Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

PHỔ-ĐỘ NHƠN-SANH Bằng Cách Nào?

* * *

NGỌC-HUỆ-CHƠN

Người chơn-tu chứng thật, đă biết thế nào là khổ-năo th́ ai lại cứ lăn ḿnh vào đó?

Cho nên, người chơn tu phải biết đặt vấn đề:

“Làm sao giải quyết vấn đề sanh tử của ḿnh, để rồi giúp đở cho mọi người?”

Nếu cứ chấp chặt: “Thôi ḿnh an phận lo làm lành làm phước đời sau hưởng phước, giàu sang, sung sướng hơn, để rồi chỉ hưởng được phước báu trong ṿng nhơn thân mà thôi. Như vậy, khi hưởng hết phước rồi sẽ ra sao?”

Cho nên, người trí phải thấy sự sanh tử là khổ năo, ḿnh phải tỉnh, phải giác, thừa nhận sự sống chết là đau khổ, để đừng ham muốn  tŕu-mến nó nữa.

Khi c̣n lành mạnh, không biết tỉnh-giác, không chịu tu học, không nghe lời Trời Phật dạy để biết thân nầy là rừng tội, tâm nầy là nguồn gốc của mọi sự ác trược mà phải giác-ngộ.

Sự gánh gồng c̣n thể thay thế được, chớ khổ v́ bịnh th́ ai có thể đau thế cho họ được không?

Chỉ có cách đem lời dạy của Phật để nhắc tĩnh giác mọi người khỏi lầm lộn, khổ năo. Nghĩa là ḿnh chịu nhọc-nhằn tu học t́m cầu đạo-lư để rồi đem giáo-lư giác-ngộ thức nhắc, đánh tỉnh mọi người, giúp họ tỉnh dược giấc mê, thoát ra ngoài mọi sự ràng buộc trong ṿng luân-hồi sanh tử.

Từ lâu, ḿnh bị khổ nhiều là do tự ḿnh tạo ra, nên mới có khổ. Cùng một việc, nay có 2 kết quả khác nhau:

- Người không biết đạo, khi nghe ai chê hoặc nói xấu th́ buồn-bực.

- Ngược lại, người chơn tu, nghe hiểu lời dạy của Ơn Trên, nếu bị ai chê hoặc nói xấu ḿnh phải xét xem ḿnh có lỗi lầm không?

Nếu không lỗi lầm th́ bỏ đi. Ngay đến khi nghe mà ḿnh vẫn an-ổn thân tâm.

Cho nên, phần cứu khổ của Trời Phật là dạy chúng ta, thâu liểm giáo-lư, trí-tuệ rộng mở, th́ tự nhiên hết khổ,

Tuy nói Trời Phật cứu-độ, nhưng chính thật ra là tự ḿnh cứu lấy ḿnh. V́ nhờ Trời Phật chỉ dạy, để rồi ḿnh đem ra áp dụng vào cuộc sống tức là tự ḿnh cứu lấy ḿnh.

Như vậy, tự mỗi người đều sẵn có Phật-Tánh trong tâm ḿnh. Nhờ đó mà ở vào trường hợp nào ḿnh cũng vẫn được an-ổn. Thế cho nên, phát tâm Đại-Thừa nguyện thay chúng sanh chịu khổ, không có nghĩa là ḿnh chịu cực thế cho người. Ví như:

- Thấy chúng sanh đắm ḿnh trong luân-hồi sanh tử, tôi thương quá. Nói suông như vậy chưa đủ. Cũng như:

- Thấy người sắp chết ch́m, đang chới-với giữa gịng sông, ḿnh thương quá. Phải làm sao độ họ?

Trong khi đó, chính ḿnh cũng đang lặn-hụp, chới-với như họ, th́ làm sao cứu người được?

Vậy th́ ḿnh phải làm sao cho ḿnh biết lội giỏi, có phương tiện, như có thuyền, bè hoặc trái nổi mới có thể cứu vớt người sắp bị chết ch́m.

Nếu lúc nguy cấp ấy mà ḿnh cũng là một nạn nhơn hấp-hối, th́ dù có thương người muốn cứu vớt người cũng không làm sao cứu được?

Các phương tiện như thuyền bè, trái nổi đó là ǵ? Là ḿnh tự tu, tự tạo cho ḿnh được tính-giác cho thật vững-vàng rồi mới có thể tỉnh-giác cho người khác.

Tóm lại, ta phải tạo cho ḿnh được một nếp sống an lành, tự chủ, sáng suốt. Tức nhiên là chúng ta lấy đạo-đức để làm chiếc bè, trái nổi để chở ḿnh và đưa người đến bờ giác-ngộ.

Chúng ta luôn luôn được an ổn ngay trong cuộc sống hiện tại, trong khi mọi người đang trầm-luân, ch́m đắm trong sanh tử. Như vậy, mới có thể cứu cho người khác được hết khổ an vui như ḿnh.

Thế cho nên, trong kinh thường nói:”Muốn cứu người chết ch́m th́ chính ḿnh phải là người biết lội giỏi”. V́ vậy người chơn tu  tĩnh-giác  thấy sự đau khổ  của chúng sanh  đều phát tâm Đại-Thừa, nghĩa là phát tâm rộng lớn, nguyện thay thế chúng sanh chịu khổ vô-lượng như Bồ-Tát hay Phật vậy. Muốn cho chúng sanh được an vui, tức nhiên ḿnh phải hy-sinh,  can-đảm chịu đựng sự gian-khổ để tu tập, tự xét ḿnh trong khuôn khổ đạo-hạnh giới-luật để sớm được tỉnh-giác, rồi sau đó mới cứu-độ cho tất cả chúng sanh.

Có 2 quan-niệm đi tu:

1/- V́ đau khổ, và thấy cuộc đời có nhiều đau khổ nên phát tâm tu.

2/- V́ thấy chúng sanh bị trầm-luân, ch́m-đắm trong sanh tử khổ năo mà không t́m ra lối thoát, nên phát tâm thương xót chúng sanh mà đi tu.

Tóm lại :

- Một v́ sợ sệt đau khổ cho ḿnh. Tự cứu ḿnh bằng cách đi tu.

- Hai là v́ thương xót chúng sanh mà đi tu.

Tu để t́m cầu lối thoát chung cho mọi người. Đó là quan-niệm Đại-Thừa. Như người đóng thuyền để cứu vớt người, chớ không phải đóng thuyền để cứu vớt ḿnh. Nhưng khi ḿnh đă là người chèo thuyền đi cứu người th́ tự nhiên ḿnh đă không bị chết ch́m. Như vậy, khi phát tâm đi tu để được tĩnh-giác sau đó sẽ cứu độ chúng sanh, ngay khi đó ḿnh đă tự cứu ḿnh rồi.

Thái-độ của người chơn tu như thế nào?

- Trước hết là thái-độ tự-trị : Làm chủ đời sống cảm-xúc, bản-năng và t́nh-thế bên ngoài.

- Ở trong đời nhưng không để cho đời làm mất chân tánh.

- Sống trong thời-đại xă-hội nhứt định không lệ thuộc thời-đại xă-hội.

- Cũng như trăm ngàn người khác, nhà hiền-triết cũng biết đói rét, nhưng không để nhu cầu vật-chất trói buộc, đến đỗi phải thu hẹp cuộc đời vào miếng cơm manh áo.

- Sống trong đời, nhưng không lănh-đạm thờ-ơ với thời-thế, thông-cảm những đau-khổ hoạn-nạn của người đời, công-phẩn trước bất công, chia vui xẻ ngọt cùng dân-tộc, nhưng không xu-thời, không để t́nh-thế lôi cuốn xoay vần như chong-chóng.

Dĩ nhiên, cũng có bản-năng, t́nh-dục, biết con người yếu đuối, nhưng luôn luôn cảnh-giác, cố gắng kềm-chế không biến thành đồ chơi của bản-năng.

Cho nên :

A/- Người chơn tu biết yêu đạo, là người nhập-thế :

- Không trốn tránh đời để vui hưởng cái đạo riêng tư, không khinh đời là phù-du giả trá.

- Đời không là tấn bi-kịch mà đứng ngoài làm khán giả hay khách-bàng-quan, mà người chơn tu phải là diễn viên, có vai tṛ trên sân-khấu.

Epitète đă nói : Bạn hăy nhớ, bạn là diễn-giả của tán kịch mà tạo-hoá đă đặt ra cho bạn. V́ thế mà người chơn tu yêu đạo sống trà trộn với đời như men trong bột để nhào Đời vào theo với Đạo, đưa đến hạnh-phúc chơn thật.

Nhập thế không phải là tự ép ḿnh để sống với Đời mà là thật sống tức là nhập-thế rồi. Người chơn tu yêu đạo vui ḷng sống trong cuộc thế, v́ Đạo Chơn Chánh không phải là thoát-ly, mà là cái Đạo thực hiện ngay ở trong đời, giữa muôn người. Người chơn-tu yêu Đạo nhập-thế để thi hành cái Đạo, làm sáng cái Đức của ḿnh và của người khác.

B/- Người chơn tu yêu đạo, nhập-thế để rồi xuất-thế :

- Xuất-thế không có nghĩa là lănh-đạm hay thoát-ly cuộc thế, mà là không bám vào những cái giá trị tạm-bợ ở đời nầy. Đời chỉ là con đường để tiến tới cái ǵ cao cả hơn, có giá-trị tuyệt-đối nên người yêu đạo vẫn sống trong đời mà không lệ thuộc vào đời. Biết dùng đời mà không để đời dùng ḿnh.

- Xuất-thế để có cái nh́n sáng tỏ, rồi sau đó đem cái Đạo nhập vào thế, mà cái Đạo Chơn-Chánh là cái Đạo nhập thế. Ta hăy suy-gẩm huyền-truyện « Người tù nhân trong hang đá » của Platon: Những người tù bị trói, nhốt trong hang đá, chỉ day mặt vào tường nên không làm sao nh́n thấy những đồ vật sau lưng, mà chỉ thấy cái bóng rọi lên tường do ánh sáng sau lưng phản chiếu, nên phán-đoán sai cả. Đến khi được cho ra khỏi hang đá, nhờ ánh sáng mặt trời họ nhận ra được rơ ràng các sự vật; nhờ đó mà không c̣n lầm lẫn nữa »

Huyền truyện nầy ngụ ư:

 «Những người tu bị giác-quan t́nh-dục trói buộc vào cái phù-du ảo-ảnh nên lấy bóng làm thật. Ḷng đam mê không cho phép họ giải phóng được tinh-thần để t́m thấy Đạo. Nhưng khi thấy được mặt trời, nghĩa là họ đă xuất-thế, giác-ngộ t́m thấy được chơn-lư, rồi trở lại đời nhập-thế để tổ-chức xă-hội theo tinh-thần Đạo. »

Truyện «Diogène chán đời» cũng nằm trong vấn-đề : « Diogène khinh chê tiền-tài, danh-vọng, ông đi chân đất, tài sản của ông chỉ có một cái thùng to để ngủ và cái muỗng lớn để uống nước. Một hôm, ông gặp một em bé lấy tay bụm nước để uống, thấy vậy rồi ông tự nghĩ: tại sao ta có hai tay, ta không biết dùng nó để bụm nước mà uống, lại phải đi dùng đến cái muỗng? 

Ông rất khinh-miệt đời, một hôm ông lang-thang ban ngày, giữa thành phố Athène với cái lồng đèn trên tay. Có người hỏi ông lư do nào làm thế? Ông trả lời : « Tôi đi t́m một người (chơn-lư). Theo ông, ông là người xuất-thế mà không muốn nhập-thế, thành ra ông thoát-ly thế-tục và kiêu-hănh.

Trái lại Socrate, tượng-trưng thái-độ « Yêu-đạo »; Ông không khinh đời, chỗ nào cũng có ông, chỗ nào người ta cũng gặp ông, các nơi hội họp, các cuộc vui chơi, lễ bái, lúc nào cũng là cái dịp dùng để khuyên dạy đạo-lư cho mọi người : « Đời ông là đời tranh-đấu, chống lại những tà-thuyết của phái hoài-nghi, ngụy-biện. Nhưng ông cũng xuất-thế, biết tự kềm chế tiết-độ, luôn luôn  giữ được chánh-tâm, cương-trực và b́nh-tỉnh, nhận cái chết do thù oán ghen ghết gây nên. »

Cho nên, kiểm-điểm lại những lời dạy của Thiêng-liêng qua Thánh-ngôn Thánh-giáo trong Đạo Cao-Đài, trên nhiều lănh-vực trước mắt, như :

- Nào công-phu tịnh-luyện, nhập-định, tham-thiền

- Nào bố thí, thi ân, giúp đời tế chúng trên phương diện vật-chất .

- Nào tứ thời cúng lạy, tụng niệm kinh lễ.

- Nào là trường-trai, giới-sát, thả cá, phóng chim.

- Nào là khuyên người đời theo đường Chân-Đạo học hỏi giáo-lư trên phương-diện phổ-độ nhơn-sanh

- Nào tu-thân tề-gia ở phần nhơn-đạo.

- Đạo-lư, pháp-môn th́ vô lượng, căn-trí chúng sanh cũng vô-lượng. Nếu đem ra biện-luận th́ dầu có sống đến ngàn tuổi, cũng chưa hết pháp-môn. Nhưng không v́ lư do đó mà con người không thể học đạo, hành đạo và đắc đạo được.

- Gương Huệ-Năng dốt-đặc mà c̣n có thể trở thành Lục-Tổ kia mà.

- Cũng như, một nhà máy nguyên-tử, có biết muôn triệu bộ phận li-ti, nhưng khi cần chỉ biết một chỗ trọng-yếu của nó là nhận cái nút nhỏ, tức là hằng triệu bộ phận đều chuyển động tức th́.

- Trên đường Đạo cũng thế. Phải biết cái bí-yếu của nó. Việc trước tiên là làm thế nào hoàn-thiện-hóa bản thân ḿnh rồi mới nói đến các hành-động khác.

Thế nào là Hoàn-Thiện-Hóa bản-thân?

Nói đến Thiện nghĩa là khác với Ác.

Sở dĩ con người bị luân-hồi trong chốn mê-đồ, nguyên do là tại tạo các điều Ác.

Điều Ác ấy từ đâu đến?  Do ư-nghĩ, mắt thấy, miệng nói rồi mới thành hành-động :

Mắt : Xem không chánh, sẽ khiến Ư-Dục loạn-động.

Ư: Nghĩ Ác, là nguồn gốc phát xuất những lời Ác đưa đến hành-đột Ác.

Trong kiếp làm người, hằng ngày chung đụng, tiếp-xúc biết bao sự vật.  Người tu phải cần kiểm-điểm chủ-động và chế-ngự mắt, tai, ư, khẩu và thân.

Đừng chủ-quan cho rằng mọi hành-động của ḿnh đều là đúng, rồi dễ tánh nuông ch́u cái tự-cao tự-đắc với cái sai, rồi đi vào con đường tội lỗi. V́ Thiêng-Liêng có dạy: « Rất đổi hàng thiên-Tôn như : chư Tiên, Phật, Thánh khi lâm trần, mang nhục-thể, nếu không tu kỷ theo đường Chánh-Đạo, vẫn bị đọa như thường, chớ đừng tưởng rằng ḿnh là hàng nguyên-căn Thiên-phong, Thiên-mạng mà khỏi luật ấy đâu »  (Trích đàn cơ Ngọ-thời 14/6 Kỷ-Dậu  tại Vạn-Quốc-Tự của Đức Quan-Thế-Âm Bồ-Tát).

Từ trong « cái nh́n của mắt » đă định nhiều ư nghĩa;

Một cái nh́n với ḷng bác-ái, thương hại kẻ cô đơn khổ sở, động mối từ-tâm, rủ ḷng trắc-ẩn, đến giọt lệ nhỏ rơi!

Rồi cũng một cái nh́n với ư đố-kỵ, ghen-hờn, xuyên-tạc, khiêu-khích hận-thù, tức giận.

Rồi đến một lời nói có thể xoa dịu nổi khổ đau của người bạc-số hoặc trong cảnh khốn cùng rủi-ro tai nạn.

Một lời nói sẽ an-ủi cứu sống mạng người trước khi muốn tự sát.

Một lời nói khích-lệ người vào đường tu-hành công-quả giúp đời.

Một lời nói làm cho người nên danh-thành sự nghiệp

Một lời nói làm cho những kẻ xa lạ chưa từng quen biết trở nên người bạn tốt.

Cũng thời một lời nói làm cho người với người rẽ chia thù-hận tàn-sát lẫn nhau.

Cũng một lời nói làm cho nhiều người vong-gia bại-sản, chết-chóc, đau-thương.

Từ lời nói đi đến hành-động cũng vậy. Từ sự nh́n, ư nghĩ, lời nói đến hành-động, mỗi cái đều có phần Thiện và Ác.

Để kết luận

Người chơn tu, thương Thầy mến bạn phải hoàn-thiện-hóa bản thân, giờ khắc nào cũng phải kiểm điểm, chọn-lọc, phân-tách, từ lời nói đến hành-động để rồi làm gương tốt hầu dẫn độ nhơn-sanh cùng tiến lên con đường toàn-thiện.

NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG ĐẠI-BỒ-TÁT MA-HA-TÁT.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh