Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

(Click here for VNI version)

Ư Nghĩa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

 

đọc trong "Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương"

27 Tháng 4 năm 2003

 

Kính thưa Quư Vị Lănh Đạo Tinh Thần các tôn giáo,

Kính thưa Quư Vị Lănh Đạo các đoàn thể, hội đoàn,

Kính thưa Quư Đồng Hương,

 

Mỗi năm, cứ đến ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, người Việt yêu tự do khắp nơi trên thế giới đều long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ đến Quốc Tổ và các Đấng Tiền Nhân đă có công dựng Nước và giữ Nước, theo đúng tinh thần và đạo lư được đúc kết qua câu đối tại đền Hùng:

 

Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Đà, non nước vẫn quy về đất Tổ

Văn minh đương buổi mới, con Hồng, cháu Lạc, giống ṇi c̣n biết nhớ mồ Ông.

 

Xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt có lúc hưng lúc suy, có lúc hào hùng độc lập riêng một cơi trời Nam, song cũng có lúc ch́m đắm trong lửa ngoại xâm, nhưng hầu bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, hễ có người Việt yêu nước là ở đó có ngày Giỗ Tổ, hoặc long trọng, hoặc âm thầm. Đặc biệt, kể từ khi CS cưỡng chiếm Miền Nam, người Việt phải vượt biên t́m tự do, suốt thời gian 28 năm qua, năm nào Giỗ Tổ cũng được mọi người Việt tự do hải ngoại tổ chức một cách long trọng và vô cùng cảm động.

Trong khi đó, CSVN chiếm được cả nước hơn một phần tư thế kỷ, lúc nào cũng vỗ ngực nhận ḿnh yêu nước thương ṇi mà Đền Hùng Vương bị hoang phế, tiêu điều, măi đến ngày 27 tháng 12 năm 2001, báo chí CS mới đồng loạt đăng quyết định do Phó Thủ Tướng Hà Nội Pham Gia Khiêm kư, công nhận ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch là ngày quốc lễ.

Vậy mà vào những năm cuối thế kỷ 20, đất của của chúng ta bị chiếm, biển của chúng ta bị mất, mà kẻ làm mất đất, mất biển của Tổ Quốc thân yêu, không phải là kẻ thù ngoại xâm, mà chính là nhà cầm quyền CSVN.

Nhân ngày Giỗ Tổ thứ 4882 hôm nay, trước hết, xin hăy cùng nhau lật lại từng trang sử cũ của dân tộc để nh́n lại, nắm bắt và cảm nhận được những ǵ thiêng liêng, cao quí, thần kỳ trong suốt quá tŕnh khai nguyên lập quốc của tiền nhân ta, để nhớ lại công ơn tổ tiên, và rút ra những bài học để sống, để hành động, làm rạng danh con Hồng, cháu Lạc.

 

Theo truyền thuyết, vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông, của phần đất phía Bắc Việt Nam ngày nay, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh, gặp nàng tiên, lấy nhau, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục làm vua xưng đế hiệu là Kinh Dương Vương và quốc hiệu là Xích Quỉ. Nước Xích Quỉ, Bắc giáp hồ Động Đ́nh, Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), Đông giáp biển Nam Hải và Tây giáp đất Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Năm đó là năm 2879 trước Công Nguyên, tức là cách nay (2003) 4882 năm. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đ́nh Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lăm. Sùng Lăm làm vua, xưng hiệu Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai là Âu Cơ, sinh một bọc chứa 100 trứng, nở ra 100 con. Sau, v́ Lạc Long Quân là giống Rồng, Âu Cơ là giống Tiên, không thể sống chung nhau, nên Lạc Long Quân dẫn 50 con về miền biển, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi.

Người con trưởng của Lạc Long Quân nối ngôi vua và xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, kinh đô đặt tại Phong Châu, thuộc Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.

 

Như vậy, gia tộc đầu tiên lănh đạo dân Việt là họ Hồng Bàng, truyền ngôi nhau qua 20 đời vua: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 đời Hùng Vương kế tiếp nhau trị v́ từ năm 2879 đến năm 258 trước Công Nguyên, tức là một triều đại kéo dài 2621 năm, th́ bị nhà Thục cướp ngôi.

 

Đền thờ Hùng Vương hiện nay ở núi Nghĩa Lĩnh, c̣n gọi là núi Hùng Sơn hay Nghĩa Lương, thuộc Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. Và ngày giỗ Quốc Tổ được truyền lại đến nay là ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch.

 

Như trên đă tŕnh bày, chúng ta - người Việt Nam - thuộc ḍng giống Rồng Tiên.

Rồng tượng trưng dương tính, uy quyền, sức mạnh long trời, lở đất, ẩn hiện, biến hóa; Tiên tượng trưng cho âm tính, vẻ đẹp ôn nhu, hài ḥa, nhân từ. Rồng Tiên đúc tạo cho con người Việt có đầy đủ đặc tính: khỏe đẹp, có lư có t́nh, dũng cảm khôn ngoan, biết quyền lợi mà cũng biết nghĩa vụ.

Ḍng giống Rồng Tiên qua quá tŕnh dựng nước và giữ nước đă áp dụng một cách thành công triết lư mang tính cách truyền thống độc đáo của dân tộc ta. Đó là triết lư "vuông tṛn" qua sự tích và ư nghĩa của "bánh chưng, bánh dầy".

Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi b́nh định xong việc nước, tuổi đă già, quyết định truyền ngôi cho người con nào có hiếu nhứt. Nhà vua ra lịnh người con nào dâng món ăn ngon nhứt sẽ được truyền ngôi. Tiết Liêu, người con út, dâng vua cha bánh chưng, bánh dầy làm bằng sản phẩm địa phương: nếp, đậu, thịt. Bánh chưng th́ vuông, bánh dầy tṛn, tượng trưng cho "đất" và "trời": đất vuông, trời tṛn. Nhà vua ăn bánh thấy rất ngon và có ư nghĩa, bèn truyền ngôi cho Tiết Liêu, v́ biết rằng ngoài ḷng hiếu thảo, Tiết Liêu c̣n biết cách trị nước có lư, có t́nh, có phép tắc, có ḷng nhân: đó là Vuông Tṛn.

 

Ư nghĩa của triết lư nầy được thể hiện đầy đủ, rơ nét, nổi bật trong đời sống của dân tộc ta.

 

Trải qua quá tŕnh thăng trầm của lịch sử, trước tham vọng thôn tính, đô hộ, đồng hóa nước ta của bọn nghịch thù phương Bắc, dân tộc Việt vẫn tồn tại: chúng ta vẫn là người Việt, với nền văn hóa Việt mang đầy tính đặc thù của dân tộc ta, một dân tộc bất khuất có truyền thống dựng nước và giữ nước.

 

Thời đại Hùng Vương, dân tộc ta rất tiến bộ, có tinh thần dân bản và đoàn kết.

Dân ta đă biết cách dẫn thủy nhập điền; biết phá rừng đốt nương làm rẫy; biết gieo mạ cấy lúa, dùng lúa gạo, khoai củ làm nông sản chánh; biết dùng nếp nấu rượu, biết lấy sớ vỏ cây dệt vải, may quần áo, lấy cỏ năn, lác dệt làm chiếu; biết nấu cơm bằng ống tre tươi; biết săn thú rừng, đánh cá; biết làm nhà sàn cao cẳng để tránh thú dữ; biết dùng trầu cau trong lễ cưới gả; biết đập vào cối đá làm hiệu khi có người nhà chết hoặc khi gặp nguy hiểm để làng xóm, láng giềng đến giúp.

Đối với những người sống nghề sông biển, để tránh khỏi bị giống giao long làm hại, vua Hùng dạy dân cách xăm ḿnh gọi là "văn thân" để giống như giao long; cắt tóc ngắn để tiện lội nước.

Quốc Tổ Hùng Vương dạy dân từ nếp sống cổ sơ, đă tiến bộ rất nhanh, từ thời kỳ "đồ đá đập" đến "đồ đá mài", đến "đồ kim khí", biết đúc đồng, đúc sắt để làm đồ dùng, dụng cụ sản xuất nông nghiệp, binh khí, ... nên thời đại đó mới có sự tích Phù Đổng Thiên Vương.

Về mối liên hệ, tương quan giữa vua và dân trong thời kỳ đó th́ vua chủ trương mọi việc, đặt chữ cho dân, vỗ về dân khiến cho họ làm ăn yên ổn. Vua tốt th́ dân được nhờ, vua ác th́ dân nổi loạn, vua mạnh th́ bờ cơi yên lành, vua không được dân phục th́ phải nhường ngôi cho người khác.

Ngoài ra, mối tương quan nầy c̣n thể hiện t́nh gần gũi, thân thương trong gia đ́nh. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là một vị lănh đạo có thần thuật trị được yêu quái và hết ḷng bảo bọc nhân dân. Khi có nguy cấp, dân kêu cứu với vua "Bố đi đàng nào mà không đến cứu chúng con!" ... th́ Ngài từ thủy phủ hiện đến để giải quyết ngay tại chỗ các vấn đề cho dân.

 

Tinh thần dân bản, dân chủ và đoàn kết lâu đời của dân tộc ta c̣n thể hiện rơ nét qua Hội Nghị Diên Hồng, bài học Phù Đổng Thiên Vương c̣n rạng ngời đó.

Có người cho rằng sự tích Phù Đổng Thiên Vương chỉ là chiến công thần kỳ của một cá nhân. Nhưng thật ra, ư nghĩa sâu xa của sự tích nầy thể hiện rơ ràng nhứt đặc tính và truyền thống của dân tộc ta: đoàn kết một ḷng từ vua chí dân với quyết tâm chiến thắng. Vua quyết tâm thắng giặc nên t́m nhân tài đánh giặc; bà mẹ nuôi con khó nhọc để dâng hiến cho Tổ Quốc; toàn dân dâng của cải, sức lực cho cuộc chiến: góp sắt để đúc ngựa sắt, roi sắt, đóng góp gạo, thức ăn cho Phù Đổng Thiên Vương ăn để có sức lớn mau, lớn mạnh. Và với tinh thần đó, quyết tâm đó, vua, dân ta thời bấy giờ đă chiến thắng, chiến thắng một cách vẻ vang.

 

Ngoài ra, dân ta c̣n có truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, lối sống "bầu bí chung giàn", quí trọng t́nh nghĩa "đồng bào".

 

Ngày nay, chúng ta - những người Việt hải ngoại - sống trong tự do, đầy đủ tiện nghi vật chất, nhưng ḷng chúng ta lúc nào cũng thao thức, khắc khoải thương cho đại đa số đồng bào ta trong nước, măi đến ngày hôm nay, trong thời đại của thiên niên kỷ thứ 3, mà vẫn đang tiếp tục cuộc đời túng thiếu, sớm hôm tảo tần, câm nín.

Ta vẫn hằng mong ước, cầu nguyện cho đêm đen đọa đày đó sớm trôi qua, để dân tộc ta, đất nước ta được sống trong ấm no, hạnh phúc, hùng mạnh, phú cường, trong ánh sáng b́nh minh của tự do, dân chủ - một nền dân chủ của dân tộc Việt.

 

Tại sao chúng ta có những cảm nghĩ, những xót xa đó?

V́ chúng ta thừa hưởng di sản của tổ tiên, có nếp nghĩ và nếp sống Việt Nam: có trước có sau, có lư có t́nh, có cương có nhu, có vươn có cuộn, có trung có hiếu.

Thành ra, giỗ Tổ Hùng Vương chẳng những có ư nghĩa tôn vinh, mà c̣n có ư nghĩa nhắc nhở, thúc đẩy chúng ta nêu cao tinh thần Hùng Vương trong cuộc sống: v́ đồng bào ruột thịt trong nước, v́ Tổ Quốc thương yêu, nhứt là trong thời đại hiện nay, một thời đại chuyển biến thuận chiều theo trào lưu ḥa b́nh, dân chủ, hợp tác phát triển trên toàn thế giới.

V́ vậy, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương thật có ư nghĩa biết bao khi ngọn lửa Hùng Vương được bừng sáng măi trong tâm thức, t́nh cảm chúng ta bằng những hành động cụ thể, thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác trong mọi sinh hoạt của hội đoàn, cộng đồng người Việt. Có đoàn kết, bạn bè mới kính nể, kẻ thù mới kiêng sợ. Lúc đó, tiếng nói của chúng ta là tiếng nói của giá trị, tiếng nói của một tập thể mạnh, sẽ góp phần quan trọng cho việc củng cố và phát triển cộng đồng người Việt hải ngoại, đồng thời đóng góp tích cực công cuộc đổi mới quê hương.

Làm được như vậy là ta đă biến cái rủi "xa xứ lưu vong" thành cái may "nối tiếp con đường của tiền nhân, mở rộng khung trời Việt Nam qua hầu hết các nước trên thế giới, qua những cộng đồng người Việt mẫu mực, đoàn kết, phát triển và lớn mạnh không ngừng; qua những h́nh thái văn hóa rất Việt Nam trên những đất nước xa lạ, và ngạo nghễ, hiên ngang sánh vai cùng cộng đồng các sắc tộc khác."

Từ đó, cộng đồng người Việt hải ngoại với những tiềm năng dồi dào về nhân sự, tri thức khoa học, kỹ thuật, nguồn tài chánh và vận động tài chánh, ... sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam tự do, dân chủ, phú cường trong tương lai. Lúc đó, đất nước ta sẽ là kho tàng gom thâu những tinh hoa, tiến bộ nhứt của thế giới. Nghĩ đến đó, thật sung sướng biết chừng nào!

 

Xin hăy tiếp tay, góp sức để cho những nụ cười tươi nở măi trên môi mọi người Việt. Nhứt là đối với cao niên chúng tôi, măn nguyện lắm rồi, v́ ít ra đời chúng tôi c̣n được nh́n tận mắt Việt Nam tươi sáng. C̣n đối với những thế hệ trẻ trong nước hôm nay và mai sau sẽ tự hào, sung sướng biết chừng nào khi khi nh́n thấy con đường tương lai của chính ḿnh, của dân tộc, đất nước thênh thang, rạng rỡ.

 

Chúng tôi thành khẩn xin quư vị lănh đạo tinh thần các tôn giáo, quư vị lănh đạo các đoàn thể, hội đoàn, quư đồng hương hăy đánh dấu Ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm nay bằng những hoạt động tích cực xây dựng cộng đồng chúng ta mạnh hơn, lớn hơn, chặt chẽ hơn để đáp ứng những nhu cầu cấp bách của cộng đồng chúng ta và những biến chuyển thời sự liên quan đến Việt Nam.

Có được như vậy th́ chính chúng ta đang giương cao ngọn cờ truyền thống Hùng Vương trên quê hương thứ hai nầy.

Có được như vậy, đó mới chính là ư nghĩa tuyệt vời của Ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm nay.

 

Và trong giờ phút tôn nghiêm nầy, xin hăy cùng lắng ḷng, thành tâm cầu xin Quốc Tổ, Hồn Thiêng Sông Núi pḥ tŕ cho cộng đồng chúng ta ngày càng phát triển vững mạnh; cầu xin cho Việt Nam sớm được tươi sáng trong hạnh phúc tự do dân chủ; và nhất là xin hăy sáng mắt, sáng ḷng những người đang nắm vận mệnh Việt Nam, biết phản tỉnh theo gương người xưa "V́ Tổ Quốc Việt Nam! V́ Dân Tộc Việt Nam!".

 

Trân trọng kính chào và chân thành cảm ơn Quư Vị đă theo dơi phần tŕnh bày trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hôm nay +

oooOOOooo

 

(Người gởi: honghai@telus.net)

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh