nghị Định.....ở ngoài đời.

Vị vua nầy hiệp với vị Hộ Pháp (tạm gọi là chủ tịch Tối Cao Pháp Viện) trong trường hợp cần kíp, có thể ban hành những Đạo luật mà Quốc Hội muốn bác bỏ phải thông qua Quốc Hội gồm ba Viện (Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, và Thượng Hội)  th́ thiết tưởng phải khó khăn lắm mới bác bỏ được (trong trường hợp bất đồng ư kiến).

Phẩm Đầu Sư gồm có ba vị cũng giống như Thủ Tướng ngoài đời. Đặc biệt là có đến ba vị Thủ Tướng đồng quyền nhau, chế độ nầy gọi là Tam đầu chế, mục đích là tránh sự độc tài và mọi việc sẽ nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn v́ ba người dĩ nhiên phải sáng suốt hơn một vị. Ba vị Thủ tướng nầy cũng được quyền lập luật nhưng chỉ được đưa ra những vấn đề thật cần yếu cho dân mà thôi. Những dự luật nầy cũng phải được tŕnh lên vua chấp thuận, rồi phải được ba vị Cố Vấn Pháp Luật duyệt kư và Tối Cao Pháp Viện phê chuẩn rồi mới thành luật.

Xem vậy một dự luật muốn thông qua phải qua đến bốn khâu, so sánh với Tổng Thống chế chỉ đi qua ba khâu (Tổng Thống, Hạ Nghị Viện, Thượng Nghị Viện).

Đó là những Dự luật được thành lập từ trên xuống.

(C̣n những luật lệ được thành lập từ dưới lên cũng phải qua ba khâu : Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội, nếu ba Hội có sự phản khắc nhau th́ quyền quyết định sau cùng sẽ do Quyền Chí Tôn tại thế (gồm 2 vị Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại) Phần nầy sẽ nghiên cứu ở Cơ Quan Lập Pháp).

Ngoài ra ba vị Thủ Tướng phân quyền cho ba vị Phó Thủ Tướng (Chánh Phối Sư)  mỗi vị nầy coi sóc một số bộ. Do đó việc điều hành chặc chẽ và hiệu quả hơn.

Đặc biệt trong trường hợp loạn lạc, nguy hại đến nền an ninh quốc gia, th́ vua và chủ tịch Tối Cao Pháp Viện ủy quyền cho ba vị Thủ Tướng thi hành quyền độc tài để sớm trừ loạn lạc và xong sẽ giao lại quyền hành như cũ.....

Trường hợp nầy cũng giống như Tổng Thống chế trong trường hợp loạn lạc nguy hại đến an ninh quốc gia, Quốc hội ủy quyền cho Tổng Thống có quyền kư sắc luật.....

Bây giờ đến cơ chế ở hạ tầng cơ sở là làng xă, Vị Chánh trị Sự cũng như Xă Trưởng do dân bầu lên nhiệm kỳ 5 năm. Ngoài nhiệm vụ điều hành, vị Xă Trưởng nầy có nhiệm vụ thương yêu, dạy dỗ giúp khó trợ nghèo, cho mọi người dân trong xă như anh ruột lo cho em vậy.....

Nếu CTS thấy có điều chi sái luật, hay những bất công mà người dân gặp phải th́ sẽ phúc lên Quận (huyện), tức là theo đẳng cấp hành chánh. Nếu hệ thống nầy bao che im ẩn không giải quyết th́ CTS sẽ phúc thẳng lên Hiệp Thiên Đài là Viện Giám Sát và Tư Pháp, th́ đương nhiên Cơ Quan nầy phải điều tra nội vụ.....Điểm nầy thể hiện tinh thần dân chủ cao độ dành cho hạ tầng cơ sở hành chánh, có như thế th́ người dân thấp cổ bé miệng mới không bị đàn áp bất công..... 

Ngoài CTS ra nơi xă thôn c̣n có vị Thông Sự là Giám sát viên ở xă thôn (mỗi ấp một vị). Vị nầy phải chịu trách nhiệm trước Hội Thánh (chánh phủ) về mọi bất công xảy ra nơi địa phận mà không phúc báo. Trách nhiệm vị nầy phải chăm nom binh vực kẻ cô thế, hoặc bị tai nạn th́nh ĺnh, hoặc cô thân, yếu tha già thải.....buộc Phó Trị Sự là Ấp Trưởng phải liệu phương giúp đỡ.....

Ngoài ra, vị Thông Sự nầy c̣n giám sát việc làm của CTS và PTS (Xă Trưởng và Ấp Trưởng) nếu thấy lẽ vô Đạo của các vị nầy th́ được quyền can gián sửa lỗi; nếu đă nhiều phen can gián mà chẳng được th́ được quyền tư tờ về Cửu Trùng Đài (hành chánh) , nếu hệ thống nầy êm ẩn , không giải quyết th́ sẽ tư tờ về thẳng Hiệp Thiên Đài (Viện Giám Sát và Tư Pháp).

Pháp Chánh Truyền nhấn mạnh bằng câu nguyên văn:

Bực hạ đẳng nhơn sanh thường bị hiếp đáp v́ mất lẽ công b́nh hơn hết. Bởi cớ ấy mà quyền của Thông Sự rất nên yếu trọng.

Nơi Hiệp Thiên Đài có cơ quan trực thuộc là Bộ Pháp Chánh (Viện Giám Sát), Bộ nầy bổ nhiệm mỗi Trấn (vùng) , Châu (tỉnh), Tộc (huyện) một nhân viên Giám sát bên cạnh đơn vị hành chánh Đạo, chịu trách nhiệm về sự thi hành luật pháp và mọi sự bất công nếu có xảy ra nơi địa phương .....

Nh́n chung ta thấy Cơ Quan Hành pháp Đạo, sự phân quyền rất chặt chẽ, không thể có độc tài, độc đoán. Từ trung ương đến địa phương đều có nhân viên giám sát đi kèm ngay trong nội bộ cơ quan . Ngoài ra c̣n có hệ thống giám sát độc lập đi kèm mỗi đơn vị hành chánh Đạo trực thuộc Bộ Pháp Chánh (Viện Giám Sát).

Càng đặc biệt hơn nền hành chánh ở xă thôn, lấy t́nh thương yêu làm căn bản, các viên chức có thể phúc tŕnh  thẳng về cơ quan Giám sát, Tư pháp ở trung ương để xin giải quyết. Quả nhiên đây là một ưu điểm của nền tự do dân chủ đem lại một xă hội thương yêu , công bằng hạnh phúc cho mọi người dân.

HT MAI VĂN T̀M (01-2005)

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh