Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

MẤY BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THÁNH GIÁO CAO ĐÀI

LÊ ANH DŨNG

SUMMARY:

SOME RHETORICAL DEVICES OF CAODAI TEACHINGS

Indigenous to Vietnam, Caodai makes the best use of Vietnamese in its spiritual messages. In prose or in verse, Caodai teachings always reveal the beauty of the Vietnamese people’s language. This fact, therefore, proves the national character of Caodai. As a preliminary survey of Caodai’s strong point in the mastery use of its language, this essay discusses some rhetorical devices picked out from various publications of Caodai spiritual messages.

SOMMAIRE:

LA RHÉTORIQUE DANS L’ENSEIGNEMENT DE LA RELIGION

D’origine autochtone, le Caodai s’est toujours servi de la langue nationale dans son enseignement religieux avec des figures de rhétorique essentiellement viêtnamiennes. Cela montre aussi le caractère national du Caodai.

* * *

Kinh điển các tôn giáo truyền từ nước ngoài vào Việt Nam thường phải qua một hoặc vài lần phiên dịch, thí dụ, dịch từ tiếng Ấn Độ (Sanskrit hay Pali) sang tiếng Hán, rồi từ Hán dịch sang Việt; dịch từ tiếng Hebrew sang La tinh, rồi từ La tinh dịch sang tiếng Việt... Là tôn giáo bản địa, ra đời ở Việt Nam từ những năm 20 thế kỷ 20, đạo Cao đài qua phương tiện cơ bút, đă trực tiếp dùng tiếng Việt dạy đạo cho người Việt. Đó là một trong nhiều yếu tố cho thấy tính dân tộc của đạo Cao đài. Nhà ngôn ngữ học có thể khảo sát ḍng tiếng Việt này và phát hiện ít nhiều đặc trưng độc đáo, chẳng hạn như một số biện pháp tu từ.

1. Biện pháp nhấn mạnh bằng một mạo từ

Chỉ sự vật cụ thể và một số động vật, người Việt dùng mạo từ cái, thí dụ:

- cái nhà, cái ghế (tĩnh vật);

- cái c̣, cái vạc, cái kiến (động vật, côn trùng)...

Với danh từ trừu tượng, không dùng mạo từ cái, thí dụ: sự học, việc học, chuyện công danh, sự công danh, sự nợ nần, việc nợ nần...

· Cái đứng trước danh từ trừu tượng để nhấn mạnh, thí dụ:

- Cái học ngày nay đă hỏng rồi... (Tú Xương)

- Cái công danh là cái nợ nần. (Nguyễn Công Trứ)

- Người ta hơn tớ cái phong lưu... (Tản Đà)

· Trong thánh giáo Cao đài, thí dụ:

- Thương thân phải kíp tu tŕ,

Để đem cái Đạo bù ch́ nước non. [TGST 1972-73: 42]

 

- Ta mến ta thương mới chỉ truyền,

Giáo tông tạm gác cái uy quyền;

Chỉ c̣n sư đệ t́nh hơn thiệt,

Tâm đó, ḷng đây, bởi vạn duyên. [TGST 1972-73: 36]

 

2. Biện pháp nhấn mạnh bằng hai mạo từ

· Tiếng Việt chấp nhận dùng cùng lúc hai mạo từ để tăng thêm ư nhấn mạnh, thí dụ:

- Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu? (Nguyễn Du)

- Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo. (Tản Đà)

- Cái thứ mưa dầm ở Huế... (Nguyễn Tuân)

· Trong thánh giáo Cao đài, thí dụ:

- Trước tiên ḿnh phải hiểu ḿnh,

Sinh trong cái cơi nhân sinh làm ǵ? [TGST 1972-73: 69]

 

- Xuống lên trong cái cơi đời,

Dễ chi gặp đặng một thời xá ân. [TGST 1972-73: 70]

 

3. Biện pháp nhấn mạnh bằng một mạo từ kèm với một từ chỉ lượng (lượng từ)

Chỉ lượng xác định, người Việt nói một, hai, ba..., thí dụ: một người, một nhà, hai ngày, ba năm...; chỉ lượng bất định, người Việt nói những, thí dụ: những người, những nhà, những ngày, những năm...

· Mộtnhững c̣n dùng để nhấn mạnh, thí dụ:

- Cả một đời Mạnh tử khổ công làm việc nghĩa.

- Họ đi vắng, không c̣n một ai cả.

- Bé thế mà ăn được những năm sáu chén cơm à!

- Đêm ngày ḷng những giận ḷng... (Nguyễn Du)

- Khi mơ những tiếc khi tàn... (Đoàn Thị Điểm)

· Trong thánh giáo Cao đài, cái một, những được kết hợp để “gấp đôi” ư nhấn mạnh, thí dụ:

- Chỉ một cái tâm, tâm vũ trụ,

Thoát ly vạn tướng phục nguơn thần. [TGST 1972-73: 78]

 

- Rằng ta là một cái ta chung,

Lớn rộng bao la ở khắp cùng... [TGST 1972-73: 78]

- Những cái tầm thường là những tầm thường chung của mọi người; Những cái phi thường cũng vẫn là phi thường chung của tất cả, chớ không dành riêng cho nữ hoặc nam. [TGST 1972-73: 103]

 

4. Biện pháp tách từ

Tiếng Việt có rất nhiều từ kép (thí dụ: ân oán, hạnh phúc) và từ láy (thí dụ: vui vẻ, buồn bă) để lời nói được êm tai, làm cho tiếng Việt rất giàu nhạc điệu. Chẳng hạn, nói “nắng mai ấm” cũng đủ nghĩa, nhưng nói “nắng mai ấm áp” th́ nghe cân đối, nhịp nhàng và nhiều ấn tượng hơn. Ngoài tính cân đối này, người Việt c̣n tách từ để thể hiện tính đối xứng, tạo sự hài ḥa về ngữ âm, có được tiết điệu và tăng thêm sức nhấn mạnh, thí dụ:

4.1. Một từ xen giữa từ kép hay từ láy, thí dụ:

- Thấy nó học với hành mà chán! [với + từ kép học hành]

- C̣n đắn với đo làm ǵ nữa! [với + từ láy đắn đo]

· Trong thánh giáo Cao đài, thí dụ:

- Lẩn quẩn, loanh quanh, lên lại xuống,

Trong ṿng luân chuyển khổ cho thân.

[TGST 1972-73: 30] [lại + từ kép lên xuống]

 

- Chỉ có trường đời tranh với cạnh,

Hiền ngu, khôn dại với hơn thua. [TGST 1972-73: 30]

[với + từ kép cạnh tranh]

4.2. Một từ “cài răng lược” với từ kép hay từ láy, thí dụ:

- sống khổ sống sở [sống/sống + từ kép khổ sở]

- ăn vội ăn vàng [ăn/ăn + từ láy vội vàng]

- Làm người phải đắn phải đo,

Phải cân nặng nhẹ, phải ḍ nông sâu. (Ca dao)

[phải/phải + từ láy đắn đo]

· Trong thánh giáo Cao đài, thí dụ:

- Mặt nhựt hồi mô thấy xẻ hai,

Có thương mới biết đấng Cao đài;

Cũng con cũng cái đồng môn đệ,

Bụng muốn phân chia hỏi bởi ai? [TNHT 1973]

[cũng/cũng + từ kép con cái]

4.3. Hai từ có quan hệ đối ứng “cài răng lược” với từ kép hay từ láy, thí dụ:

- nay thương mai nhớ  

[từ đối ứng nay/mai + từ kép thương nhớ]

- hồn xiêu phách lạc; xiêu hồn lạc phách

[từ đối ứng xiêu/lạc + từ kép hồn phách]

- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai? (Ca dao)

[từ đối ứng ra/vào + từ láy ngẩn ngơ]

- đi lẻ về loi [từ đối ứng đi/về + từ láy lẻ loi]

· Trong thánh giáo Cao đài, thí dụ:

- Hỡi các con ơi rán chí bền,

Trước d́u sau dắt rán cho nên. [TGST 1972-73: 26]

[từ đối ứng trước/sau + từ kép d́u dắt]

- Cơi vô thường kẻ đến trước người đến sau, kiếp nhơn sanh nay về mai ở. [TGST 1970-71: 184]

[từ đối ứng về/ở + từ kép nay mai]

Nhận xét: Lẽ thường phải nói nay ở [sống] mai về [chết], mượn ư câu sinh kư tử quy (sống gửi thác về). Tuy nhiên, cách nói nay về mai ở hoàn toàn phù hợp với kiểu nói “trớ trêu” của người Việt, như: con ông cháu cha, cao chạy xa bay...

Lưu ư: Trong thánh giáo Cao đài, có một dạng khác hơn các biện pháp tu từ “cài răng lược” nói trên, đó là:

(a) xen kẽ một từ kép với từ láy;

(b) xen kẽ một từ kép với từ đối ứng, hay là

(c) xen kẽ một từ kép với một từ kép khác.

Thí dụ:

- Mẹ vẫn biết các con đứa nào cũng đă lỡ mang duyên trần nghiệp tục, sớm liệu chiều lo. [TGST 1970-71: 4]

[từ kép duyên nghiệp + từ kép trần tục;

từ đối ứng sớm chiều + từ kép lo liệu]

- V́ sao xẻ mún chia manh,

Đă chia th́ khó, khó đành mượn vay. [TGST 1970-71: 59]

[từ kép xẻ chia + từ láy manh mún]

- Đó là nguyên nhân nảy sinh ra nhiều h́nh thức hành đạo mà ngày nay các em hằng nói là chia chi rẽ phái. [TGST 1970-71: 142] [từ kép chia rẽ + từ kép chi phái]

5. Đảo trật tự từ kép hay từ láy

· Một số từ kép hay từ láy không thể đảo ngược trật tự thành phần của nó, thí dụ: bâng khuâng, giang san, bàng hoàng không thể đảo ngược thành khuâng bâng, san giang, hoàng bàng.

Nhưng nhiều từ có thể đảo ngược, thí dụ: xuyến xao/xao xuyến, suy nghĩ/nghĩ suy, soi sáng/sáng soi, giữ ǵn/ǵn giữ, non nước/nước non... Biện pháp đảo ngược này làm câu văn nhịp nhàng, hài ḥa vần điệu, có giá trị nghệ thuật, thí dụ:

- Ai ơi trẻ măi ru mà,

Càng đo đắn lắm càng già mất duyên. (Ca dao)

[Không thể nói “đắn đo” v́ câu thơ bị lỗi vận.]

- Nhưng trong khoảnh khắc ơ thờ ấy,

Thấy cả muôn đời hận biệt ly. (Thế Lữ)

[Nói thờ ơ th́ câu thơ nghe kém ngay, điều này có lẽ phải được “thẩm âm” bằng... lỗ tai thơ.]

· Trong thánh giáo Cao đài, thí dụ:

- Chơn lư là ǵ? Một câu hỏi vỏn vẹn chừng ấy mà hàm súc tất cả quan niệm về lư đạo triết minh.

[TGST 1970-71: 175]

[Nói minh triết, khi đọc tiếng trắc (triết) ở cuối câu văn dài, nghe như bị “nghẽn” lại, câu văn như “đoản hậu”.]

· Một biện pháp tu từ khác trong thánh giáo Cao đài là kết hợp một từ đảo ngược (thí dụ: điên đảo) cùng với nguyên thể (đảo điên) của từ đó. Thí dụ:

- Tử sanh, sanh tử đâu là,

Nặng lo thể xác, khó qua luân hồi. [TGST 1972-73: 41]

- Nh́n qua một lượt đời người và muôn loại chẳng đặng an b́nh, măi xâu xé xé xâu, măi trắng đen đen trắng... [TGST 1970-71: 52]

- Thế sự ngày nay không là ngày xưa, cuộc diện đă đổi thay lại càng thêm thay đổi. [TGST 1970-71: 53]

- Đối cảnh sinh t́nh, t́nh sinh phiền năo, phiền năo sinh oan nghiệt, oan nghiệt buộc trói con người vào ṿng vay trả trả vay. [TGST 1970-71: 107]

- Nh́n xem thế sự, trước mắt bao nhiêu việc đổi thay thay đổi, luật tuần hoàn luân chuyển chuyển luân...

[TGST 1970-71: 184]

- Ḍng đời cám dỗ rủ ren em,

Sanh tử tử sanh, ấy cũ mèm;

Lên xuống, xuống lên, lên xuống măi,

Luân hồi chuyển kiếp khổ thân em. [TGST 1970-71: 117]

Biện pháp tu từ này có công dụng: nhấn mạnh về lời và ư mà không phải điệp ngữ; tạo âm điệu cân xứng, làm cho câu văn lời thơ thêm giàu nhạc điệu; diễn tả sự dai dẳng liên miên của một t́nh thế; hoặc cho thấy một sự việc măi lập đi lập lại, hoặc trong ṿng lẩn quẩn, hoặc mang tính ráo riết, ngày một gay go hơn.

6. Tạo h́nh trong thánh giáo Cao đài

Qua nghệ thuật tạo h́nh (tượng h́nh) thánh giáo Cao đài, đạo lư trừu tượng được thể hiện bằng những h́nh ảnh cụ thể, tinh xác. Thí dụ:

- Đừng bao giờ con nhọc tâm suy nghĩ đường này cao, nẻo kia thấp. Sự thấp cao chỉ ở trong ḷng con cũng như biển sâu non cao ở trong vũ tr. [TGST 1972-73: 27]

- Hỡi các con, rừng có cây cao cây thấp, con có đứa dở đứa hay... [TGST 1972-73: 185]

- Nhơn sanh là con thuyền, thế đời là biển động.

[TGST 1970-71: 53]

· Chân lư tuyệt đối chỉ có một, là Đạo. Tất cả các tôn giáo dù khác nhau ở h́nh tướng nhưng đều có công dụng là phương tiện để đưa con người tới cứu cánh là Đạo. Diễn tả tương quan tôn giáo và Đạo, thánh giáo Cao đài có câu:

- Tôn giáo là con thuyền đưa khách mà Đạo là bến đỗ. Các con thuyền cuối cùng cũng xuôi về bến đỗ.

[TGST 1970-71: 167]

Lưu ư: Tiếng Việt mượn cách diễn tả thời gian của ngôn ngữ Trung Hoa, và đă có cách ví: bóng câu cửa sổ, mượn từ chữ Hán bạch câu quá khích, gọi tắt là câu ảnh, khích câu. Thí dụ:

- Tàn ác thời gian giục vó câu. (Đinh Hùng)

Leo Tolstoy nh́n thời gian chuyển động theo con mắt cơ giới, nên viết:

- Thời gian là sự chuyển động khôn cùng chẳng một phút giây ngưng nghỉ. (Chiến tranh và ḥa b́nh)[1]

Ralph Hodson có lẽ nặng t́nh du mục nên diễn tả thời gian bằng h́nh ảnh như sau:

- Thời gian, ơi lăo già tinh quái,

Có bao giờ ngươi dừng lại,

Có bao giờ ngươi thử nán cuộc lữ dài,

Dù chỉ một ngày? [2]

· Góp phần giàu đẹp cho tiếng Việt là cách thánh giáo Cao đài tả thời gian, bằng h́nh ảnh rất sáng tạo, thí dụ:

- Những hạt chuỗi thời gian trôi qua theo ngón tay Tạo hóa. [TGST 1970-71: 9]

Tạo hóa đang lần tràng hạt thời gian, đều đặn. Một hạt chuỗi lăn qua ngón tay Tạo hóa, một đơn vị thời gian trôi qua, không theo đường thẳng mà theo chuyển động ṿng tṛn, giáp hết một ṿng sẽ trở lại chỗ ban đầu (chu nhi phục thủy). H́nh tượng độc đáo này c̣n được vận dụng linh hoạt như sau:

- Nếu con măi lo âu thế sự,

Mang nghiệp trần lành dữ đeo đai;

Xuân sang xuân vẫn c̣n hoài,

Chuỗi đời đếm hạt không tài vượt qua. [TGST 1970-71: 3]

 

- Đông sắp măn th́ xuân lại đến,

Hạt chuỗi đời định mệnh lần qua;

Trăm năm gẫm có bao là,

Hỡi con sứ mạng Kỳ Ba thế nào? [TGST 1972-73: 186]

 

Nghiên cứu các biện pháp tu từ trong thánh giáo Cao đài, ngoài những điểm tiêu biểu nêu trên c̣n có thể thấy thêm nhiều dạng khác, chẳng hạn:

7. Chuyển từ loại

Thí dụ, danh từ [dt] chuyển thành tính từ [tt]:

- Xuân đến lồng trong khắp mọi người,

Sang hèn thanh trược cũng vui chơi;

Lẽ đâu xuân [dt] chỉ xuân [tt] chừng ấy,

Mà nợ tang bồng quên đấy thôi. [TGST 1970-71: 18]

- Thượng đế Chí tôn đă mở con đường cho nhân loại trở về với Thượng đế: con người [dt] cho thiệt con người [tt]. [TGST 1972-73: 38]

 

8. Cách điệp ngữ nhấn mạnh

8.1. Kiểu liên châu, thí dụ:

- Ôi thiên cơ, thiên cơ là huyền diệu... (Cao đài Tiên ông)

- ... th́ các con, các con phải hiểu thông lẽ Đạo ấy...

(Vô cực Từ tôn)

- Nó là một lẽ, một lẽ cố định từ vô thủy đến vô chung... (Quan âm Bồ tát)

- Nhắp chén trà sen vị ngọt ngào,

Hương xuân nồng ấm thú tiêu dao;

Ḱa hoa, hoa nở v́ ai đó,

Theo luật sinh tồn đấng Tối cao. [TGST 1972-73: 18]

 

- Rằng ta là một cái ta chung,

Lớn rộng bao la ở khắp cùng;

Ta chẳng có ta mà vẫn có,

ta, ta cũng chỉ tâm trung. [TGST 1972-73: 78]

 

- Ḱa xem, xem lại cơi trần,

Triền miên giấc mộng phù vân chập chùng.

[TGST 1972-73: 41]

8.2. Kiểu gián cách bằng một từ nối, thí dụ:

- Đời sống con người là một phức tạp rộng lớn, hội và xă hội quay quần xoay động... (Lê Văn Duyệt Đại tiên)

- Sự liên giao càng ngày càng sâu rộng, tôn giáo và tôn giáo càng gần gũi lại với nhau... [TGST 1968-69: 128]

·

Noah Webster (1758-1843), nhà soạn từ điển người Mỹ, nói: “Ngôn ngữ, cũng như khả năng đàm thuyết, là tặng vật gần gũi của Thượng đế.” [3] Như thế, thánh giáo Cao đài đem lại cho người Việt một tặng vật ngôn ngữ với nhiều đặc trưng và không ít sáng tạo độc đáo mà qua lịch sử non tám thập niên của nền Đạo, chưa có điều kiện được lưu ư để nghiên cứu, xiển minh trọn vẹn trên phương diện ngôn ngữ.

Albert Dauzat, nhà ngôn ngữ học người Pháp, viết: “Ngôn ngữ là vật di sản truyền từ đời nọ qua đời kia. Mỗi thế hệ phải chịu trách nhiệm về di sản ấy đối với thế hệ sau.” [4] Hiểu theo tinh thần đó, trong bối cảnh riêng của cộng đồng Cao đài, nghiên cứu thánh giáo Cao đài về phương diện ngôn ngữ - mà bài này chỉ mới tạm thời phác thảo rất sơ lược một vài cạnh khía tiêu biểu - phải chăng cũng là một việc không nhỏ?

LÊ ANH DŨNG

(Viết lại, 11.7.1996)

SÁCH BÁO THAM KHẢO CHỌN LỌC

[Bát tiên 1950] Khuyết danh, Đông du Bát tiên. Tô Chẩn dịch. Sài G̣n: Nxb. Tín đức Thư xă.

[B́nh minh 1970] Kinh B́nh minh đệ nhị. Sài G̣n: Giáo hội Cao đài Thống nhứt xb.

[BTG 1993] BTG (Pḥng Thông tin Tư liệu), Một số tôn giáo ở Việt Nam, “Đạo Cao đài”, Hà Nội, tr. 174-198.

[Couvreur 1890] F. S. Couvreur, s.j., Dictionnaire classique de la langue Chinoise. Edition originale. (Peiping: Editions Henri Vetch, réimpression autorisée par la mission de Sienhsien.)

[Đại bát niết bàn 1996] Kinh Đại bát niết bàn, tập 1, Thích Trí Tịnh dịch. Tp.HCM: Thành hội Phật giáo Tp.HCM xb.

[Đại thừa chơn giáo 1950] Đại thừa chơn giáo. Sài G̣n: Chiếu minh đàn xb.

[Đào Duy Anh 1957]. Hán-Việt tự điển. Sài G̣n: Nxb Trường thi.

[Đào Duy Anh 1989]. Nhớ nghĩ chiều hôm. Tp.HCM: Nxb Trẻ.

[Đặng Nghiêm Vạn 1995] (chủ biên), và Nguyễn Duy Hinh, Đặng Thế Đại, Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Trung Vũ (Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Trung tâm Khoa học Xă hội và Nhân văn Quốc gia). Bước đầu t́m hiểu đạo Cao đài. Hà Nội: Nxb Khoa học Xă hội, tr. 5-276.

[Đoàn Trung C̣n 1963]. Phật học từ điển, ba quyển. Sài G̣n: Phật học Ṭng thơ xb.

[Đỗ Đ́nh Tuân 1992]. Dịch học nhập môn. Long An: Nxb Long An.

[Đông Hồ 1932]. “Chuyện cầu tiên ở Phương Thành”, Nam phong tạp chí, số 171. Hà Nội: Avril.

[Hành Sơn 1975]. “Gương hướng đạo chơn tu của Đức Trần Đạo Quang”, Cao đài giáo lư số 94. Sài G̣n: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao đài giáo Việt Nam.

[Hầu Hàn Giang 1994] và Mạch Vĩ Lương (chủ biên). Từ điển Hán-Việt. Bắc Kinh: Thương vụ ấn thư quán.

[Hoàng Vũ 1973-74]. “Vào Đạo học triết học với Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ”, nguyệt san Minh đức. Sài G̣n: tháng 12.1973-01.1974, tr.63-102.

[Hornby 1995] A. S. Hornby. Oxford advanced learner’s dictionary. Oxford University Press.

[Hue 1937] Gustave Hue. Dictionnaire Annamite - Chinoise - Française, Imprimerie Trung ḥa.

[Huệ Chương 1953]. Đại đạo truy nguyên & Phu thê yếu luận. Quyển thứ nhứt. Sài G̣n: nhà in Vơ Văn Vân, 201-211 Kitchener, 1953.

[Huệ Lương 1972] Huệ Lương, “Cơ bút trong Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”, Cao đài giáo lư, số 76-77-78. Sài G̣n: tháng 5-6-7&8.

[Huệ Nhẫn 1997a]. Nguồn gốc và ư nghĩa bài kinh Ngọc Hoàng bửu cáo. Tp. HCM. Bản thảo, 60 tr. + Phần bổ sung, 8 tr.

[Huệ Nhẫn 1997b]. Nguồn gốc và ư nghĩa bài kinh Tiên giáo Thái thượng chí tâm. Tp. HCM. Bản thảo.

[Hương Hiếu II]. Đạo sử, quyển II. Ṭa thánh Tây Ninh, không năm xuất bản (ronéo).

[Lai 1972] T. C. Lai, The Eight Immortals. Hong Kong: Swindon Book Co.

[Lê Anh Dũng 1994]. Con đường Tam giáo Việt Nam. Tp.HCM: Nxb Tp.HCM.

[Lê Anh Dũng 1995a]. T́m hiểu Kinh cúng tứ thời. Huế: Nxb Thuận hóa.

[Lê Anh Dũng 1995b]. Giải mă truyện Tây du tân biên. Hà Nội: Nxb Văn hóa-Thông tin.

[Lê Anh Dũng 1996]. Lịch sử đạo Cao đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: Nxb Thuận hóa.

[Lê Phương Chi a]. “Tâm sự Giáo sư Tiến sĩ  Trần Văn Khê”, bản thảo.

[Lê Phương Chi b]. “Tâm sự Nhạc sĩ Lê Thương”, bản thảo.

[Lỗ Tấn 1996]. Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lương Duy Tâm dịch. Hà Nội: Nxb Văn hóa-Thông tin.

[Lương Thực Thu 1990] (chủ biên). Tối tân thực dụng Hán-Anh từ điển. Đài Bắc: Viễn đông đồ thư công ty xb.

[Lư Thúc Hoàn 1971]. Đạo giáo yếu nghĩa vấn đáp tập thành. Đài Loan: Cát liên ấn loát xưởng, tr. 31.

[Mathews 1931] R. H. Mathews. Chinese-English dictionary compiled for the Chinese inland mission. Shanghai: China Inland Mission and Presbyterian Mission Press. (Revised edition, Massachusetts: Harvard University Press, 1971.)

[Mayers 1971] William Frederick Mayers. The Chinese reader’s manual. Taipei: Ch’eng Wen Publishing Co.

[Ngô Phong 1994] (chủ biên). Trung Hoa Đạo học thông điển. Nam hải xuất bản công ty, tr. 1062.

[Ngô Tất Tố 1995]. Lều chơng. Hà Nội, Nxb Văn học.

[Nguyễn Đ́nh Đầu 1998]. “Giáo dục dưới triều Nguyễn và dưới thời Pháp (1698-1955)”, trong Địa chí văn hóa tp HCM, Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên, tập II: Văn học-Báo chí-Giáo dục. Nxb Tp HCM.

[Nguyễn Q. Thắng 1994]. Khoa cử và giáo dục Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn hóa-Thông tin.

[Nguyễn Văn Ngợi 1991] Nhiều người viết. Tập kỷ yếu tấm gương phụng Đạo yêu nước của Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi. Tp HCM, 20 tr.

[Nguyễn Văn Thọ, cảm nghĩ]. “Ít nhiều cảm nghĩ về văn hóa dân tộc”, bản thảo, 19 tr. đánh máy.

[Nguyễn Văn Thọ 1987]. “Nhận định về Đại đạo”, tạp san Trung ḥa, số 6, xuân Đinh măo, tr. 13-22.

[Nguyễn Văn Thọ 1988]. “Thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể với cơ bút Cao Đài”, tạp san Trung ḥa, xuân Mậu th́n, tr. 32-41.

[Nguyễn Văn Trung 1993]. Trương Vĩnh Kư: nhà văn hóa. Tp HCM: Hội nhà văn xb.

[Oliver 1976] Victor Oliver. Caodai spiritism. Leiden: E.J. Brill.

[P. Của 1895] Huỳnh Tịnh Paulus Của. Đại Nam quấc âm tự vị. Tome I. Sài G̣n: Imp. Rey, Curiol & Cie.

[Pháp chánh truyền 1966]. Pháp chánh truyền. Ṭa thánh Tây ninh tái bản.

[P. Kư 1937] J. B. P. Trương Vĩnh Kư. Petit dictionnaire Français-Annamite à l’usage des écoles et des bureaux, réédité par J. Nguyễn Hữu Nhiên, ancien professeur des collèges d’Adran, Chasseloup-Laubat et de l’institution Taberd. Sài G̣n: imprimerie C. Ardin.

[Soothill 1962] William Edward Soothill và Lewis Hodous cùng các người khác, Trung-Anh Phật học từ điển. Dictionary of Chinese Buddhist terms. Đài Bắc: Phật giáo Văn hóa Phục vụ xứ xb.

[Tân luật 1966] Tân luật. Ṭa thánh Tây ninh tái bản.

[TGST 1966-67] Thánh giáo sưu tập năm Bính ngọ và Đinh mùi (1966-1967). Sài G̣n: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao đài giáo Việt Nam xb.

[TGST 1970-71] Thánh giáo sưu tập năm Canh tuất và Tân hợi (1970-1971). Sài G̣n: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao đài giáo Việt Nam xb.

[TGST 1972-73] Thánh giáo sưu tập năm Nhâm tư và Quư sửu (1972-1973). Sài G̣n: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao đài giáo Việt Nam.

[Thiều Chửu 1942]. Hán-Việt tự điển, Hà Nội: nhà in Đuốc tuệ.

[TNHT 1973] Thánh ngôn hiệp tuyển, quyển thứ Nhứt. Ṭa thánh Tây Ninh tái bản.

[Topley 1963] Marjorie Topley, “The Great Way of Former Heaven: a group of Chinese secret religious sects,” BSOAS: Bulletin of the School of Oriental and African Studies. University of London, Vol. XXVI, Part 2, pp. 362-392.

[Tu Wei-ming 1983]. Confucian ethics today: the Singapore challenge, Curriculum Development Institute Singapore & Federal Publications.

[Từ hải 1948]. Từ hải, Trung Hoa thư cục xb.

[Vogel 1994] Erza F. Vogel. The four little dragons: the spread of industrialization in East Asia. Harvard University.

[Vương Hồng Sển 1993] Vương Hồng Sển, Thú xem truyện Tàu, “Con ngựa già của Thầy Đưng Tam Tạng”; “Lược khảo về Tây du kư và Đại Đường Tây vực kư”. Tp.HCM: Nxb Tp.HCM.

[Werner 1969] E. T. C. Werner. A dictionary of Chinese mythology. New York: The Julian Press, Inc., Publishers.

[Werner 1981] Jayne Susan Werner, Peasant politics and religious sectarianism: peasant and priest in the Cao dai in Viet Nam. Connecticut: Monograph Series No. 23, Yale University Southeast Asia Studies.

·

 

[1] Time is infinite movement without one moment of rest.

[2] Time, you old gipsy man, / Will you not stay, / Put up your caravan, / Just for one day?

[3] Languages, as well as the faculty of speech, was the immediate gift of God. dẫn theo Lewis C. Henry, Best Quotations. Connecticut: A Fawcett Premier Book, 1965, p. 126.

[4] Trong lời tựa Le génie de la langue française, dẫn theo Trương Văn Ch́nh và Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam. Sài G̣n: Đại học Huế xb, 1963, tr. 700.

 Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh