Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 Hân Hạnh Giới Thiệu
Vạn Vật Đồng Nhất Thể Của
Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 Van Vat Dong Nhat The

( 248 Trang $14.00 )

Lời Giới Thiệu

Trong quyển này, tôi đi sâu vào các đạo giáo, và các Mật tông, Mật giáo trong thiên hạ. Tôi thấy Đạo nào cũng có phần Công Truyền và phần Mật Truyền. Công Truyền là phần hiển lộ cho quần chúng. Phần Mật Truyền th́ dành để cho thánh hiền. Hai phần Công và Mật có thể đi song song với nhau, như ở Á Đông hay tách rời là hai phần đối lập nhau, như ở phương Tây. Tôi nhận ra rằng, Đạo nào về phần Mật Truyền cũng chủ trương Thuyết Thiên Địa Vạn Vật đồng nhất thể. Con người phát sinh từ Trời, lúc chung cuộc lại trở về với Trời. Con người như vậy đều phải tiến tới Chân, Thiện, Mỹ. Con người lúc chung cuộc sẽ trở thành Trời thành Phật.

Thế là tôi đă t́m ra được con đường t́m đạo, t́m trời của Người xưa. Như vậy Đại đạo chính là tinh hoa các đạo giáo: Đại đạo chính là Thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể. Nó kêu gọi chúng ta đi sâu vào nội tâm mà t́m Đạo, t́m Trời. Đó chính là con đường tâm linh duy nhất đưa ta về với Đạo với Trời. Tŕnh bày học thuyết này một cách cô đọng, ta thấy nó có những chủ trương chính yếu sau đây:

1.- Vũ trụ này là sự h́nh hiện, hiển dương của một Đại Thể linh minh, huyền diệu bất khả tư nghị. Nói cách khác, vũ trụ quần sinh này không phải là đă được tạo dựng nên bởi một vị Thượng Thần quyền uy vô hạn, mà đă do một Đại Thể phóng phát tán phân ra mà thành.

2.- V́ Đại Thể nói trên đă lấy chính Bản thể ḿnh để h́nh hiện, biến hóa ra vũ trụ hữu h́nh này, nên tất cả quần sinh trong vũ trụ này đều cùng nhau chia sẻ Bản Thể siêu việt nói trên. V́ thế mới nói là Thiên địa vạn vật đồng nhất thể, hay Nhất tức Nhất Thiết; Nhất Thiết tức Nhất: Một là Tất Cả; Tất Cả là Một.

3.- Cái Đại Thể vô biên tế, bất khả tư nghị ấy, sau này được hài danh bằng nhiều cách, được gọi, được tả bằng nhiều tên như Hư, Không, Vô Cực, Thái Cực, Đạo, Chân Như, Chân Tâm, Trời, Thượng Đế, Allah, Ahura Mazda, Yahveh, Adonai, Brahman, Atman, En-Sof hay Bản Thể. Xin nói ngay rằng Bản thể trên không phải là vị Thượng Thần hữu ngă (Dieu personnel) mà là một vị Thượng Thần vô ngă (Dieu impersonnel).

4.- Vũ trụ quần sinh hay chúng sinh được bao quát bằng danh từ Hiện Tượng.

5.- Như vậy vũ trụ quần sinh đa tạp này có hai phương diện:

a).- Phương diện Bản Thể thời đồng nhất bất phân, siêu xuất biến thiên, siêu xuất sinh tử, siêu xuất không gian, thời gian; siêu xuất thiện ác, siêu xuất trên các h́nh danh, sắc tướng. Aị Đông xưa c̣n gọi đó là cơi Niết Bàn trường sinh, bất tử, hạnh phúc vô biên.

b).- Phương diện Hiện Tượng thời đa tạp, nằm trong ṿng biến thiên tương đối; chịu sự chi phối của không gian thời gian, có hiện, có biến, tức là có sinh, có tử, ở trong ṿng h́nh danh, sắc tướng, và lúc nào cũng va chạm với những cặp mâu thuẫn như thiện ác, thị, phi. V́ ở trong ṿng Aẹm Dương tương đối, nên cũng c̣n gọi là cơi luân hồi, sinh tử, biến thiên, đau khổ.

6.- Tất cả các hiện tượng tuy biến thiên, nhưng luôn luôn được chi phối bởi những định luật vĩnh cửu như Tụ, Tán, Văng Lai, Thuận Nghịch, Hỗ Tương Ảnh Hưởng; Hỗ Tương Sinh Hóa.

7.- Vũ trụ quần sinh, tuy biến thiên đa tạp, nhưng v́ đă sinh xuất từ một Bản Thể, nên lúc chung cuộc lại trở về hợp nhất với Bản Thể nói trên. Nói thế có nghĩa là vũ trụ này biến hóa theo định luật tuần hoàn. Người xưa gọi thế là 'Nhất Tán Vạn, Vạn Qui Nhất' hay 'Thiên Địa tuần hoàn chung nhi phục thủy. Nói cho dễ hiểu: Chúng ta sinh xuất từ Trời, và lúc chung cuộc phải trở về với Trời.

Hegel mô tả đại khái như sau: Tinh Thần thoạt kỳ thủy xuất phát để phá tán vào vạn vật, rồi qua nhiều thời kỳ văn minh, nhiều chặng đường lịch sử vất vả, lại phục hồi được chân thể, về được với Thượng đế. Trong con người rơ ràng có 2 chiều biến chuyển:

-Tiêu (Catabolism) Chiều thuận.
-Tức (Anabolism) Chiều nghịch.

“Đi theo chiều thuận, trong th́ bị thất t́nh, lục dục làm mê muội, ngoài th́ bị trăm điều, ngh́n việc quấy đảo tâm thần, lấy giả làm chân, lấy tà làm chính, lấy khổ làm vui, cứ bị lôi cuốn theo dục vọng, cho đến khi tiêu hao hết tinh thần.

Người đại trí, đại tuệ đi theo chiều nghịch sẽ thoát ṿng kiềm tỏa của các định luật tạo hóa, sẽ không c̣n bị âm dương nung nấu, không c̣n bị vạn vật lôi cuốn, dùng đời để tu đạo, lấy nhân đạo để chu toàn Thiên Đạo. Nghịch đây là trở về với Tuyệt đối Thể y như một kẻ bỏ nhà ra đi thật xa xôi, nay trở lại nhà. Tuy gọi là “Nghịch Hành”, nhưng thực là đi theo đúng lẽ Trời, đó là “cái đại thuận” trong cái nghịch. Nghịch đây bất quá là đi ngược với đường lối của thế nhân thông thường.” Sau khi đă tŕnh bày xong thế nào là Vạn Vật Đồng Nhất Thể, tôi đi vào các tôn giáo và các Mật Tông trong Thiên Hạ. Tôi đi vào Tây Phương trước rồi sang Trung Đông rồi sang Á Châu.

Trước hết là Công Giáo. Công giáo không hề phân biệt Chân Truyền và Mật Truyền. Công truyền là tôn giáo dành cho quần chúng, th́ không có ǵ là cao siêu xa vời. Phần mật truyền là phần do các Đại thánh truyền thụ, như Jean, như Paul, như Augustin, nhu Jean de la Croix, như Thérèse D’Avila v.v... Và do các ḍng khổ tu, như Benedictins, như Carmel v.v... Phần mật truyền th́ giống như các đạo giáo Á Đông. Tôi đă chứng minh được rằng các ngài chủ trương:

- Thượng Đế là Bản Thể muôn loài.
- Thượng đế hay Bản Thể bất khả tư nghị ấy đă phóng phát ra muôn loài chứ không phải là Tạo dựng bởi không.
- Thượng Đế là cốt lơi, là Tâm Điểm muôn loài.
- Muốn t́m Thượïng Đế phải t́m nơi đáy ḷng.
- Mục đích của công phu tu luyện là kết hợp Nhất Như với Thượng đế.

Sau đó tôi chứng minh thêm rằng:đạo nội tâm là con đường của hiền thánh muôn thủa muôn phương. Tôi trích dẫn đời sống của các Triết gia Hi Lạp với các Triết Gia Ấn độ và Trung Hoa cho thầy họ hết sức giống nhau. Và tôi muốn chứng minh rằng: Thuyết Thiên địa Vạn vạt đồng nhất thể với các hệ luận của nó như:

1/ Vũ trụ hữu h́nh này là những phân thể của một Toàn Thể, đă được phóng phát, tán phân ra.

2/ Như vậy, vạn hữu đồng căn, dị dạng, nhất thể vạn thù. 3/ Thượng đế tiềm ẩn trong ḷng quần sinh, vũ trụ.

4/ Giác ngộ là biết rằng ḿnh có bản thể Thượng đế, có tính Trời.

5/ T́m trời, t́m Đạo phải t́m trong ḷng, phải đi vào nội tâm.

6/ Lúc chung cuộc vạn vật sẽ siêu thăng, trở về với Thượng Đế. Như vậy, chung cuộc là ḥa hợp.

7/ Vũ trụ, lịch sử chuyển hóa 2 chiều, văng lai, thuận nghịch, thành một chu kỳ. (Cyclical Conception of History)

Tôi lại đem sánh nó với Thuyết Sáng Tạo của Công giáo, như sau:

Thuyết Sáng Tạo (Creationism) 1/ Vũ Trụ hữu h́nh này là do quyền năng của Thượng đế sáng tạo ra từ Không.
2/ Vạn hữu dị thể, dị dạng, và hoàn toàn khác nhau từ căn cốt.
3/ Thượng đế siêu việt và tách ra khỏi vạn hữu.
4/ Mạc khải là tin theo giáo hội rằng Thượng đế là đầu và cùng sau hết mọi sự.
5/ T́m Trời, t́m Đạo phải t́m trong nhà thờ, nhà thánh và qua các phép Bí Tích.
6/ Chung cuộc là phán xét, và tan vỡ kinh hoàng (Tận thế).
7/ Lịch sử, vũ trụ và con người biến hóa một chiều theo đường thẳng (Linear Conception of History).

Tôi thấy thuyêt Thiên Địa Vạn Vật đồng nhất thể mới đích thực là thứ Triết học bất biến vĩnh cửu của nhân quần (Philosophia perennis: Perennial Philosophy).

Về Do Thái Giáo th́ Công truyền và mật tông hoàn toàn khác nhau. Mật Tông Do Thái là Kaballa. Kaballa chủ trương Vũ trụ này do một Bản Thể sinh xuất ra (Ein-sof). Cốt lơi con người chính làThượng Đế (Yod, He, Vau, He). Và các lớp lang h́nh tướng bên ngoài của vũ trụ th́ y như là Những lớp vỏ áo phủ bên ngoài Thượng Đế. Lúc chung cuộc, Thượng Đế sẽ rũ bỏ những lớp áo lớp vỏ bên ngoài và hiện ra trong vinh quang.

Sau đó tôi tŕnh bày về Huyền Môn cổ Ai Cập.

Hai quyển Asclepios cùng với Pimandre là hai bộ sách do Hermes chép ra. Sách này ghi chép những lời mà Hermes dạy đệ tử ông là Asclepios. Sách Asclepios dạy con người phải biết căn cơ, cốt cách ḿnh, phải học biết những phương thức để sống phối kết với thần linh.

...Con người giác ngộ sẽ thấy trời ngự trị trong tâm khảm ḿnh, biết rằng ḿnh đă từ một thực thể tuyệt đối, duy nhất phóng phát ra, biết rằng trong ḿnh có một phần chính cái sức thiêng cai quản vũ trụ.

...Con người có bổn phận sống thuận theo Trời, phối kết với Trời, ḥa đồng với vạn hữu...

...Đối với người Ai Cập xưa, th́ vạn vật, bằng nhiều đường lối khác nhau sẽ đạt tới cùng một mục đích: Trở thành Osiris, trở thành Thần minh...

Nghĩa là chúng ta ai cũng có thể trở thành thần linh. trở thành Thần Linh, th́ phải biết rung đông theo nhịp điệu thần linh.

Sau đó tôi sang Mật Tông Tam Điểm. Tôi sẽ dùng tượng h́nh của môn phái này để soi sáng cho chúng ta về thuyết thiên địa vạn vật nhất thể. Đại Tự-Điển Tam Điểm nhận định về thuyết thiên địa vạn vật nhất thể như sau:

“Học thuyết PHÓNG PHÁT là một học thuyết thịnh hành trong nhiều đạo giáo Á Đông, nhất là Bà la môn và Bái Hỏa Giáo (Parsisme). Đến sau, Huyền môn Kabbalah và Viên Giác (Gnostics) cũng chấp nhận nó, Philo, Plato cũng giảng dạy nó.

Học thuyết này chủ trương: Vạn vật từ Tuyệt-đối-thể phóng phát ra, từ Tuyệt-đối-thể thoái hóa dần măi xuống. Vậy nên, trong Bà La Môn giáo, Hồn vũ trụ, nguồn mạch huyền diệu của muôn sinh linh được đồng hóa với Brahma, với Thượng Đế.

Môn phái Viên Giác (Gnostics) cũng cho rằng vạn hữu sinh xuất từ Thực thể Thần linh. Vạn vật sinh hóa từ cao đến thấp, và sự cứu rỗi lúc chung cuộc, là sự vạn hữu trở về với thanh tịnh của Tạo Hóa. Philo dạy rằng Tuyệt-đối-thể hay khối Linh quang nguyên thủy đă tung tỏa quang huy để soi sáng cho mọi tâm hồn, và như vậy vạn hữu đều chung một nguồn gốc. Thuyết phóng phát rất được Tam điểm lưu tâm chú trọng, v́ các cấp cao trong Tam điểm thường đề cập tới các học thuyết cả Kabbalah của Philo và của huyền môn Viên Giác...”

Tam điểm ưa dùng tượng h́nh để diễn tả tư tưởng. Ví dụ Quan niệm Thượng Đế ngự trị trong con người, và người giác ngộ phải biểu dương, phóng phát Thượng đế ra bên ngoài được tượng trưng bằng:

-H́nh sao năm cánh tung tỏa hào quang, với chữ G hoa ở tâm điểm. G là God là Thượng đế. Ngôi sao năm cánh là tượng trưng con người.

Sau đó tôi sang Hồi Giáo Hồi giáo có 2 phần Công Truyền, Mật Truyền phân biệt rơ rệt. Phần Công truyền là Hồi giáo với hơn 1 tỉ tín đồ. Phần mật truyền là môn phái Sufism (Bạch Y). Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) ra đời vào khoảng thế kỷ 2. Dạy con người có thể kết hợp với Trời qua những giai đoạn như thống hối, hăm ḿnh, bỏ ḿnh, sống nghèo khó, nhẫn nhục, tin tưởng v. v...

Họ tin rằng con người có thể tiến tới thần minh, tu luyện thành thần minh và sống kết hợp với Ợấng Tối Cao, sống ḥa ḿnh với Đại Thể vũ trụ. Quan niệm này cũng tương đương như quan niệm nhập Niết Bàn của Phật Giáo, hay ḥa ḿnh với Brahman của ấn Giáo. Môn phái này cũng chủ trương thuyết : Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Có người cho rằng tư tưởng trên có thể thấy trong vài đoạn thánh kinh Coran của Hồi Giáo, nhưng thực ra đă vay mượn ở những trào lưu ngoài đạo Hồi như Huyền Học Thiên Chúa Giáo (Catholic Mysticism), môn phái Tân Bá Lạp đồ (Néo-Platonism), Denys l'Aréopagite, môn phái Viên Giác (Gnosticism), môn phái Mandeism, Manicheism v.v...

Trong quyển Histoire du Caodaisme của Gabriel Gobron có toát lược tư tưởng môn phái này như sau: ông Ben Aliona vị giáo chủ gần ta nhất (ông chết năm 1934) chủ trương phối hợp đạo Maisen, Bái Hỏa, Công Giáo, Hồi giáo. Ông dạy như sau: Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ này là những bức màn che thế giới vô cùng.

Vũ trụ này được phóng phát ra từ Thượng đế. Chỉ những tâm hồn đặc biệt mới hiểu điều sâu nhiệm (bathen) ẩn áo này (sirr), chứ không phải là thế giới này được tạo dựng nên, như người tầm thường (foqara) đă tưởng. Và như vậy, Thượng đế đă ở trong ta (ai biết ḿnh, sẽ biết Chúa, ai chịu t́m hiểu ḿnh, sẽ tiến gần Chúa. Phải được giác ngộ (ichraq) như mọi danh nhân Hồi Giáo đă chủ xướng.

Sau đó tôi đi vào Thông Thiên Học. Bà Blavatsky xác tín rằng: Vũ trụ này đă được sinh xuất từ một Nguyên Lư vĩnh cửu phổ quát. Hết ṿng biến dịch, sinh hóa, vạn hữu lại thể nhập vào căn cơ, vào nguyên thể. Và như vậy, đối với Bà Blavatsky và Thông Thiên, Thượng Đế phải tiềm ẩn trong ḷng vạn hữu, và trong ḷng của moồi chuững sinh, trong ḷng của mỗi nguyên tứư của thế giới vô h́nh và hữu tướng, v́ Ngài chính là nguồn sinh lực, nguồn sinh hóa vô biên, vô tận của vạn hữu. Thông Thiên học chủ trương thêm rằng v́ vạn hữu sinh xuất từ một nguồn, nên vạn hữu có liên lạc mật thiết với nhau, và muốn t́m hiểu về con người, không bao giờ được tách rời nó ra khỏi Đại Thể vũ trụ. Đọc nhận định của Thông Thiên về con người y thức như nhận định của Kinh Hoa Nghiêm. Chính v́ thế, mà toàn thể nhân loại là anh em với nhau. Nhân loại họp lại thành một Đại Thể Vũ Trụ. V́ chủ trương Thượng Đế ở khắp mọi nơi, nên Thông Thiên đă tự xếp ḿnh vào hàng ngũ Phiếm Thần (Panthéism).

Phiếm Thần không chấp nhận rằng Thượng đế ở ngoài vũ trụ, và ở trên trời xa thẳm, như Công giáo chủ trương. Quan niệm Thượng đế ngoại tại, và ở trên trời xa thẳm đó đă bị nhiều học giả như Tillich, như Giám Mục Giáo Phái Anh Quốc John Ạ T. Robinson, cho là một tư tưởng đă lỗi thời. Ngày nay quan niệm Thượng Đế tiềm ẩn trong ḷng sâu vạn hữu đă được các môn phái Huyền Học từ Đông sang Tây chấp nhận. Sau hết, Thông Thiên học chủ trương rằng con người sẽ trở thành Thần Minh, sẽ trở thành Thượng Đế. Chân nhân chính là Thượng Đế đă thức giấc.

Sau đó, tôi đi vào Bà La Môn. Bà La Môn xưa nay vốn chủ trương: Vũ trụ này cũng như vạn hữu đều do một bản thể duy nhất phóng phát ra.

a). Nhà thấu thị có thể coi Brahman là vũ trụ (Mundaka 2.2. II) (Mandukya Upanishads 2)

“Là lửa, Ngài sưởi ấm,
Ngài là vừng Thái dương,
Ngài là mưa móc đượm nhuần,
Ngài là đất, là vật chất, là Thần,
Ngài là Hữu, Ngài là Vô, Ngài là Hằng cửu.
Ngài là vừng dương trong thinh không,
Ngài là thần Vasu trong không khí, Ngài là gió,
Ngài là đạo sư trước bàn thờ,
Ngài là tân khách đến chơi nhà.

Ngài ở trong người, trong không gian, trong định luật thiên nhiên, Ngài ở trên trời. Ngài sinh trong nước, trong mục súc, trong định luật thiên nhiên, trong nham thạch. Đấng toàn thiện, đấng tối cao là như vậy.”

... “Brahman, thật ra là bất tử. Brahman ở đằng trước, Brahman ở đằng sau, ở bên trái, ở bên phải; Brahman ở trên, Brahman ở dưới, Brahman thật ra chính là toàn thể thế giới, toàn thể vũ trụ.” (Mundaka 2.2 II) “Bởi v́ thật sự, vạn hữu là Brahman” (Manukya Up. 2)

... “Ngài nhập vào vạn hữu, ngay cả vào đầu móng tay, y như dao cạo tra vào bao dao, y như lửa nằm trong mồi lửa...”

b)- Nhà thấu thị cũng có thể coi Brahman, Atman là Bản thể, là Cốt lơi, là Trục cốt vạn hữu. T́m ra được Cốt lơi ấy, Trục cốt ấy, là hiểu được Brahman, hiểu được vạn hữu, hiểu được chính ḿnh. Đó là ch́a khóa mở ra mọi hiểu biết. Thực tại chỉ là Một. Biến thiên phiền tạp chỉ là h́nh tướng. Trên mặt đất này không có tạp thù, không có biến thiên thực sự. Kẻ nào chỉ nh́n thấy biến thiên cách biệt bên ngoài, kẻ ấy sẽ c̣n trong Ṿng sinh tử. Tất cả phải được nh́n thấy trong Nhất thể, trong thực thể, Bản thể duy nhất bất khả tư nghị...” (Brih. 2.4.5)

Upanishads tuyên xưng:

“Thực sự nếu nh́n thấy được, nghe thấy được, nghĩ ra được, t́m hiểu được Đại Ngă, sẽ hiểu được vũ trụ này.” (Brih. 2.4.5.)

“Thực sự, ai mà thấy được sợi giây nhất quán, thấy được chủ tể tại hàm tàng trong vạn hữu, người đó biết Brahman, người đó hiểu biết vũ trụ, hiểu biết thần minh, hiểu biết Veda, hiểu biết tạo vật, hiểu biết Đại Ngă, hiểu biết mọi sự...” (Brih. Up. 3.7.1)

- Thấy được Trời lồng trong vạn hữu là đạt tới chân tri, là t́m thấy được Thượng Đế.

“Ai mà thấy được Chúa Trời,
Lồng trong vạn vật, vạn loài thọ sinh,
Trường tồn giữa mọi điêu linh,
Trường tồn vĩnh cửu trong ḿnh biến thiên,
Thế là tri giác vẹn tuyền...”

Sau đó tôi đi vào Đạo Phật. Kinh Hoa Nghiêm cho rằng: Mọi sự vật trong vũ trụ đều do Tâm mà ra. Tâm đây là Tâm Chân Như hay Chân Không Diệu Hữu, Bản Thể. Vũ trụ do nhân duyên ḥa hợp mà thành, mọi vật lớn nhỏ đều nương vào nhau, nhân làm quả, quả lại làm nhân, cái này có là nhờ cái kia, cái kia có là nhờ cái này, tương quan, tương duyên, lớp lớp chằng chịt vô cùng nên gọi là trùng trùng duyên khởi. Mọi sự vật đều dính chùm với nhau, nên vật này động là tất cả đều động, tất cả đều liên quan mật thiết với nhau, Một tức Tất Cả, Tất Cả tức Một, mọi vật đều tương tức, tương nhập. Vạn vật đều cùng chung một Bản Thể, một nguồn sống vô h́nh vô tướng, tuyệt đối mà Phật giáo tạm gọi là Tâm Chân Như, là Không, Lăo giáo gọi là Đạo hay Vô Cực, Khổng Giáo gọi là Thái Cực, Cao Đài gọi là Thày.

Thế tức là: Nhất thiết do tâm tạo, Vạn vật đồng nhất thể. Trong cái Đồng nhất Thể đó, có 2 thành phần: Một là Lư, Hai là Sự. Sự là Vạn Vật trong vũ trụ, có h́nh tướng, mà ngũ quan có thể tiếp xúc được, như: người, vật, núi, sông, cây cỏ, mặt trời, mặt trăng, tinh cầu...

C̣n Lư th́ không có h́nh tướng, phải dùng tâm để mà hiểu biết mà thôi, như: Bản Thể, Chân Lư, Thật Tướng, Lư Tánh... Sự c̣n gọi là Vọng Tâm, Vọng Ngă, hay Luân Hồi, Sinh Tử. Lư cũng là Chân Tâm, Chân Ngă, hay Niết Bàn, Bất Sinh Bất Tử.

Ḥa thượng Hải Tràng nói: Do tu Bát nhă (prajnaparamita) mà tôi đắc tuệ nhăn và hàng ngàn vạn tam muội khác. Lúc nhập Tam Muội này, tôi biết rơ tất cả thế giới không chút chướng ngại và thấy mọi sự vật trong vũ trụ đều dung thông, dung nhiếp với nhau. Tôi biết rằng CÁI TÂM CHUNG CỦA MỌI NGƯỜI LÀ CÁI TÂM CHUNG CỦA TRỜI ĐẤT, VÀ CÁI LƯ CỦA SỰ VẬT LÀ CÁI LƯ CHUNG CỦA VẠN VẬT. Khi đă rơ được một phần tử trong vũ trụ, th́ cũng rơ được sự vật trong trời đất. Đó là cái lư MỘT LÀ TẤT CẢ, và TẤT CẢ LÀ MỘT, TÂM VẬT KHÔNG HAI. Tóm lại, chủ trương của Phật Giáo chính là: Từ Vọng Ngă nhỏ hẹp, ta sẽ cố phát huy Đại Ngă mênh mông. Từ sắc thân phàm tục, ta sẽ cố phát huy Pháp Thân siêu việt. Từ phàm thân dễ bị hủy diệt ta sẽ phát huy Kim Cương Thân bất khả huỷ diệt. Từ u minh mê vọng của Lục Thức, Lục Trần, ngũ uẩn, ta sẽ làm bừng sáng lên ngọn đuốc Chân Tâm. Chữ Diệt Ngă, chữ Giải Thoát, hiểu cho đứng đắn, sẽ là phá tan mọi h́nh tướng để t́m ra Chân Tính (Khiển tướng chứng tính); làm lu mờ tan biến mọi nhỏ nhoi, ti tiện, cho Quang Minh, Chính Đại hiện ra (ẩn liệt, hiển thắng). Mục đích tối hậu là khế hợp nhất như với Chân Như Tuyệt Đối, Bản Thể Tuyệt Đối...

Sau đó tôi đi vào Đạo Lăo. Đạo lăo chủ trương muôn loài sinh ra từ Một, hay Đạo, biến hóa muôn vàn , lúc chung cuộc lại trở về Đạo. Đạo hay bản thể muôn loài có nhiều tên gọi, như Đạo, như Cốc Thần, như Nê Hoàn Cung, như Huyền Quan Khiếu v.v.. Khiếu ấy sinh xuất muôn thần vạn thánh. Đạo hay Cốc thần th́ ở trung diễm ṿng tṛn, c̣n muôn thần vạn thánh th́ chầu quanh ở ṿng tṛn biến hóa bên ngoài.

Huỳnh Đ́nh Kinh viết:

Một thần chính vị nơi Trung Điểm,
Vạn thần chầu chực thành ṿnh quanh.

Con người biến hóa có hai chiều Thuận và Nghịch. Thuận là biến từ Thái Cực, Bản Thể ra ngoại cảnh. Nghịch là Biến Hóa từ Ngoại Cảnh trở về Tâm. Đi theo chiều thuận thời sinh Nhân sinh Vật.. Đi theo chiểu Nghịch thời sinh thánh sinh Thần. Con đường trở về với Đạo với Nhất là con đường hướng nội. Chung qui hiểu được chữ Nhất là hiểu được tinh hoa các Đạo Giáo Á Đông.

Sau đó tôi đi vào Đạo Khổng. Đạo Khổng cũng suy diễn thuyết Thiên Địa Vạn Vật đồng Nhất thể. V́ muôn loài đều sinh ra từ một gốc là Thái Cực. Nên Đạo Khổng rất trọng gốc, gốc có vững th́ Đạo Lư mới sinh. Quân tử vụ bản, bản lập nhi Đạo sinh (L.N. I, 2). Đạo Khổng chuyên khảo về con người, nên đă t́m thấy Chân Đạo tại nhân tâm, và t́m ra được Thiên Tâm ẩn áo sau lớp nhân tâm là sẽ ung dung Trung Đạo.

Sau hết tôi đi vào Cao Đài. Tôi đă cộng tác với Cơ quan phổ thông giáo lư Cao Đài ở đừờng Cống Quỳnh Sài G̣n khoảng 10 năm. Đạo Cao Đài chấp nhận mọi tôn giáo, nhưng muốn t́m cho ra Tinh Hoa các Tôn Giáo, mà họ gọi là Đại Đạo. Đạo Cao Đài tin tưởng Trời ở trong ḷng mọi người, và “Học là học để làm Trời, Có đâu măi măi làm người thế gian”

Và ước mong mọi người Việt Nam t́m cho ra cái Căn Trời Cốt Phật trong ḷng ḿnh.

             “Đi về đâu, Việt Nam ơi,
             Về nơi Nhân Bản của Trời trước kia.”

Và tôi kết luận sách này bằng cách tuyên xưng rằng thật t́nh chúng ta là anh em một nhà, là Tứ Hải Giai Huynh Đệ, cho nên quí nhất là chúng ta phải tương thân tương ái với nhau.



Chọn đây để trở về trang đầu

 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN LẠC
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

10432 STERN AVE
WESTMINSTER, CA 92683, USA
(714) 531-6531

nhantu@yahoo.com

Chi phiếu xin đề: LE THI YEN.

Xin ghi rơ tên, địa chỉ, điện thoại, E-mail và số lượng cho mỗi cuốn sách đặt mua. Xin vui ḷng thêm cước phí Bưu Điện $2.00/cuốn trong Hoa Kỳ hoặc $6.00/cuốn ngoài Hoa Kỳ



Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh