Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Định Nghĩa: NGUYÊN-THẦN

NGỌC-HUỆ-CHƠN

 

***

THẦN hay NGUYÊN-THẦN  là Chơn-Tánh của con người.

Gọi nó là Thần v́ nó linh-minh khôn lường, diệu-ứng vô hạn.

C̣n chữ Nguyên ở trước để chỉ cái Thần Tiên-Thiên, để phân biệt với cái tư-lự vọng-niệm thuộc về Thần Hậu-Thiên. Thần đến và nhập vào thân th́ người sống, Thần đi, ĺa khỏi thân là người chết.

Thần-linh là những vật tinh-anh của trời đất ở khắp cùng vũ-trụ và ngoài cái thế-giới vật-chất. Nếu nói thần-linh là vật tinh-anh của trời đất mà trời đất là âm-dương tương-hợp, là nguyên-nhân ban đầu của vạn sự vạn vật th́ cái nguyên-nhân đó là Đấng tối-cao tối-đại vô-thủy vô-chung, vô-cùng vô-tận. Đó là đấng Thượng-Đế.

Vậy lấy ǵ chứng-minh có Thượng-Đế?

Người ta thường nói: “Không có việc ǵ là không có duyên do”. Vậy đi t́m cái duyên do của tất cả mọi cái ǵ mà không phải tự người ta làm ra được th́ ta sẽ thấy ngay. Nói cách khác:“Muốn tin có Thượng-Đế hay không th́ nên để mắt nh́n vào những công-nghiệp sáng-tạo của Ngài th́ rơ.” Vậy tất cả phải có một cái nguyên-nhân ǵ làm gốc mới có vũ-trụ.

Khi nói Thần-Linh là vật tinh-anh của trời đất tức là nói Thần-Linh là công-nghiệp do Thượng-Đế sáng tạo. Khác nào người chế ra cái máy: máy ấy là công-nghiệp của con người chớ không phải chính là người. Khi người đă làm được một cái ǵ tốt đẹp, có ích th́ họ gọi là sự cấu-tạo của họ. Chúng ta đều là con cái của Thượng-Đế, bởi lẽ chúng ta đều là công-nghiệp của Ngài.

Khi nói Thượng-Đế tối-cao tối-đại, vô-thủy vô-chung, vô-cùng vô-tận, Thần-Linh là công-nghiệp của Ngài. Vậy Thần-Linh có khởi-nguyên hay cũng như Thượng-Đế trường-sanh bất tử?

Nếu nói Thần-Linh không có khởi-nguyên th́ té ra Thần-Linh cũng ngang hàng với Thượng-Đế sao? Kỳ thật, Thần-Linh do Thượng-Đế gầy dựng và phải phục tùng ư của Thượng-Đế, nhưng Ngài gầy dựng ra làm sao và từ lúc nào th́ ta không hề biết. Nhưng ta có thể nói: Chúng ta không có khởi-nguyên, nếu ta hiểu Thượng-Đế trường-sanh bất-tử.

Con người tạo dựng bởi hai nguyên-chất:

-          Nguyên-chất tinh-anh (tâm-linh) và

-          Nguyên-chất h́nh-thể (thể xác)

- Đông-Phương tin rằng có cái Thần bao quanh và ngự-trị trên xác thân, nhờ đó Thầân làm biểu-tượng mà Thần lộ diện đầy trên sắt mặt; chứng minh cho Thần tràn đầy th́ sức khoẻ khang-kiện. Thần suy kém chỉ tỏ sức khoẻ suy-yếu, Thần kiệt-quệ th́ con người chết.

- C̣n Tây-Phương, cũng quan-niệm tương-tợ như vậy nhưng nhấn mạnh trong chiều hướng ngược lại, nghĩa là: “thân thể có khoẻ mạnh th́ linh-hồn mới trong sạch”. Cho nên:

-          Đông-Phương chăm lo Dưỡng-Thần,

-          Tây-Phương chuyên chú Dưỡng-Thân.

Thật ra, cả hai đều cần-thiết, v́:

-          Thân thể thiếu linh-hồn th́ chỉ là cái máy, vô-tri vô-giác.

-          C̣n có Thần mà không có xác th́ lấy ǵ biểu-dương.

Trên ḍng năng-lực vũ-trụ (énergie cosmique), phân-lưu bất-tận theo chiều soán-ốc (hoàn vô-đoan) một đơn-vị năng-lượng tạm tách ra để trở thành một giọt linh-hồn. Giọt linh-hồn nầy mới nhỏ vào hột bụi vật-chất (xác-thân). Hột bụi vật-chất này vừa ngậm giọt năng-lực linh-hồn th́ bắt đầu ngọ-quậy theo cách gọi là sự sống của con người (sanh), trong một chớp mắt của ḍng thời-gian bất-tận (đời). Hột bụi vật-chất ấy lớn lên dần-dà ṃn-mơi (già) cho tới lúc không c̣n giữ được  cái tánh của nó nên phải thúi rửa (chết) và phân-hoá thành những nguyên-liệu cho sự cấu-tạo những hột bụi, cụt đá hay chi chi khác nửa. C̣n Thần-Hồn, tức là Giọt năng-lượng của Tiểu-Ngă, lại trở về vũ-trụ, tức là cái Biển năng-lượng của Đại-Ngă để chờ ngày trở lại với hột bụi khác và cứ thế mà luân-lưu măi măi. Vậy th́:

- Xác-thân (vật-chất) là cái giá đở cho Thần-hồn (năng-lực) biểu-dương hay ngược lại,

1/- Trên lănh-vực sinh-vật-họcy-học:

Khoa-học Tây-Phương đă chứng-minh được Mặt Trời (vật-chất) phóng ra quang-năng (năng-lực) xuống mặt đất để làm tổng-hợp-chất Glucide và các sinh-vật khác, cho thế-giới thực-chất (vật-chất). Loài người tiếp nhận năng-lực của Mặt Trời, hoặc trực-tiếp qua đồ ăn, rau cỏ, hoặc gián-tiếp qua thịt loài động-vật. Các đồ ăn đó được nấu chín, đưa qua bộ tiêu-hóa để phân nhỏ (enzymer) thành đơn-vị sinh-chất: Glucose, Acide aminé và acide béo v.v... rồi thoái-biến (métabolisme) để nhỏ ra năng-lượng dùng vào các hoạt-động trong đời sống của con người.

Khi ăn, con người sanh ra năng-lực

Khi hoạt-động, con người tiêu-thụ năng-lượng.

Giữa hai giai đoạn này, năng-lực được tích-tụ vào các phân-tử ATP (Adenosine-triphosphate) ví như thể ta charger b́nh chứa điện (accu).

Từ đó, năng-lực được phân-phối trong cơ-thể ra sao? theo chiều hướng nào?

Y-học Tây-Phương tạm dừng ở đó, c̣n

Y-học Đông-Phương bỏ qua những giai-đoạn biến-hoá vật-chất (đồ ăn) ra năng-lực (tích-tụ trong ATP) nhưng bắt đầu ngay vào sự vận-chuyển khí lực (năng-lực) trong cơ-thể con người.

Trong khi Y-Học Tây-Phương thực-nghiệm trên thú vật hay trong ống-nghiệm để t́m ra phản-ứng biến-hóa vật-chất (đồ ăn) ra năng-lực (tích tụ tạm thời trong các phân-tử ATP) th́:

Y-học Đông-Phương dựa trên kinh-nghiệm sống để t́m ra các xa-lộ dọc ngang (kinh mạch) trên đó Khí-Lực luân-lưu khắp cơ thể từ ngoài (biểu) vào tới trong (Lư).

Y-Học Đông-Phương có cái cứu-cánh là đem lại Thần đầy đủ cho con người bằng cách dạy tu-luyện lấy Tinh-Khí: Tinh sanh Khí, Khí sanh Thần.

Mọi thức ăn uống và dưỡng-khí hô-hấp vào trong con người tạo ra các chất Tinh-Ba để nuôi dưỡng cơ-thể. Chất tinh-ba ấy nếu không hao-phí sẽ biến thành Khí, (năng-lực: énergie). Năng-lực gom lại sẽ giúp cho Thần cường thịnh. Thần cường thịnh th́ con người sẽ tinh-anh siêu-việt, ḥa đồng với Tạo-hóa.

2/- Trên lănh-vực Dịch-Lư:

Thần được nằm ở Trung-Cung, mang con số 5 là con số của mọi sự tổng-hợp, mọi sự sanh-sản, sáng-tạo. Như vậy, số 5 là số của Thần, là con số của Thượng-Đế và tất cả những sinh-vật đều được thụ-tạo theo h́nh ảnh của Thượng-Đế, phảng-phất giống như Ngài theo định-luật: Tam-Thiên Lưỡng-Địa. Nhiều nhà Hiền-triết Trung-Hoa cho rằng muôn vật do khí tụ lại mà thành h́nh, rồi lại hư-hoại mà tán ra thành Khí.  Hiện-tượng Khí biến-dịch mà muôn vật sanh-sanh hóa-hóa gọi là Dịch, và cái động-lực huyền-diệu trong ḍng dịch-hóa gọi là Thần.

Hệ-Từ Thượng-Truyện viết: “Cái không lường được của Âm-Dương gọi là Thần”

(Âm-Dương bất-trắc vị chi Thần) và,

“Thần không có phương ở và Dịch không có Định-Thể”

(Thần vô phương nhi Dịch vô thể)

Lăo-Tử viết: “Cốc-Thần không chết nên gọi Huyền-Tẩn, cửa Huyền-Tẩn là bản-căn của Trời Đất, dằng-dặc như c̣n măi, dùng hoài không hết”. Cốc-Thần có nghĩa là “Thần diệu-dụng”, nói theo vật-lư là Tiềm-Lực. Cái năng-lực tiềm-tàng thường hằng vĩnh-cửu, gọi là Mẹ Nhiệm-Mầu, th́ không có tận dứt, hiện-hữu khắp nơi mọi lúc trong mọi vật, lớn nhứt cũng như nhỏ nhứt.

Đạo Lăo gọi cái chất căn-bản chung của mọi sự vật là Khí, nó luôn luôn mang nội-lực diệu-dụng để tụ tán mà làm cho muôn vật dịch-hoá gọi là Thần; Khí và Thần không thể tách rời nhau mà luôn luôn hiện-hữu trong nhau nên gọi là Thần-Khí. Mọi vật, từ lớn đến cực nhỏ, đều có Thần-Khí, nhưng chúng biến-dịch không ngừng, cái “Thần-Khí hiện biến dịch” này có thể hiểu theo quan niệm của Leibniz là cái “Tinh-Thần chớp-nhoáng” và đơn vị nhỏ nhứt của “Tinh-Thần chớp-nhoáng” mà Leibniz có thể ư-niệm được là “đơn-tử tinh-thần”, nhưng mỗi một đơn-tử được Leibniz thấy bằng trực-quan vượt ngoài ư-niệm th́ không c̣n bờ cơi giới-hạn trong không-gian nên nó bao trùm cả toàn thể vũ-trụ, nó phóng chiếu muôn vật của thực-thể và như thế phải vượt ra ngoài thời-gian nữa th́ Leibniz và Marcel Granet mới thấy được một thực-tại đơn-giản nhứt với thực-thể phức tạp là Một.

Đó chính là cái biết mà Trang-Tử đă thấy:

Trời Đất với ta cùng sanh hoá một lúc, muôn vật với ta cùng một thể”

Lăo-Tử đă viết:

“Không ra khỏi cổng mà biết thiên-hạ, không nh́n qua cửa sổ mà thấy Đạo Trời,

Thần-Khí tán xuất ra ngoài th́ sự biết càng ít”

Thế nên, Thánh-Nhân không đi mà biết, không nh́n thấy mà gọi được tên, “không làm” mà thành.

Chữ “không làm” (Vô-Vi) ở đây phải được hiểu cùng nghĩa với với “vô-tác-ư”, “Vô-Sinh, Vô-nguyện, Vô-tác-ư, Vô-sinh, Vô-nguyện, Vô-công-dụng, Vô-Tâm, Vô-niệm, Vô-Nhập-Pháp-Giới của Thiền-Môn. Bởi lẽ, phương-pháp “Thể Đạo” của Lăo-Giáo cũng giống như  “Nhập-Pháp-Giới” của Phật-Giáo, v́ việc tu-dưỡng Thần-Thức không ǵ khác hơn là Thể-Nhập Thực-Tại để đạt đạo mà Tổ-sư Bồ-Đề Đạt-Ma đă nói: “Trực-Chỉ Chân-Tâm, Kiến-Tánh Thành Phật”.

Trong Âm-Phù-Kinh có câu: “Hoả sanh tại Mộc,  hoạ-phát tất khắc” nghĩa là:

“Lửa sanh do cây, họa đă phát ra th́ phải hại”

Cây sanh ra lửa, lửa dấy lên là họa đến cây. Đó là lấy để chỉ cái Tâm của người ta:

- Tâm ví như cây, tà vạy sai loạn ví như lửa.

- Tâm sanh ra taø, đă nổi lên th́ làm hại Tâm và khiến cho Tánh bị loạn

- Tâm, bộ phận chánh trong sinh-lư con người, tượng-trưng cho phần h́nh thể của Thần.

Cơ Tâm làm việc điều ḥa, không gián đoạn, ngừng nghỉ nhịp-nhàng, Tánh của nó căn-bản ở B́nh

Cho nên phép Dưỡng-Tâm, cũng là phép Dưỡng-Thần không ngoài làm cho B́nh cái Tâm của nó lại.

Phật tại Tâm, mà Chúa cũng tại Tâm,

Thần của con người trụ ở Tâm.

Cơ của Tâm biểu lộ ở Mắt,

Mắt nh́n vào Tâm, Tâm cũng theo Mắt mà vào trong.

Trên phương-diện thực-nghiệm, Tâm sanh Lư của Lăo-Giáo năng-lực gia-tŕ cũng chỉ là Tâm-Lực hay Thần-Lực, Ư-Lực hay Thần-LựcĐạo-Sĩ có thể tự tạo được trong chính bản thân của ḿnh bằng thuật luyện Thần.

3/- Trong Đạo Cao-Đài:

Đức Giáo-Tông Đại-Đạo Thái-Bạch Kim-Tinh cũng giải-thích về “Thần” như sau:

“Thần của mỗi con người rất thiêng rất diệu.Nếu Thần minh th́ nh́n thấy suốt sự vật, tâm-lư của thế-nhân sẽ thấy từ sự ẩn-khuất của Nhân-Tâm. Chừng đó, công-phu tu luyện, những tác động trong đời sống tự nó không che mờ lấy nó. Nhưng khi Thần bị thiên-lệch, Thần sẽ nh́n về một khía cạnh mà ước-đoán toàn diện ắt phải sai. Nếu đă sai th́ không mất nhơn sự th́ cũng mất nhân-t́nh. Nhân-sự Nhân-T́nh không có th́ nhân-tâm không ḥa-hợp được. Hăy e-dè chổ trống mà xác-định chổ kín để làm chuẩn-đích cho người có sứ-mạng tiến-tới thành-công. (trích STTG 1975-1976, tr.53)

4/- Thuật luyện Thần-Khí theo Lăo-Giáo.-

Lăo-Giáo có nhiều cách để luyện Thần, mà ở đây chỉ xin nêu lên một trong số các thuật ấy qua kinh-nghiệm và công-phu cần-thiết trong quá-tŕnh tu dưỡng một pháp-môn chánh trong khoa luyện-Khí, Đạo-sĩ Dưỡng-Thần theo những kỹ-thuật sau đây:

1/- Dùng ư-chí điều ḥa hơi thở, tập hít vào và thở ra thật là điều-ḥa và có nhịp-nhàng, sâu, dài, nhẹ-nhàng phơi-phới.

2/- Nhắm mắt một cách tự nhiên, thời-gian được lâu mà mí mắt không giựt, không mở mắt ra khi có tiếng động.

3/- Không nhớ chuyện đă qua, không nghĩ đến điều sẽ tới, ư-thức đang ngồi tu-dưỡng cho sáng trí

4/- Lắng nghe tiếng đập của tim, tiếng hơi thở, tiếng động của mạch máu, tiếng reo của tế-bào thần-kinh cảm-giác.

5/- Quên ḿnh đang tu-luyện, dứt hết các lằn sóng tư-tưởng, lắng-đọng xuống mọi vọng tưởng và giữ tâm cảnh hư-không.

6/- Khi vọng-tưởng khởi lên, liền loại bỏ đi bằng cách tập-trung tâm trí vào một nơi, nhứt là chỗ giữa cặïp chân mày, chỗ nhớ của Thần-Thức ta trụ tại đó, rồi lại quên nó đi.

7/- Giữ tâm-trạng hư-không này măi-măi. Ban đầu tập nơi náo-nhiệt vẩn giữ trạng-thái tâm-không

8/- Lâu lần, tập đến chổ đi đứng, nằm, ngồi đều hư-tâm, sinh-hoạt như mọi người, mà tâm không vọng-động.

9/- Khi đă an-định tâm-thần rồi, xác-thân hoàn-toàn tĩnh-thức, thần-thức xuất-hiện và lớn lần thành một điểm linh-minh.

10/- Lúc đó đạo-sĩ vận-chuyển linh-minh đi khắp châu-thân và có thể thỉnh-thoảng xuất chơn-thần ngao-du khắp nơi.

Tuy nhiên, cứu-cánh của Đạo-Lăo không phải đặt ở đó. Thần-Thức hay Thần-Hồn cũng vẫn là thể-chất hữu-hoại, chơn-thần chỉ là một xác-thể thứ hai của con người, chịu nhiều ràng buộc, biến-dịch không ngừng, lăn-lộn trong ḍng sanh tử khổ đau. V́ thế người đạo-sĩ, dùng thần-thức để t́m về cội rể, thường được gọi bằng “Phản-Bổn Hoàn-Nguyên” hay “Nhập-Thế” hay “Đạo-Thể” hay “Cội Rể”.

Theo Đạo-Lăo, chỉ là một điểm Nguyên-Khí, tức là một thực-tại cá-biệt: “Thấp-thoáng mập-mờ, trong đó có h́nh, trong đó có vật” Nên có thể nói rằng:

Nhập-Đạo-Thể của Lăo-Giáo giống với Nhập-Pháp-Giới của Phật.

Mặc dù: Đạo-Sĩ và Thiền-sinh đi hai con đường khác nhau, nhưng cùng về một chổ.

Ở đây cũng nên nói thêm những mấu chốt cần nắm vững để Hành-Pháp Luyện-Thần cho được kết quả thành công trên giai đoạn Tu Thiền.

Cổ nhân có dạy rằng:“Hành-đạo, tu Thiền không khó lắm, nhưng cái khó là luyện “Thùy Ma”. V́ con ma ngủ không dễ ǵ tiêu-trừ như sắc-ma và thực-ma”. Do đó mà các Thiền-Gia dùng phép ngồi mà chẳng nằm trong đêm, nguyên-nhân là Chơn-Nguơn của người đời thường ngao-du vào lúc đêm hôm, thành ra nếu đam-mê ngủ-nghỉ th́ dưới lậu ra, khi trên th́ lại bài-tiết, khiến cho Nguơn-Thần không thể nương tựa vào đâu nên phải bỏ đi. Nếu ba báu (Tinh, Khí Thần) mỗi mỗi đều tẩu-tán như vậy th́ thân người c̣n an đặng bao lâu.

Thế cho nên, các bực Chí-Chơn lại khác; lúc mơ th́ thâu Thần đem xuống tạng Đơn-Quật để dùng Khí Hoà-Hiệp, Thủy-Hỏa giao nhau th́ thử hỏi Thần làm sao có thể dong ruổi ra ngoài. Khí tự nhiên phải an-định.

Trong phép luyện Thần, th́ Thần ngự nơi Mắt. Đêm ngủ th́ Thần tàng-ẩn ở Thận, nó vượng lúc bóng đêm hiện. Thử hỏi: Vật ǵ làm chủ trong lúc nằm mơ và cũng hiểu biết đầy đủ như khi c̣n thức.?

Xin đáp: Nếu HồnThần hiệp th́ sanh Giác (biết). Giác là điểm sống, v́ hồn thuộc Dương, ưa thanh-hư. Phách thuộc Âm. ưa đeo đuổi, nên nói PháchQuỉ, HồnThần.

Ban ngày, Thần giúp hiểu biết mọi việc. Ban đêm, lại xuất hiện trong giấc chiêm-bao. Cho nên, ai cũng chứng minh rằng: Giấc Huỳnh-Lương chưa chín, Mộng Nam-Kha chưa tỉnh mà ta có thể nếm đủ cuộc đời vinh-nhục giàu-sang, hay nghèo khổ, hoặc “thương sầu vui đẹp”, cũng chỉ trong một khoảng giấc chiêm-bao ấy thôi! Căn-cứ vào đây, mọi người đang sống mà sống có khác chi người sống trong mộng là chưa hẳn chết mà mộânghuyển, sự sống huyển-hóa đó có khác chi người chết đâu? Thành-thử sống trong mộng lại không biết mộng th́ làm sao biết chết và cũng không làm sao biết Giác, rốt lại rồi chẳng biết sống là ǵ! Nhân dịp đây cũng xin nói xa hơn một chút:

 

Nếu người trong mộng biết Giác, dầu giác đó ở trong mộng đi nữa, nó vẫn hàm-chứa cái Chơn-Giác, nên Giác thường-hằng bất-biến là lẽ tự-nhiên. Như vậy, trong cái chết mà lúc c̣n sống đă biết Giác rồi th́ cái chết chẳng khác chi người đang sống vậy. Nên nói: Nhơn-Giác biết sống, nhơn-mộng là chết.  Nên biết rơ hai lẽ th́ vào Đạo trường sanh không có ǵ là khó. Người có Chơn-Giác luôn luôn đối cảnh chẳng sanh t́nh, mặc dầu tai có nghe, mắt có thấy, đi đứng như thường.

Trở lại vấn-đề NgủMộng có hai lẽ cần nên phân biệt:

1/- Lúc Ngủ, giấc ngủ đưa ta vào cơi vô-tri, vô-giác, tựa hồ như người chết, v́ mắt tai mủi lưỡi  đều vô dụng, chí đến cái Tâm ta cũng bất động.

2/- Lúc nằm Mộng, giấc mộng đưa ta vào cơi hữu-vi, hữu-giác, tựa hồ như người đang thức và các giác-quan xem như có động-tác thật sự, nhưng thử hỏi các giác-quan đó thuộc về ḿnh hay thuộc về của ai? Nhận xét giấc mộng, tuy rằng nằm trong cái chết mà lại thể-hiện có biết có giác th́ vấn-đề tử sanh đă thông về đạo cả ngày lẫn đêm. Nên gọi là Mộng-Giác.

Muốn đạt đến trạng-thái ngủ như thức, không ǵ bằng Giác cho kỳ được cảnh-ngộ giả dối hiện tiền, một mảy-may nào cũng không lay-động Chơn-Tâm được th́ ta không có mộng-mị ǵ hết.

Sau khi đă thông-suốt cơ-cấu của Mộng và Giác, là chúng ta đă sống trong mộng lại không biết mộng th́ làm sao biết sống là ǵ?

Bây giờ ta thử t́m hiểu cuộc sống hiện-tại của ta qua sự tiến-hoá của h́nh-thể và nghiên-cứu chính sự sống đó. Muốn cho công cuộc nghiên-cứu đó được thành-tựu th́ chính nhà nghiên-cứu phải tu-luyện để cho chính sự sống trong thân xác ḿnh được tiến-hoá. Bởi lẽ, chỉ có sự sống mới có thể đo lường sự sống. Chỉ có sự sống mới có thể đáp ứng với những “rung-ba” (Vibrations) của những ǵ sống.

Phải khai-thác từ đáy sâu của bản-thể ḿnh, những quyền-năng thần-linh tiềm-ẩn. Tiềm-ẩn không hẳn trong thân xác ḿnh mà cả trong Tâm ḿnh vốn cũng là Tâm của vũ-trụ.

Chỉ khi nào đă phát-triển được “Thần-Linh bên trong” (La Divinité intérieure) ngay trong tâm ḿnh th́ khi đó ta mới khả-dĩ hiểu được và đo lường được “Thần-Linh bên ngoài” và điều-khiển được sự tiến-hoá có thể thành-tựu được. Chính v́ Thượng-Đế và con người cùng một bản-chất như nhau.

Nói thế sẽ có người cho rằng sự khẳng-định trên có vẻ phiêu-lưu quá, nhưng chính đó là chơn-lư căn-bản của mọi tôn-giáo, mọi tín-ngưỡng: “Người là cái đó”.

“Thượng-Đế tạo dựng con người theo h́nh ảnh của Ngài” có nghĩa là rằng:“Thượng-Đế đă thể-hiện ḿnh trong vũ-trụ mà Ngài đă tạo dựng nên” Nếu muốn hiểu công-tŕnh sáng tạo của Thượng-Đế th́ chúng ta quyết phải phát-triển Thượng-Đế bên trong chúng ta, bên trong nội-tâm của chúng ta, bằng không, trước mắt chúng ta bao giờ cũng có một bức màn u-minh ngăn cách ta với Ngài. Tâm-hồn ta sẽ không thưởng-thức được vẻ đẹp, nếu ta không kiên-tŕ tu sửa trui-luyện cho trở nên đẹp-đẻ, chỉ có cái Đẹp bên trong ta mới biết nh́n ra cái Đẹp bên ngoài mà thôi.

Kinh Dịch cũng nói:“Đồng-thanh tương ứng, đồng-khí tương cầu” nên muốn thấy Thượng-Đế không thể lấy mắt trần hay lấy Trí (Intellect) mà nh́n được. Mà:

-  Chỉ khi nào Tâm của ta là Tâm Trời, Tâm Phật.

-  Chỉ khi nào Tiểu-Ngă của ta đă tiến gần đến Chơn-Ngă

-  Chỉ khi nào Thượng-Đế ở bên trong ta th́ Thượng-Đế bên ngoài mới thể-hiện ra cho ta thấy mọi vinh-quang huy-hoàng của Ngài.

-  Muốn trở nên một Đạo-Gia, trước tiên phải nên Thánh nên hiền. Mà muốn nên Thánh nên Hiền nhứt thiết phải Tu-Tâm Dưỡng-Tánh cho tâm-hồn thanh-khiết.

-  Thanh-khiết là điều-kiệân tất-yếu, không có không được để Kiến-Tánh thấy Trời, thấy Thượng Đế.

-  Muốn Trí-Tri, người tu-sĩ phải Cách-Vật. Chữ Cách-Vật ở đây có nghĩa là “vật-dục”. nên Cách-Vật không phải là cùng-tận cái Lư của sự vật, mà là khu-trừ cái vật tư-dục trong tâm ḿnh để làm căn-bản cho Minh-Minh-Đức, là làm sáng tỏ cái đức sáng thâm sâu trong người, cùng tận lư của sự vật trong thiên-hạ, là làm sáng cái đức tâm-sâu trong người, cùng tận-lư của sự vật trong thiên hạ.

Muốn cùng tận cái Lư của sự vật th́ ta phải làm sao?

Ta phải thấu rơ sự sống. Sự sống có thể hiểu được khi nào ta sống được với điều mà  ta muốn t́m kiếm. Sự hiểu biết về h́nh-thể là một sự hiểu biết thiếu xót khi mà sự sống h́nh-thể đó đem ra thể hiện không được khám phá và không được hiểu biết tường tận.

Vậy sự sống hay “Thức” là ǵ?

Đó là khả-năng đáp ứng đối với những làn ba-động (vibrations) của Thượng-Đế. Tất cả vũ-trụ vạn-vật và vạn-hữu đều tràn đầy những ba-động của Thượng-Đế. Đó là thế-lực yểm-trợ vạn-vật, khiến cho vạn-vật sống động. Cho nên, “Thức” hay “Sự Sống” là khả-năng bên trong của ta để đáp ứng với những rung-ba đó. Sự tiến-hoá của nhân-loại không ngoài sự phát-triển khả-năng đó một cách liên-tục và gia-tăng đều đặn. Mọi khả-năng đều sẵn có tiềm-ẩn bên trong chúng ta, như bông lúa hiện-sinh trong hột thóc, nhưng chỉ cần sự diễn-tiến của tiến-hoá để cho bông lúa nẩy mầm từ hột thóc.

Trong hiện-tại vĩnh-cửu, mọi sự đều hiện-sinh, tất cả đều hoàn-hảo toàn-bích, vật này chỉ nối tiếp vật khác, phát-triển  sau vật khác theo thời-gian mà thôi. C̣n cái điểm Trung-Nhứt Bất-Biến (point Immuable), tất cả đều hiện tại và không-gian là môi-trường, trong đó các hiện-tượng đang diển ra kế tiếp nhau trong luật Nhơn-Quả.

Trên đường tiến-hoá của con người, trước tiên phải mở cái Trí (Intelligence).

Khi Trí Khôn bừng tỉnh và hoạt-động theo đà tiến-hoá th́ trí khôn biết sáng tạo như Thượng-Đế sáng tạo. Lần lần nhờ tu dưỡng, Trí biến thành Huệ. Hueä là cái Trí hiểu biết, cái Trí Giác-Ngộ biết phân biệt và tổng-hợp, là cái Đức Minh-Triết hiểu được sự Nhứt-Thể của vạn-vật (L’Unité de toute les choses) và sự thực-hiện nhứt-thể đó đưa ta đến cái niềm hoan-lạc hiện-hữu ở ngay chính giữa sự sống.

Sau cùng ở giai-đoạn chót của ḍng tiến-hoá của con người là Thần Xuất Hiện đưa ta đến chổ hiệp-nhứt với Thượng-Đế, đến chổ “Phối Thiên”“Hoàn-Nguyên”.

Trời Người lúc đó là Một.

 

NGỌC-HUỆ-CHƠN

 

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh