Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

TẮM THÁNH

 Thiện Phúc

Tôi có bốn người con, cả bốn đều được đem đi Tắm Thánh v́ tuân theo thế luật và một số lư do khác:

Thế Luật.  Điều thứ 12:

“Đứa con nít khi được một tháng sắp lên phải đem đến Thánh Thất sở tại mà xin làm lễ “Tắm Thánh” và ghi vào bộ sanh của bổn đạo”

Các lư do khác:

1) Tôi muốn bắt đầu các lư do khác từ một câu chuyện đă xảy ra trong gia đ́nh có liên quan đến Bà Ngoại của tôi.  Bà Ngoại tôi là một phụ nữ lớn lên ở nông thôn.  Bà ít học, chỉ đọc được chữ in, mà không đọc được chữ viết tay.  Bà theo Đạo Cao Đài từ lúc c̣n trẻ, người nhỏ nhắn, nhưng có một đức tin mănh liệt. 

Từ lúc tôi mới bắt đầu mẫu giáo đến khi tốt nghiệp đại học, sáng nào Bà Ngoại cũng thức dậy lúc 5 giờ sáng để nấu cơm và hăm thức ăn cho anh em chúng tôi.  Sau đó Bà cúng thời sáng rồi mới làm các công việc khác.  Một đêm nọ, khoảng 9:30 tối, năm tôi 15 tuổi, Cậu Tư của tôi về nhà với nét mặt sợ hăi và nói với ngoại: “Má à, có một con mèo khi thấy con, nó la hoảng rồi bỏ chạy.  Con sợ quá, nên về đây.”  Cậu tôi tuy là một sỉ quan quân đội đă nhiều lần ngang dọc chiến trường, nhưng khi nào cảm thấy bất ổn đều chạy về nhà để nhờ Bà Ngoại cầu an.  Cậu ngồi chơi một lúc, bổng khuôn mặt nhợt nhạt, thất thần, sau đó khóc mếu máo.  Cậu xin Bà Ngoại và Má tôi cứu giúp cho sự đau khổ của ḿnh.  Bà Ngoại biết Cậu đang bị một vong linh nhập thân, nên hứa sẽ cầu siêu và khuyên vong linh hăy xuất ra.  Thế nhưng, sau khi cho biết tên, vong linh cứ nấn ná than khóc hoài.  Bà Ngoại quyết định cầu xin Đức Cao Đài giúp sức. 

Như bao lần cúng lễ hằng ngày, Ngoại mặc áo dài trắng, cẩn thận vuốt lại búi tóc, trang trọng bước đến bàn thờ thi lễ, thắp nhang.  Tay trái Ngoại bắt ấn Tư, tay phải cầm cây dùi đánh chuông nhỏ.  Ngoại mới khẻ đánh ba tiếng chuông như mọi ngày, Cậu tôi đang ngồi khóc, đă bật ngă xuống giường giống như bị ai xô một cái.  Sau đó Cậu  ngồi dậy và kể lại những cảm xúc lúc đang bị vong linh nhập.

Đối với tôi, cái giây khắc mà ba tiếng chuông nhỏ được Ngoại khẻ đánh với tất cả đức tin và ḷng thành kỉnh là lúc Thiên Nhân Tương Hội để thi hành đạo sự vô vi.  Giây khắc ấy, Thiên Tướng đă hiển lộ thần oai để trục vong linh ra khỏi thân của Cậu tôi.

Hành động nguyện cầu  để xin sự giúp sức của Ngoại tôi là một hành động tự nhiên, không theo một phương thức định trước nào cả.  Ngoại kêu cứu sự trợ lực với tất cả đức tin v́ biết rằng Đức Cao Đài luôn thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ con cái của Ngài.  Huyền linh nhiệm mầu đă đáp ứng tấm ḷng thành của Ngoại. 

 

Không là một hành động tự phát, mà là một sự chọn lọc kỷ lưỡng, trong thời Đại Ân Xá Kỳ Ba, Đức Cao Đài ân ban cho tín đồ một số bí tích, trong đó có bí tích Tắm Thánh.  Bí tích tắm thánh được thực hiện trong sự phối hợp cầu nguyện của nhiều tín đồ Cao Đài.   Khi làm lễ Tắm Thánh, người đạo cao đức trọng trong đạo sẽ là gạch nối giữa Trời và Người, để mở cửa thông công mà chuyển tải t́nh thương vô biên, hồng ân vô lượng đến em bé. Do đó, sức mạnh của Thiên Nhân Tương Hội hướng về em bé sẽ mạnh mẽ gấp nhiều lần hành động cầu cứu của Ngoại tôi. V́ niềm tin ấy, tôi đă đem tất cả các con ḿnh đến Thánh Thất để được thọ nhận lễ Tắm Thánh.

Về phương diện cá nhân: Theo luật nhân quả, con cái đầu thai vào gia đ́nh có thể là bạn, mà cũng có thể là thù đến đ̣i nợ.  Tắm Thánh để hóa giải bớt tiền khiên nghiệp chướng cũ.  Nếu em bé là bạn, th́ bạn sẽ giúp ích cho cha mẹ nhiều hơn là phải lo trả nghiệp quả kiếp trước.  Nếu em bé là thù, sẽ trở thành bạn và bớt khảo đảo cha mẹ.

Về phương diện gia đ́nh, nếu tất cả mọi người đều nhập môn, th́ công việc hành đạo sẽ dễ hanh thông.  Khi cả gia đ́nh cùng nh́n về một hướng, th́ việc thực thi sứ mạng Tam Kỳ mới được vững vàng v́ tất cả là đồng đạo, đồng ḷng hợp sức phấn đấu cho một lư tưởng.  Nếu không hướng dẫn con cái từ nhỏ, khi lớn lên, v́ một lư do nào đó, các em chẳng những không giúp cha mẹ hành đạo; có khi c̣n chống đối, cản trở; có lúc lại chế nhạo cha mẹ.

Về phương diện xă hội, Tắm Thánh cũng là một sinh hoạt tôn giáo mang tính tập thể cộng đồng.  Nó giúp cho chương tŕnh hoạt động của Thánh Thất thêm phần phong phú.  Nó cũng giúp cho các tín hữu thêm điều kiện sinh hoạt chung ngoài những giờ cúng thời hay sóc vọng.  Chính v́ sự quan trọng của các em bé sơ sinh, thế luật c̣n qui định: “Con nít mới sanh phải chọn cha và mẹ đỡ đầu cho nó, pḥng sau bảo hộ nó lúc rủi phải thân côi” [1].  Nhờ có mối quan hệ tương thân, tương ái này mà người đạo sẽ gần nhau hơn, thông cảm nhau hơn, và việc phối hợp hành đạo sẽ tốt hơn.

Một số vị cho rằng: Sau khi hài nhi được Tắm Thánh trong đạo Cao Đài sẽ được nhiều ơn phước hơn bất kỳ một em bé nào ở các tôn giáo khác, chiếu theo luật Đại Ân Xá Kỳ Ba. Một số vị cho rằng:  Sau khi hài nhi được Tắm Thánh trong đạo Cao Đài sẽ được ơn phước giống như tất cả các em bé khác, v́ Đức Thượng Đế yêu thương mọi người như nhau.  Khi t́m hiểu đạo Cao Đài, ta thấy ư kiến thứ nhất đúng hơn và hoàn toàn phù hợp với luật công bằng.

Thứ nhất, một số tôn giáo có lễ Tắm Thánh cho em bé, một số tôn giáo không có.  

Thứ hai, một số tôn giáo có làm lễ Tắm Thánh, nhưng người chủ chăn không ăn chay như người Cao Đài.  Tại sao lại đưa vấn đề ăn chay vào lễ Tắm Thánh?  Vấn đề ăn chay đă được đề cập nhiều trong đạo Cao Đài, nay ta hăy nh́n khía cạnh này qua lăng kính của tôn giáo bạn.

Trong những năm qua, mỗi năm có nhiều tín đồ Công Giáo đến quốc gia Nam Tư ở Châu Âu để chiêm ngưỡng Đức Mẹ ở  Medjugorje thay v́ về Việt Nam thăm Đức Mẹ La Vang.  “Hơn 20 năm qua hiện ra ở Medjugorje (Mễ Du) – Nam Tư, Đức Mẹ đă ban nhiều thông điệp cho các thi nhân để gởi cho nhân loại.  Đức mẹ nói nhiều đến việc ăn chay...

Ăn chay đ́nh chỉ được những định luật của thiên nhiên – thông điệp 21/7/1982

Ăn chay chặn đứng được chiến tranh – thông điệp 21/7/1982

Ăn chay giảm đi những h́nh phạt từ Thiên Chúa – thông điệp 16/11/1982

Ăn chay là một “khí giới”, một vũ khí với sức mạnh lớn lao để đánh bại Satan (Ngay cả sức mạnh nguyên tử không thể so sánh với ăn chay.  Năng lượng nguyên tử không có sức mạnh chiến thắng Satan) – thông điệp 25/6/1992

Qua ăn chay, toàn thể chương tŕnh của Đức Mẹ, do chính Thiên Chúa đă hoạch định trong chương tŕnh cứu độ thế giới vào thời gian đặc biệt này sẽ được hoàn thành – thông điệp 26/9/1985

Bánh ḿ và nước lă là cách ăn chay tốt nhất – thông điệp 21/7/82 ” [2]

Có tổng cộng 30 thông điệp về ăn chay từ ngày 21/7/1982 đến 25/2/2003.  Nếu làm một so sánh nhỏ, ta thấy thông điệp của Đức Mẹ nhắc nhở nhiều đến ăn chay sau gần 1982 năm “theo thánh ư của Thiên Chúa” (thông điệp số 21 ngày 24/9/1982). Ăn chay chỉ mới là thông điệp, chứ chưa phải là giáo luật, qui điều. Số người Công Giáo ăn chay theo đúng nghĩa c̣n khiêm tốn lắm.  Theo Thánh ư trên của Đức Mẹ, về phương diện tâm linh, ăn chay có sức mạnh huyền năng gấp trăm ngàn lần ăn mặn.

C̣n tín đồ Cao Đài, và nhất là các chức sắc, chức việc, nhiều vị đă thọ trường chay theo thiên ư của Đức Cao Đài Thượng Đế ngay buổi đầu lập đạo.  Từ giới luật đến quảng đại tín đồ, việc ăn chay trong Đạo Cao Đài đă tiến một bước khá xa so với một số tôn giáo lớn. 

Trong thời Đại Ân Xá Kỳ Ba này, Đạo Cao Đài hướng dẫn tín đồ con đường trở về Thượng Đế bằng sự kết hợp hài ḥa giữa Ngoại Giáo Công Truyền và Nội Giáo Tâm Truyền [3].  Ngoại Giáo Công Truyền hướng dẫn người tín đồ làm lành, lánh dữ, thực hiện t́nh thương, tha thứ, công chính và ăn chay hầu làm nền tảng xây dựng những giềng mối tốt đẹp cho xă hội; xiểng dương lẽ thật của Vạn Giáo Nhất Lư để tất cả các tôn giáo được ḥa thuận, tránh chiến tranh, và cùng hợp sức xây dựng thế giới đại đồng.

Nội Giáo Tâm Truyền là các phương pháp tịnh luyện đă được Đức Thượng Đế và các Thần Thánh trực tiếp truyền dạy cho một số tín đồ Cao Đài đầu tiên thông qua huyền cơ diệu bút hầu giúp con người thực hiện mục đích Thiên Đạo Giải Thoát.  Từ đó về sau, những tín đồ có đủ tâm hạnh và duyên phước sẽ được tuyển chọn và truyền dạy tâm pháp.  Nếu ăn chay là một phương pháp thụ động để thanh tịnh cơ thể và thêm sức mạnh tâm linh, th́ tâm pháp Cao Đài là một phương pháp chủ động để hấp thụ Tiên Thiên Khí từ vũ trụ bằng sự vận hành và thúc đẩy sự tương tác của Tinh Khí Thần trong chính bản thân từng con người.  Nhiều tín đồ đă chứng đắc giải thoát qua con đường tu học này.

Việc ăn chay trong Đạo Cao Đài, nếu chiếu theo Thánh ư của Đức Mẹ ở Medjugorje để ứng dụng vào việc Tắm Thánh, th́ sức mạnh huyền năng phải gấp trăm ngàn lần sự Tắm Thánh được thực hiện bởi một người ăn mặn.  C̣n nếu việc Tắm Thánh được thực hiện bởi một người vừa ăn chay vừa thực hành tâm pháp Cao Đài th́ sức mạnh huyền năng ấy c̣n to lớn hơn biết chừng nào.

Hăy tưởng tượng, một em bé, v́ một lư do nào đó, bị một vong linh chú ư để làm điều bất lợi.  Dù ta có mời được một đoàn quân hùng hậu với tất cả những chiến cụ tối tân nhất, cũng không thể làm vong linh ấy sợ hăi. 

“Ôi vật chất khó lưu t́nh quỉ sứ!

Oai hùng không đương cự nổi vô thường.” [4]

Những vị quyền to chức lớn đối với con người có thể thét ra lửa.  Nhưng đối với các vong linh, họ vẫn không là ǵ cả.

“Vô thường chẳng sợ tay oanh liệt,

Quỉ tốt nào kiêng bậc phẩm hàm” [5]

            Chẳng những thế, các cao đồ đức hạnh của Chúa Jesus đă có lúc không thể làm ǵ được quỉ.  Họ cầu cứu Chúa.   Chúa đă chỉ cho các vị ấy một trong những khiếm khuyết quan trọng: đó là thiếu sự ăn chay.  Theo Tân Ước:  “Các thánh tông đồ không thể trừ quỉ được.  Họ hỏi riêng Chúa Jesus:  Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỉ ấy?  Chúa đáp:  Giống Quỉ ấy chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện và ăn chay thôi” [6]

Thế nên, khi em bé đă được xá tội và sự hộ tŕ của các Đấng Thiêng Liêng qua lễ Tắm Thánh Cao Đài, vong linh ấy  chắc chắn sẽ chùng bước và không dám làm hại.

Ngày xưa, Đức Mục Kiền Liên sau nhiều lần khổ cực t́m kiếm mới được Đức Phật chỉ cho cách cứu mẹ khỏi địa ngục bằng cách nhờ chư tôn đức hợp điển, hợp sức cầu nguyện.  Mẹ Ngài được xá tội và được cứu.  Ngày nay, Đức Chí Tôn ban hồng ân cho tín đồ Cao Đài từ lúc mới lọt ḷng mẹ qua bí tích Tắm Thánh. Em bé được xóa nghiệp chướng nhiều hay ít là tùy thuộc vào căn duyên từ kiếp trước, tùy thuộc vào sự cộng nghiệp giữa em bé và cha mẹ, tùy thuộc vào sự hợp điển cầu nguyện mạnh hay yếu.  Nhưng chắc chắn phần thưởng ở mức cao nhất ở một lễ Tắm Thánh hoàn hảo là em bé được xóa sạch nghiệp xấu của quá khứ như lời cầu nguyện:  

“Xin xá ân rửa sạch tiền khiên

Căn xưa ví dữ cũng hiền

Dầu ra cửa tội, đủ quyền cao siêu” [7]

Đối với tôi, sau khi làm lễ tắm thánh, các em bé trong Đạo Cao Đài được hưởng nhiều phước duyên hơn các em bé khác v́:

Phương pháp, kỷ thuật thông công tốt nhất giữa Trời và người:  Các em được thọ hưởng bí tích do chính Đức Cao Đài Thượng Đế ban trao.

Phương tiện thông công giữa Trời và Người tốt nhất:  Các vị chức sắc, chức việc trong đạo Cao Đài với đức tin bất thoái chuyển, với thâm niên chay lạc, đă khép ḿnh trong khổ hạnh để thực hiện t́nh thương không chỉ cho con người nói riêng, mà cho cả chúng sinh nói chung.  Các vị ấy đă dọn ḿnh thanh tịnh để làm một cầu nối tốt nhất hầu chuyển tải hồng ân và t́nh yêu Thiên Thượng đến các em bé.

Luật cộng nghiệp và luật công bằng:  Không phải Đức Cao Đài ưu tiên cho các em trong lễ Tắm Thánh.  Đức Cao Đài chỉ trả công bội hậu cho tín đồ đang phải học bài học khó hơn về ăn chay, về thử thách của khổ hạnh nhiều hơn, về sự khó khăn của thiền định công phu, và tất cả những ai đang thực hành sứ mạng kỳ ba.  Các em c̣n được thêm một may duyên nữa là:  Không chỉ có vị chức sắc chủ lễ là người ăn chay, mà nhiều tín hữu dự lễ cũng giữ chay kỳ hoặc trường chay.  Thậm chí có nhiều tín hữu c̣n thiền định công phu lâu năm cùng thành tâm cầu nguyện và hồi hướng điển lành đến các em.

Trong gia đ́nh, nếu một người theo tôn giáo Cao Đài và một người theo một tôn giáo khác.  Em bé đă được Tắm Thánh theo nghi lễ tôn giáo khác, nhưng cha (hoặc mẹ) muốn con ḿnh được Tắm Thánh một lần nữa theo nghi thức Cao Đài.  Điều này có được không?  Bản thân chúng tôi cho rằng hoàn toàn được v́ những lư do sau:

Luật Đạo khuyến khích việc Tắm Thánh và không có điều luật nào ngăn cấm việc Tắm Thánh cho các em bé đă được Tắm Thánh từ một tôn giáo khác.

Bí tích Tắm Thánh được ân ban là v́ lợi ích của con người và nằm trong chương tŕnh đại ân xá của Đức Thượng Đế.  Về mặt tâm linh trong đời sống một con người, Cha Thiên Thượng muốn ban Hồng Ân cho con cái từ lúc mới chào đời, khi bệnh hoạn, khi thành hôn và tất cả mọi sự khác cho đến sau khi nhắm mắt ĺa đời.

Về phương diện hữu h́nh và tâm lư, Tắm Thánh là một h́nh thức đặt nền móng t́nh cảm tương giao ban đầu giữa em bé và tôn giáo Cao Đài.  Đă có nhiều trường hợp do không chú ư giúp xây dựng mối tương giao này khi con cái c̣n nhỏ, lúc lớn lên v́ một lư do nào đó, nhiều con cái đă dè biểu, phản đối hoặc không ủng hộ khi thấy cha (hoặc mẹ)ï đi Thánh Thất.

Những lợi ích đặc biệt qua bí tích Tắm Thánh Cao Đài so với các tôn giáo khác như đă tŕnh bày ở trên.

V́ vậy, không chỉ đợi cho đến khi cha (hoặc mẹ) yêu cầu làm lễ Tắm Thánh cho em bé, mà trong tương lai chúng ta cần giao dục và khuyến khích tất cả tín đồ đưa con cháu ḿnh đi thọ nhận lễ Tắm Thánh.

Luật đạo đă dạy:  “Đứa con nít khi được một tháng sắp lên phải đem đến Thánh Thất sở tại mà xin làm lễ “Tắm Thánh” và ghi vào bộ sanh của bổn đạo”.  Nhưng từ trước đến nay, dường như việc đưa con em ḿnh đi thọ nhận lễ Tắm Thánh chưa được thực hiện tốt.  Xây dựng và phát triển Đạo có nhiều cách.  Đem con em đi Tắm Thánh là một trong những đóng góp thiết thực. Việc Tắm Thánh thật đơn giản, ít tốn kém mà em bé được hưởng hồng ân Thiên Thượng suốt đời. Đây cũng là nhiệm vụ của người tín đồ Cao Đài v́ đó là bước đầu tiên độ dẫn con em ḿnh nhập môn vào Đạo sau này.  Lời kinh cho ta thấy lễ Tắm Thánh c̣n cầu xin Ơn Trên giúp cho tương lai con em ḿnh được “Thuận căn thuận mạng đôi đường cao thăng.” [8]   V́ những lư do trên, lễ Tắm Thánh phải được người tín hữu Cao Đài thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy đây là việc nhỏ, nhưng sẽ góp phần vào thành công lớn cho Đạo sau này. 

Chúng ta cầu xin Đức Mẹ ở Medjugorje ban thêm nhiều thông điệp về ứng dụng của  ăn chay trong việc Tắm Thánh, về lẽ thật của Vạn Giáo Nhất Lư mà Đức Cao Đài Thượng Đế đă hướng dẫn từ buổi đầu lập Đạo để con cái Chúa và tín đồ Cao Đài trở thành những người bạn đồng hành cùng hợp tác thành công một trong những mục đích của Cơ Tận Độ Kỳ Ba:  Thế Đạo Đại Đồng.  Trong tương lai xa, chúng ta cũng cầu xin Đức Mẹ ở Medjugorje ban thêm nhiều thông điệp để con cái Chúa cùng tín đồ Cao Đài nhịp bước trên con đường Thiên Đạo Giải Thoát.

 

 Thiện Phúc

California  Jan 10, 04

 

Ghi Chú:  Khi câu chuyện xảy ra, trong gia đ́nh có sự hiện diện của bảy người:  Bà Ngoại, Má tôi, Cậu, tôi và ba người em của tôi. 

Khi c̣n tại thế, Bà Ngoại tôi được công cử vào phận sự Giáo Hữu (Giáo Hữu Hương Lời) tại Thánh Thất B́nh Ḥa, Gia Định.

 

Các Bí Tích Trong Tôn Giáo Cao Đài:

Tôn giáo Cao Đài có 12 bí tích:

Phép Giải Oan 

Phép Tắm Thánh

Phép Giải Bệnh

Phép Vĩnh Sanh

Phép Đoạn Nghiệt

Phép Tuyệt Trần 

Phép Trấn Thần 

Phép Hôn Phối 

Phép Đại Xá- Tiểu Xá 

Phép Giải Khổ 

Phép Khai Khiếu

Phép Điểm Đạo 

 

Thảo Luận: 

Hai vợ chồng, một theo đạo Cao Đài và một theo đạo khác.  Em bé đă được Tắm Thánh theo nghi thức Cao Đài.  Nhưng người phối ngẫu muốn em bé được Tắm Thánh một lần nữa theo nghi thức đạo khác.  Có nên chấp nhận hay không?

Việc khuyến khích Tắm Thánh theo bí tích Cao Đài cho các em nhỏ đă được Tắm Thánh bỏi một tôn giáo khác có trái với một luật lệ nào của đạo Cao Đài không? 

Việc Tắm Thánh theo bí tích Cao Đài cho các em nhỏ đă được Tắm Thánh bởi một tôn giáo khác nên được khuyến khích rộng răi giống như các con em trong đạo chưa Tắm Thánh hay không?

Nếu ta biết Tắm Thánh là luật.  Tắm Thánh là một trong 12 bí tích được Đức Cao Đài Thượng Đế ân ban cho tín đồ Cao Đài nói riêng và kỳ Đại Ân Xá Kỳ Ba nói chung để xoá tội tiền kiếp, mở đường cho tương lai và tiến hoá của trẻ nhỏ, nhưng không đem con em ḿnh đi Tắm Thánh, ta có lỗi với con em ḿnh và có lỗi với đạo không?

Tỷ lệ tín đồ Cao Đài đưa con em ḿnh đi Tắm Thánh c̣n thấp v́ không phải ai cũng biết có luật về Tắm Thánh và lợi ích của bí tích Tắm Thánh.  Một lư do khác là các bậc lănh đạo không thường xuyên nhắc nhở hay khuyến khích việc Tắm Thánh.  Trong tương lai các bậc lănh đạo có nên thường xuyên nhắc nhở và khuyến khích đạo hữu đem con em đi Tắm Thánh hay không?


[1] Thế Luật, Điều 11

[2] www.memaria.org

[3] Tân Luật.  Chương III.  Điều Thứ Mười Ba:  Trong hàng Hạ Thừa, ai giữ trai kỳ từ 10 ngày sắp lên, được thọ truyền bửu pháp, vào tịnh thất có người chỉ luyện Đạo.

[4] Đức Ngọc Lịch Nguyệt.  Đàn cơ tại Ngọc Minh Đài 24.3.1967

[5] Cao Đài Thượng Đế.  Bài “Tu Chơn Thiệp Quyết”.   Đàn Cơ tại Thánh Thất Rạch Giá ngày 22 tháng 4, 1930 Thiên Lư Bửu Ṭa tái bản Rằm Tháng Năm, Ất Hơi (1995).  Trang 14.

[6] Tân Ước.  Đoạn Macco 9:28 - 29

[7] Kinh Tắm Thánh

[8] Kinh Tắm Thánh

 

Phụ bút: 

Để khuyến khích việc Tắm Thánh. CaoDai's Foundation sẽ gởi tặng 10$US cho bất cứ em bé nào được Tắm Thánh ở VN, nếu có văn thơ chứng nhận của Thánh Thất, Thánh Tịnh và điạ chỉ, để làm món quà tinh thần (bắt đầu từ 14/4/04). (Huệ Tánh Cao Lương Thiện)

 

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh