Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Lễ hội Trung Thu Cao Đài phát huy truyền thống Văn hóa Dân tộc Việt Nam

Hồng Phúc

I.-Nguồn gốc và ư nghĩa Tết Trung Thu :

- Trong dân gian
- Trong tôn giáo Cao Đài: ư nghĩa lễ Hội Yến Bàn Đào của Cao Đài giáo.

 

II.-Sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện qua lễ Triều Thiên Vô Cực:

- Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tinh thần lễ hội văn hóa nông nghiệp
- Tinh thần văn hóa gia đ́nh VN
- Tinh thần trọng phụ nữ

 

III.-Trách nhiệm người tín đồ Đại Đạo trong việc xiển dương tinh phần kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc của Cao Đài.

Tôn giáo nào cũng có đạo phục riêng giúp chúng ta dễ dàng nhận ra, nhưng thông thường đa số tôn giáo lớn trên hoàn cầu hiện nay, đạo phục chỉ bắt buộc đối với thành phần đă hiến thân cho đạo, thí dụ như Phật giáo, chỉ có những vị xuất gia ở chùa mới mặc đạo phục, hay là các linh mục, các nữ tu đă vào ḍng tu của Thiên Chúa giáo, c̣n các tín đồ khi đến hành lễ nơi nhà thờ, chùa th́ trang phục đời thường.

Riêng đối với Đạo Cao Đài, sau khi nhập môn vào Đạo, dù muốn dù không, người tín đồ phải mặc đạo phục phổ biến là chiếc áo dài trắng. Do đó, rất dễ nhận ra người đạo Cao Đài nhất là đối với tín đồ nam phái và đặc biệt, đồng thời qua đạo phục Cao Đài cũng nhận ra ngay đó là người Việt Nam hay chính xác hơn là quốc phục truyền thống của Việt Nam không thể lẫn lộn với bất cứ một dân tộc nào khác trên thế giới. Như vậy ngay trên đạo phục, h́nh thức bên ngoài, đạo Cao Đài cũng đă thể hiện chất VN, tức tính dân tộc. Không chỉ dừng lại ở đó, tính dân tộc c̣n được tiêu biểu qua những nghi thức cúng kính, nhạc lễ, cách đọc kinh, kiến trúc, các lễ hội... và cả trong giáo lư của tôn giáo Cao Đài.

Có thể khẳng định Cao Đài hay ĐĐTKPĐ là tôn giáo đích thực của người Việt Nam, đă sinh ra và lớn lên từ trong ḷng dân tộc, kế thừa và phát huy trọn vẹn bản chất truyền thống của nền văn hóa dân tộc bắt nguồn từ thuở các vua Hùng và đă được chắt chiu ǵn giữ dù trải qua bao cuộc thăng trầm biến thiên của lịch sử đất nước mà Lễ vía Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn được tổ chức vào đêm rằm tháng tám hằng năm trong đạo Cao Đài là một trong những điển h́nh rơ nét.
 

I.- NGUỒN GỐC và Ư NGHĨA TẾT TRUNG THU :

1-Trong dân gian :

Tết Trung Thu VN không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rơ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám.

Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian VN bị phương Bắc đô hộ. Do đó, nhà văn Toan Ánh trong quyển "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ" cho rằng: Theo sách cổ th́ Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.

Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tṛn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị Tiên giáng thế trong lốt một ông lăo đầu bạc phơ như tuyết.

Vị Tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung Trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu.

Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên c̣n gọi là Tết Trông Trăng. Ở VN, ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong "VN Phong tục": "ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt.  Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp.

Đồ trẻ con chơi trong ngày Tết này, toàn là các thứ bồi bằng giấy, như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bướm bướm, bọ ngựa, cho chí cành hoa, giàn mướp, đèn cù, đèn xẻ rănh, đ́nh chùa, ông nghè đất, con thiềm thừ... " Chúng ta biết rằng khoa Khảo cổ học với những di chỉ được t́m thấy đă xác nhận thời Hùng Vương là một thời đại có thật cách đây gần 5000 năm nhưng đă đi vào huyền sử của dân tộc Việt chỉ v́ Việt Nam đă phải trải qua suốt 1000 năm bị đô hộ với chính sách đồng hóa của người phương Bắc.

Tất cả những cổ tích và truyền thuyết của thời đại này qua hơn 1000 năm sau mới được chép lại, truyện Việt Nam truyền sang Trung Quốc trở thành truyện của Trung Quốc chắc chắn là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, chưa hẳn Tết Trung Thu được sản sinh từ nền văn hóa Trung Quốc mà có thể ngược lại.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử dân tộc, đến nay Tết Trung Thu vẫn tồn tại tuy có đổi thay về h́nh thức theo gịng thời đại.
 

2-Trong tôn giáo Cao Đài :

a-Nguồn gốc lễ Triều Thiên Vô Cực và Hội Yến Bàn Đào:

 Ngược gịng thời gian, vào năm Ất Sửu 1925, thời gian chư vị Tiền Khai Đại Đạo mới bắt đầu được hồng ân tiếp xúc với Đức Thượng Đế dưới danh xưng là Đấng AĂÂ, ngày mùng 8 tháng 8 năm Ất Sửu (24-9-1925), Đức AĂÂ giáng cơ dạy ba vị Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc chuẩn bị thiết một lễ chay để cầu thỉnh Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng trần.

Nghe lịnh dạy, ba vị rất đổi vui mừng nhưng cũng hết sức lo lắng v́ sắp được tiếp rước các Đấng Thiêng Liêng mà từ trước đối với con người cứ ngỡ là những nhân vật huyền thoại, quư Ngài không biết phải dùng lễ phẩm như thế nào cho đúng lễ, nên đêm hôm sau, mùng 9 tháng 8, ba vị cầu cô Đoàn Ngọc Quế, là chơn linh đă giáng điển xướng họa cùng ba vị trước đó để hỏi cách thức.

Đàn hôm ấy, cô Đoàn Ngọc Quế nhập cơ cho biết cô chính là Thất Nương, một trong Cửu vị Tiên Nương theo hộ giá Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu (hay Cửu Thiên Nương Nương), và Ngài dạy các vị đầy đủ nghi thức tiếp lễ Đức Mẹ vào đêm Trung Thu với lời dặn ḍ quư vị phải trai giới ba ngày trước khi hầu lễ và phải dùng Đại Ngọc Cơ để cầu thay cho cách xây bàn trước đó.

Ngoài ra Ngài c̣n cho biết thêm Bát Nương chính là Hớn Liên Bạch, một chơn linh mà quư vị đă được tiếp xúc xướng họa thi thơ trước đó.

Đúng đêm rằm tháng 8 Trung Thu Ất Sửu, Lễ Hội Yến với chư Thiên lần thứ nhứt được thiết lập tại tư gia Ngài Cao quỳnh Cư, số 134 đường Bourdais (nay là Calmette), được Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc kể lại trong bài thuyết đạo tại Ṭa Thánh ngày 15-8 năm Kỷ Sửu 1949 như sau: " Ngày rằm, lập bàn hương án, chưng những hoa thơm, xông trầm trọn ngày (nhà không tiếp khách nào hết).

Sắp tiệc ấy do tay bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu vâng mạng lịnh tạo thành một tiệc. Trên, bàn thờ Phật Mẫu. Ở dưới đặt một chiếc bàn lớn, sắp chín cái ghế như có người ngồi vậy. Chén đủa, muỗng, dĩa, bất kỳ cái ǵ cũng giống như đăi người hữu h́nh vậy".

Giờ Tư đêm 14 rạng rằm tháng 8 Ất Sửu, Phật Mẫu và chín vị Tiên Nương lâm đàn cùng với các đấng khác như : Liên Huê Tiên, Diệu Đạo Thiên Tôn, Phổ Hiền Bồ Tát... Lập đàn tái cầu, theo lời hứa trước, bốn vị Tiên Nương là Nhứt Nương, Lục Nương, Thất Nương và Bát Nương giáng tặng bốn bài thơ."

Trong đó, nay chỉ c̣n bài thơ của Lục Nương (từng giáng trần ở Pháp là Thánh Nữ Jeanne d' Arc 1412-1431. Sau đó giáng sanh ở VN tên Hồ thị Huệ làm phối thất vua Minh Mạng, sinh vua Thiệu Trị được 13 ngày th́ mất" (theo Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn Lê Anh Dũng) tả cảnh Thu:

"Im ĺm cây cỏ vẫn in màu,
Mờ mịt vườn đào điểm sắc thu,
Gió dậy xao trời mây cuốn ngọc,
Sương lồng ướt đất liễu đeo châu.
Ngựa vàng ruỗi vó thoi đưa sáng,
Thỏ ngọc, trau gương đậm vẻ làu,
Non nước đ́u hiu xuân vắng chúa,
Nh́n hoa cảnh úa giục cơn sầu".

Kể từ đó hàng năm vào rằm tháng Tám Trung Thu, đạo Cao Đài tổ chức trọng thể Lễ Hội Yến Diêu Tŕ cũng được gọi là Hội Yến Bàn Đào với những nghi thức noi theo cách thức buổi lễ đầu tiên ấy nhưng có bổ sung một số nghi thức cho thêm trang trọng. "Cũng chính từ đêm này, các Đấng bắt đầu ban lời khuyến tu, với nhiều ẩn ư sâu xa. Liên Huê Tiên khuyên :

"Mật sự, khá kiếm hiểu !"

Phổ Hiền Bồ Tát dặn ḍ:

"Gắng thiện niệm rơ cơ trời ! "

(trích Lịnh sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn của Lê Anh Dũng)
 

b.-Ư nghĩa Lễ Hội Yến Bàn Đào:

Tên gọi dựa vào huyền tích: Quyển Địa Mẫu Diệu Kinh của Phật giáo có câu: "Công quả song toàn tề phó hội Bàn Đào đại hội thọ huê vinh" Có nghĩa: Công quả đầy đủ sẽ được dự hội Bàn Đào.

Qua kinh sách, Yến Bàn Đào do Đức Tây Vương Mẫu đăi chư Tiên, có đào tiên mấy ngàn năm mới chín một lần.

Quyển "Thất Chơn Nhơn Quả" cũng ghi rằng Hội Yến Bàn Đào có tên gọi Quần Tiên Đại Hội.

Mỗi lần Hội phải có mặt thêm các vị Tiên mới. Nếu không có, chứng tỏ nơi trần gian không có người tu hành đắc quả, và khi ấy Đức Mẹ rất buồn v́ con cái của Ngài có đi mà không có trở về.

Tương truyền, Hội Bàn Đào 3000 năm mới khai mở một lần.

Trong cơ mạt pháp, vũ trụ sắp giáp mối tuần hườn châu nhi phục thỉ, Đức Thượng Đế mở đạo tận độ quần linh, mỗi năm vào rằm tháng 8, lễ cúng kỷ niệm ngày Đức Mẹ giáng trần trong đạo Cao Đài, yến Bàn Đào lại được tổ chức như một sự nhắc nhở :

Con giữa chốn trần ai lăn lóc,

Mẹ Thiên Cung lụy ngọc rơi rơi,

Đành rằng khai Đạo cứu đời,

Đạo cho nên Đạo th́ đời mới yên.

Là một cách dung sự để cầu lư, giúp con người nhớ đến cội nguồn xa xưa mà tu hành để trở về quê cũ:

Hội Yến Bàn Đào quả tốt xinh,

Thương con Mẹ bố phép huyền linh,

Cho con thọ hưởng khuây ḷng tục,

Nhớ đến căn xưa chốn ngọc đ́nh.

Hội yến để nhớ con c̣n sứ mạng,

Là Thiên ân gánh Đạo bước vào đời; Thức tỉnh người trong biển khổ chơi vơi, Sống cơi tạm cuộc đời sớm tối.

Tượng trưng cho sự sống và sức sống Đức Mẹ ban cho con người để con người vượt qua mọi nỗi khó khăn của cuộc sống thế gian:

Cơi Nê Hườn Mẹ châm cúc tửu,
Vào Cao Đài Mẹ trụ sanh quang;
Rồi con đến đó hội bàn,
Đủ đầy sức sống vững vàng độ nhân.

Là h́nh thức thể hiện sự hợp tác giữa hai cơi sắc không trong cùng một sứ mạng chuyển đời Hạ Nguơn thành Thánh đức và dẫn dắt con người t́m đến chỗ giải thoát khỏi ṿng luân hồi sanh tử.

'Hỡi các con ! Mẹ dụng yến Diêu Tŕ là tượng trưng cho mùa đào tiên kết trái, và chư Thần Thánh Tiên Phật đến trần gian dự yến cùng các con là ḥa hợp hai cơi sắc không, đồng thọ lănh sứ mạng hoằng dương chánh pháp phổ độ kỳ ba....

Các con hăy tự làm sáng cái Đao hằng hữu của các con rồi mới vững bước trên đường Thiên Đạo Đại Thừa." Là sự minh định quyền pháp của nữ giới trong kỷ nguyên tận độ.

Đức Mẹ dạy: Từ xưa, đạo đức chỉ dành cho hàng nam phái. Đó là những thời kỳ phong kiến nê chấp, giới này được trọng, giới kia bị khinh.

Đến Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ đại ân xá. Chí Tôn Thượng Phụ cùng chư Phật Tiên dụng huyền cơ diệu bút mở Đạo tại đất nước nhỏ bé này, các con trong hàng nữ giới nhờ hồng ân ấy đă nâng lần hồi lên ngang hàng nam giới, để các con không c̣n mặc cảm giới trọng giới khinh...các con dầu giàu nghèo, dầu khôn, dầu dại, dầu thông minh xuất chúng, dầu dốt nát dại khờ, dầu hàng Thiên phong chức sắc, dầu ở giới tín hữu nhơn sanh, nhưng trước mặt Thượng Đế, trước chư Phật Tiên, các con mỗi mỗi đều mang một điểm linh quang như nhau".
 

II.- SỰ KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CAO ĐÀI GIÁO THỂ HIỆN QUA LỄ VÍA ĐỨC DIÊU TR̀ KIM MẪU HAY LỄ HỘI YẾN BÀN ĐÀO.

Qua ư nghĩa lễ Hội Yến Bàn Đào bắt nguồn từ sự giáng trần của Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn năm Ất Sửu 1925, khởi đầu cho sự ra đời của đạo Cao Đài từ ngay trong ḷng dân tộc VN, chúng tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà Đức Thượng Đế đă chọn dân tộc này để ban trao quyền pháp mở cơ đại ân xá kỳ ba, chọn đất nước này làm nơi khai mối đạo vàng, cũng như chọn đêm Trung Thu để ban yến Bàn Đào.

Tất cả đều phải có một sự tiền định mà dân tộc VN đă được chuẩn bị hay nói như cách nói của một nhà nghiên cứu tâm lư dân tộc (Tiến sĩ Phạm Bích Hợp): "Mỗi một tôn giáo đă có gốc rễ cắm sâu trong lịch sử của một dân tộc, th́ tôn giáo đó thế nào cũng biểu thị tâm lư của dân tộc đó" hoặc "những h́nh ảnh, biểu tượng của tôn giáo bao giờ cũng diễn đạt thái độ đạo đức và tinh thần gắn liền với tôn giáo đó..."

 l - Tín ngưỡng thờ Mẫu:

Sự hiện diện của Đức Từ Tôn Kim Mẫu trong ĐĐTKPĐ không chỉ nói lên lư Đạo nhiệm mầu trên căn bản nguyên lư âm dương, mà c̣n thể hiện rơ nét truyền thống văn hóa dân tộc VN h́nh thành từ hơn 4500 năm lịch sử với : "Tín ngưỡng thờ Mẫu" hoặc những tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng Tứ Bất Tử", "Tín ngưỡng Tứ Phủ "có sự hiện diện của các " Mẫu" .

Trong Tín ngưỡng Tứ Bất Tử, bốn vị thần linh trường tồn, bất diệt cùng với sự trường tồn, bất diệt của dân tộc.

Nếu Thánh Tản Viên hay Sơn Tinh là biểu tượng của sức mạnh liên kết đất và núi, con người và Thánh Thần, Phù Đổng Thiên Vương tiêu biểu cho tính chất anh hùng của dân tộc, Chữ Đồng Tử được tôn vinh là Tổ của đạo Thần Tiên ở VN th́ Vị Thần thứ tư là Công chúa Liễu Hạnh; Ngài đă trở nên bất tử v́ Ngài là "phụ nữ VN với tất cả những khả năng, những tiềm lực. Liễu Hạnh có hiếu nghĩa theo Nho, có pháp thuật theo Đạo có qui y theo Phật "(VHGĐ VN- Vũ Ngọc Khánh tr.138) nhưng Ngài thoát khỏi chiếc vỏ tôn giáo để đi vào bất tử cùng với dân tộc Việt.

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa dân gian giới hạn bởi các vị nữ thần đầy tính thần quyền, mang tính địa phương, khu vực, đến kỷ nguyên Tam Kỳ phổ độ gịng tín ngưỡng này không chỉ được thăng hoa lên vị trí tôn giáo mà c̣n vượt ra khỏi chiếc vỏ tôn giáo để bước lên tầm cao Đại Đạo với h́nh ảnh của một Đấng Thiêng Liêng nữ có danh xưng Vô Cực Từ Tôn Diêu Tŕ Kim Mẫu, hay một cách dễ hiểu hơn là Mẹ Linh hồn của Vũ trụ vạn vật, ứng hiện qua hai trạng thể khác nhau: Vô Cực Từ Tôn theo lời dạy của Đức Di Lạc Thiên Tôn:

"Là danh xưng để nói lên Đấng cao cả nhất, đó là linh lực đầu tiên khi c̣n là Tiên Thiên Khí".

C̣n Diêu Tŕ Kim Mẫu cũng theo Đức Di Lạc chính là "h́nh ảnh của ngôi Âm ứng hiện phương Tây thuộc Kim", v́ vậy Ngài c̣n có danh xưng là Tây Vương Mẫu.

Đức Mẹ dạy:

"Mẹ là Mẹ linh hồn của cả vạn linh sanh chúng, không riêng của một thế giới quốc gia nào, không riêng tổ chức này hay tổ chức kia, cũng không riêng tôn giáo này hay tôn giáo khác, mà cũng chẳng phải riêng cho con. V́ thế nên Mẹ không đặt các con vào phạm vi hạn hẹp.

Mẹ bảo tồn các con trong khung trời bao la thanh thoát để các con khỏi bị vương víu phiền năo chướng ngại hầu thực hiện ḷng nhân để gieo rải t́nh thương Vô cực cho thế gian này, cho con cái của Mẹ sớm được an lạc tu hành, trở về quê xưa vị cũ ".

2 - Tinh thần lễ hội văn hóa nông nghiệp:

 Xét về phương diện văn hóa, dù mang tính tôn giáo , nhưng lễ vía Đức Diệu Tŕ Kim Mẫu hay lễ Triều Thiên Vô Cực Hội Yến Bàn Đào trong Cao Đài giáo hàm súc tinh thần lễ hội văn hóa nông nghiệp tồn tại từ rất lâu trong lịch sử dân tộc.

Như đă nói, lễ vía Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn là lễ kỷ niệm ngày Đức Mẹ giáng trần mở đầu cơ phổ độ kỳ ba của Đức Cao Đài Thượng Đế tức chỉ mới có từ năm Bính Dần 1926 như Đức Vân Hương Thánh Mẫu đă có lần đề cập:

"Này chư liệt vị ! Về sử liệu Thánh Đản xưa kia, ngày 18 tháng 7 là ngày lễ Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu....Đến khi Đức Thượng Đế lâm phàm tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ th́ ngày lễ Vô Cưc Từ Tôn được thiết vào đêm rằm tháng 8.

Tuy ngày tháng có khác, nhưng nguyên lư vẫn một, duy chỉ có tùy thời kỳ mà giáo hóa, tùy cơ duyên mà phổ độ.

Về h́nh thức cũng như tổ chức, trước dụng sự để vào lư, sau dụng lư mà hóa sự ".

Tại sao Đức Mẹ giáng trần không phải là một ngày khác mà đúng vào đêm rằm tháng Tám ?.

Chúng ta có ngày lễ vía Đức Chí Tôn vào ngày mùng 9 tháng giêng, cũng là ngày lễ vía Trời truyền thống dân tộc VN,vào mùa Xuân, chúng tôi cho rằng Đức Mẹ chọn ngày rằm tháng Tám giáng trần, tạo nên ngày lễ truyền thống của đạo Cao Đài không phải là ngẫu nhiên.

Có thể nói, lễ Vía Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn tổ chức ngay đêm rằm tháng Tám trong đạo Cao Đài chính là sự kế thừa và phát huy tinh thần lễ hội văn hóa nông nghiệp của người VN , ư nghĩa nhằm không chỉ để gợi nhớ về một nếp sống cổ truyền của làng quê VN với Xuân Thu nhị kỳ lễ hội mà c̣n để nhắc nhở con người về một cội nguồn nguyên sơ vượt ngoài thế giới hữu h́nh của cơi trần gian.

Lễ vía không chỉ dừng lại ở tính cách Lễ để con người tỏ ḷng thành kính biết ơn và cầu nguyện xin Thiêng-Liêng che chở pḥ tŕ mà c̣n nói lên vị thế của con người trong trời đất cũng như Thần Thánh Tiên Phật không chỉ ban phước mà cùng đồng hành với người trong cùng một sứ mạng tận độ kỳ ba.

Bàn Đào đăi giữa trường thi, Phật Tiên Thần Thánh đồng qui, đồng hành Lễ Hội Trung Thu Cao Đài cũng không chỉ đơn thuần mang tinh thần Hội là để vui chơi, giải trí trong ư nghĩa đón nhận một sự ân ban, thưởng công tiếp sức của Đức Mẹ dành cho sau một năm đạo đời lo toan nhọc nhằn để con người thêm mạnh mẽ, vững bước trên đường tiến hóa mà c̣n hướng đến một sứ mạng thiêng liêng cao cả là phục vụ nhơn sanh, chung tay đóng góp vào công cuộc xây dựng xă hội, xoa địu phần nào những nỗi khổ, niềm đau c̣n hiện hữu dấy đầy trong ḷng nhân thế như lời Đức Vân Hương từng dặn ḍ :"...V́ thế nên đêm thiết lễ Hội Yến Bàn Đào, Ban Trao Bí Pháp, tựa vào đó c̣n có quà nhi đồng, công tác từ thiện, ủy lạo..... "hoặc rơ hơn với lời nhủ khuyên của Đức Mẹ : "Nạn đời c̣n lắm khổ đau, V́ đời sứ mạng con nào rảnh đâu Dang tay bắt những nhịp cầu Ra công lấp những hố sâu nhân t́nh".
 

3.- Tinh thần văn hóa gia đ́nh Việt Nam:

Đức Mẹ chọn ngày Rằm tháng Tám tức ngay Tết Trung Thu truyền thống để giáng trần, phải chăng Ngài muốn con cái Ngài quay về với truyền thống dân tộc để người tín đồ Cao Đài mỗi năm có dịp quây quần cùng nhau thiết lễ cúng Mẹ trong không khí đoàn tụ của một gia đ́nh nề nếp VN tự ngàn xưa.

Cũng có hoa quả, bánh trái, yến tiệc...,trước cúng Thiêng Liêng, sau cùng nhau hạnh hưởng...Và ngày Tết Trung Thu của đại gia đ́nh ĐĐ TKPĐ không chỉ giới hạn là sự họp mặt thân thương giữa những tín đồ trong cùng một tôn giáo mà mở rộng cho tất cả Con người cùng chung cội nguồn Thượng Đế, không chỉ là một cuộc hội hè đ́nh đám trong cộng đồng hữu h́nh mà c̣n mở rộng là sự họp mặt của cả hai cơi sắc không cùng dự Yến Bàn Đào, chư Phật Tiên Thánh Thần, và các vị Tiền khai, chơn linh đắc vị cùng với con người hội ngộ nơi cơi trần gian, tức là một đại gia đ́nh vũ trụ.

Ngày Tết Trung Thu Cao Đài c̣n tiêu biểu cho một nét văn hóa truyền thống độc đáo của gia đ́nh VN với vai tṛ không thể thiếu của người Mẹ.

Từ xưa, với dân tộc VN, người mẹ chính là chủ gia đ́nh, đồng với lẽ tự nhiên của trời đất "Chí tại Khôn nguyên, vạn vật tư sanh".

Không chỉ sinh ra, mà mẹ c̣n là người nuôi dưỡng, dạy dỗ . Mẹ chăm sóc con từ thuở con lọt ḷng cho đến khi mẹ không c̣n nữa.

Có mẹ là có gia đ́nh, đó là đạo lư của dân tộc VN.

H́nh ảnh người mẹ đă chan ḥa trong ca dao VN, gợi lên cả một cuộc sống Việt Nam : "Mẹ già như quả đ̣ ho Dẫu rằng héo hắt thơm tho đủ mùi" Hay: "Chiều chiều ra đứng ngơ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."

Không chỉ trong phạm vi gia đ́nh, h́nh tượng người mẹ c̣n được tiêu biểu cho cội nguồn dân tộc.

Lịch sử đă có mẹ Âu Cơ sanh trăm trứng để tạo nên nghĩa đồng bào. Và chính huyền tính nguồn gốc dân tộc đă tạo nên quan niệm độc đáo trong văn hóa gia đ́nh VN, t́nh nghĩa anh em trong gia đ́nh vươn rộng ra cả dân tộc, với tất cả mọi người trong cả nước như một gia đ́nh lớn: "Anh em tứ hải giao t́nh Tuy rằng bốn bể nhưng sinh một nhà" Hay: "Nhiểu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Như vậy có thể nói như Giáo sư Vũ Ngọc Khanh trong quyển "Văn hóa gia đ́nh Việt Nam VN ."Cái chuẩn mực trong đạo đức gia đ́nh đă trở thành chuẩn mực trong xă hội, xă hội này là cộng đồng dân dộc Việt Nam xưa cũng như nay. Giá trị lớn lao của văn hóa gia đ́nh VN là ở đó".

Không chỉ kế thừa giá trị lớn lao của văn hóa gia đ́nh VN, Tết Trung Thu Cao Đài c̣n phát huy lên đến tầm vóc nhân loại, vạn vật v́ Đức Mẹ là Mẹ của tất cả vạn linh sanh chúng, nói đến mùa Thu Cao Đài là nói đến tấm ḷng Từ Mẫu với t́nh thương Vô Cực, trưởng dưỡng muôn loài không phút giây nào ngừng nghỉ: "Ḷng Từ Mẫu vô cùng vô tận, Đức Từ Tôn khó nhận khôn lường, Không lănh vực không biên cương; Bao trùm vũ trụ t́nh thương vạn loài. " Và Hội Yến Bàn Đào mở rộng cho tất cả con cái của Ngài trên thế gian này ,không phân biệt, chủng tộc, màu da, sắc tộc, cùng hướng đến sứ mạng chung ḥa, xây dựng một thế giới đại đồng trong t́nh huynh đệ.

Tinh thần của ngày lễ Triều Thiên Vô Cực đă được Đức Mẹ xác định:

"Con ôi ! Con hăy dành tất cả t́nh thương cho đồng loại. Hăy quên ḿnh v́ cứu độ, quay bánh xe đại thừa vào khắp chốn, đừng buồn khi gặp những chướng ngại. Có vào lửa mới cứu được hỏa tai. Có chịu sóng gió băo bùng mới vớt được người chết đuối. Có ḥa ḿnh cùng nhân thế mới độ được thế nhơn. Tùy khả năng, tùy duyên cứu độ. Đó là đại lễ các con hiến dâng lên Mẹ mỗi độ Trung Thu ".

4.- Tinh thần trọng phụ nữ:

Lễ vía Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn rằm tháng Tám mang tính "thuần Âm" v́ không chỉ thiết lễ cúng một Đấng ngôi Âm tức được h́nh tượng hóa là nữ mà ngay tất cả công việc tổ chức, sắp xếp, cử hành nghi lễ cúng bái cũng đều do nữ phái đảm trách.

Điều này mang một ư nghĩa đă nói là sự minh định quyền pháp của nữ phái trong cơ tận độ kỳ ba của Đức Cao Đài. Đức Vân Hương Thánh Mẫu đă nói rơ: "Này các em ! Đại lễ hiến dâng Đức Mẹ không nhứt thiết phải tổ chức linh đ́nh. Đức Mẹ chỉ muốn cho nữ phái kết hợp tinh thần đồng nhất cứu thế kỳ ba.Dù ở đâu,nơi nào,Ṭa Thánh, Hội Thánh, Thánh thất, Thánh Tịnh đều có một sự liên quan với nhau trên phương diện tu thân hành đạo độ đời. Nữ phái là một thực lực hữu hiệu trong việc từ thiện xă hội. Người tu hành có đem được t́nh thương cho mọi người, mọi kẻ, có tạo một niềm tin cho thực lực cứu cánh, th́ mới tận độ họ về nhân bản, Đạo Pháp và Tâm linh".

Qua phần tŕnh bày về "Tín ngưỡng thờ Mẫu", rồi "Văn hóa gia đ́nh VN" chúng ta đă thấy rơ "Tinh thần trọng nữ" của dân tộc VN đă có tự ngàn xưa. Đây chính là nét văn minh độc đáo của người Việt mà có lẽ đó là một trong những yếu tố để VN được Đức Thượng Đế chọn làm nơi khai mở một nền tôn giáo trong buổi Hạ Ngươn, để dân tộc này may chuyên hạnh ngộ Đức Từ Tôn Kim Mẫu và được diễm phúc dự Yến Bàn Đào ngay nơi cơi tạm trầm luân khổ hải".

Về mặt h́nh thức, Lễ Triều Thiên Vô Cực Hội Yến Bàn Đào của ĐĐTKPĐ không chỉ kế thừa tinh thần trọng nữ truyền thống của dân tộc VN qua mấy ngàn năm lịch sử được minh chứng qua vô số di tích, danh thắng liên quan đến nhiều thành phần phụ nữ c̣n ghi lại trên suốt chiều dài đất nước từ Bắc chí Nam.

Sự phát huy vai tṛ phụ nữ lên tầm nhân loại dẫn đến siêu xuất thế gian đượcĐức Mẹ dạy:
"Các con ôi ! Các con đă trót sanh mang mảnh h́nh hài nữ giới, các con v́ bị thiệt tḥi về thể chất, nhưng phần linh quang các con cũng quan trọng không kém nam giới.

Do đó, hôm nay Mẹ đến đây chỉ bảo các con khai thác mà phát triển mọi khả năng đức tài của nữ giới, để thi thố công quả cùng nam giới. Mẹ mong rằng những lời nỉ non tha thiết hôm nay sẽ đánh thức mối từ tâm của các con, hầu sốt sắng chung tay thực hành chương tŕnh hành thiện sắp đến" Hoặc lời dạy của Đức Vân Hương:

"Nữ nam âu cũng một chơn linh,

Đều thọ sắc ban chốn Thượng đ́nh;

Xuống thế lập công tu tự độ,

Và sau độ dẫn khắp nhân sinh. "

Đức Quan Âm Bồ Tát:

"Nam phương mở trường thi Đại Đạo,

Thánh ân đề hảo hảo nam bang;

Việt dân tỉnh giấc mộng tràng,

Nữ hùng sánh bước trên đường quang vinh.

..........................................

Mẫu từ trước ban ân độ thế,

Mở khoa trường cốt để đỡ nâng

Thánh lâm trổ mặt hồng quần,

Đường trần cứu kiếp Thiên ân gội nhuần. "


III.-TRÁCH NHIỆM NGƯỜI TÍN ĐỒ ĐẠI ĐẠO TRONG VIỆC XIỂN DƯƠNG TINH THẦN KẾ THỪA Và PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA CAO ĐÀI :

Mỗi năm, đến ngày rằm tháng tám, toàn thể tín đồ Cao Đài tụ họp về dưới mái nhà chung Đại Đạo, nhất là nữ phái, thành phần được giao phó trọng trách tổ chức lễ vía Đức Mẹ thật trang trọng và thành kính, Ai cũng muốn dâng lên Đức Mẹ và Cửu vị Tiên Nương những đóa hoa đẹp nhất những quả tươi ngon nhất. Nhưng Đức Mẹ đă dạy: "Mẹ nhận món lễ phẩm trang trọng nhất mà các con đang hiến dâng, đó là tâm đạo chí thành chí kỉnh phụng Thiên sự dân của các con...." Và ai cũng mong ước nhận được từ Đức Mẹ gịng thiên điển nhiệm mầu có khả năng hóa giải mọi khổ đau của kiếp người nơi miền trần thế mà trong niềm tin thiêng liêng tuyệt đối của mỗi người, ân điển ấy đă được ban rải trong từng trái cây, từng chiếc bánh, cả rượu, trà, nước cúng trong đêm Hội Yến.....

Chúng ta hăy nghe lời dạy của Đức Vân Hương: " Nếu người đời chưa thoát ra khỏi cái tháp ngà riêng rẻ, chưa dứt khoát vô minh, th́ làm sao suy luận nổi bí pháp nhiệm mầu của Tạo hóa. Dù cho có được hưởng Hội Yến Bàn Đào cũng không thấm các hương vị trường sinh; khi có bí pháp ban trao cũng hóa thành công cụ riêng tư trong kho tàng ích kỷ. Chỉ những người có tâm pháp như như mới thấu triệt huyền vi hoán chuyển ấy."

Chính v́ vậy, Đức Mẹ nhắc nhở: "Bàn Đào Hội Yến đêm thanh Mẹ cùng Tiên Phật ân lành bố ban Cho các con ḥa chan lư Đạo. Cho ḷng con hoàn hảo thiên lương. Cùng nhau chung sống t́nh thương, Xinh như hoa đẹp ngọt dường Đào Tiên".

Do đó, người tín đồ Cao Đài nói chung, nữ phái Cao Đài nói riêng phải hiểu rơ trách nhiệm của ḿnh là xiển dương tinh thần của lễ Hội Yến Bàn Đào qua thông điệp mà Đức Mẹ đă chuyển giao: "Tiếng nói vô thinh của Mẹ ngân vang rung chuyển trong ḷng nhân thế để họ tươi cười với nhau mà bắt tay nhau trong nguồn sống đạo đức mặc dù họ là thù địch lẫn nhau ngày trước. Hướng nhắm của các con là đó. Mẹ đặt trọn niềm tin nơi các con. V́ ngoài các con ra, Mẹ không làm cách nào để truyền đạt nguồn sống vô biên ấy cho cơi trần đầy hỗn độn vô minh".

Đó chính là tinh thần nhân bản truyền thống của người VN luôn hướng về cội nguồn dân tộc được phát huy lên tầm vóc nhân loại với sự quay về một nguồn cội loài người được khởi sinh từ ngôi Thái Cực để làm nền tảng cho việc hướng đến cứu cánh Thế Đạo Đại Đồng, xây dựng một cơi thế gian an lạc ḥa b́nh trong t́nh thương Vô Cực, trong thế nhân ḥa với sự b́nh đẳng giữa con người với con người,không phân biệt giới tính, màu da, chủng tộc, tŕnh độ tiến hóa.....

Riêng đối với nữ giới, để xiển dương tinh thần của Lễ Hội Yến Bàn Đào theo đường hướng một sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, mỗi người nữ tín đồ Đại Đạo c̣n phải nhận ra giá trị cao quư của người phụ nữ đă có tự ngàn xưa như lời dạy của Đức Vân Hương:"Các em b́nh tâm lần giở những trang sử cổ kim, xem trong hàng nữ giới đă có biết bao nhiêu bực anh thư liệt nữ bạt chúng siêu quần, từ đó nảy sanh các bậc vĩ nhân anh hùng hào kiệt, lập quốc cứu dân hoặc pḥ nguy tế khổn. Nhưng phụ nữ đă khép ḿnh trong nề nếp quần thoa, Tam tùng tứ đức, khuôn viên mẫu mực, hạnh kiểm đoan trang, tự cổ cập kim đă nổi tiếng là anh thư nữ giới, luân lư Đông phương bất hủ. "

Đồng thời cũng thấy rơ hồng ân mà Đức Từ Phụ và Từ Mẫu đă dành cho nữ phái trong kỷ nguyên tận độ đă được Thiêng Liêng xác định :

"Trong tổ chức Tôn giáo Tân pháp, trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ nói chung, (...), nữ giới đều được đóng vai quyền pháp, b́nh đẳng sứ mạng trước Hội Thánh. Đại diện cho giáo quyền mà d́u dắt nhơn sanh thoát ṿng tử sanh trong sáu đường nghiệp chướng, th́ chư nữ đồ ngàn năm danh dự một thuở, được t́m lại giá trị cao cả của con người nữ giới.

Vật quí bửu được trở về, chẳng những tự ḿnh vui riêng, mà xă hội hoàn cầu cũng chung hưởng hồng ân sung sướng " Đây chính là cơ hội ngàn năm một thuở như lời của Đức Vân Hương:"Từ cổ chí kim, chỉ có lần này nữ phái được hồng ân trong cơ tận độ, cùng trong quyền pháp sứ mang, ngang hàng cùng nam giới, b́nh đẳng trước công cuộc hướng đạo và giáo hóa nhơn sanh. .......

Sở dĩ phần thưởng này đến hôm nay Chí Tôn mới dành trọn cho Khôn đạo, chắc Từ Phụ cũng tin tưởng sự giác ngộ và ư thức lại được chính ḿnh. ......

Cái hân hạnh ngày nay tất cả nữ giới trên hoàn cầu đều được xướng lên, b́nh đẳng b́nh quyền, mọi cơ mưu nhiệm sự đều cộng tác tham gia. " Chính v́ vậy, đối với hàng nữ phái Cao Đài, nếu không thực hiện được: "Chặt đứt mảnh tơ hồng, mới mong vào đất Phật, th́ cũng phải làm sao: "Xóa tan g̣ má phấn, chờ vận đến làng Tiên" như lời của Đức Hà Tiên Cô đă nhắn nhủ.

Cuối cùng xin chuyển đến các bạn nữ phái lời nhắc nhở của Đức Vân Hương: " Nhiệm vụ nữ giới chúng ta đă và đang hai vai nặng gánh:

- Một là tu ở phần nhân sinh thế đạo, quốc túy, quốc hồn, non sông, dân tộc.

- Hai là bồi bổ tâm linh, luyện rèn trí tuệ tự giác giác tha, tế chúng độ đời để cùng nhau hoàn nguyên phản bổn".
 

Đó là nữ phái đă thực hành được đạo Khôn của ngôi Diêu Tŕ Kim Mẫu:

"Khôn là thuận, thuận tùng thiên lư,

Đức Kiền Nguyên tạo thỉ hóa sanh.

Khôn Nguyên thừa tiếp hoàn thành,

Theo Trời hoằng hóa đại hành đạo Khôn "

 

Hồng Phúc
 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh