Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

QUAN ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ CHA VÀ MẸ TRONG KINH ĐIỂN CAO ĐÀI GIÁO

---ooo---

Trong Đạo Cao Đài ngoài sự tôn thờ công đức cao trọng tuyệt đối của Đức Thượng-Đế Chí-Tôn Giáo Chủ nền Đạo, chúng ta c̣n có thêm sự kính ngưỡng long trọng khác đối với Đức Diêu-Tŕ Kim-Mẫu Vô-Cực Từ-Tôn, tức là Mẹ Linh Hồn.

Do đó, mỗi năm cứ đến ngày Mồng 9 tháng giêng Âm lịch , th́ toàn đạo cử hành Thánh lễ dâng lên Đức Thượng Đế và đến ngày Rằm tháng 8 âm lịch th́ cử hành Thánh lễ dâng lên Đức Diêu Tŕ, đó là hai ngày lễ lớn và quan trọng nhất nh́ trong Đạo.

Với hai ngày lễ lớn có một sắc thái tín ngưỡng đặc biệt như trên, thiết tưỡng chúng ta cũng nên đề ra một vài quan điểm ngỏ mong phân tách và phát huy thêm phần nào Chân lư đă hàm súc bên trong.

Trước hết thử kể một vài quan niệm về ư nghĩa tôn thờ đă sẵn có xưa nay :

* Theo quan niệm thông thường th́ cho rằng Đức THƯỢNG ĐẾ là “CHA LINH HỒN” v́ Thượng Đế là Đấng “Thái Cực Thánh Hoàng” sinh ra muôn vật, chưởng quản Kiền Khôn. C̣n Đức DIÊU TR̀ KIM MẪU là “MẸ LINH HỒN”, v́ theo Kinh Kim Bàn th́ từ thuở an bài vũ trụ “Đức Mẹ đă cho xuống thế 96 ức nguyên nhân để tạo thành thế giới nhân loại”.

Với quan niệm trên, th́ hai đấng ấy chẳng khác ǵ “song thân” của ḿnh tại thế gian. Người ta đă tôn hai Đấng ấy là Cha và Mẹ với một tinh thần kính ngưỡng Thiêng liêng. Ở trong đó người ta ư niệm như là Ông Cha và Bà Mẹ theo sự phân ngôi định vị rỏ ràng, y như cách suy tưỡng thông thường.

* Một quan niệm thứ hai cho rằng, khi Trời đất chưa phân th́ ngôi Vô Cực có trước và ngôi Thái Cực sinh sau , nghĩa là có Vô Cực rồi mới có Thái Cực, có Thái Cực mới có âm dương và hoá sinh muôn mật.

V́ vậy, quan niệm này cho rằng: “Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn” là Mẹ của tất cả, v́ Vô Cực có trước vũ trụ. Do đó, mới có sự phân biệt như thờ Đức Vô Cực Ngôi Trên và thờ Đức Thượng Đế ngôi dưới, lấy nghĩa là Vô Cực sanh Thái Cực, mà Thượng Đế là Đấng “Thái Cực Thánh Hoàng”.

Với hai quan niệm kể trên, thiết tưỡng vấn đề tín ngưỡng vẫn c̣n có sự bất nhứt, làm sao sáng tỏ được Chân lư nhiệm mầu.

Thật vậy, mới chỉ dựa vào cách suy diển quá giản dị chưa có một lư giải vững chắc, mà đă quả quyết rằng : “THƯỢNG ĐẾ là CHA và DIÊU TR̀ là MẸ” th́ vấn đề vẫn c̣n rắc rối mơ hồ, chưa sáng tỏ được. Do đó, đă không có sự phân định vững chắc, th́ rồi quyền năng Chủ Tể tại đâu, sự thống ngự Kiền Khôn hoá sinh muôn vật do đâu và thứ tự tôn thờ phải như thế nào?

Sau đây là quan điểm :

Trước hết, thấy cần phải nắm vững đầu mối tư duy về Đạo Sinh Hóa và cái Lư Chủ Tể của Đạo ấy, hầu đề ra một vài luận cứ để nghiệm xét và rút ra những Chân lư thích đáng mà giải đáp lần lượt:

SINH, có nghĩa là khai sinh, là nói về tính cách khởi thủy.

HÓA, có nghĩa là trưởng thành, là nói về đức hàm dưỡng hóa dục.

Tóm lại, Sinh Hóa là : “Sinh thành vũ trụ, hoá dục quần linh” và giữa luật sinh hóa đó, phải có sự cai quản Tối cao và Toàn diện, gọi là CHÍ TÔN.

Theo quan niệm Dịch Học th́ VÔ CỰC nhi THÁI CỰC, nghĩa là vào thời kỳ hỗn mang chưa phân định Trời Đất, th́ trong cơi Thiên Không nầy vốn là một trạng thái mờ mờ mịt mịt, bát ngát mênh mông, chưa có dấu hiệu hoặc h́nh tích ǵ cả, nên gọi là VÔ CỰC. là không, CỰC là tuyệt mức. Một cái không tuyệt mức, lặng lẻ thênh thang dày đặc bao quát gọi là VÔ CỰC.

Từ trạng thái Vô Cực đó, bỗng nhiên có sự biến động để tác thành trạng thái hiện hữu. Hiện hữu là h́nh tích của sự khởi thủy, cho nên gọi là THÁI CỰC. THÁI là to lớn, cao tột, đầu tiên. CỰC là tuyệt mức.

Một cái đó đầu tiên to lớn tuyệt mức gọi là THÁI CỰC. Thế mà từ đó phân định các h́nh tích tương đối xung động và đi đến h́nh thành vũ trụ vạn vật.

Theo luận cứ trên đây, th́ không thể quan niệm VÔ CỰC là đấng VÔ CỰC. V́ từ ngữ VÔ CỰC chỉ là h́nh dung về trạng thái chưa hiện hữu.

Nhưng nếu nói nó là Vô cực là hư không như trạng thái vô kư, trống rỗng, th́ hoàn toàn không đúng. V́ nếu quả thế là đúng th́ làm sao có thể có trạng thái hiện hữu đầu tiên gọi là Thái Cực được?

Cũng thế, không thể quan niệm Thái Cực là Đấng THÁI CỰC, v́ từ ngữ Thái Cực là cách tán tụng về một trạng thái nguyên thủy to lớn tuyệt mức, hùng vĩ vô cùng. Cho nên cả Vô Cực và Thái Cực vốn đă có một “TỰ HỮU CHỦ QUAN” duy nhất. Cái đó Tánh thể Chơn Như.

Thật vậy, trong bản thể Vô Cực đă sẵn có cái CÓ. Do cái CÓ đó mà có khởi thủy, mệnh danh là THÁI CỰC. Có THÁI CỰC mới có phân định và hoá sinh Càn Khôn vũ trụ . Cho nên từ ngữ tuy khác nhau, nhưng nội tại vẫn không hai thể. “Không đâu là trước,  không đâu là sau, không đâu là lớn, không đâu là bé”.

Nay thử hỏi, cái CÓ đó là ai?

* Theo như thuật ngữ của nhà Phật th́ hai trạng thái này cùng là “Chân Không Diệu Hữu". Chân Không tức là h́nh tích tuy không, nhưng trong ấy có cái CÓ im ĺm mật nhiệm. Cái có đó chơn thuần vĩnh cửu, hiển hoá vô cùng nên gọi là Diệu hữu. Cho nên, nếu chưa đến lúc hiện hữu th́ cái CÓ đó im ĺm lặng lẻ bàng bạc hư vô, nhưng khi đă đến lúc hiện hữu th́ h́nh hiện phát huy biến hoá vô cùng, đó là Tự Tánh vậy.

Đạo CAO ĐÀI quan niệm về Tự Tánh này như là Thủy Tổ Toàn Năng, khởi đầu của SINH HÓA. Đó là một năng lực Thần hoá vô biên cao trọng tuyệt đối, cho nên đồng tôn xưng là Đấng Chủ Tể, cai quản tối cao toàn diện vũ trụ, là CHA, là THẦY, là THƯỢNG ĐẾ CHÍ TÔN vậy.

Nay đối với quan điểm Tự Tánh như trên, khi chúng ta có sự tưỡng niệm đến công đức Khai sinh Nguyên Thủy th́ tôn xưng là CHA. C̣n khi có tưởng niệm về công đức Hàm Tàng Hoá Dục th́ tôn xưng là MẸ. Như thế, hai tiếng CHA và MẸ chỉ là sự biểu lộ ḷng ngưỡng vọng bằng hai cách, do ư niệm phân biệt trước công đức cao dày là Sinh Thành và Hoá Dục. Công đức đó quy hướng về cái “CÓ” uy linh duy nhất trong bản thể Lư Tánh đă nói trên.

V́ thế hai tiếng CHA và MẸ là hai ngôn từ riêng biệt của thế gian, nhưng trong nguyên lư siêu việt th́ vẫn có một mà thôi.

Cho nên Tánh Thể Chân Như không có hai Ngôi hay 2 Đấng mặc dù trong danh xưng th́ có hai tiếng, do ư niệm phân biệt bỡi hai cách suy diễn của tâm tư con người.

Tóm lại, trong danh xưng tuy phân biệt là CHA và MẸ hoặc THÁI CỰC và VÔ CỰC, nhưng trong ư nghĩa siêu việt của Chân Lư tuyệt đối th́ CHA và MẸ là Một hay THÁI CỰC và VÔ CỰC cũng là Một. Một bản thể Chân Như Tự Tánh, Chí Cực Chí Tôn, Tự Hữu và Hằng Hữu.

Thiết tưởng, với các quan điểm trong cách giải thích trên đây, nếu ai ai cũng có thể nhất trí được, th́ tư tưởng của chúng ta chắc sẽ không c̣n chướng ngại, từ đó sẽ nắm vững được vấn đề chủ yếu của Đại Đạo và thông suốt được Giáo lư một cách đúng đắn./.

____________

Tài liệu sưu tập để bổn Đạo thuộc Thánh Thất Cao Đài Houston t́m hiểu tu học trong dịp lễ Thánh Đản Đức Diêu-Tŕ Kim-Mẫu Vô-Cực Từ-Tôn (Rằm tháng 8 năm Nhâm Ngọ, 2002). Kính phổ cập.

THANH TÙNG.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh