Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Nobel Ḥa b́nh 2004:

tiếng vang hành tinh từ châu lục đen

Trần Thế Dân

Phụ nữ đầu tiên của châu Phi được trao giải Nobel Ḥa b́nh 2004 là bà Wangari (Muta) Maathai, Giáo sư Tiến sĩ, Đại biểu quốc hội, cũng là một Thứ trưởng danh tiếng của chính phủ Kenya.

[maathai.jpg]

Học và hành

Giáo sư Wangari Muta Maathai sinh ở Nyeri, Kenya, năm 1940. Lúc ấy đất nước bà đang bị thực dân Anh chiếm (từ cuối thế kỷ 19), và măi tới năm 1963 mới độc lập, thủ đô là Nairobi.

[kenya map.jpg]

Tốt nghiệp Sinh vật học ở trường Mount St. Scholastica College tại thành phố Atchison, bang Kansas, Mỹ (1964), sau đó bà lấy bằng thạc sĩ khoa học (MS) ở Viện đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ (1966), và lấy bằng tiến sĩ ở Viện đại học Nairobi, Kenya (1971), là phụ nữ châu Phi đầu tiên làm tiến sĩ.

Giảng dạy môn Giải phẫu thú y (veterinary anatomy), rồi bà làm chủ nhiệm Khoa Giải phẫu thú y (1976), và là Phó giáo sư (1977) ở Viện đại học Nairobi, cũng là phụ nữ đầu tiên ở châu Phi đảm nhiệm hai chức danh ấy. Sau này bà là giáo sư, rồi lần lượt nhận thêm ba bằng tiến sĩ danh dự của William's College (Mỹ, 1990), Hobart & William Smith Colleges (Mỹ, 1994), và Viện đại học Na Uy (1997).

Dấn thân

Có lư lịch khoa học sáng rỡ và địa vị chỉ một không hai đối với phụ nữ ở châu lục đen, thay v́ an hưởng sướng vui riêng, bà lại chọn cho ḿnh con đường gai góc. Bà nói: “Cái đặc quyền được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp hơn, đặc biệt là ở ngoài châu Phi, đă mở mang tri thức của tôi và đă cổ vũ tôi tập trung vào môi trường, phụ nữ và phát triển để cải thiện chất lượng cuộc sống dân chúng đất nước tôi nói riêng và cuộc sống người dân châu Phi nói chung.”[1]

Bà Maathai tích cực hoạt động trong Hội đồng Quốc gia về Phụ nữ Kenya (the National Council of Women of Kenya) những năm 1976 -87, rồi làm chủ tịch Hội đồng này (1981-87). Bà c̣n làm việc cho nhiều tổ chức khác, trong đó có Ban Tư vấn cho Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc về Giải trừ Quân bị, Viện Jane Goodall, Tổ chức Phát triển Phụ nữ và Môi trường (WEDO), Tri thức Thế giới để Phát triển Quốc tế, Chữ thập xanh Quốc tế, Trung tâm Liên lạc Môi trường Quốc tế, Mạng lưới Phụ nữ toàn Thế giới về Công tác Môi trường.

Phụ nữ là một đối tượng hoạt động của bà. Giáo sư phát biểu: “Nói chung, phụ nữ châu Phi cần biết rằng tính cách của họ là đúng với họ, cần thấy rằng tính cách ấy là một sức mạnh, và họ cần được giải thoát khỏi sợ hăi và câm lặng.”[2] Bà giúp cho họ ư thức rằng: “Phụ nữ phải có trách nhiệm đối với con cái của ḿnh, họ không thể ngồi yên, phí thời gian mà nh́n con cái chết đói.”[3]

Năm 1977 bà thành lập một tổ chức (chủ yếu gồm phụ nữ) mang tên Phong trào Vành đai xanh (the Green Belt Movement) với mục đích tổ chức cho các nhóm phụ nữ trồng cây xanh để bảo tồn môi trường, giảm thiểu tác hại của nạn phá rừng, xói ṃn đất, và t́nh trạng sa mạc hóa. Phong trào c̣n nhằm cung cấp đủ củi đốt cho dân chúng, cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ (giáo dục về môi trường, kế hoạch hóa gia đ́nh, giáo dục tri thức về dinh dưỡng…).

Năm 1986 Phong trào Vành đai xanh thành lập Mạng lưới Vành đai xanh xuyên châu Phi (a Pan African Green Belt Network) và hơn 40 cá nhân từ các nước khác ở châu Phi đă tham gia. Một số trong nhóm người này đă khởi xướng các chương tŕnh trồng cây tương tự ở chính đất nước họ, hoặc dùng các phương pháp của Phong trào Vành đai xanh để cải thiện các nỗ lực của họ ở mười hai nước châu Phi (Tanzania, Uganda, Malawi, Lesotho, Ethiopia, Zimbabwe…).

Tháng 7-1991, Phong trào trồng được 10 triệu cây, thành lập được 1.500 vườn ươm và đă thu hút 50.000 phụ nữ trồng cây con, phân phối và chăm sóc cây xanh. Đến nay Phong trào đă giúp phụ nữ trồng hơn 30 triệu cây trên đồng ruộng của họ, tại các trường học, và đất đai bao quanh nhà thờ.

Nhờ không tốn kém và dễ thực hiện, Phong trào Vành đai xanh đă chứng tỏ là một phương pháp hiệu quả để phát triển nông thôn, nên đă thu hút sự chú ư và ủng hộ của dân chúng và chính phủ ở các nước phát triển. Phong trào được đánh giá là một trong những chương tŕnh thành công nhất trên thế giới nhằm kết hợp phát triển cộng đồng với bảo vệ môi trường. Phong trào đă xây dựng được sự tự lực, ḷng tự tin của hàng vạn người sống nghèo khổ, giúp cho họ thấy được rằng trồng cây xanh sẽ có ư nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh cải thiện cuộc đời chính họ và cuộc đời các thế hệ mai sau.

Mới đây, trả lời phỏng vấn trực tiếp của BBC, bà cho biết: “Tôi mất nhiều ngày đêm thuyết phục mọi người tin rằng phụ nữ có thể cải thiện môi trường của ḿnh mà chẳng cần nhiều kỹ thuật hay các nguồn tài chánh phong phú.”[4]

Cay đắng …

Phong trào Vành đai xanh không chỉ bảo vệ môi trường mà c̣n đấu tranh chống tham nhũng, v́ chính sự tha hóa của giới cầm quyền cũng là một tác nhân lớn phá hoại môi trường. Bà Maathai nói: “Tôi làm việc để đảm bảo rằng chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường mà chúng ta c̣n cải thiện chế độ cai trị.”[5]

[pha rung 1.jpg]

[pha rung 2.jpg]

Nạn phá rừng ở Kenya (http://www.rainforestfoundationuk.org/photos/Enlarge/....jpg)

Cuối thập niên 1980, bà trở thành một phần tử đối kháng nổi cộm khi chống lại dự án xây dựng khu liên hợp cao tầng ở trung tâm công viên Uhuru, nhằm bảo vệ một trong những vành đai xanh lớn nhất của thủ đô Nairobi. Bà giành được thắng lợi khi dự án bị đ́nh lại, nhưng các quan chức trong Chính phủ của Tổng thống Daniel arap Moi mặc sức phỉ báng bà.

V́ phát động các chiến dịch chống nạn phá rừng ở Kenya nên nhiều lần bà bị bắt. Bà bị bỏ tù (1991), nhờ tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) vận động mới được thả ra. Có lần bà c̣n bị cảnh sát đánh vào đầu bất tỉnh (1999).

Bà và Tổng thống Moi dường như là cặp đối đầu định mệnh. Sự mâu thuẫn quyết liệt này dĩ nhiên không phải chỉ v́ bà từng ứng cử tranh chức tổng thống với ông Moi (1997). Một phúc tŕnh của Liên Hiệp Quốc (1989) ghi nhận rằng tỷ lệ cây trồng mới so với số cây bị đốn xuống ở lục địa đen chỉ ở mức 9%. Nạn phá rừng đă gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng: sạt lở đất, nước ô nhiễm, thiếu củi đốt, nguồn dinh dưỡng từ rừng khan hiếm, v.v… Thế mà năm 1998 Tổng thống Moi c̣n ủng hộ một dự án nhà ở xa xỉ mà khi bắt đầu xây dựng công tŕnh họ phải san bằng hàng trăm mẫu rừng của Kenya. Và đây chỉ là một trong nhiều trường hợp điển h́nh để bà Maathai mở chiến dịch phản kháng chính quyền.

Bà lập gia đ́nh, có ba con. Chồng bà từng ứng cử vào Quốc hội (thập niên 1970). Ông đă ly dị bà (thập niên 1980) v́ không thể ḥa hợp nổi với một phụ nữ mà ông than phiền là “học hành nhiều quá, mạnh mẽ quá, thành công quá, bướng bỉnh quá và muốn kềm chế th́ khó quá”.[6] (Theo: Encyclopedia of World Biography, 1999, Gale Group.)

… nhưng ngọt ngào

Wangari Maathai được quốc tế biết tiếng v́ kiên cường đấu tranh đ̣i dân chủ, nhân quyền, và bảo vệ môi trường. Bà nhiều lần thuyết tŕnh trước Liên Hiệp Quốc và phát biểu thay mặt cho phụ nữ trong các phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ôn lại năm năm hội nghị thượng đỉnh về trái đất…

Hơn 10 năm qua (1983-2004), bà Maathai và Phong trào Vành đai xanh từng nhận hàng chục giải thưởng quốc tế (chủ yếu về môi trường, phát triển bền vững). Bà được Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng dành cho châu Phi về tài lănh đạo (UN's Africa Prize for Leadership, 1991), sau đó là giải thưởng về tài lănh đạo do tổ chức Jane Adams tặng (1993).

Bà được b́nh chọn là người phụ nữ của năm 1983, là người phụ nữ của thế giới (1989), và là một trong mười bậc anh thư nữ kiệt của thế giới. Thời báo Trái đất (Earth Times) bầu chọn bà là một trong 100 người trên thế giới có ảnh hưởng quan trọng trong cuộc chiến đấu bảo vệ môi trường (tháng 6-1997).

Sau khi Daniel arap Moi chấm dứt 24 năm làm tổng thống Kenya v́ bị Mwai Kibabi đánh bại, GS. Maathai được bầu vào quốc hội với số phiếu áp đảo là 98% (tháng 12-2002). Đầu năm sau (tháng 1-2003) Tổng thống Kibabi bổ nhiệm bà làm Thứ trưởng bộ Môi trường, Tài nguyên thiên nhiên và Động vật hoang dă.

Tâm linh và thực tiễn

Bà Maathai tin tưởng rằng: “Trong tất cả mọi người chúng ta đều có một đấng thiêng liêng ngự trị, và đấng thiêng liêng đó là cái tinh thần đă hợp nhất tất cả sự sống, vạn vật trên hành tinh này. Tinh thần đó ắt hẳn là tiếng nói đang bảo tôi hành động, và tôi chắc chắn rằng cũng chính tiếng nói đó đang kêu gọi mọi người trên hành tinh này – ít ra là những ai tỏ ra quan tâm tới mệnh hệ của thế giới này, mệnh hệ của hành tinh này.”[7] 

Trả lời BBC, bà Maathai cho biết bà thường dùng Kinh Thánh để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của môi trường: “Thượng đế tạo ra hành tinh này từ thứ Hai tới thứ Sáu. Ngày thứ Bảy Ngài tạo ra con người. Tôi thường nói rằng chân lư của vấn đề là... nếu con người được tạo ra vào ngày thứ Ba th́ con người sẽ chết vào ngày thứ Tư, bởi lẽ không có các yếu tố cần thiết cho con người sinh tồn.”[8]

Tháng 9-1998 bà phát động chiến dịch liên kết cho năm Thánh 2000 (a campaign of the Jubilee 2000 coalition). Bà lao vào các thách thức mới, nhận lănh vai tṛ lănh đạo toàn cầu với vị trí là đồng chủ tịch Chiến dịch châu Phi năm Thánh 2000 (the Jubilee 2000 Africa Campaign), nhằm yêu cầu xóa nợ cho các nước nghèo ở châu Phi trước năm 2000. Chiến dịch của bà c̣n chống lại nạn tước đoạt đất và tham lam chia chác đất rừng.

Như vậy, bà đấu tranh không chỉ v́ Kenya, mà là cho cả châu Phi. Bà nói: “Qua nhiều thời đại tất cả dân chúng châu Phi đă nỗ lực thoát ra khỏi các thế lực áp bức. Điều quan trọng là quần chúng biết phê phán của châu Phi đang bác bỏ cái định luận rằng thế giới cố bóp nghẹt dân châu Phi để họ phải lùi bước và chịu khuất phục. Cuộc đấu tranh phải tiếp tục. Điều quan trọng là phải nuôi dưỡng bất kỳ mọi ư tưởng và sáng kiến mới mẻ nào có thể thay đổi được châu Phi.”[9]

Vinh dự

Ngày 10-12-2004, tại thủ đô Oslo của Na Uy, bà sẽ nhận giải thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (1,3 triệu Mỹ kim). Không hề khó hiểu khi giải Nobel Ḥa b́nh năm nay được trao cho một chiến sĩ trên mặt trận môi trường, v́ Giáo sư Maathai từng nhận định: “Môi trường rất quan trọng trong các khía cạnh của ḥa b́nh bởi lẽ khi chúng ta tàn phá các tài nguyên của ta và tài nguyên của ta trở nên khan hiếm, th́ chúng ta đánh nhau giành giật nó.”[10]

Ngày 8-10 vừa qua, khi công bố bà Wangari (Muta) Maathai đoạt giải thưởng vinh dự toàn thế giới này, Ủy ban giám khảo ca ngợi bà là “một nguồn cảm hứng cho mọi người ở châu Phi đang chiến đấu cho sự phát triển bền vững, nền dân chủ và ḥa b́nh”[11]. Cũng theo Ủy ban, “Maathai là một tiếng nói mạnh mẽ bênh vực những lực lượng tốt đẹp nhất ở châu Phi để thúc đẩy ḥa b́nh và điều kiện sinh sống thiện hảo trên lục địa ấy.”[12] Ủy ban đánh giá rằng (1) phương cách hành động của bà mang tính toàn diện, kết hợp khoa học, xă hội, chính trị; (2) mục tiêu của bà bao quát dân chủ, nhân quyền và quyền phụ nữ; và (3) tư duy của bà mang tính toàn cầu tuy bà hoạt động trong phạm vi châu Phi. Thực vậy, từ châu lục đen, Giáo sư Maathai đă gởi đến khắp hành tinh này một thông điệp mang tính thời đại:

“Chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn với những người đàn ông, những phụ nữ có thiện chí, và họ là những người tỏa sáng tính thiện đích thực của nhân loại. Để đạt được hiệu quả ấy, thế giới cần có một nền đạo đức toàn cầu với những giá trị mang lại ư nghĩa cho những trải nghiệm trong cuộc sống và, hơn cả những thiết chế tôn giáo và giáo điều, các giá trị ấy duy tŕ cái chiều kích phi vật chất của loài người. Những giá trị phổ quát của nhân loại về t́nh yêu thương, từ ái, đoàn kết, bảo bọc và khoan dung phải h́nh thành một căn cơ cho nền đạo đức toàn cầu này, là một nền đạo đức thẩm thấu, tràn ngập văn hóa, chính trị, thương mại, tôn giáo và triết học. Nó cũng tràn ngập, thẩm thấu đại gia đ́nh Liên Hiệp Quốc.”[13]

Trần Thế Dân tổng hợp

Nguồn:

http://www.thp.org/prize/91/maathai.htm

http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/africa/3726084.stm

http://womenshistory.about.com/library/bio/blbio_wangari_maathai.htm

http://www.greenbeltmovement.org/biographies.htm

 


[1]The privilege of a higher education, especially outside Africa, broadened my original horizon and encouraged me to focus on the environment, women and development in order to improve the quality of life of people in my country in particular and in the African region in general.”

[2]African women in general need to know that it's OK for them to be the way they are – to see the way they are as a strength, and to be liberated from fear and from silence.”

[3]Women are responsible for their children, they cannot sit back, waste time and see them starve.”

[4]It took me a lot of days and nights to convince people that women could improve their environment without much technology or without much financial resources.”

[5]I am working to make sure we don't only protect the environment, we also improve governance.”

[6]too educated, too strong, too successful, too stubborn and too hard to control

[7]All of us have a God in us, and that God is the spirit that unites all life, everything that is on this planet. It must be this voice that is telling me to do something, and I am sure it's the same voice that is speaking to everybody on this planet – at least everybody who seems to be concerned about the fate of the world, the fate of this planet.”

[8] “God created the planet from Monday to Friday. On Saturday he created human beings. The truth of the matter is... if man was created on Tuesday, I usually say, he would have been dead on Wednesday, because there would not have been the essential elements that he needs to survive.”

[9]All through the ages the African people have made efforts to deliver themselves from oppressive forces. It is important that a critical mass of Africans do not accept the verdict that the world tries to push down their throat so as to give up and succumb. The struggle must continue. It is important to nurture any new ideas and initiatives which can make a difference for Africa.”

[10]The environment is very important in the aspects of peace because when we destroy our resources and our resources become scarce, we fight over that.”

[11]a source of inspiration for everyone in Africa fighting for sustainable development, democracy and peace

[12]Maathai is a strong voice speaking for the best forces in Africa to promote peace and good living conditions on that continent.”

[13]We can work together for a better world with men and women of goodwill, those who radiate the intrinsic goodness of humankind. To do so effectively, the world needs a global ethic with values which give meaning to life experiences and, more than religious institutions and dogmas, sustain the non-material dimension of humanity. Mankind's universal values of love, compassion, solidarity, caring and tolerance should form the basis for this global ethic which should permeate culture, politics, trade, religion and philosophy. It should also permeate the extended family of the United Nations.”

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh