Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

T̀M HIỂU THIỀN TÔNG

(Trích: "Sáu cửa vào động Thiếu Thất") 

Thiền tông, có thể nói là vĩ đại và đáng kính phục. 

Đường lối tu hành
Ư chỉ của Tổ về pháp tu của Thiền tông được thâu gọn trong bốn câu kệ :
"Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật." (Chẳng lập văn tự, Truyền ngoài giáo lư, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật). Bốn câu đó tŕnh bầy đường lối tu hành của Thiền tông khác hẳn với các pháp tu khác trong đạo Phật.

Hai câu đầu: "Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền" là hai câu mà đức Phật truyền cho tổ Ca Diếp trong hội Linh Sơn. Mới đọc qua hai câu đó chúng ta có cảm tưởng như đức Phật mật truyền cho tổ Ca Diếp một pháp nào mà không dùng tới văn tự và ở ngoài các kinh điển. Nếu đọc bài kệ của đức Phật khi truyền pháp cho tổ Ca Diếp th́ chúng ta hiểu rơ hơn, hai câu đầu bài kệ là: "Pháp bổn pháp vô pháp, Vô pháp pháp diệc pháp." Câu khó hiểu đó được John Blofeld lược dịch trong cuốn "Hoàng Bá ngữ lục" là: "Giáo lư căn bản của Phật pháp là không có pháp nào hết, nên cái pháp 'không có pháp nào hết' chính là Phật pháp". (tr. 64) Như vậy tới chỗ cứu cánh là chỉ có pháp "không có pháp nào hết", vậy th́ văn tự nào có thể diễn tả được pháp đó, như vậy pháp đó cũng phải nằm ngoài giáo lư v́ giáo lư cũng là văn tự. 

Hai câu "Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền" đă chỉ tới chỗ cứu cánh của đạo Phật. Như trong kinh Duy Ma Cật, khi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật thế nào là Bồ tát vào pháp môn Không hai (Bất Nhị). "Ông Duy Ma Cật im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: Hay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tự, ngữ ngôn đó mới thật là vào pháp môn không hai." Tổ cũng đă nhận ra là tới chỗ cứu cánh th́ không c̣n văn tự, ngôn ngữ nào, tức là kể cả kinh điển, có thể dùng để tỏ bầy được.

C̣n hai câu "Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật" nói lên đường lối tu độc đáo của Thiền tông. Thiền tông "chỉ thẳng", tức là chỉ ngay cái ở trước mắt người tu, và ngay hiện tại, chứ không dùng những lời giảng, phương tiện huyền bí, tượng trưng, bóng bẩy, xa vời. Chỉ thẳng cái ǵ? đó là chỉ thẳng ngay cái tâm của người tu hành. Hiểu được cái tâm đó cũng là hiểu được bản tánh của tâm ḿnh cùng vạn vật. Người nào "thấy tánh" th́ sẽ thành Phật, tức người giác ngộ. Tổ nói rất giản dị :"Nếu thấy tánh tức là Phật, không thấy tánh tức là chúng sanh". (tr. 90). Giữa Phật và chúng sinh, hoặc nói rơ hơn là giữa người giác ngộ và người si mê, chỉ khác nhau có điểm căn bản đó thôi. 

Mục đích tu hành của Thiền tông thật là giản dị, nhưng không dễ dàng. Nhiều người nghe như vậy liền vội vă giở kinh, luận, ngữ lục, sách vở ra t́m kiếm định nghĩa thế nào là "tánh" để thao thao giảng nghĩa. Công việc đó sẽ chẳng mang lại kết quả ǵ, v́ c̣n trụ, chấp vào văn tự, lời nói, lư luận mà hy vọng t́m thấy "tánh" th́ chẳng bao giờ được. Vậy muốn tu theo Thiền tông th́ phương pháp tu như thế nào. Tập "Sáu cửa vào động Thiếu Thất" (Thiếu Thất Lục Môn) của Tổ để lại đă chỉ ra pháp tu hành của Thiền tông.

Sáu cửa vào động Thiếu Thất
Sáu cửa vào động, tức là sáu pháp môn tu hành để đạt được đạo quả. Sáu pháp môn đó là: (1) Tâm kinh tụng, (2) Phá tướng luận, (3) Nhị chủng nhập, (4) An tâm pháp, (5) Ngộ tánh luận và (6) Huyết mạch luận. Muốn vào được động Thiếu Thất th́ có thể vào bằng cửa nào cũng được, không nhất thiết phải qua cả sáu cửa. Tu theo bất cứ một pháp môn nào cũng đạt Đạo, không nhất thiết phải tu cả sáu pháp môn. 

(1) Tâm kinh tụng. Tổ nhắc lại từng câu trong Bát Nhă Tâm Kinh, sau mỗi câu đều có những câu giảng. Đại ư cũng là phát triển về tâm của tông Bát Nhă. Tổ chỉ rơ tướng "không" của muôn pháp để chúng ta hiểu được cái thể "Như lai không tướng", vốn thanh tịnh, chẳng phải có/không, chẳng sạch/nhơ, chẳng tăng/giảm, một khi giác được điều đó th́ "chợt rơ bỏ ư tu, thênh thang vượt pháp giới, tự tại hết lo âu". Tổ c̣n căn dặn "chấp có đâu thực có, theo không lại lạc không", v́ Tổ biết rơ chúng ta thường chấp chặt vào hoặc "có" hoặc "không". 

(2) Phá tướng luận. Phần này gồm những câu hỏi và đáp. 
"Hỏi: Nếu có người chí cầu Phật đạo th́ phải tu pháp ǵ thật là tỉnh yếu (đơn giản và thiết yếu).
Đáp: Chỉ 'quán tâm'. Đó là một pháp tổng nhiếp hết các pháp cho nên rất là tỉnh yếu.
Hỏi: Sao nói một pháp hay nhiếp tất cả các pháp ?
Đáp: Tâm là cội nguồn của muôn pháp. Tất cả các pháp chỉ do tâm mà sinh ra."
Người hỏi vẫn thắc mắc là tại sao chỉ 'quán tâm' là đủ, nên sau đó nêu ra những câu hỏi như: "Sáu đường, ba cơi rộng lớn bao la, nếu chỉ quán tâm th́ sao thoát được những khổ đau không cùng tận?" - "Như lời Phật dạy: 'Ta đă trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp, chịu vô số khổ nhọc mới thành được Phật đạo', sao nay nói chỉ quán tâm th́ chế được ba độc là giải thoát?" - "Các đại Bồ tát nhờ giữ ba giới tu tịnh, thực hành lục độ, mới thành Phật đạo. Sao nay nói người học chỉ cần quán tâm, chẳng tu giới hạnh th́ thành Phật thế nào được? " - "Như lời kinh nói, 'dốc ḷng niệm Phật chắc được văng sanh qua cơi Tịnh độ Phương tây, chỉ cần theo một cửa ấy tức được thành Phật', sao c̣n nói quán tâm để cầu giải thoát là ǵ? ". Đó cũng là những thắc mắc mà những người không hiểu Thiền tông thường đặt ra v́ thấy pháp tu này khác với những pháp tu của các tông khác trong đạo Phật. 

Mỗi câu hỏi đều được Tổ giải đáp rơ ràng nên cũng giúp cho những người tu Thiền hiểu hơn. Tổ nói rơ , nếu muốn đạt tới cứu cánh th́ phải thấy được tâm là Phật, và muốn thấy được tâm th́ cần phải bỏ những chấp về tướng. Tất cả những câu hỏi trên cho thấy đều v́ chấp tướng, hướng ngoại, quên tâm nên không thể thấy được tâm. Tổ không nói những pháp tu theo chấp tướng là sai, nhưng Tổ thấy rơ những pháp tu đó chỉ là phương tiện thôi. 

(3) Nhị chủng nhập. Phần này chỉ pháp tu hành một cách cụ thể: 
"Phàm vào đạo có nhiều đường, nhưng nói cho cùng th́ không ngoài hai đường là: lư nhập hay hạnh nhập."
"Lư nhập là mượn 'giáo' để ngộ 'tông', tin sâu rằng tất cả sinh linh đều chung đồng một chân tánh, chỉ v́ khách trần bên ngoài và vọng tưởng bên trong che lấp nên chân tánh không hiển lộ được."
"Hạnh nhập là nói về bốn hạnh, ngoài ra các hạnh khác đều bao gồm trong ấy.
Bốn hạnh là: (a) báo oán hạnh, (b) tùy duyên hạnh, (c) vô sở cầu hạnh và (d) xứng pháp hạnh". Báo oán hạnh là khi gặp cảnh khổ th́ hiểu là v́ trước có gây ra nghiệp dữ nên nay nhẫn nhục chịu. Tùy duyên hạnh là hiểu nay được quả báo tốt cũng là do nhân lành thủa trước, mọi khổ vui đều do nhân duyên sanh, nhưng tâm người không v́ vậy mà được thêm hoặc bớt mất ǵ. Vô sở cầu hạnh là hiểu muôn vật đều là không, nên không cầu mong ǵ mới thực là đạo hạnh. Xứng pháp hạnh là bậc trí tin hiểu "pháp" chính là cái lư thanh tịnh của tự tánh, tức cái thể tánh thanh tịnh của ḿnh, nên vẫn tùy xứng theo pháp mà hành nhưng không có chấp. 

(4) An tâm pháp. Sau đây là vài đoạn trích: 
"Khi mê, người đuổi theo pháp. Lúc tỉnh, pháp đuổi theo người."
"Tự trên 'sự' vươn lên mà tỏ suốt, đó là hàng khí lực mạnh. Theo chữ nghĩa mà thông rơ , đó là người khí lực kém."
"Hỏi: Các pháp đă là không th́ dựa vào ǵ mà tu đạo? - Đáp: Nếu có dựa vào ǵ th́ cần tu đạo. Nếu không có ǵ để dựa, tức chẳng cần tu đạo."
"Chẳng thấy ǵ hết, gọi là thấy đạo. Chẳng làm ǵ hết, gọi là hành đạo."

(5) Ngộ tánh luận.
Phần này chỉ về điểm quan trọng trong khi tu hành là phân biệt được giữa mê và ngộ, và tu hành sao để ngộ. Cũng nên lưu ư là có ư kiến cho rằng phần này nói về làm sao ngộ được bản tánh của chính ḿnh. 
"Phàm đem tâm cầu pháp, ấy là mê. Chẳng đem tâm cầu pháp, ấy là ngộ."
"Khi mê th́ có bờ bên này, khi ngộ th́ không bờ bên này.
Tại sao vậy? V́ kẻ phàm phu mỗi mỗi đều có xu hướng trụ ở bên này. V́ giác được phép tối thượng thừa th́ tâm chẳng trụ bên này cũng chẳng trụ bên kia, nên ĺa được cả hai bờ bên này và bên kia vậy."
"Phàm mê là mê ở ngộ. C̣n ngộ là ngộ nơi mê. Không có mê ngộ mới gọi là chánh giác, chánh kiến."
"Khi mê th́ sáu thức, năm ấm đều là pháp phiền năo, sanh tử. Khi ngộ th́ sáu thức, năm ấm đều là pháp niết bàn, không sanh tử."
"Khi mê th́ có Phật, có pháp. Khi ngộ rồi th́ không Phật, không pháp. Tại sao vậy? V́ ngộ tức là Phật pháp."

(6) Huyết mạch luận.
Phần này chỉ rơ nếu không thấy tánh th́ việc tu hành sẽ không thể đưa đến chỗ đạt đạo được. 
"Nếu muốn t́m Phật hăy cần thấy tánh. Tánh tức là Phật. Nếu chẳng thấy tánh th́ chay lạt, giữ giới đều vô ích cả."
" Nếu không thấy tánh th́ dầu giỏi nói mười hai bộ kinh, vẫn là ma nói."
"Chúng sanh điên đảo không biết tự tâm là Phật, cứ hướng ngoài mà ǵn giữ, cầu cạnh, suốt ngày lăng xăng niệm Phật, lạy Phật."

(Trích: "Sáu cửa vào động Thiếu Thất") 

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh