Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

MÙA XUÂN TRONG THƠ CA CAO ĐÀI

LẬP HẠNH

I. LƯ XUÂN
II. TÂM XUÂN
III. T̀NH XUÂN

1. T́nh Xuân là T́nh Tạo Hóa
2. T́nh Xuân là T́nh người.
3. T́nh Xuân là T́nh nước non dân tộc.

Nói đến mùa Xuân, trước hết người ta nghĩ đến hoa cười chim hót, nắng ấm khí thanh, nói chung là cảnh đẹp.

Từ lâu đời, Xuân đă là nguồn cảm tác văn nghệ của con người, cho nên theo truyền thống dân tộc Việt Nam và truyền thống Cao Đài, nói đến Xuân c̣n phải nói đến thơ. Mừng đón Xuân phải có ngắm hoa, làm thơ, thưởng thức thơ.
Tục ngữ Việt Nam đă liệt kê một cái “toa” gồm các thứ tiêu biểu cho ngày Tết như :

“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

trong đó câu đối là một dạng của thơ.

C̣n đối với giáo lư Cao Đài, thơ cũng đă được coi là một phương tiện tốt để diễn tả lư Đạo, nhứt là trong những ngày Xuân.

    “Xuân xuân đến muôn phần nô nức,
    Xuân là chi vạn vật đón chờ;
        Xuân về có rượu có thơ,

Có câu chúc tụng có giờ nghỉ ngơi.

    Ḱa hoa thảo thắm tươi khoe sắc,
    Nọ cảnh đời nhiều mặt thanh tân;
        Phú bần tiện quí cũng Xuân,
Chờ Xuân trút hết năo nầng Thu Đông.
    Có phải Xuân thần thông diệu dụng,
    Đủ uy quyền linh ứng vạn sinh;
        Có Xuân, có cảnh, có t́nh,
Có tâm, có đạo, trường sinh bảo tồn.
        Xuân là của Đức Chí Tôn,
Thưởng Xuân vui với tâm hồn thiên nhiên” [1] 

Vào những ngày cuối của năm này, chúng ta lại chuẩn bị đón Xuân, thưởng Xuân. Đạo muội xin được cùng quí vị t́m hiểu ư nghĩa mùa Xuân qua thơ ca Cao Đài để xem Xuân là chi mà vạn vật lại nô nức đón chờ và hy vọng trút đi hết những nỗi khó nhọc của ḿnh. (Ở đây, chỉ khảo sát và tŕnh bày vấn đề trong phạm vi Thánh Thi chớ không đề cập đến những bài thơ được làm lúc các tác giả c̣n hiện thế). 

Các khía cạnh được bàn đến là: Lư Xuân; Tâm Xuân; Và T́nh Xuân 

I.- LƯ XUÂN :

Dưới trời Đông lạnh lẽo giá rét, cỏ cây trụi lá trơ cành, thú vật chim chóc đều rút vào hang ổ, người người đóng cửa vào nhà. Vạn vật im ĺm như chết đi trong mùa Đông.

Nhưng rồi một ngày kia, một làn gió hây hây thổi đến, những tia nắng trong sáng và ấm áp đă về với muôn loài. Tất cả vùng trỗi dậy, bừng lên sức sống, hoa trái nở rộ, thú ra khỏi hang, chim bay khỏi ổ nhảy nhót, líu lo. Bộ mặt thế gian đă thay đổi hẳn.

Cảnh trăm hoa đua nở rực rở huy hoàng, vui tươi và sống động kia đă báo hiệu mùa Xuân đến rồi.

Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu có phác một nét Xuân như sau : 

“Vạn vật mong chờ một Chúa Xuân,
Đem về muôn vẻ đẹp màu Xuân;
Hồng lô tuyết điểm hoa treo ngọc,
Thượng uyển hương nồng hạc múa Xuân”. 

Và lời Đức Chí Tôn :

    “Trải qua những tiết Đông Thiên,
Ngày Xuân sắp đến chân liền bước sang;
    Những thôi trắng đỏ xanh vàng,
Điểm tô thêm nét trùng hoan cơi trần” 

Chư vị Tiền Khai Đại Đạo gọi đó cũng là “Mùa Xuân Thiêng Liêng bất diệt” làm đẹp cuộc đời.

    “Một mùa Xuân Thiêng liêng bất diệt,
    Xuống cơi trần điểm xuyết non sông;
        Cỏ hoa chuốc lục khoe hồng,
Người người góp mặt đẹp ḷng cùng Xuân” [2]

 Nhưng tại sao có cuộc đổi thay kỳ diệu ấy ?
Cái ǵ đă làm cho mùa Đông lạnh lẽo chết chóc trở thành mùa xuân ấm áp sinh động ? 
Đó là Đạo – Đạo thể hiện qua luật biến dịch tuần hoàn của Trời đất, sự đắp đổi giữa âm và dương mà xưa kia Thánh nhân đă t́m ra và viết thành Kinh Dịch. Theo đó mỗi mùa tiết được tượng trưng bằng một quẻ đôi có 6 hào tức 6 gạch ngang. Gạch liền là dương ( ), gạch đứt là âm( ). Dương là Trời, là nóng; âm là đất, là lạnh. Luật tuần hoàn hết nóng đến lạnh, hết lạnh lại nóng. Mỗi tháng chuyển dịch một hào tức một gạch. Vào mùa Đông khi cực lạnh cả 6 hào của quẻ đều là âm. Lúc ấy, tiết Đông Chí, liền có một hào dương trở lại, có nghĩa là sự sống đă trở lại, mùa Xuân trở lại, nhưng c̣n tiềm ẩn. Đó là lúc vui mừng nhất của muôn loài. Khi dương mới trở lại hăy c̣n ít ỏi nên không gian c̣n lạnh, sức ấm chưa lộ ra ngoài. Tuy nhiên, đó là khí vô cùng quí báu (khí nguyên sơ), nó có sức bộc phát mạnh mẻ làm bừng lên sự sống và sức sống của muôn loài. 

Dần dần, khí dương đầy đặn thêm và đến mùa Xuân được tượng trưng bằng 3 gạch liền. Âm dương đă đồng đều và trộn lẫn nhau ( ). Độ ấm của khí trời đă đủ tốt để cho chim chóc tung cánh bay ra, thú rừng rời chỗ ấm, hoa nở rộ trên ngàn. Mùa Xuân đă hiển hiện trên thế gian.

Lúc ấy ứng với quẻ Địa Thiên Thái và khí ấy gọi là khí tam dương hay Khí Thái Ḥa. Đó cũng là Lư Trung Ḥa của mùa Xuân.

Đức Đông Phương Chưởng Quản có dạy :

“Xuân thị Thiên Địa chi giao Thái,
Xuân dă vạn vật chi sanh cơ;
Biết thưởng xuân ḷng phẳng lặng như tờ,
Vui Xuân với thiên nhiên nhiều thú lạ” [3]

 Đức Chí Tôn tả một cảnh Xuân :

    “Đông Quân điểm cành mai hé nhụy,
    Viện Như Lai hoan hỷ nghinh Xuân;
        Tam dương thoại khí vần vần,
Bá hoa đua nở, gót lân ra vào” [4]

 Đức Giáo Tông nói về cảnh xuân và cái dụng của xuân với người sứ mạng:

    “Ánh xuân quang trập trùng bủa khắp,
    Hương xuân ḥa vạn vật thắm tươi;
        Hoa xuân vẫn nở nụ cười,
Thềm Xuân rộn rả bước người Thiên ân.
    Xuân là để canh tân thế đạo,
    Xuân là mầm sáng tạo tương lai;
        Thâu, tàng, sanh, trưởng ngày ngày,
Phục nguyên đức cả an bày vạn sanh” [5]

 Khí Dương của mùa Xuân đă là yếu tố để muôn loài tự phục sinh và đổi mới. Nói cách khác, đó là yếu tố thúc đẩy sự sinh sôi và tiến hóa.

 Ở đây muốn nhấn mạnh điểm “muôn loài tự phục sinh”. Có nghĩa là nếu chỉ có khí xuân th́ không đủ tạo mùa xuân mà c̣n phải có yếu tố cơ bản hơn. Đó là mầm sống bất diệt nằm trong tự thể của mỗi loài mà Tạo Hóa đă ban cho. Ở cỏ cây là cái hạt, ở loài người là điểm tiểu linh quang hay linh hồn. Mầm sống ấy sẽ tiếp thu khí nguyên sơ mùa xuân mà sinh sôi phát triển, tiến hóa. Loài cỏ cây tiếp thụ một cách tự nhiên. Loài người, ngoài sự tiếp thụ b́nh thường tự nhiên, c̣n có thể tiếp thụ với ư thức cao để tiến hóa vượt bực, nhảy vượt cấp và tạo một mùa xuân trường cửu cho ḿnh. Đạo của mùa Xuân cốt ở chỗ đó.

 Mùa Xuân thế gian tuy là xuân của từng chu kỳ, không thường xuyên mà bị gián đoạn bởi Hạ Thu Đông, nhưng trong cái vô thường ấy vẫn có Xuân hằng thường trường tồn bất diệt :

 - V́ lẽ Xuân đi rồi xuân lại đến, y như thế, rồi lại đi và đến … cứ thế măi măi, không ai ngăn cản xuân được.

- V́ lẽ hạt giống của sự sống vẫn c̣n được ẩn chứa trong ḷng đất sau mỗi mùa xuân, chờ đủ yếu tố lại sinh sôi.

Đức Thái Thượng Đạo Tổ có dạy:

“Đă học Đạo, hành đạo, tất biết Đạo hằng có trong vạn vật. Vạn vật sinh tồn trong lư Đạo.

Những phương pháp, phương châm, bí quyết để con người được biết rơ chính ḿnh và biết sống trong lư đạo để bảo tŕ nhân bản trên xă hội nhân loại này đều tóm vào một ư nghĩa của mùa xuân. Bởi mùa xuân là mùa lập lại qua cuộc sanh trưởng thâu tàng, biết ḥa dịu để lưu hành trưởng dưỡng.

Người biết đạo mới biết vui xuân. Biết vui xuân là biết ḥa ḿnh cùng đại thể, cùng vạn vật.

Ôi ! trong cơi vô thường vẫn có cái hằng thường. Khi cành mai trổ nụ kết hoa ở cuối Đông để đón tiết xuân sang khoe khoang màu sắc, trong thời gian rất ngắn, cành hoa sẽ tàn tạ ĺa cành, c̣n để lại cái bất diệt mai sau là xuân vĩnh cửu trong những hạt mai đang kết tụ thành h́nh trong tiết Tam dương. Thảo mộc vẫn c̣n có cái xuân bất diệt mà so bằng trong vạn vật, phương chi con người há lại không có mùa xuân bất diệt ấy sao ? Đạo vô thường là vậy, hằng thường cũng thế. Tất cả đều trong lẽ Đạo. Khi trọn biết là Đạo rồi, vô thường, hằng thường không c̣n có ư nghĩa nữa mà chỉ c̣n là cái bất biến vô sanh”.

    “T́nh Tạo hóa ban đều vũ trụ,
    Đức háo sanh bao phủ Càn Khôn;
        Chuyển luân nhựt nguyệt, vong tồn,
Cỏ cây nhơn vật vô cùng hóa sanh.
    Mùa Xuân ấy Trời dành vạn vật,
    Mùa Xuân là tánh chất nước non;
        Chuỗi đời trăm hạt xây tṛn,
Xuân về xoa dịu hàn ôn chuỗi đời.” [6]

 Trong ư nghĩa vừa nói trên, năm xưa, đầu xuân Tân Hợi, Đức Ngô Đại Tiên đă đề một vần thơ tặng hoa mai cho người thế gian :

    “Xuân Tân Hợi để lời khuyên nhủ,
    Hỡi bạn trần t́m thú thưởng Xuân;
        Đây cành mai tặng cố nhân,
Mùa Xuân bất diệt tinh thần thắm tươi.” [7] 

Tuy mùa Xuân mang yếu tố thuận lợi là thế nhưng nếu chỉ có Xuân th́ Xuân cũng không thấy quí. Đức Đông Phương Lăo Tổ giải rằng:

“Sở dĩ quí v́ có Hạ, có Thu, có Đông, Hạ là diệu năng của Xuân, Xuân sanh th́ hạ trưởng. Thu là tiềm lực của Xuân. Có sanh, có trưởng phải có thâu kết. Đông là đức tiềm phục của Xuân để tiếp tục phát sanh. Như vậy có mùa nào là không có xuân. Xuân là đức Nguyên; là gốc. Gốc hấp thụ nhựa sống của đất trời mà bủa sung cành lá để kết quả đơm hoa, cũng như không có con người nào mà không có Thượng Đế tính. Thế th́, người giác ngộ (…) muốn thưởng Xuân phải biết ư Xuân: Xuân là Đạo, là Tâm. Xuân cũng là luật tắc vận hành từ chỗ xuất sanh đến khi phản bổn.” [8]

“Nguyên nhân sứ mạng hỡi ai ơi,
Phải giữ nguyên sanh của đất trời;
Biết sống Đạo ḥa cùng nhân thế,
Gót Đại Thừa trổi khắp nơi nơi.
Nơi người đều có điểm linh quang,
Cũng một t́nh chung Đấng Ngọc Hoàng;
Tất cả quay về tâm chí thiện,
Thế gian sẽ biến cảnh Thiên đàng.” [9] 

    “Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát,
    Đạo là Xuân, xuân lạc thiên nhiên;
        Vui Xuân vui với tâm điền,
Tiết thời ḥa dịu, người yên, vật lành.” [10] 

Đức Chí Tôn dạy rằng :
“Đại Đạo là bến khởi nguyên của các con, cũng như Xuân là Đức Nguyên của vạn vật.
Ḱa con ! Côn trùng thảo mộc đều thâu tàng ẩn nấp từ tiết Đông Thiên chờ đợi đủ Tam dương mà sanh sôi vùng dậy. C̣n các con, Thầy đă ban cho mỗi đứa một “Mùa Xuân bất tận” tự khởi nguyên. Con hăy nhớ lại, t́m lại, để nuôi dưỡng tinh ba, thâu tàng tú khí, tích trữ cho đầy đủ, đến thời chánh khí ḥa quang, con cũng sanh sôi vùng dậy, tạo cho ḿnh cảnh niết bàn cực lạc, khỏi vào trong chu tŕnh ngắn ngủi của trần gian. Từ khởi nguyên con ra đi vương một sứ mạng trong hai đoạn đường, một: đem Đại Đạo lập đời, hai trở về với Đại Đạo.” [11]

Trong bài thơ thất ngôn bát cú sau đây, Đức Chí Tôn đă nhân lúc con cái của Ngài ở trần gian lo đón Xuân mà nhắc nhở lư huyền nhiệm của mùa Xuân, trong đó loài người có một nguồn cội thiêng liêng cao cả và một sứ mạng đối với tự thân cũng như đối với chúng sanh.

1. Xuân tạo vật điểm tô vạn vật,
Xuân thiên nhiên ḥa phát hồn nhiên;
Xuân xuân xuân đến trước thềm,
Thưởng Xuân con hỡi lư huyền có hay. 

2. Là một trong tam tài định vị,
Là muôn trong một lư nhứt nguyên;
Con ơi, phú bẩm do Thiên,
Máy linh Tạo Hóa ban truyền cho con. 

3. Có vũ trụ, sông non đầy đủ,
Có h́nh hài riêng thú kiền khôn;
Có xuân bất diệt trường tồn,
Cho vào thế hạ chiêu hồn vạn sanh. 

4. Một sứ mạng Thầy dành hai ngơ,
Một ra đi, một trở lại Thầy;
Dù cho Nam, Bắc, Đông Tây,
Cổ kim nhơn vật do Thầy định phân. 

5. Con nhớ chăng thời Xuân thơ ấu,
Một thời xuân ḥa tấu thiên nhiên;
Trăm năm chưa hẵn kiếp duyên,
Sống như Bành Tổ nào riêng ư Thầy. 

6. Cứ mỗi độ trần này xuân đến,
Là chu kỳ định mệnh diệt sanh;
Hạ Thu Đông ấy Trời dành,
Cho loài nhỏ nhít hóa sanh kịp kỳ. 

7. Riêng nhơn loại năng tri vốn sẵn,
Một mùa xuân tất thắng huy hoàng;
Sá chi Hạ trưởng Đông tàn,
Cung Trời ba sáu thanh nhàn thưởng Xuân. 

8. V́ vật dục quả nhân bất cẩn,
Bởi xa người lạc dấu quày chơn;
Mưa Thu nắng hạ bao lâu,
Kim thân lại hóa phàm thân đọa đày.” [12] 

Vé thơ thứ nhất nói tóm tắt cái lư của mùa Xuân là làm sinh phát tánh hồn nhiên trong khí thái ḥa và điểm tô vạn vật. Những điệp ngữ “ Xuân”, “vật”,”nhiên” trong hai câu thất đối nhau đă làm cho vẻ thơ thêm nhịp nhàng sinh động.

Vé thứ 2, 3, 4 nhắc rằng con người có một vị trí quan trọng trong trời đất, là một trong thế tam tài gồm thiên – địa – nhơn và bản thân con người là một tiểu vũ trụ, cũng có đủ trời đất sông núi, có cả mùa xuân bất diệt, giống y đại vũ trụ bên ngoài, thế nên con người cũng có trách nhiệm là tự độ và độ hồn vạn sanh.

Vé năm nhắc lại mùa xuân của đời người là thời thơ ấu. Đó là thời hồn nhiên nhất và nếu duy tŕ được tinh thần hồn nhiên ấy loài người sẽ sống được lâu dài. Vé 6, mùa xuân là mùa sanh hóa của muôn loài.

Vé 7, 8 loài người vốn sẵn có mùa xuân bất diệt mà từ lâu đă bị che lấp bởi dục vọng.

Vậy có thể nói mùa Xuân là biểu tượng cho sự ấm áp của Khí Thái ḥa, cho t́nh thương của Thượng Đế và cho sự sống vĩnh cửu hằng hữu. Mùa Xuân giúp cho con người có đủ năng lực và tinh chất bảo vệ quyền hạn và địa vị con người trong trời đất.

II.- TÂM XUÂN

Thông thường, người trẻ mong mùa Xuân đến với nhiều hy vọng cho cuộc sống, người lớn tuổi lại sợ mùa Xuân về v́ biết rằng ḿnh gần đến giới hạn của cuộc đời.

Bao nhiêu lần cỏ cây thay đổi là bấy nhiêu lượt Xuân về gợi dịp cho người bồi hồi nh́n lại bản thân, nh́n lại đất nước :

“Tỉnh giấc mùa Xuân đến với thân,
Bấm tay đếm lại đă bao lần;
Rừng cây thảm cỏ chừ thay đổi,
Cũng một chủng loài, cũng sắc dân.” [13] 

Đức Chí Tôn đă cho biết rằng “mỗi độ Xuân về là mỗi lần các con bước qua một bước trên vạn nẽo luân hồi.” [14]

Và Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu khi nh́n qua cách đón Xuân của con cái trần gian, Ngài đă có những nhận xét như sau:

“Mẹ nh́n thấy mỗi con, con nào cũng vậy, hễ cứ Tết đón Xuân về là đầu tắt mặt tối lo đủ mọi cách để trang điểm cho mùa Xuân, đem hết sức ḿnh để cung phụng cho ngày xuân, dù cho con không đủ phương tiện cũng gắng gượng lo tṛn để được như thiên hạ. Chi vậy các con ?

Trong khi đó, các con đă quên mất ở ḿnh một Trời xuân cao cả, bền c̣n trong thời gian và hằng hữu.” [15]

Ngài lấy làm ái ngại và nhắc nhở rằng mùa xuân măi măi vẫn cứ thế đến và đi, mà đời người th́ như xâu chuỗi, ngày qua ngày như chuỗi lần từng hạt, sẽ hết một xâu. Nếu chỉ lo thế sự mà không lo tu tỉnh th́ nghiệp trần cả lành lẫn dữ sẽ làm cho con người gắn liền với sự luân hồi giống như sự luân hồi của xâu chuỗi, đến hết ṿng này lại sang ṿng khác, năm này sang năm khác, kiếp này sang kiếp khác, không thoát ra được chu kỳ thời gian. Thử nghĩ, thêm một tuổi đời ta đă làm ǵ được cho ta, cho người, hay lại là đánh mất đi một tuổi đạo.

    “Nếu con măi lo âu thế sự,
    Mang nghiệp trần lành dữ đeo đai;
        Xuân sang xuân vẫn c̣n hoài,
Chuỗi đời đếm hạt không tài vượt qua.” [16]

 Mùa Xuân thời tiết tuy ngắn ngủi nhưng cũng gợi cho người một ư niệm về khả năng sống bất diệt với “mùa Xuân bất diệt” bằng cách áp dụng lư xuân vào cuộc sống tâm linh để tạo được một tâm xuân th́ sẽ vượt qua được giới hạn đă có, không uổng phí thời gian của cuộc đời đối với sự tiến hóa tâm linh.

Muốn thế phải biết tĩnh lặng nơi ḷng “ḥa ḿnh cùng vạn vật để lắng tai nghe tiếng th́ thầm của thời gian, tiếng vui của cây cỏ, tiếng rên siết áo năo của oan hồn.” [17]

Tĩnh lặng để nghe tiếng nói vô thinh, tiếng gọi thiêng liêng để gột rửa ḷng trần, sửa sang tâm tánh đón mùa Xuân đạo đức vĩnh cửu:

“Xuân về ư Đạo cũng theo về,
Cảnh vắng, ḷng thành, dứt muội mê;
Tiếng gọi thiêng liêng văng vẳng đó,
Gội nhuần ân phước cả muôn bề.” [18] 

Tỉnh lặng để thấy được cảnh đẹp của một đêm xuân với bầu trời trong sáng, điển linh của Thiêng Liêng rót xuống ngọn cơ cùng với ánh trăng, đóm sao như những chuỗi ngọc, những hạt châu rực rỡ trong trời đêm chảy xuống trần gian mang theo lời nhủ khuyên đạo lư :

    “Huyền linh điển hàng hàng ngọc rót,
    Giọng vô trần thánh thót châu rơi;
        Thiên không bóng nguyệt rạng ngời,
Tinh quân lấp lánh khung trời Mạnh Xuân.
    Kỳ đại xá Thiên ân trải khắp,
    Ban pháp quyền tái lập Thượng nguơn;
        Châu nhi phục thỉ tuần huờn,
Cơ mầu tiến hóa Thiên chơn phản hồi.
    Người giác ngộ vun bồi tánh Đạo,
    Bậc nguyên nhân hoài băo ư Thiên;
        Vào đời một chữ nhẫn kiên,
Thực thi sứ mạng pháp quyền dựng xây.” [19] 

Tĩnh lặng để cảm thông được ḷng của Đức Mẹ linh hồn lo âu khi thấy đàn con đang trôi theo ḍng đời mà quên đi nguồn cội Thiêng Liêng của ḿnh:

    “Điểm điểm đông mai cành vịnh phú,
    Hi hi xuân trúc phượng đề thơ;
        Đêm Xuân tĩnh mịch như tờ,
Gió reo reo thổi sương mờ mờ bay.
            Giáng cơi trần ai
            Thấy cơi trần ai
            Nguyên nhân đọa đày
            Ḷng Mẹ ai hoài.
        Ban con đạo đức tŕ tài,
Giữ ǵn chơn tánh an bày non sông;
    Châu Thiên Khí vận đồng vũ trụ,
    Tạo hóa cơ chuyển thú luân hồi.
        Ḍng đời thuyền trẻ ngược xuôi.
Sao chưa mạnh mái chèo lui bến đời.
            Sương tuyết rơi rơi
            Mẹ khóc cơ Trời
            Mẹ khóc đạo đời
        Năm qua ngày tháng qua rồi
Đạo c̣n chia rẻ th́ đời diệt vong.” [20]

Tĩnh lặng – theo lời Đức Chí Tôn “để ngửi lấy đạo vị nhiệm mầu tự ḷng con khai phát.” [21]

Ngài lại dạy thêm: “Yên lặng để thần giao cách cảm, để các con t́m thấy con trong Thầy và Thầy hằng ngự trị với đức hiếu sinh trong vạn vật. Yên lặng tức là quán triệt tất cả những cái ǵ mà trần gian không nói được, không sờ được, không nghe thấy được … Giờ giao điểm của tâm linh và vũ trụ cũng là giờ giao điểm của đức nguyên và vạn sinh … Yên lặng để điều ngự khỏi truân chuyên, yên lặng để chuyển phong ba trở thành b́nh địa.” [22]

    “Xuân phúc tải kiền nguyên chi đức,
    Xuân thái ḥa vạn vật chi cơ;
        Xuân sang trước đă định giờ,
Xuân về cho trẻ phục sơ tánh lành.
    Xuân cảnh thế đấu tranh hỗn loạn,
    Xuân thiên nhiên soi sáng tâm điền;
        Xuân tâm ḥa nhịp thiên nhiên,
Xuân thiên nhiên với tâm điền không hai.
    Xuân sắc điểm phân tài sứ mạng,
    Xuân phong thừa ngọc bảng đề ghi;
        Xuân về, xuân lại, xuân đi,
Thời gian vô tận, xuân th́ vô chung.
    Xuân khai thới trần hồng thưởng thức,
    Xuân dịu ḥa với đức hiếu sinh;
        Xuân này con trẻ khai minh,
Hoàn thành sứ mạng tṛn ǵn đạo Xuân.” [23] 

Để hỗ trợ và bảo đảm cho phương pháp “tĩnh lặng” được thực hiện an toàn đến nơi đến chốn. Đức Đông Phương Lăo Tổ đă chỉ giúp cho khách trần những đường quanh ngơ tắt của nẽo về tâm :

“Thuyền từ sắp vượt biển trầm luân,
Hỡi khách trần ai muốn dự phần;
Sáu cửa nhà quan nên gác giữ,
Bảy hầm lửa đỏ khá canh chừng.
Tám đường quan lộ mau chen bước,
Ba nẽo công thành kíp đặt chân;
Phí tổn khứ hồi, đây chẳng tính,
Giúp giùm lữ khách vạn trường xuân.” [24] 

Sáu cửa: lục căn = mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư.
Bảy hầm: thất t́nh = mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, sợ.
Tám đường: bát chánh đạo = chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 

Ba nẻo: tam công = công tŕnh, công quả, công phu.

Nói theo cách ấy, kết quả là người khách trần sẽ đến được Bửu ṭa nội tâm, hưởng được mùa xuân vĩnh cửu. Đây là lời thơ của Thiện Phước Đạo Nhơn :

    “Xuân về hướng nội không thời,
    Là xuân vĩnh cửu Đạo Trời trường lưu.
        Xuân tâm chẳng chút phiền ưu,
Cùng vui xuân cảnh cùng cưu nổi sầu.
        Âm dương Thiên Địa một bầu,
Lặng ḷng mở trí nhiếp thâu điều ḥa.
        Kỳ trung lạc thiện mới là,
Cùng xuân xây đắp Bửu Ṭa nơi tâm.” [25] 

Xuân tâm ấy tràn ngập nơi ḷng, nồng thắm sắc hương, lai láng tuôn trào t́nh xuân rưới chan khắp chốn như lời phán của Đức Chí Tôn:

        “Quản chi thành bại nơi trần,
Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi.
        Xuân ḷng con đượm sắc tươi,
Hoa ḷng con nở tỏa ngời vị hương;
        Tủa bay chan khắp t́nh thương,
Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian.” [26] 

và Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu cũng đă khuyến khích con cái trần gian của Ngài rằng khi đă thực hiện được tâm xuân th́ việc gặp được thiên lư không c̣n là việc khó khăn đáng ngại nữa.

    “Ở trần con hăy lo tu,
Đi t́m chân lư, ám mù phá tan;
    Quang minh ḱa một con đàng,
Ngày xuân dọn sạch huy hoàng tâm trung.
    Ngại chi Thiên Lư nan trùng,
Con ôi ! có Mẹ hộ cùng cho con.

    Tạm ngưng Mẹ gát ng̣i son

III.- T̀NH XUÂN :
1.- T́nh Xuân là T́nh Tạo Hóa:
Thượng Đế là đức háo sanh và băo tồn, ban mầm sống cho mọi loài, ban điều kiện hóa sanh và trưởng dưỡng. Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi tiến hóa.
Mùa Xuân chỉ sự phát sinh sức sống nơi vạn loài, không giới hạn, không đóng khung vào một hoàn cảnh, một thời gian nào. V́ Đạo, theo Đức Nguyên là thể hiện được ḷng Trời, thương yêu dưỡng dục chan ḥa mọi kẻ, mọi nơi, mọi loài không riêng tư cá biệt.
Thế nên T́nh Xuân là t́nh Tạo Hóa ban đều t́nh thương, sự sống và sức sống. Tất cả v́ vạn loài, mà trước nhứt là v́ con người, cho con người. Hoa trái đẹp ngon, chim cá nhỡn nhơ, núi sông hùng vĩ … đều dành tặng con người.

    “Vườn Tạo Hóa sẵn sàng vun quén,
    Cho trăm hoa sắc bén hương nồng;
        Trải qua mấy hạ thu đông,
Chờ xuân xuân đến tạ ḷng tác nhân.” [1]

Tuy nhiên, cơi đời này vốn là cơi tạm “là chốn sông mê bể khổ, con người sinh trưởng nơi đây để chịu sự trui rèn đúc giũa để trở nên hàng Tiên Phật sau thời kỳ trả quả nghiệp duyên. Những điều mà thế nhân gọi là vui, là hạnh hưởng ví như mùa xuân, tuổi xuân, đó là những điều tạm bợ cho con người lấy đó an ủi để chịu đựng bớt căng thẳng thần kinh trong thời kỳ trui rèn đúc giủa.” [2]

Vậy th́ cảnh thế gian, mùa xuân thế gian chưa phải là đích điểm của con người, mà đó chỉ là trạm dừng chân nghĩ mệt từng lúc trên đường dài hồi hương. Đức Quan Âm Như Lai dạy:

“Năm tháng qua rồi xuân lại sang, 
Xuân về xoa dịu nỗi bi quan; 
Ai ơi có thấy đời là mộng, 
Thắm thoát lần tay đếm chuỗi tàn.” 

    “Tàn một giấc Nam Kha ảo mộng, 
    Trăm năm nào đặng sống trăm năm; 
        Phú bần, vinh nhục, buông cầm, 
Mơi ṃn xác thịt, đọa trầm hồn linh.”

Đời là cơi tạm v́ nó là trường tiến hóa, là trạm dừng chân của muôn loài, Đức An Ḥa Thánh Nương đă nói rơ ràng:
Cơi đời là trường tiến hóa của vạn vật mà độc nhất là con người. Nhưng vào trường tất phải học. Học sao cho thông hiểu tất cả những ǵ Thượng Đế đă trang trí cho cơi đời để làm nấc thang tiến hóa vượt lên một từng bực siêu đẳng thanh khiết hơn để thoát ra khỏi ṿng chuyển luân của Tạo Vật. Trong sự học hỏi để tiến hóa đó, con người lại có một sứ mạng do Thượng Đế ban phát cho vào đời để giúp tay Tạo Hóa đưa vạn vật tiến hóa. Nếu mỗi người biết rơ được như vậy là dốc tâm để phụng thừa Thiên lịnh th́ đời không có cảnh loạn ly, người không chịu điêu linh tang tóc.

B́nh tâm quan xét để thấy cái tự nhiên của con người đối với sự vật bên ngoài. Nào non xanh nước biếc, cỏ nội mây ngàn, nào trái hoa đẹp đẻ, ngũ cốc no ḷng. Tất cả đối với người, giống vô tri vô giác ấy rất hữu t́nh, điểm thêm vào đó, chim bay cá lội, dă thú ḥa hợp. Khung cảnh tạo vật để sống vui, sanh trưởng … Những cảnh tượng chim hót cá bơi, vượn chuyền, cọp rồng để tạo thêm cảnh vật uy hùng cho nhân loại, th́ cơi đời này, đối với nhơn loại đâu phải đáng tránh, đáng chán hay khổ sở chi đâu.  Trái lại “đời là biển khổ, làm người khổ”, Thánh nhơn phải viết lên mấy câu ấy để cho con người nh́n lại bổn thân và nghĩ đến việc tu thân.” [3]

Bài thơ hoa mai của Ngô Đại Tiên nói lên ư nghĩa ấy : 
    “Sắc mai trổ một trời quang ánh, 
    Nhụy mai phong lóng lánh hạt châu; 
        Gió đông phơ phất dạt dào, 
V́ đời mai trổ để hầu đón Xuân.” [4]

“V́ đời mai trổ để hầu đón xuân”. Những nét đẹp của hoa mai kia là để dành cho đời, cho người. Hoa mai góp phần làm tươi đẹp cơi dinh hoàn, để phục vụ cho loài người mà cũng là v́ sự tiến hóa của chính nó.

Câu “Ḱa hoa, hoa nở v́ ai đó” của Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng để nhắc nhở ư này : 
    “Nhắp chén trà sen vị ngọt ngào, 
    Hương Xuân nồng ấm thú tiêu dao; 
        Ḱa hoa, hoa nở v́ ai đó, 
Theo luật sinh tồn đấng Tối Cao.” [5]

Thế nên, khi người nhấm nháp một chung trà, thưởng thức hương thơm vẻ đẹp của một cành hoa, hay ngắm một cảnh xanh tươi hùng vĩ của núi non, cảnh bao la rộng thoáng của một vùng trời biển hoặc ngắm vẻ linh hoạt của một loài thú hay chim ca v.v... Là đă nhận sự cống hiến vô tư của hoa, cảnh, chim, thú và nên hiểu rằng muôn loài v́ người mà phục vụ và tiến hóa. Đó cũng là t́nh xuân, T́nh Tạo Hóa và t́nh chúng sanh. Và khi hiểu được lư xuân, t́nh Xuân hay T́nh Tạo Hóa th́ sẽ thưởng Xuân với phong độ thanh thoát an nhàn. 

2.- T́nh Xuân là T́nh Người : 

T́nh Xuân vẫn vô tư, Xuân tự hứa đem sinh lực và niềm vui đến cho mọi người, không phân biệt, cũng không đ̣i hỏi ở người điều ǵ.
Xuân không v́ người thích mà đến sớm, cũng không v́ người chán mà không trở lại:

    “Đời dầu có đảo điên hơn nữa, 
    Xuân vẫn về vẫn hứa non sông; 
        Sắc hương tỏa khắp đại đồng, 
Cho con cái Mẹ trọn ḷng thưởng xuân.” [6] 

“Xuân đến trần gian khắp mọi nhà, 
Không phân giai cấp, kẻ gần xa; 
Giàu nghèo địa vị khôn như dại, 
Xuân cũng chúc hên đó vậy mà.” [7]

Cũng trong ư ấy, Đức Hưng Đạo Đại Vương nêu lên câu hỏi : 
“Xuân đến lồng trong khắp mọi người, 
Sang hèn, thanh trược cũng vui tươi; 
Lẽ đâu Xuân chỉ xuân chừng ấy ? 
Mà nợ tang bồng quên đấy thôi.” [8]

Ngài muốn hỏi mọi người chỉ biết có vui với xuân thôi sao ? Không nghĩ thêm điều ǵ khác sao ? Quả thật, Xuân đem niềm vui đến cho mọi người. Nhưng trong cuộc đời, vốn có nhiều thứ bậc, người vinh hoa phú túc, vật chất dư dă thưởng xuân đành rồi, bên cạnh đó, vẫn có nhiều người cơ bần thiếu thốn sáng có chiều không, ḷng chỉ muốn quên đi hoặc phôi pha cho mau qua những ngày xuân đến.

Cho nên nếu nói rằng Xuân đem lại niềm vui sao vẫn có người than trách và muốn xua đuổi mùa Xuân :
Tôi có chờ đâu có đợi đâu, 
Đem chi Xuân lại gợi thêm sầu; 
Với tôi tất cả như vô nghĩa, 
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.

Đó là lời của nhà thơ Chế Lan Viên năm xưa. Tác giả bài thơ quả thật đang có mùa xuân sầu.

Đức Đông Phương Lăo Tổ cũng đă soi thấu những trạng thái trong ḷng của người đời: 
“Đang lúc Xuân về với thế gian,
Đ́ đùng pháo nổ tiếng kêu vang; 
Rượu, trà bạn tác vui ngoài mặt, 
Ai biết bên trong lắm rộn ràng”. 

“Vui một ngày vui ở thế gian, 
Ngày mai nào biết sẽ lo toan; 
Muôn dân đồ thán bao tai ách, 
Ai đến xẻ chia sự khổ nào.” 

“Tṛ đời gượng gạo buổi chiều mai, 
Chẳng có ngày kia vắn hoặc dài; 
Giả dối mượn màu tô điểm tạm, 
Thương đời say tỉnh, tỉnh trong say.”
(Đinh Mùi)

Và t́nh trạng đó cũng không tránh khỏi trong cửa đạo. Một lần nọ, viếng thăm con cái ở trần gian, Đức Mẹ Diêu Tŕ đă hỏi : 
        “Giáng đàn giữa lúc cuối Đông, 
Thăm con lớn nhỏ trần hồng thế nao ? 
    Đă mấy phen dạt dào ấm lạnh, 
    Trải bao lần trong cảnh bể dâu. 
        Con vui  hay đă héo sầu, 
Con an phận đạo, hay cầu vinh quang.” [9]

Mùa Xuân vẫn cứ đến, đến trong huy hoàng tươi đẹp, nhưng vẫn c̣n người cảm thấy khổ. Khổ đau v́ bệnh tật, buồn tủi v́ thiếu vắng t́nh thương, hoặc lo sợ v́ chiến tranh … Khổ vật chất, khổ tinh thần.

Trước những nỗi khổ ấy, Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu đă dạy loài người nói chung, người học đạo nói riêng, nếu đă hiểu Lư Xuân th́ hăy đem T́nh Xuân mà đắp đổi chia sớt cho nhau. Ngài nói:

“Con ôi ! mỗi lần Xuân đến là mỗi lần niềm hy vọng của Mẹ trông vào các con, vào vai tuồng hành hóa của các con nơi trần gian ảo ảnh. Các con cứ vui  hưởng những ngày xuân c̣n lại đi, để rồi tiếp tục hướng về chân Mẹ và nhớ là trong lúc các con hỉ hạ với trời Xuân, th́ ở những nơi nào đó, ở những thế giới nào đó đang có những người, những loài không hưởng được mùa Xuân ngoài sự đau khổ dày ṿ.” [10] 

“Người tu chọn lựa sự chung vui, 
Chia sớt niềm đau chỗ ngọt bùi; 
Kẻ đói người no bao nở bỏ, 
Những khi tiến mạnh, nhớ khi lui.” [11]

Đức Cao Triều cũng dạy : 
    “Đem tuổi Xuân bù ch́ non nước, 
    Mượn hồn Xuân vun tược quen chồi; 
        Lẽ Trời sáng tỏ khắp nơi, 
Đạo Trời cứu vớt mọi người thế gian.” 

“Người khổ ta vui dạ nở nào, 
Tác  phong đạo đức phải làm sao ? 
Dẫu không chia xẻ phần cơm áo, 
Th́ cũng tỏ ra tủi chút nào.” [12]

3.- T́nh Xuân là t́nh dân tộc nước non :

Xuân là Đạo, là Đức Nguyên, là cội rễ. Thế nên T́nh Xuân cũng là t́nh nước non dân tộc.

Đức Hưng Đạo Đại Vương giảng rằng:
“Đă là thành phần giác ngộ, không ai chối bỏ được nhiệm vụ của ḿnh là một công dân trong thời non nước thăng trầm, muôn dân khốn khổ. Người tu hành không phải chỉ trầm lặng ḿnh dưới bóng từ bi, trầm tư mặc tưởng để điêu luyện tâm hồn nơi cơi hư vô tịch mịch, mà c̣n phải t́m ra nguồn gốc sự đau khổ của toàn dân, dốc ḷng t́m ra phương pháp tận độ, đem đạo lư lồng vào nếp sống để cải tạo tư tưởng con người trở lại với bản tánh thiện lương, hầu cùng nhau gây dựng cơi đời Minh Đức Tân Dân mới mong đem lại thái ḥa an lạc cho dân tộc. Đó mới thật là được một mùa Xuân vĩnh cửu bất tận.” [13]

Vào những mùa Xuân mà đất nước chưa được thống nhứt, ḥa b́nh chưa trở lại trên quê hương, chư Đại Tiên Tiền Bối c̣n mang t́nh Xuân buồn qua những vần thơ trong những lần giáng bút. Bài thơ sau đây cho thấy h́nh ảnh người tiền bối – trong đêm giao thừa, cảnh vật yên tĩnh, -ngồi trước áng thư nh́n ra bầu trời đen (lấm tấm sao thưa), mà chạnh ḷng nhớ đến t́nh cảnh nước non, nhận rằng mỗi người đều có  thể đóng góp với đời bằng cái Xuân tâm của ḿnh. 

                    Một mùa "Xuân Thiêng-Liêng bất diệt",

                    Xuống cơi trần điểm xuyết non sông,

            Cỏ hoa chuốc lục khoe hồng,

Người người góp mặt đẹp ḷng cùng Xuân.

      Giữa cuộc đời hương Xuân ngào ngạt,

      Riêng t́nh chăng mănh đất Giao-Châu,

            Non non nước nước một màu,

Ta trông Ải Bắc, người sầu Nam Quan.

      Trước áng thư mơ màng khói quyện,

      Vẳng bên tai những tiếng Giao-Thừa,

            Ṿm Trời lấm tấm sao thưa,

Gió Xuân chợt thổi t́nh xưa lạnh lùng.

      Đốt trầm hương hầu nung nấu lại,

      Nhắc bút thần họa giải đồng tâm,

            Ư Xuân b́nh dị thâm trầm,

Muôn loài đều hưởng Xuân tâm rạng ngời.

      Xuân tâm ấy của Trời ban phát,

      Không thời gian truyền đạt mỗi người,

            Đời ôi mấy kẻ khóc cười,

Dang tay nắm lấy thuyền từ ái tha.

      Phận bé nhỏ đạo nhà nắm giữ,

      Vai nặng quằn hai chữ nghĩa nhân,

            Có Trời có nước có dân,

Dân nguy nước loạn xả thân giúp đời. [14]

Và đây là nỗi ḷng của Đức Cao Triều Phát đă bộc lộ cách nay đă hơn mấy chục mùa Xuân: 
    “Xuân đến với sơn hà gấm vóc, 
    Xuân đến cùng chủng tộc nhân sinh; 
        Đề thơ gởi gấm chút t́nh, 
Nỗi đời nỗi đạo, nỗi ḿnh với Xuân 
    Tưới nước mắt để vần hoa nở, 
    Bạn tâm t́nh  cho rơ sắc hương; 
        Chờ Xuân trong cảnh đoạn trường, 
Rước xuân về để canh tân cho đời.” [15]

Người  Tiền bối đă bao lần thổn thức, nước mắt người tu đă chan rưới cho mềm mại mănh “vườn tâm” làm nở những “đóa hoa ḷng” và vun xới cho những đóa hoa ấy rực rỡ thêm sắc, ngạt ngào thêm hương.

Hướng về người học đạo ngày nay, Đức Hưng Đạo Đại Vương đă nêu lên câu hỏi nhắc sự đóng góp cũng như đă gợi ư sự đóng góp ấy là “t́nh thương”. 
“Thiên Địa âm dương giáp một ṿng, 
Mới vừa Xuân Hạ đến Thu Đông; 
Hỡi chư hướng đạo trong dân Việt, 
Đă góp công ǵ với núi sông ? 
Sông núi đang chờ kẻ sĩ phu, 
Chung tay lắp phẳng hố oan cừu; 
T́nh thương  đem răi cùng dân tộc, 
Cho vẹn đạo đời chí trượng phu.” [16]

Đức Lê Đại Tiên qua bài thơ thất ngôn bát cú sau đây đă vẽ nên một h́nh ảnh mẫu mực rất đẹp, rất đậm t́nh thương của người tu Đại Đạo trên cương vị một  công dân và trước vấn đề của đất nước dân tộc, của nhơn sanh thế đạo: 
“Non sông hùng vĩ ánh dư đồ, 
Bền vững nhờ ai trước điểm tô; 
Hậu học rước voi cho chúng xéo, 
Tiểu sanh cơng rắn để người xô. 
Khăn tu lau ráo ngàn mi ướt, 
Áo đạo phủ choàng vạn cốt khô. 
Sa mạc tiếng vang hồn quốc sĩ, 
Anh hùng chính khí ở nơi mô ?” [17] 

Bài thơ mang đậm t́nh yêu nước và ḷng nhân đạo. Bốn câu đầu tỏ ư thiết tha với vận mạng nước nhà và giận v́ non sông do tiền nhân xây dựng đă bị đám hậu sanh bất nghĩa rước giặc vào xâm lăng dày xéo. Hai chữ “hậu học” “tiểu sanh” là những tiếng trách mắng.
Bốn câu sau thể hiện ḷng nhân đạo của người tu ḥa trong t́nh yêu nước: “Khăn tu lau ráo ngàn mi ướt”. Khăn tu là một loại khăn lớn màu trắng may giống như cái poncho nhưng không có nón, dùng để mặc choàng trên người khi tu luyện. Đó là vật thiết thân bên ḿnh của thiền sinh, tịnh viên … Khăn tu vốn chỉ dùng mặc ở tịnh pḥng hay thiền đường, nhưng nay v́ t́nh nước t́nh người, khăn tu cũng nhập cuộc vào đời để lau nước mắt cho dân, vỗ về chiến sĩ.  Áo đạo cũng ra nơi chiến trận để phủ che cho vạn hài cốt khô.
“Lau ngàn mi ướt” là độ sanh, theo quan điểm Cao Đài, nghĩa là cứu khổ người sống.
“Phủ choàng vạn cốt khô” là độ tử, nghĩa là cầu siêu thoát cho linh hồn, giúp đỡ người chết.
Bài thơ mang cả giá trị đạo đức lẫn giá trị thẩm mỹ Cao Đài.

Đức Giáo Tông cũng xác nhận đạo lư này qua những câu sau đây : 
“Gió xuân thổi nhẹ lá cành rơi, 
Oằn  oại thân tâm khắp mọi người; 
Chỉ có xuân tâm hành đạo nghĩa, 
Mới là lạc thiện đó ai ơi .”

Đến đây, có thể tóm ư T́nh Xuân đạo đức đối với cuộc đời qua đoạn thơ sau đây của Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu : 
    “Cơ tận thế lập đời Thánh Đức, 
    Buổi Hạ Nguơn chấm dứt tiền khiên; 
        Khắp trong nhân loại đảo huyền, 
Dễ ǵ con Mẹ b́nh yên tu hành. 
    Gây oan trái dữ lành vay trả, 
    Chác nợ nần ḷng dạ cưu mang; 
        Khiến nên nước đỗ nhà tan, 
Lê dân thống khổ cơ hàn lao lung. 
    Thương những kẻ anh hùng chí sĩ, 
    Xót cho người chung thủy sắt son; 
        Những mong trung hiếu vẹn tṛn, 
Ơn nhà đền đáp nước non dựng gầy. 
    Thương những kẻ đọa đày cơ cực, 
    Xét cho người lao lực lao tâm; 
        Mănh thân mong đặng riêng cầm, 
An vui trong kiếp công dân thủ thường. 
    Sống trong nếp ruộng vườn rẫy bái, 
    Lập một đời nắng chăi mưa chan, 
        Từ dân tứ thú an nhàn, 
Mong ǵ cửa tước nhà quan mới là. 
    Thương những kẻ thiết tha v́ đạo, 
    Xót cho người hoài bảo thiên lương; 
        Nh́n xem trong cảnh hí trường, 
Mưu mô dối trá gạt lường điêu ngoa. 
    Mang nặng nợ trần la bao phủ, 
    Gánh gồng nhiều phong vũ bất thường, 
        Con ôi, hàng vạn cung trương, 
Hộc hồng tung cánh bốn phương đất trời. 
    Xuân qua lại đổi dời giai đoạn, 
    Rồi gẫm suy ta thán phù sinh; 
        Đông Tây phải sống cho ḿnh, 
Nhưng con biết sống vẹn ǵn tâm xuân.”

Và đây là lời thơ của Đức Vạn Hạnh Thiền Sư : 
    “V́ chưng xa cách ḷng Trời, 
Thế nên nhân loại chịu đời đảo điên; 
    Xuân quang tuy ánh diệu hiền, 
Mà đời c̣n chịu truân chuyên thảm sầu. 
    Hỏi rằng mấy kẻ vui đâu, 
Mấy lời chúc tụng, mấy câu thái ḥa. 
    Xuân thăm tất cả mọi nhà, 
Xuân nguyền tô điểm sơn hà thanh tân. 
    Hỡi ai biết thưởng vui xuân, 
Trước tua rữa bợn ḷng trần sạch trơn; 
    Để cùng lưu thủy xuyên sơn, 
Để cùng vạn vật hưởng xuân thanh b́nh.” [18]

T́nh Xuân là Lư Xuân áp dụng trong cuộc sống loài người, là tâm xuân đi vào xă hội. Vậy:  T́nh Xuân là T́nh Tạo Hóa, T́nh Xuân là T́nh người với người; T́nh Xuân cũng là t́nh nước non dân tộc.
Người biết thưởng xuân là người hiểu lư xuân để tạo được Tâm Xuân cho ḿnh và T́nh Xuân cho người, làm sứ mạng của con người trong vị trí tam tài là thế thiên hành hóa. 
“Khung cửa rèm che án gió xuân, 
Người ơi ! Hăy cuốn tấm phong trần; 
Cho ḷng hứng lấy nguồn sinh lực, 
Cho chí vươn lên ngọn đuốc thôi. 
Tươi đẹp làm sao đóa hướng dương, 
Thế Thiên hành hóa kíp lên đường. 
Cỡi đi lớp áo phàm phu cũ, 
Xuân nhựt nhựt tân đạo tỏ tường.” [19]

Xuân là Đạo, là CHƠN – THIỆN – MỸ (Thật – Lành – Đẹp)

Mùa Xuân lồng trong thơ ca Cao Đài đă xây dựng được một giá trị đạo đức lẫn giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống của người tín hữu cũng như trong văn học Cao Đài.
-         Mùa Xuân trong thơ ca Cao Đài có khả năng truyền đạt ư Thánh để độ rỗi người đời.
-         Mùa Xuân trong thơ ca Cao Đài đă góp phần bảo vệ và phát triển kho tàng văn hóa dân tộc, làm phong phú và làm đẹp thêm tiếng Việt.
-         Đồng thời thơ ca mùa Xuân cũng là phương tiện thưởng xuân thanh nhă, nhẹ nhàng đối với tâm hồn người học Đạo.
Để kết thúc phần tŕnh bày hôm nay, đạo muội lại xin gởi đến quí vị hai vầng thơ chúc xuân của Đức Vân Hương Thánh Mẫu và Đức Bảo Pháp Chơn Quân: 
“Hưởng cái xuân thanh tao nhàn ngăi, 
Hưởng mùa xuân bác ái vị tha, 
Chúc các em khắp cả nhà nhà, 
Mùa xuân được chan ḥa ân thiên điển.” [20] 

“Xuân sắc huy hoàng đẹp thế gian, 
Tâm xuân khai phát ánh xuân quang; 
Chúc nhau chỉ có Tâm và Đạo, 
Đạo ấy là Tâm hiệp Thánh Hoàng.” [21]

LẬP HẠNH

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Ngô Đại Tiên, 01.01. Tân Hợi
[2] Lời Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, 08.01.Canh Tuất
[3] CQPTGL, 15.5. Giáp Dần
[4] 01.01.Tân Hợi
[5] Vạn Hạnh Thiền Sư, 07.1.Nhâm Tư
[6] Diêu Tŕ Kim Mẫu, Canh Tuất
[7] Đại Tiên Lê Văn Duyệt, 01.01.Quí Sửu
[8]
[9] 26.12.Nhâm Tư
[10] 01.01.Tân Hợi
[11] Đông Phương Lăo Tổ, 29.12 Bính Ngọ
[12] 29.12. Bính Ngọ
[13] 3.1.Canh Tuất
[14] Tiền Khai Đại Đạo, 01.01. Canh Tuất
[15] 29.12. Bính Ngọ 1966
[16] Hưng Đạo Đại Vương, 03.01.Canh Tuất
[17] 01.01. Giáp Dần

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh