Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

BÀI THUYẾT TR̀NH

KỶ NIỆM 79 NĂM KHAI MINH ĐẠI-ĐẠO

 

Huệ Tâm Phạm Long Thành

 

            Kính thưa quư vị, hôm nay là ngày 16 tháng 10 năm Quư Mùi, Đại Đạo năm thứ 79, nhằm ngày 09 tháng 11, 2003, là một ngày lịch sữ trọng đại đối với người tín đồ Cao Đài.  Ngày lễ hôm nay đánh dấu một kỷ nguyên lần thứ 79 của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, hay nói cách khác là ngày mà Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng huyền cơ diệu bút giáng trần để khai mối Đạo kỳ ba đại ân xá và ban sắc lệnh cho các vị môn đồ đầu tiên lập thành văn kiện khai Đạo.

            Ngày lễ kỷ niệm khai Đạo ngày 15 tháng 10 âm lịch hằng năm chính là ngày tết lớn của đàn chiên áo trắng nói riêng và toàn thể quư vị nói chung.

 

            Trong bầu không khí vui tươi, hạnh phúc của ngày hội lớn này, Tệ Đệ xin hiến thỉnh đến quư vị chức sắc, chức việc, và toàn thể bổn đạo bài thuyết tŕnh của Tệ Đệ nhân dịp Kỷ Niệm Lễ Khai Đạo.  Với tŕnh độ hạn hẹp và năng lực yếu kém của Tệ Đệ chắc hẳn không tránh khỏi những điều khiếm khuyết nhầm lẫn, kính mong được toàn thể quư vị niệm t́nh lượng thứ.

 

            Kính thưa quư vị, sự chào đời của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ không phải là một việc b́nh thường hay âm thầm, lặng lẽ mà chẳng một ai hay biết. Trái lại, đó là Thiên ư - là ư Trời - và chính ư muốn này đă được Ơn Trên tiên tri từ trước, hoặc c̣n lâu hơn nữa ở nhiều nơi trên thế giới.  Sách Vạn Diệu Thiên Thơ Cổ Bản có ghi:

 

Tam Giáo kim tùng cổ hóa sanh.

Tiên Thiên phương hữu thị tam thanh,

Phật, Pháp, Nho hề quy nhất bổn,

Tam kỳ hậu thế hiển phương danh.

 

Theo đặc san của phái Minh Thiện trang 24 số đặc biệt năm 1937 có đoạn trích từ Kinh Thánh Đức, Đức Quan Thánh Đế Quân xuống cơ dạy Đạo tại Đảo Phú Quốc vào giờ Tư 15 tháng 08 năm Ất Sửu 1925.  Đức Chí Tôn Thượng Đế lập Đạo Tá Danh Cao Đài để lại cho muôn đời soi rọi và truyền bá khắp vạn quốc.  "Chúng sanh khá nhớ ‘Cao vi Càn, Càn vi Thiên, Đài vi Khảm, Khảm vi Thủy, tức là quẻ Thiên Thủy Tụng’.  Đó là do Trời định đoạt...:

 

Năm Ất Sửu để lời lăo phán,

Sang Bính Dần đặng rạng cơ mầu,

Lập thành nguồn Đạo Á Châu,

Đắp xây nền móng, sùng âu đời đời."

Hay là,

"Trên đường thiên lư dặm dài,

Lập thành Đại Đạo Cao Đài độ dân."

 

(Trích từ bài thuyết tŕnh của Nguyễn Hữu Nhơn, "Nguồn Gốc Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ", ngày 23 tháng 08 năm Kỷ Măo)

 

            Vào năm 1919, năm Kỷ Mùi, khi thân mẫu Ngài Ngô bị bịnh nặng, Ngài Ngô cùng ông Trần Phong Sắc thỉnh ơn trên ban phương thuốc để chữa trị cho mẹ.  Trong lúc cầu cơ có một vị Tiên Ông giáng trần xưng là Cao Đài.  Trước sự ngơ ngác của mọi người, ông Sắc cho rằng Cao Đài là Trung Thiên Đại Mị.  Ngược lại, Ngài Ngô lại nói cách khác, "Cao Đài có lẽ là một vị Tiên to lớn lắm".  Khi Ngài Ngô kẽ môi nói tiếp th́ Tiên Ông cho hai câu thi:

 

Cao Đài ứng hóa trong ḷng chúng sanh,

Đố ai biết được cái danh Cao Đài.

 

Đó là biệt danh Cao Đài vào thời điểm năm Kỷ Mùi 1919 tại Tân An.

 

            Sau khi mẹ Ngài Ngô quy vị, Ngài xin chuyển công tác ra Hà Tiên.  Vào cuối năm 1919 tại đây, Ngài thường lên Thạch Động ở núi Dương Đông để cầu Tiên.  Đầu năm 1920 trong lúc cầu cơ có một vị Tiên Cô xưng là Ngô Kim Liên cho bài thi sau dây:

 

Văng vẳng nhạn kêu bạn giữa Thu,

Rằng Trời cùng Đất vẫn xa mù,

Non Tây ngoảnh lại đường gai gốc,

Gắng chí cho thành bậc trượng phu,

 

Sau khi nghe biệt danh Cao Đài lần thứ hai vào tiết Trung Thu  năm Canh Thân 1920, Ngài Ngô cùng hai đồng Tử là ông Đức và ông Sự lập đàn cơ tại nhà ông Lâm Tấn Đức ở Hà Tiên.  Tiên Ông cho hai bài thơ sau đây:

 

Cao Đài Minh Nguyệt Ngô Văn Chiêu,

Linh lung vạn hộc thế quan Diêu,

Vô thậm Sự Đức nhiệm giao du,

Bích Thủy, Thanh Sơn, tương đối tiêu.

 

            Cuộc hoát khai mối Đạo Cao Đài đúng vào năm Giáp Tư 1924 bắt đầu thời kỳ truyền bá một nền tân tôn giáo như câu "Thiên sanh ư Tư".  Sau đó, Ngài Ngô tuyên bố là kỷ nguyên Cao Đài năm thứ nhứt và kể từ đó Ngài tuyệt đối tuân theo huấn thị của Đức Chí Tôn.

 

Kín ngoài rồi lại kín trong,

Đường xa phong cẩn thưởng ḷng để vui,

Công đầu chịu cực đừng lui,

Thiên Tào thăng thưởng Đạo mùi ngọt ngon,

 

(Trích từ Lịch Sữ Ngô Văn Chiêu, 1962, tr. 34).

 

            Cuối năm Ất Sửu 1925 Đức Cao Đài mới dạy Ngài đem mối Đạo kỳ ba ân xá phổ truyền cho nhơn sanh, trước tiên là các vị thiện trí thức và các quan chức đương thời để có thế lực bảo vệ cho cơ Đạo mai sau.  Đầu tiên, Ngài gặp cụ Vương Quan Kỳ, một quan phủ trí thức.  Hai nhà tư tưởng lớn Chiêu và Kỳ đồng cảm trao đổi với nhau thống nhất ḷng tín ngưỡng, quyết định lập bàn thờ Đức Cao Đài đầu tiên của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại nhà cụ Vương Quan Kỳ.  Trong giai đoạn này, Ngài Ngô độ dẫn được bốn ngài: Ông phủ Vương Quan Kỳ, Ông Đoàn Văn Bản, Ông Phán Vơ Văn Sang và Ông Phán Vơ Văn Hoài.

 

            Trong lúc đầu mới phôi thai thành lập Đại Đạo, việc cầu cơ được tổ chức rộng rải khắp nơi với nhiều thành phần giai cấp trong xă hội tham gia.  Việc khai sáng mối Đạo Trời vào năm Bính Dần 1926 gồm có ba ông: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang.  Tiên Ông cho bài thi sau đây:

 

1.      Quằng vai thần Đạo non sông vác,

Chịu kiếp trần ai gió bụi vùi.

2.      Thương hải tang điền xem lắm lúc,

Công Danh, Phú Quí, nhắn tṛ chơi.

3.      Ở đời mới hẳn rằng đời khó,

Khó một đôi năm dễ khó đời.

 

Đến ngày 30 tháng10 năm Ất Sửu, tức 15 tháng 12 năm 1926, Đức A Ă Â bảo ông Cư, Tắc, và Sang rằng ngày mai mùng 01 tháng 11 phải lập bàn thờ vọng Thiên cầu Đạo đúng vào giờ Tư đêm Noel để Đức A Ă Â giáng dạy.  Đức A Ă Â phán rằng: "Đêm nay phải vui mừng v́ là ngày của ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe).  Ta rất vui ḷng mà đặng thấy đệ tử kính mến ta như vậy.

 

Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền.

Vui ḷng tu niệm hưởng ân Thiên.

Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,

Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên."

 

Đó là những sự kiện trong giai đoạn từ khi danh Đức A Ă Â chuyển thành hồng danh Cao Đài Thượng Đế.

 

Sau khi Thất Nương tức là cô Quế tánh danh là Vương Thị Lễ tiết lộ rằng Đức A Ă Â là Ông Trời, ba ông Cư, Tắc, và Sang trách Thất Nương sao không nói thật Đức A Ă Â là Trời.  Vào ngày Tết Dương Lịch 01 tháng 01 năm 1926, Thất Nương trả lời ba ông Cư, Tắc và Sang rằng: "Ông Trời là Ông Trời, c̣n em là em; em rơ biết nhưng không giám lậu, nay ba anh đặng vậy em mừng."

 

            Vào đêm Giao Thừa vào giờ Tư mùng một Tết năm Bính Tư, tức là 13 tháng 02 năm 1926, là ngày khai nguyên lập giáo xuống cơ phổ hóa.  Các tín đồ đầu tiên phải gánh vác những trách nhiệm quá ư trọng đại và nặng nề, "nhưng đặc biệt hơn hết là của Ông Ngô Văn Chiêu là người được chính Đức Thượng Đế xây-dựng và chọn lựa để làm chủ ‘d́u-dắt cả môn đệ Ta mà dạy-dỗ chúng nó’."  Những trách nhiệm trọng đại đó, nhất là của Ông Chiêu, chưa từng thấy trong lịch sữ nhân loại.  "Có phải: ‘Thiên nhứt nhựt, Địa nhứt Chiêu’ chăng?"  (T́m Hiểu Đạo Cao Đài. Đỗ Vạn-Lư. 1989, tr. 111)

 

"Đạo Cao Đài do Thượng Đế lập ra ở trần thế này là một việc phi thường nên cần phải có một người phàm phi thường hướng dẩn."  (T́m Hiểu Đạo Cao Đài. Đỗ Vạn-Lư. 1989, tr. 111)  Trước kia Đức Thượng Đế khải thị cho biết Thiên ư là lập Đạo tại thế.  Trong đàn Giao Thừa Tết Tư thời mùng 01 tháng giêng Bính Dần 1926, sau khi Thượng Đế cho cơ Đạo lấy danh là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, số tín đồ nhập môn cầu Đạo tăng vụt lên một cách phi thường, làm cho ai ai cũng quá ngạc nhiên.  Những tín đồ mới toàn là các đệ tử có địa vị cao cấp và quan trọng trong chính quyền thuộc địa, làm cho toàn bộ cơ cấu trong chính quyền lo ngại không ít.  Trong số đệ tử lănh Đạo lúc đó có những vị quyền cao chức lớn như nghị viên, đốc phủ, tri phủ, quận trưởng, hội đồng quản hạt, công tư chức, thương gia, điền chủ, giáo học v.v....  Họ là những người oai quyền, phần nhiều đều am tường luật pháp của chính quyền thuộc địa đối với đại đa số toàn dân.

 

            Đức Chí Tôn dạy Ngài Lê Văn Trung rằng ngày mai 23 tháng 08 năm Bính Dần, tức 28 tháng 09 năm 1926, phải đích thân mang tờ Khai Tịch Đạo nạp cho thống đốc Nam Kỳ hồi đó là Thống Soái Le Fol.  Một huyền diệu mà Đức Chí Tôn đă cho biết trước là Thống Soái Le Fol đă được Chí Tôn bố hóa, nên Thống Soái Le Fol tiếp đón Ngài Lê Văn Trung bằng một cách niềm nở và đầy đủ nghi lễ.  Thống Soái Le Fol đă ghi nhận tờ Khai Tịch Đạo vào sổ bộ.

 

            Măi đến mười ba năm sau là năm 1939 chính phủ thuộc địa tại Pháp mới chính thức công nhận nền tân tôn giáo này và để cho sinh hoạt và hành đạo công khai rầm rầm, rộ rộ ở miền Nam.  Vậy, nhân loại mới biết cái uy lực huyền diệu của Thượng Đế.

 

            Tờ Khai Tịch Đạo được kư tên 28 vị tiền khai, và có hai trăm bốn mươi bảy (247) tín đồ để hậu thuẩn cho nền tân tôn giáo...

 

            Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.  

 

Trân trọng kính chào phụng sự,

Lễ Sanh Thượng Thành Thanh

(Huệ Tâm Phạm Long Thành)

 

Cùng một chủ đề:

Sứ mạng hoằng khai Đại-Đạo (Đạt Tường)

Kỷ niệm ngày Lễ Khai Minh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (Trần Đ́nh Thức)

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh