Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

T̀M HIỂU ĐỀN THÁNH CAO ĐÀI TÂY NINH

(BƯỚC ĐẦU T̀M HIỂU TRIẾT LƯ CAO ĐÀI QUA KIẾN TRÚC ĐỀN THÁNH)

LÊ ANH DŨNG

Ṭa thánh Cao Đài Tây Ninh (thuộc Hội thánh Cao Đài Tây Ninh) ở xă Long Thành Bắc, huyện Ḥa Thành, cách thị xă Tây Ninh khoảng bốn, năm cây số về hướng đông nam. Đây là một quần thể gồm nhiều kiến trúc, công tŕnh xây dựng. Trong đó kiến trúc trung tâm, quan trọng nhất chính là Đền thánh, nơi trang trọng thiết lễ triều kính đức Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát (Ngọc Hoàng Thượng đế). Đây cũng là nơi vào đầu xuân hằng năm, mùng 9 tháng Giêng âm lịch,[1] đại lễ Vía đức Chí tôn (Giáo chủ đạo Cao Đài) trở thành một lễ hội thu hút đông đảo tín đồ Cao Đài các nơi đổ về hành hương, không phân biệt chi phái.

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ KIẾN TẠO ĐỀN THÁNH

Sau khi Tờ khai Đạo [2] ghi ngày 07-10-1926 được gởi Quyền thống đốc Nam Kỳ Le Fol,[3] Thượng đầu sư Lê Văn Trung (1876-1934)[4] hiệp cùng đồng đạo đă về Tây Ninh mượn chùa G̣ Kén (Từ Lâm tự, Thiền Lâm tự) của Ḥa thượng Như Nhăn tức Thích Từ Phong (1864-1939)[5] để tổ chức đại lễ Khai minh Đại đạo, chính thức công khai hóa sự ra đời của đạo Cao Đài (19-11-1926).

Từ tháng 7-1926, v́ chùa kiến tạo c̣n dở dang, các môn đệ Cao Đài, nhất là ông Nguyễn Ngọc Thơ (1873-1950)[6] và bà Lâm Ngọc Thanh (1874-1937)[7], phải dốc rất nhiều tiền của và công sức vào để hoàn thiện ngôi chùa và sửa sang cảnh quan chung quanh cho khang trang, kịp cuộc lễ.[8]

Thế nhưng, sau lễ Khai minh Đại đạo, Ḥa thượng Như Nhăn đổi ư, không muốn làm Thái chưởng pháp trong hàng chức sắc Cao Đài, và ráo riết đ̣i lại chùa G̣ Kén. Ḥa thượng được hẹn sẽ nhận lại chùa trong ṿng ba tháng. Đến ngày 18-3-1927 (15-02 Đinh Măo), tuy quá hạn một tháng, các tiền bối Cao Đài vẫn chưa trả được chùa v́ chưa t́m được đất để thiên di.

Thiền Lâm tự (ảnh Huệ Nhẫn)

Bấy giờ đức Lư Giáo tông dạy các tiền bối: “Mai này chư hiền hữu lên đường trên gọi là đường dây thép [là đường từ Mít Một chạy tới cửa Ḥa viện bây giờ], nhắm địa thế dài theo cho tới ngă ba Ao Hồ. Coi hiền hữu có thấy đặng chăng cho biết. Lăo đă nói rằng mọi sự chi chi đều bày trước mắt nhơn sanh hết.” [9]

Hôm sau (23-02-1927), các tiền bối Cao Quỳnh Cư (1888-1929)[10], Phạm Công Tắc (1890-1959)[11], Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Tương (1881-1951)[12] và Lê Bá Trang (1878-1936)[13], cùng đi trên hai chiếc ô tô của hai tiền bối Nguyễn Ngọc Thơ và Lâm Ngọc Thanh, tiếp tục khảo sát địa thế t́m kiếm một nơi lư tưởng ở tận trong chốn hoang vu, sơn lam chướng khí, c̣n nhiều thú dữ.

Đi đến cánh rừng cấm (nay là cửa số 2 nội ô Ṭa thánh Tây Ninh), tiền bối Cao Quỳnh Cư bắt gặp một tấm bảng ghi tên người bạn học cũ là Cao Văn Điện. Nhờ ông Điện hướng dẫn, các tiền bối chọn được bên cạnh mảnh rừng của ông Điện một khoảnh rừng khác, thuộc sở hữu của Aspar, một kiểm lâm người Pháp. Ông này ra giá 20.000 đồng, các tiền bối mặc cả khoảng 17 hay 18.000 th́ Aspar thuận bán.   

Chọn khoảnh rừng ấy xét ra có ưu thế hơn so với các nơi khác ở Tây Ninh, v́: Cẩm Giang th́ khó khăn về lương thực, ăn uống; Bến Kéo địa thế nhỏ hẹp; Suối Vàng tuy được phong thổ tốt nhưng lại trở ngại về phương tiện chuyên chở... Hơn nữa, theo phong thủy, khu rừng ấy ở thế đất rất tốt, v́ đức Lư Giáo tông cho biết sâu dưới ḷng đất 300 mét có sáu mạch nước tụ lại, gọi là lục long pḥ ấn (sáu rồng giữ ấn).[14]

Thánh thất tạm 1927 (ảnh tài liệu)

Trước hết, để dời cơ sở từ chùa G̣ Kén ra, năm 1927 phải cất thánh thất tạm bằng mái tranh, vách ván, nằm trên một phần của nền Ṭa thánh Tây Ninh hiện nay, nhưng dĩ nhiên nhỏ hơn nhiều.

Các tiền bối tổ chức khai hoang, lúc đầu chỉ tập trung ở khoảnh rừng mua lại của Aspar, nhưng theo lời dạy của đức Lư Giáo tông các tiền bối xin khẩn thêm rừng gần đó để mở rộng khu vực.[15] Ngày nay, vùng đất ấy đă trở thành chốn quần cư có xóm làng đông đúc, th́ chắc chắn không thể nào phủ nhận công lao của những tiền bối Cao Đài khẩn hoang khai phá một miền biên cương heo hút của đất nước hồi đầu thế kỷ XX.[16]

Ngày 28-02-1927, đức Lư Giáo tông dạy các tiền bối về vị trí xây dựng và kích thước Đền thánh. Sơ đồ Đền thánh là do đức Lư vẽ, v́ đàn hôm ấy Ngài dạy: “Lăo phải vẽ mới đặng. Hộ pháp, Thượng phẩm! Nội trưa này phải cắm một cây viết vào đầu cơ, lấy một miếng giấy lớn vào Điện pḥ loan cho Lăo vẽ.” Theo đàn cơ trước đó (23-02-1926), đức Lư dạy rằng Đền thánh sẽ được cất theo kiểu của Bạch ngọc kinh.

Do chiến tranh, mà cũng do thiếu hụt tài chánh, để Đền thánh Tây Ninh có được kiến trúc như hiện nay, đă phải trải qua nhiều bước đường lịch sử thăng trầm.[17]

II. KHÁI QUÁT KÍCH THƯỚC ĐỀN THÁNH

Đền thánh gồm có ba phần: Phía trước là Hiệp thiên đài, với hai tháp vuông nhô cao làm lầu chuông và lầu trống. Giữa là Cửu trùng đài với tháp tṛn ở giữa nóc làm Nghinh phong đài. Cuối là Bát quái đài với tháp nhọn tám mặt.

Nếu theo đúng dự án ban đầu (1927), lẽ ra Đền thánh Tây Ninh đồ sộ hơn kiến trúc hiện nay rất nhiều. Kích thước Đền thánh theo dự án như sau:

- nền cao 9m;

- chiều dài 135m (gồm Hiệp thiên đài 27m, Cửu trùng đài 81m, Bát quái đài 27m);

- chiều ngang 27m;

- mặt tiền (lầu chuông và trống) cao 36m;[18]

- ở cuối (Bát quái đài) cao 30m;

- ở giữa Cửu trùng đài (Nghinh phong đài) cao 25m.

Tuy nhiên, để tiết giảm tài chánh, bản vẽ đă phải thâu bớt lại các số đo trên. Nhưng v́ một lư do nào đó, trước đây các sách thường nói khác nhau về kích thước của Đền thánh Tây Ninh (hồ sơ xây dựng không c̣n?).

Một nhà nghiên cứu Cao Đài là Hiền tài Nguyễn Văn Hồng đă tỉ mỉ tính toán lại toàn bộ kích thước của kiến trúc Đền thánh Tây Ninh hiện nay. Cách tính của ông Hồng có thể có sai số không đáng kể. Dưới đây là kết quả đo đạc Đền thánh Tây Ninh của ông Hồng (trích):

- Chiều ngang, kể cả hành lang hai bên: 22m.

- Chiều dài, từ bậc thềm chót trước Tịnh tâm đài tới cuối Bát quái đài: 97,5m.

- Chiều cao tính tới đỉnh lầu chuông, lầu trống: 28,2m.

- Chiều cao tính tới đỉnh Phi tưởng đài: 14m.

- Chiều cao tính tới đỉnh Nghinh phong đài: 17m.

- Chiều cao tính tới đỉnh Bát quái đài: 19m.

Tổng cộng ở tầng trệt có 156 cây cột tṛn đắp rồng hoặc hoa sen...

III. KHÁI QUÁT MỘT VÀI Ư NGHĨA BIỂU TRƯNG TRONG KIẾN TRÚC ĐỀN THÁNH

1. Tổng thể Đền thánh

Người giàu trí tưởng tượng khi nh́n tổng thể kiến trúc Đền thánh có thể thấy Đền thánh mang h́nh tượng long mă, con vật linh huyền thoại đă xuất hiện trên sông Hoàng Hà để trao cho Phục Hy bức Hà đồ, và những vạch trên lưng thú đă gợi ư cho Phục Hy vẽ thành bát quái tiên thiên. Như thế:

Ṭa thánh Tây Ninh ngày nay

– Đầu long mă là mặt tiền, nh́n thẳng về phía tây. Từ cột phướn nh́n thẳng vào, Bạch ngọc chung đài (lầu chuông bên phải) và Lôi âm cổ đài (lầu trống bên trái) vươn lên như hai sừng nhọn.

Thấp hơn, và nằm giữa hai lầu chuông, trống là ṭa lầu ba tầng. Tầng trệt (Tịnh tâm điện) như mồm long mă há to.

Hai hàng cột đắp rồng, đắp hoa sen chống đỡ bao lơn ở tầng một (Hiệp thiên đài) như những chiếc răng lớn nhe ra.

Tầng hai (Phi tưởng đài) như cái trán, giữa hai cửa (hai con mắt) là h́nh Thiên nhăn (mắt huệ).

– Đuôi long mă là Bát quái đài, hướng ngay phía đông.

– Thân ḿnh là phần nhà dài ở giữa phân thành chín “gian” (Cửu trùng đài), cao dần từ trước ra sau, nối liền Hiệp thiên đài và Bát quái đài. Trên nóc Cửu trùng đài, nơi chính giữa, nhô lên một tháp tṛn (Nghinh phong đài), trông giống như cái hộp đựng Hà đồ buộc trên lưng long mă.

2. Phương hướng Đền thánh

Đền thánh nằm theo hướng đông tây: phần sau (Bát quái đài) nằm về hướng đông, mặt tiền (với hai lầu chuông, trống) xoay về hướng tây. 

Trong xây dựng, có nhiều tiêu chuẩn chọn hướng. Theo thuật phong thủy, khi cất nhà, người ta căn cứ tuổi của gia chủ để chọn hướng. Khi không có điều kiện để xem hướng chi li được th́ người ta quen chọn theo kinh nghiệm dân gian.

Có câu Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam. Làm nhà hướng nam để hưởng gió mát. Hướng đông nam cũng là hướng được ưa thích v́ vừa có gió mát, vừa có nắng sớm. Trên những khu đất mới quy hoạch, khi phân lô, để dễ bán hết các nền nhà, người ta cũng tính toán để không có dăy phố nào phải xoay mặt về hướng tây.

Chưa rơ trong đạo Thiên Chúa khi cất nhà thờ có xem phương hướng hay không. Mặt tiền nhà thờ Đức Bà ở thành phố Saigon xoay về hướng đông nam. Mặt tiền nhà thờ Tân Định xoay về hướng đông bắc.

Mặt tiền chùa Vĩnh Nghiêm cũng xoay về hướng đông bắc. Nhưng trong phép cất chùa, nếu hoàn cảnh cho phép, một số chùa thường chọn mặt tiền xoay về hướng đông, như vậy nơi thờ Phật sẽ nằm về hướng tây. Có người giải thích: Phật ở phương tây, cực lạc ở phương tây (v́ vậy Đường tăng từ phương đông đi sang phương tây thỉnh kinh), cất chùa nên đặt theo hướng sao cho tượng Phật ngồi xoay lưng về hướng tây, mặt nh́n về hướng đông.

Nói chung, chỉ trừ khi nào làm nhà hay cất chùa trong một khu phố đă thành h́nh, bắt buộc phải tuân theo phương hướng đang có, kỳ dư khi xây dựng trên đất trống, đất mới, người ta hoàn toàn tự do chọn hướng theo sở thích và yêu cầu của ḿnh.

Đền thánh vốn được xây dựng trên đất rừng vỡ hoang, bốn bên trống trải. Như thế khi vẽ sơ đồ kiến trúc Đền thánh, việc chọn hướng cho Đền thánh hoàn toàn là tự do, không hề bị bó buộc bởi môi trường chung quanh. Tuy nhiên đức Lư Giáo tông đă chọn hướng tây: Đền thánh nằm theo trục đông tây, mặt tiền xoay về hướng tây, c̣n Bát quái đài, nơi thờ đức Thượng đế nằm về hướng đông.

Mỗi ngày người tín đồ Cao Đài có bốn giờ cúng. Mỗi thời cúng đều đọc bài Khai kinh, mở đầu với hai câu: Biển trần khổ vơi vơi trời nước,/Ánh thái dương giọi trước phương đông... H́nh ảnh này c̣n được thể hiện trên thánh tượng Thiên nhăn.

Ánh thái dương tượng trưng cho ánh sáng đạo pháp. Vầng dương hiện lên th́ xóa tan bóng đêm tăm tối; đạo pháp đến th́ khổ năo vô minh không c̣n nữa. Vầng dương hiện ở phương đông tức là đạo pháp giải thoát cũng đến từ phương đông. Phải chăng đó là lư do Bát quái đài (cũng là ngôi thờ đức Chí tôn và chư thần thánh tiên phật) được đặt về hướng đông?

Hai câu kinh Biển trần khổ vơi vơi trời nước,/Ánh thái dương giọi trước phương đông... ngoài ư nghĩa nhân bản là đạo pháp vị nhân sinh, c̣n mang một ư nghĩa sâu xa về con đường vận động của lịch sử tư tưởng triết giáo, văn minh nhân loại: Khi đặt ngôi Thượng đế ngự ở hướng đông là thể hiện ư vạn giáo, vạn pháp, văn minh nhân loại... đă từ phương đông truyền sang phương Tây.

Trước đây Gaston Georgel (Les Rythmes de l’histoire. Belfort, 1937, p. 101) khảo sát lịch sử văn minh nhân loại đă phát biểu rằng “Ánh sáng đến từ phương đông.” (L’Orient, d’où nous vient la lumière.) Ông thấy, các nền văn minh di chuyển từ đông sang tây và các trung tâm lần lượt là Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, Chaldée, Syrie, Hy Lạp, La Mă và sau cùng là Paris. (... les civilisations se déplacent de l’Est vers l’Ouest et leurs foyers successifs sont: la Chine, l’Inde, la Perse, la Chaldée, la Syrie, la Grèce, Rome et enfin Paris...).

Cuối thế kỷ 20, các nhà tương lai học (futurologists) dự báo rằng trung tâm của thế giới trong thiên niên kỷ thứ ba sẽ là phương đông, là châu Á, mà cụ thể hơn nữa là chính tại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.[19] Ở khu vực này, Việt Nam chính là ngă tư giao lưu quốc tế (thánh giáo Cao Đài đă gọi Việt Nam là cái rún của năm châu).[20]

Có thể nhắc lại ư kiến đáng chú ư của John Naisbitt: Ngày nay xu hướng toàn cầu đang buộc chúng ta giáp mặt với một thực tại là sự trỗi dậy của phương Đông. Chúng ta đang chuyển động theo hướng Á châu hóa thế giới. Trục ảnh hưởng toàn cầu đă chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Châu Á có lúc từng là trung tâm của thế giới và ngày nay trung tâm thế giới lại đang trở về châu Á.[21]

Nói châu Á như Naisbitt, phạm vi hăy c̣n rộng. Hoàng Đ́nh Phu đă khoanh vùng châu Á, vạch rơ địa giới chính là châu Á - Thái B́nh Dương: “Nhiều nhà phân tích chiến lược cho rằng thế giới đang bước sang kỷ nguyên châu Á-Thái B́nh Dương. Thế kỷ 19 là thế kỷ của châu Âu, thế kỷ 20 là thế kỷ của Hoa Kỳ, c̣n thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ châu Á-Thái B́nh Dương.” [22]

“Quá tŕnh toàn cầu hóa (...) sẽ làm cho thế kỷ 21, thế kỷ châu Á-Thái B́nh Dương trở thành thế kỷ vĩ đại của sự dung hợp văn hóa Đông Tây, của nền văn minh châu Á-Thái B́nh Dương. Đó là xu thế không thể cưỡng lại của lịch sử và văn minh nhân loại.”-[23]

Tóm lại, các nhà tương lai học đă dự báo rằng văn minh của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba sẽ chuyển hướng, đi từ tây trở về đông, mà trung tâm của năm châu sẽ là khu vực châu Á - Thái B́nh Dưong.

Nói theo sử quan Cao Đài, phải chăng con đường từ đông sang tây là con đường xuất hay văng (đi ra), bao gồm Nhất kỳ và Nhị kỳ Phổ độ? Sang đến Tam kỳ Phổ độ là con đường nhập, hay lai (đi vào, phản phục), th́ đi ngược từ tây trở qua đông. Thế nên, mỗi khi bước vào Đền thánh hành lễ, con người bắt đầu từ ngoài cửa tiến vào nội điện, tức là đang đi theo chiều tây-đông (chiều quy nguyên phản bản) của Tam kỳ Phổ độ. Ư nghĩa này cũng được biểu thị bằng tượng long mă đắp trên đỉnh Nghinh phong đài.

Long mă trên Nghinh phong đài (ảnh tài liệu)

3. Tượng long mă trên đỉnh Nghinh phong đài

Đỉnh Nghinh phong đài giống như một bán cầu, trên đắp tượng long mă. Long mă chạy từ đông sang tây (xuôi chiều với Đền thánh), nhưng lại ngoái đầu nh́n ngược về phía đông.

Long mă là con thú linh trong huyền sử. Long mă đă hiện ra trên sông Hoàng hà, mang đến cho Phục Hy bức Hà đồ; những vạch trên lưng long mă đă gợi ư cho Phục Hy tạo ra bát quái tiên thiên, nền tảng của kinh Dịch. Vậy long mă ở đây là biểu tượng của Đạo. Long mă chạy từ đông sang tây tức là Đạo đă từ phương đông truyền sang phương tây; long mă ngoái đầu nh́n ngược về đông tức là nhân loại sẽ quy nguyên, sẽ quay về cội nguồn phương đông để học đạo.

4. Đi vào Đền thánh (khái quát)

Từ bên ngoài, đi vào Đền thánh theo chính diện, phải bước lên năm bậc thềm bằng đá mài màu nâu, tượng trưng cho năm cấp tiến hóa của con người: Người, Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Đi qua khỏi các cột rồng và cửa chính th́ tới Tịnh tâm điện, ngụ ư con người trước khi vào bên trong Đền thánh phải dọn ḷng thanh tịnh (trong sạch).

Đi qua khỏi Tịnh tâm điện th́ tới bậc thứ nhất của Cửu trùng đài. Đứng ở đây nh́n thẳng về trước là Bát quái đài, mà ngay sau lưng là Hiệp thiên đài, điều này có nghĩa là trước khi đến Bát quái đài (Trời) con người phải đi qua Hiệp thiên đài, bởi lẽ Hiệp thiên đài là bộ phận thông công, giúp con người hiệp với Trời.

5. Cửu trùng đài

Cửu trùng đài ở Đền thánh là nơi các chức sắc và tín đồ hành lễ triều kính đức Chí tôn và chư phật tiên, thánh thần. Liên quan đến số 9, nền Cửu trùng đài xây từ thấp lên cao (theo hướng tây đông) thành chín bậc (mỗi bậc rộng 7m), bậc trên cao hơn bậc dưới 18cm (bội số của 9), mỗi bậc ngăn cách nhau bằng hai cột rồng xanh, tổng cộng có mười tám cột (bội số của 9) đứng thành hai hàng song song.

Cửu trùng đài chín bậc tương ứng với hệ thống giáo phẩm chín bậc như sau, từ thấp lên cao: tín đồ (đạo hữu), chức việc bàn trị sự, lễ sanh, giáo hữu, giáo sư, phối sư và chánh phối sư, đầu sư, chưởng pháp, giáo tông. Chín bậc này cũng tương ứng với cửu phẩm thần tiên là (từ thấp lên cao): địa thần, nhân thần, thiên thần, địa thánh, nhân thánh, thiên thánh, địa tiên, nhân tiên, thiên tiên.

6. Bát quái đài

a. Bát quái theo truyền thống (kinh Dịch)

Bát quái là tám quẻ, mỗi quẻ là một kư hiệu (phù hiệu) gồm ba vạch (hào), chồng lên nhau, hoặc toàn vạch đứt (hào âm – –) như quẻ Khôn, hoặc toàn vạch liền (hào dương ––) như quẻ Càn, hoặc kết hợp cả vạch đứt và vạch liền (sáu quẻ Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn). Tám quẻ tượng trưng cho tám yếu tố trong thiên nhiên (Càn: trời; Khôn: đất; Đoài: đầm nước; Ly: lửa; Chấn: sấm; Tốn: gió; Khảm: nước; Cấn: núi). Mỗi quẻ c̣n mang thêm nhiều ư nghĩa tượng trưng riêng liên quan người, vật, v.v... Chẳng hạn: Càn: cương kiện; Khôn: nhu thuận; Chấn: động; Cấn: tĩnh; Tốn: nhập vào; Khảm: sa xuống; Ly: sáng sủa; Đoài: vui vẻ...

Ư nghĩa tượng trưng của mỗi kư hiệu (quẻ) trong bát quái có thể mở rộng phù hợp với ư nghĩa căn bản của biểu tượng. Như quẻ Càn, từ cái nghĩa là trời, cương kiện lại được mở rộng thành: vua, cha, rồng, ngựa, vàng, ngọc, v.v... V́ thế, tám quẻ mở rộng ra đến cùng cực th́ có thể bao quát các hiện tượng, trạng thái của vũ trụ vạn vật; mà vũ trụ vạn vật gom tóm lại th́ có thể quy về bát quái. Do đó, Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ phát biểu: “Bát quái có thể dùng tượng trưng cho muôn vật...”.[24]

Phải chăng ư nghĩa này của bát quái (trong mối tương quan giữa bát quái và vũ trụ vạn vật) đă lư giải v́ sao Bát quái đài là nơi thờ Thượng đế theo nghĩa thờ đấng Tạo hóa đă tạo lập vũ trụ càn khôn. Ngày 24-10-1926, Cao Đài Tiên ông cũng giảng về mối tương quan giữa Thượng đế, bát quái và vũ trụ như sau: “Nên Thầy khai bát quái mà tác thành càn khôn thế giái...” [25]

Bát quái đài ở Đền thánh gồm mười hai bậc (mỗi bậc cao 10cm, có tám cạnh) bằng đá mài màu vàng xây chồng lên nhau, nhỏ dần từ dưới lên trên. Mười hai bậc này tượng trưng cho mười hai tầng trời,[26] v́ theo giáo lư Cao Đài, Thượng đế là Đấng thập nhị khai thiên (lập ra mười hai tầng trời), số 12 là số riêng của Trời.[27] Bậc chót hết đặt trên nền cao hơn mặt đất 2,4 mét (bội số của 12), như vậy bậc trên cùng cách mặt đất 3,6 mét (bội số của 12). Bát quái đài có tám cột rồng vàng ở tám góc của bát quái.

b. Bát quái Cao Đài

Theo truyền thuyết, Phục Hy tạo ra bát quái tiên thiên, tám quẻ theo thứ tự: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Văn Vương tạo ra bát quái hậu thiên, tám quẻ theo thứ tự: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. (Ở đây, h́nh minh họa bát quái hậu thiên đă không đặt nam trênbắc dưới theo truyền thống kinh Dịch Trung Hoa, để dễ đối chiếu với bát quái Cao Đài.)

Bát quái đài của Đền thánh Cao Đài Tây Ninh cho thấy một trật tự tám quẻ khác hẳn các bát quái trong kinh Dịch truyền thống.

Như trên đă nói, Bát quái đài gồm mười hai bậc; ở bậc thứ mười hai cẩn tám quẻ bát quái, nhưng không theo thứ tự tiên thiên của Phục Hy (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn), mà cũng không theo thứ tự hậu thiên của Văn Vương (theo chiều kim đồng hồ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài). Bát quái Cao Đài ở Đền thánh đổi chiều xoay bát quái hậu thiên, tám quẻ được đặt ngược chiều kim đồng hồ tức là cùng chiều với chiều quay của trái đất quanh mặt trời. Như vậy, chỉ có hai quẻ Chấn (hướng đông) và Đoài (hướng tây) giữ nguyên vị trí, sáu quẻ c̣n lại đều đổi chỗ.

Bát quái hậu thiên – Bát quái Cao Đài

 

c. Sử quan Cao Đài qua bát quái Cao Đài

Tại sao Cao Đài đổi chiều bát quái hậu thiên như vậy? Theo sử quan Cao Đài, lịch sử văn minh, tư tưởng triết giáo của nhân loại trải qua ba thời kỳ, Nhất kỳ và Nhị kỳ Phổ độ là chiều văng, chiều đi ra; Tam kỳ Phổ độ là chiều lai, chiều đi vào. Con đường của đạo Cao Đài (Đại đạo Tam kỳ Phổ độ) là con đường phản phục hay quy nguyên phản bản. Nói cách khác, phải chăng có thể coi bát quái hậu thiên của Văn vương là chiều văng (nhất tán vạn, của Nhất và Nhị kỳ Phổ độ); c̣n bát quái Cao Đài là chiều lai (vạn quy nhất) của Tam kỳ Phổ độ?

d. Vũ trụ quan qua bát quái Cao Đài

Trong kiến trúc Đền thánh Tây Ninh, Bát quái đài ở về hướng đông. Khi đặt ngôi thờ Thượng đế (cũng là Thái cực Thánh hoàng, Đấng sáng tạo vũ trụ) ở hướng đông th́ tương ứng với cung Chấn của Bát quái đài. Chấn là sấm động, là tiếng nổ.

Theo vũ trụ quan Cao Đài, vũ trụ được tạo thành từ một tiếng n. Dường như đă có phần nào tương đồng với lư thuyết “big-bang” khi thánh giáo Cao Đài ngày 06-11-1936 giảng về sự tạo lập vũ trụ như sau: “... nổ tung ra một tiếng vang lừng dữ dội phi thường, làm cho rúng động cả không gian ... Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái cực trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng, nắm trọn quyền hành, thống chưởng cả càn khôn vũ trụ ... hóa sanh muôn loài vạn vật.” [28]

°

Tóm lại, hướng đông tây của Đền thánh cũng như của tượng long mă trên đỉnh Nghinh phong đài, phương vị tám quẻ ở bát quái đài, vị trí ngôi thờ đức Chí tôn ở hướng đông đă cho thấy ẩn tàng sử quan và vũ trụ quan của Cao Đài. Sự t́m hiểu trên đây cũng cho thấy rằng đạo Cao Đài quả thực đă có những nét rất riêng khi “nói khác” truyền thống cũ của triết giáo phương Đông. Điều ấy chính là một phần của bản sắc văn hóa Cao Đài vậy.

(Phú Nhuận, 03-01-2003)

LÊ ANH DŨNG

Nhiều phần khác nhau của bài viết đă được trích đăng các tạp chí: Xưa & Nay (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), số 62B (tháng 4-1999); Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa), số 222 (tháng 12-2002); Nghiên cứu và Phát triển (Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế), số 39 (quư 1-2003). Đă nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 9.00 giờ sáng thứ Sáu 03-01-2003 (01-12 Nhâm Ngọ).

 


[1] Từ xưa dân gian đă có câu: Mùng chín vía Trời, mùng mười vía đất. Vía nguyên nghĩa là ngày sinh; sau này dân gian dùng với nghĩa rộng răi hơn, là bất kỳ một ngày kỷ niệm nào của các đấng thiêng liêng.

[2] Thực chất đây là Tuyên ngôn khai Đạo.

[3] Trước đây, trong Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926 (Huế: NXB Thuận hóa, 1996), tôi đă viết là “Thống đốc”, như vậy là thiếu chính xác. Trong Tờ khai Đạo gởi Le Fol, tiền bối Lê Văn Trung mở đầu bằng câu chào “Monsieur le Gouverneur”, nên hiểu là phép lịch sự trong xưng hô. Thực vậy, khi Thống đốc Nam Kỳ Maurice Cognacq măn nhiệm, Aristide Eugène Le Fol là tham biện hạng nhất (administrateur de 1ère classe), được bổ làm quyền thống đốc Nam Kỳ ngày 09-4-1926, nhậm chức ngày 19-4-1926, và chấm dứt nhiệm vụ sau khi tiếp nhận Tờ khai Đạo khoảng ba tháng, bởi v́ ngày 09-11-1926 Paul Marie Alexis Joseph Blanchard de la Brosse được bổ làm thống đốc Nam Kỳ, nhậm chức ngày 30-12-1926. Ngạch của De la Brosse là thống đốc các thuộc địa (gouverneur des colonies).

[4] Ông sinh ngày 25-11-1876 (10-10 Bính Tư) tại làng Phước Lâm, tổng Phước Điền Trung, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, con ông Lê Văn Thanh (1845-1878) và bà Văn Thị Xuân (1849-1912). Ông nhập môn Cao Đài tháng 01-1926, thọ thiên phong Thượng đầu sư ngày 26-4-1926 (15-3 Bính Dần), rồi Quyền giáo tông ngày 22-11-1930 (03-10 Canh Ngọ), quy thiên ngày 19-11-1934 (13-10 Giáp Tuất). Tượng của ông được đắp ở lầu chuông của Đền thánh Ṭa thánh Tây Ninh. Tro thiêu di cốt của ông được đặt trong hầm, ngay bên dưới Bát quái đài của Đền thánh.

[5] Ông sinh tại Đức Ḥa, Long An, tên là Nguyễn Văn Tường, con ông Nguyễn Văn Bầu và bà Đoàn Diệu Hoa. Năm 17 tuổi ông quy y với Ḥa thượng Minh Đạt (Thích Trí Lượng) tại chùa Thiền Lâm (xóm Chùa, Tây Ninh). Sư Như Nhăn thuộc tông Lâm Tế, đời thứ 39. Năm 1890, sư về tổ đ́nh là chùa Giác Lâm (Tân B́nh). Năm 1885 bà Trần Thị Liễu cúng 1,2 ha đất ở Phú Lâm để cất chùa Giác Hải, và sư về đấy trụ tŕ. Sư tạ thế ngày 24-01-1939 (05-12 Mậu Dần), táng tại chùa Thiền Lâm. Sau này, cốt được bốc và thiêu, một phần tro chia về chùa Giác Hải (1952).

[6] Ông sinh tại Băi Xàu, Sóc Trăng, tên thật là Nguyễn Văn Tơ, con ông Nguyễn Hưng Học (1839-1899) và bà Trần Thị Thảo. Ông từng quy y với Ḥa thượng Như Nhăn. Sau khi chồng bà Lâm Ngọc Thanh là Huỳnh Văn Xây qua đời (1919), ông tục huyền với bà Thanh. Ông nhập môn Cao Đài ngày 24-6-1926 (15-5 Bính Dần), thọ thiên phong Quyền Thái đầu sư (1930), quy thiên ngày 02-9-1950 (20-7 Canh Dần) tại Phú Lâm. Ông và bà Thanh đều là mạnh thường quân của chùa Giác Hải. Tro thiêu di cốt của ông hiện đặt trong hầm, ngay bên dưới Bát quái đài của Đền thánh.

[7] Bà sinh tại làng Trung Tín, Vũng Liêm, Vĩnh Long, con bà Trần Thị Sanh (1855-1906). Bà quy y với Ḥa thượng Như Nhăn ở chùa Giác Hải (1919), rồi nhập môn Cao Đài ngày 14-7-1926 (05-6 Bính Dần), thọ thiên phong phẩm Chánh phối sư ngày 18-4-1929 (09-3 Kỷ Tỵ), quy thiên tại quê nhà ngày 17-5-1937 (08.4 Đinh Sửu), thọ thiên ân truy thăng Đầu sư ngày 02-6-1937 (24-4 Kỷ Tỵ). Tượng của bà được đắp ở lầu trống của Đền thánh Ṭa thánh Tây Ninh. Tro thiêu di cốt của bà hiện đặt trong hầm, ngay bên dưới Bát quái đài của Đền thánh.

[8] “Bấy giờ chung quanh chùa c̣n um tùm cây cối, bụi rậm, chùa chưa được sơn phết, nền đất c̣n nguyên, từ chùa ra đường cái chưa có lối đi.

“Được cho mượn chùa, hai ông bà Thơ, Thanh lại tiếp tục đem tiền bạc thuê thợ hoàn chỉnh cảnh chùa cho khang trang, đốn cây, làm vườn, trồng hoa kiểng, và nhất là cho đắp con lộ đá từ chùa ra tới đường cái để xe ô tô dễ dàng chạy thẳng tới chùa…” (Lê Anh Dũng, Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: NXB Thuận hóa, 1996, tr. 153-154).

[9] Hương Hiếu, Đạo sử. Quyển I. Ṭa thánh Cao Đài Tây Ninh (rô-nê-ô), tr. 63.

[10] Ông sinh tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh Thượng, Tây Ninh, con ông Cao Quỳnh Tuân (1844-1896) và bà Trịnh Thị Huệ (1835-1946). Ông nhập môn Cao Đài ngày 16-12-1925 (01-11 Ất Sửu), thọ thiên phong Thượng phẩm ngày 19-11-1926 (15-10 Bính Dần), quy thiên ngày 10-4-1929 (01-3 Kỷ Tỵ) tại Tây Ninh. Tượng Cao Thượng phẩm được đặt ở Hiệp thiên đài Đền thánh, đứng bên phải tượng Hộ pháp Phạm Công Tắc. Tro thiêu di cốt của ông hiện đặt trong hầm, ngay bên dưới Bát quái đài của Đền thánh.

[11] Ông sinh ngày 21-6-1890 (05-5 Canh Dần) tại làng B́nh Lập, tỉnh Tân An, con ông Phạm Công Thiền và bà La Thị Đường. Gia đ́nh ông nguyên là tín đồ Thiên Chúa giáo. Ông nhập môn Cao Đài ngày 16-12-1925 (01-11 Ất Sửu), thọ thiên phong Hộ pháp ngày 26-4-1926 (15-3 Bính Dần), quy thiên ngày 17-5-1959 (10-4 Kỷ Hợi) tại Nam Vang, Cam Bốt. Tượng Phạm Hộ pháp được đặt ở Hiệp thiên đài Đền thánh, bên trái Hộ pháp là tượng Thượng sanh Cao Hoài Sang (1901-1971), bên phải Hộ pháp là tượng Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư.

[12] Ông sinh ngày 22-6-1881 (26-5 Tân Tỵ) tại làng An Hội, tổng Bảo Hựu, tỉnh Bến Tre, con ông Nguyễn Ngọc Đẩu (1857-1882) và bà Vơ Thị Sót (1856-1919). Ông nhập môn Cao Đài khoảng thượng tuần tháng 02-1925 (hạ tuần tháng Chạp Ất Sửu), làm Giáo tông Hội thánh Cao Đài Bến Tre (bầu cử năm 1935), quy thiên ngày 18-6-1951 (15-5 Tân Măo) tại Ṭa thánh Bến Tre.

[13] Ông sinh ngày 18-02-1878 (17-01 Mậu Dần) tại làng Tân Quy Đông, xă Tân Vĩnh Ḥa, tỉnh Sa Đéc, con ông Lê Văn Lâu và bà Trần Thị Nga. Ông nhập môn Cao Đài tháng 5-1926, làm Thượng chưởng pháp Hội thánh Cao Đài Bến Tre do bầu cử ngày 13-12-1934 (07-11 Giáp Tuất), quy thiên ngày 18-7-1936 (30-5 Bính Tư) tại Bến Tre. Tro thiêu di cốt của ông hiện đặt trong hầm, ngay bên dưới Bát quái đài của Đền thánh.

[14] Hương Hiếu, sđd., tr. 64.

[15] Khi khai hoang, người đàng Thổ (Khơ-me) kéo về giúp công có khi cả ngàn người. Chánh tham biện Tây Ninh mời ông Cao Quỳnh Cư ra Ṭa Bố (dinh chủ tỉnh) chất vấn. Ông Cư nói thác là khai hoang trồng cây cao su. Lại được hỏi khai khẩn bao nhiêu mẫu, ông Cư khôn khéo đáp: Trồng hết chỗ đất đă mua, phá hoang tới đâu th́ trồng tiếp tới đó. Các ông v́ thế phải cho trồng một ít cây cao su mà ngày nay hăy c̣n sót lại trong Nội ô Ṭa thánh Tây Ninh như dấu tích lịch sử.

[16] “Tại vùng Ṭa thánh Tây Ninh chẳng hạn, sự di cư của tín đồ Cao Đài tới đây diễn ra làm nhiều đợt. (...) Đạo Cao Đài đă đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tổ chức khai khẩn đất đai buổi đầu cũng như trong việc ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống của người định cư nhiều đợt nối tiếp nhau sau này (hiện nay, thông qua hệ thống đường sá, ngơ xóm, chợ búa ở khu vực xung quanh Ṭa thánh, chúng ta cũng thấy được dấu vết của một sự bố trí tổng thể rất rơ). Những người mới định cư rời bỏ cộng đồng làng cũ của ḿnh tới đây đă mau chóng được gia nhập một cộng đồng mới.” (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo. Hà Nội: 1999, Số 2, tr. 43, chú thích 8.)  

[17] Tóm tắt quá tŕnh xây dựng Đền thánh:

1927: Cất thánh thất tạm bằng cây, ván.

1931: Thái chánh phối sư Nguyễn Ngọc Thơ cho đào móng, làm nền, đào hầm Bát quái đài. V́ thiếu tiền, phải ngưng.

1933: Quyền giáo tông Lê Văn Trung, Nữ chánh phối sư Hương Thanh tiếp tục công tŕnh, chỉ làm được một ít.

1935: Tiếp thế Lê Thế Vĩnh cất được lầu Hiệp thiên đài, đúc cột, đổ tấm trần, rồi phải ngưng.

14-12-1936: Hộ pháp Phạm Công Tắc chỉ huy 500 tín đồ làm công quả xây dựng Đền thánh Tây Ninh. Tiền bạc, vật liệu, lương thực... được các địa phương ủng hộ tích cực.

28-6-1941: Thực dân Pháp chiếm đóng Ṭa thánh Tây Ninh, bắt Hộ pháp Phạm Công Tắc đày sang đảo Madagascar (châu Phi). Đền thánh Tây Ninh đă cơ bản hoàn thành, chưa xong các công đoạn trang trí, nhưng phải ngưng lại, các công thợ trở về quê xứ.

30-8-1946: Hộ pháp Phạm Công Tắc trở về Ṭa thánh Tây Ninh và tiếp tục tu bổ, hoàn thiện công tŕnh kiến trúc.

24-01-1947: Công tŕnh hoàn tất, dưới sự coi sóc chung của Tổng giám Lê Văn Bàng.

29-01-1947: an vị quả Càn khôn.

01-02-1955: Lễ Vía Trời (09-01 Ất Mùi, Hộ pháp Phạm Công Tắc chính thức khánh thành trọng thể Đền thánh.

[18] Ba số 135, 27 và 36 đều là bội số của 9, một con số thiêng theo Dịch lư.

[19] Tôi đă tŕnh bày vấn đề này trong bài nói chuyện Người đạo Cao Đài trước thềm thiên niên kỷ mới, tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo (9.00 sáng thứ Sáu 27-10-2000).

[20] Cần lưu ư thêm, hiện nay đường Liên Á (thường gọi là Xuyên Á) đang được xây dựng, đường này đi qua tỉnh Tây Ninh.

[21] John Naisbitt, Những xu hướng lớn của châu Á làm thay đổi thế giới. NXB Trẻ, 1998, tr. 16.

[22] Hoàng Đ́nh Phu, Xu thế thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật, 2000, tr. 30.

[23] Hoàng Đ́nh Phu, sđd., tr. 32.

[24] Nhân Tử Nguyễn Văn Tho, Dịch kinh đại toàn. Tập III. California: 1997, tr. 579.

[25] Thánh ngôn hiệp tuyển. Quyển I. Sài G̣n: 1928, tr. 42.

[26] Mười hai tầng trời gồm có cửu trùng thiên (chín tầng: tầng 1, tầng 2, Thanh thiên, Huỳnh thiên, Xích thiên, Kim thiên, Hạo nhiên thiên, Phi tưởng thiên, Tạo hóa thiên) cộng thêm ba tầng nữa: Hư vô thiên, Hội nguơn thiên, Hỗn nguơn thiên.

[27] Cho nên khi lạy Trời th́ 3 lạy, mỗi lần lạy gật đầu 4 cái, tương đương 12 lạy. Thánh giáo Cao Đài: Thập nhị khai thiên là Thầy, chúa cả càn khôn thế giới (...). Số mười hai là số riêng của Thầy.” Thánh ngôn hiệp tuyển. Quyển I. Sài G̣n: 1928, tr. 12.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh