Chuyện đau ḷng ở Bệnh viện Ung bướu
Có lẽ tôi sẽ không thể nào quên được gương mặt hốc hác của người phụ nữ ấy. Đôi mắt chị đỏ hoe, ngân ngấn nước, chỉ chực trào ra trên thớ da khô cằn, nhăn nheo hằn sâu nỗi khắc khổ, hai cánh tay ốm như que tăm cứ bấu vào tay áo tôi lắc lắc.
Những đứa trẻ sớm mắc bệnh hiểm nghèo tại Bệnh viện Ung bướu

Chị cất giọng run run: “Cô ơi, con tôi chỉ cần ít tiền ăn cho có máu đặng vô thuốc, được vậy hạch trong bụng của cháu xẹp liền”. Tôi quay sang con chị, một bé gái cũng ốm như mẹ nằm khẳng khiu như nhánh củi khô thở thoi thóp mà rớt nước mắt. Tôi có thể giúp ǵ đây? Tiền bạc không có và cũng chẳng dám hứa điều ǵ, đành vội vă quay đi để tránh những ánh mắt cầu cứu, van lơn...

CAM CHỊU VÀ HY VỌNG
Trong chút nắng yếu ớt cuối chiều, các bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu Saigon ngồi trầm mặc trên hàng ghế đá lạnh lẽo được đặt rải rác khắp khuôn viên. Những thân thể chi chít tia xạ trị lê từng bước nặng nề trước ánh mắt ái ngại của nhiều bệnh nhân khác, sợ một ngày nào đó ḿnh cũng sẽ tàn tạ như thế. Tôi đến gần một người có gương mặt trông rất b́nh thản, hai chân gác chéo, đang thả hồn theo những suy nghĩ mông lung. Nghe tôi thở dài than chán, ông cười hiền lành, hát bâng quơ: “Đừng tuyệt vọng, ai ơi đừng tuyệt vọng” như vỗ về chính ḿnh hay để an người khác rồi cất giọng khàn khàn: “Nhiều người khi gặp khó khăn chỉ biết ủ dột, than trời trách đất; c̣n tôi dùng quỹ thời gian trị bệnh để suy nghĩ về cái được và mất đă trải qua. Tôi vẫn thèm được lao động và cống hiến, tiếc rằng sức khỏe có hạn, mà tuổi đă già. Trong từ điển của người thành công không có khái niệm “chán”. Bây giờ một số người nhàn nhă ngày ngày ngồi quán cà phê để th́ giờ trôi qua lăng phí, thời gian có tội ǵ mà lại giết nó đi? Những sinh viên, học sinh nghèo quê tôi chấp nhận đi giúp việc nhà, bốc vác... để kiếm tiền ăn học; gặp chủ tốt th́ nhờ, chủ ác vắt cổ chày ra nước cũng đành chịu. Ngày ngày ở đây tôi dạy thêm tiếng Anh cho sắp nhỏ, rảnh rỗi ghé mấy tiệm sách cũ mua vài quyển về đọc để bổ sung kiến thức...”. Không ngờ một người bệnh nặng như ông, ôm khối u trong lồng ngực, chẳng biết ra đi ngày nào lại có cái nh́n lạc quan đến vậy! Những tràng ho sặc sụa kéo dài khiến cơ thể gầy c̣m của ông rung lên bần bật, trông ông tái xanh như tàu lá chuối rũ rượi bị gió quất sau hè nhưng trên môi vẫn phảng phất nụ cười. Ông biết cách làm cho đời ḿnh bớt khổ khi thản nhiên đón nhận những rủi ro trong lúc nhiều bệnh nhân khác chỉ biết thở vắn than dài.

Điều trị ṛng ră hai năm tại đây, ông đă chứng kiến nhiều t́nh cảnh bi đát mà mỗi bệnh nhân là một tấn bi kịch chẳng ai giống ai. Đêm ấy mưa băo lớn, một chị người dân tộc không thân nhân, cũng chẳng giấy tờ tùy thân lết vào hành lang bệnh viện sống nhờ của bố thí. Một phần ngực của chị đă lở loét, nhức buốt tận tâm can như có hàng ngàn mũi kim châm - chị bị ung thư vú giai đoạn cuối! Những đồng tiền san sẻ ít ỏi người ta đặt vào chiếc nón lá rách bươm của chị ngày một thưa dần bởi họ c̣n phải chạy đôn chạy đáo lo miếng ăn cho thân nhân của họ. Nằm vật vă suốt một tuần cầm cự nhờ chút cháo, cơm của các tổ chức từ thiện, rồi cũng vào một đêm mưa chị lặng lẽ đội nón ra đi mang theo căn bệnh ác nghiệt trở về buôn làng.


CẢNH ĐỜI  NƯỚC MẮT
Nghe chúng tôi hỏi “bao giờ xuất viện?”, đa số bệnh nhân bị khối u ác tính lắc đầu tuyệt vọng “không biết” bởi thông thường khối u lành tính chỉ phát triển tại chỗ, chậm, có vỏ bọc xung quanh trong khi những người mang tế bào ung thư  có tính di căn phải cắt bỏ phần bị ung nhưng khó dứt hoàn toàn bởi nó như chiếc càng cua bám vào cơ thể, phá hoại, phát triển, xâm lấn và chèn ép các cơ quan xung quanh. Theo số liệu thống kê về bệnh ung thư ở Việt Nam, ước tính năm 2000 có khoảng 5.538 trường hợp ung thư vú, tỷ lệ mắc sát nút là ung thư cổ tử cung với khoảng 5.260 trường hợp, kế đến là ung thư dạ dày, đại trực tràng và phổi... Có người đă ở lại bệnh viện 2 năm, 5 năm, 10 năm... xem bệnh viện như gia đ́nh. Một số trẻ em do đột biến gen từ bào thai nên phải nằm viện từ lúc lọt ḷng, đến nay đă biết đi lững chững. Tôi cứ sờ măi lớp da đầu láng bóng chẳng có sợi tóc nào của một cháu bé mà thấy thương quá đỗi. Mẹ Cu Tí cứ nằn ń tôi ghi nhận trường hợp của con chị Lệ đang thở thoi thóp trên vơng: “Vũ ở đây đă 7 năm rồi. Mấy ngày nay không c̣n khả năng mua thuốc tăng bạch cầu, cô coi giúp được th́ làm phước đi cô! Em cũng khổ nhưng thấy cháu c̣n khổ hơn. Mẹ cháu khóc hoài à!”. Chị Lệ năy giờ lấp ló phía sau không dám hỏi chuyện, nghe nhắc tới ḿnh lại ứa nước mắt: “Ở quê đâu làm ǵ ra tiền, nhà tôi c̣n mỗi chiếc ghe chở mướn kiếm gạo qua ngày...”. Tôi biết những người ở đây chưa từng yêu cầu được giúp đỡ nhưng nay dường như họ đă đuối sức v́ phải chiến đấu đơn độc với bệnh tật để giành giật sự sống cho người thân. Bệnh viện cũng có nhiều ưu đăi song không thể cưu mang hết thảy khi kinh phí c̣n hạn hẹp. Nhiều người đến bước đường cùng đành nằm chờ chết như bà cụ bán trái cây dạo về đêm ở chợ Bến Thành. Cách đây vài tháng người ta thấy bà nằm lăn lóc ngoài hành lang bệnh viện. Những lon sữa, gói bánh, bọc gạo của các tổ chức từ thiện cho, bà gối đầu nằm, chẳng ăn uống ǵ. Suốt mấy ngày liền bà cần thuốc để cầm cự sự sống, cần hơi ấm người thân nhưng nh́n quanh chẳng có ai. Cái cơ ngơi kếch xù đă tiêu tan theo căn bệnh ung thư của chồng bà, đến lượt ḿnh bà đành buông xuôi, thúng trái cây hàng đêm không gánh vác nổi căn bệnh khó chữa. Vào một đêm lạnh lẽo bà đă trút hơi thở cuối cùng. Không ai khóc, xác bà được hỏa táng.

Tôi ra về mà cứ bị giày ṿ với ư nghĩ ḿnh không giúp được ǵ cho họ. Gương mặt của bé Thơ bị sưng vều bởi chứng  bướu xoang hàm lồi ra dị dạng ám ảnh tôi ngay cả trong giấc ngủ. Phần răng bên trong của em rụng một lúc năm cái, thêm căn bệnh hở van hai lá đang ngấm ngầm gặm nhấm thân thể èo uột của đứa bé vừa tṛn hai tuổi.

Những ngày tới nếu không có sự chung tay góp sức của những con người có tấm ḷng nhân hậu, chẳng biết cuộc đời của bé Thơ, bé Vũ và rất nhiều người khác nữa sẽ ra sao?

Bài, ảnh: LỆ LOAN