Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 Hân Hạnh Giới Thiệu
Tính Mệnh Khuê Chỉ Của Dịch Giả
Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


 Tinh Menh Khue Chi

( 500 Trang $25.00 )

Lời Giới Thiệu

Tính Mệnh Khuê Chỉ là một quyển sách không phải để đọc chơi, mà là để nghiên cứu suốt đời. Cuốn sách này rất mực văn chương, có nhiều h́nh ảnh, chữ Hán và chứa đầy khẩu quyết của Chư Tiên.

Tôi đă đi sâu vào Tam Giáo.

- Về Khổng Giáo, tôi đă viết bộ Trung Dung Tân Khảo, và 3 quyển khảo luận về Khổng Giáo.
- Về Lăo, tôi dịch Đạo Đức Kinh, dịch sơ lược Nam Hoa Kinh, dịch Huỳnh Đ́nh Kinh, Tham Đồng Khế, Ngộ Chân trực chỉ, và Tính Mệnh Khuê Chỉ.
- Về Phật tôi viết quyển Phật Học Chỉ Nam.

Tính Mệnh Khuê Chỉ là một sách dạy tu tiên do học tṛ của Doăn Chân Nhân in vào năm Khang Hi thứ 9 (1670). Tính Mệnh Khuê Chỉ là một bộ sách rất nổi tiếng trong Đạo Lăo. Nó chủ trương: Tam Giáo hợp nhất, và VẠN GIÁO NHẤT LƯ. "Thiên Hạ vô nhị Đạo, thánh nhân vô nhị tâm". Đầu sách có h́nh Phật, Lăo, Khổng. Sách gọi là Tính Mệnh Khuê Chỉ, nêu rơ mục đích là Tu Tâm Tu Tính, là đi từ Hữu nhập Vô, từ Thực tới Hư. (Xem tr. 7) Dịch Kinh cho rằng: Trời có trước Người, mà Người chính là Trời Nguyên Thủy, nên sách này dạy ta phép Thủ Khảm Điền Ly, để biến Ly thành Kiền, để giúp ta trở về với Trời (tr. 16).

Con đường tu là t́m hiểu Tính Mệnh, t́m hiểu Bản Thể con người, mà Thái Cực là Bản Thể, là Tâm Tính (tr. 17). Đắc Đạo chính là Đắc Nhất, đắc Trung. Phải lo tu từ kiếp này:

              Nhân thân nan đắc, kim dĩ đắc,
              Đại Đạo nan minh, kim dĩ minh.
              Thử thân bất hướng kim sinh độ,
              Cánh hướng hà sinh độ thử thân?

Dịch:

              Thân người khó được, nay đă được,
              Đại Đạo khó hay, nay đă hay.
              Thân này chằng hướng kiếp này độ,
              Đợi đến kiếp nào mới độ đây? (tr. 21)

Phép tu hay nhất là luyện Kim Đan (tr. 23), và phải hiểu rơ 2 chủ Tính Mệnh. (tr.27) Tính là Nguyên Thần, Mệnh là Nguyên Khí. Tính có Tính Trời, có Tính Người. Tính Trời là Thiên Địa chi Tính. Tính người là Khí Chất chi Tính. Mệnh có Mệnh Trời và Mệnh Người. Mệnh trời là H́nh Khí Chi Mệnh. Mệnh người là Phân định chi Mệnh.(tr. 27) Tính Mệnh trời th́ vĩnh cửu, trường sinh. Tính Mệnh người th́ Luân Hồi sinh tử. Cho nên Chân Tính Mệnh của ta th́ thông ngày đêm, phối Thiên Địa, triệt cổ kim, không bao giờ mất mát tiêu diệt được (Tr. 28) Biết Tận Tính Chí Mệnh, th́ sẽ đạt được Hư Không Bản Thể (tr. 30) Sau đó sách dạy cách luyện đơn, bằng 40 h́nh vẽ. Muốn luyện đan trước hết là phải dẹp trừ niệm lự. (Tr.102)

- Luyện Đan là luyện Tiên Thiên Khí Công, là ḥa hợp Nguyên Thần, Nguyên Khí qua 2 mạch Nhâm Đốc.

              Luyện Đan chính thị luyện Kim Đan,
              Nguyên Thần Nguyên Khí hợp lưỡng ban
              Vận chuyển phải qua Nhâm Đốc mạch
              Nhâm Đốc đả thông sẽ chu toàn. (tr. 103)

-Luyện Đan là t́m ra được Thiên Địa chi tâm, (tr. 102), t́m ra được Thái Cực trong con người. (tr. 103)

- Luyện Đan là loại trừ bụi bặm, để cho Tâm phục hồi bản thể, phục hồi Thiên Mệnh chi tính cuả ḿnh.(tr. 106)

- Sách gọi Luyện Tâm là Luyện Đan, và dạy con người có 2 tính: Thiên địa chi tính (Tính Trời) và khí chất chi tính (Tính Người)

Trừ khử tính Người là luyện Đan. Trừ được Tính người th́ Tính Trời sẽ hiện, và Đan sẽ thành. (tr. 107)

Ta thấy mục đích đạo Lăo khá rơ ràng: Biến con người Phàm phu thành con người Siêu Việt, biến Người thành Trời.

Đạo Lăo đưa ra nhiều cách:

1. Hợp nhất các yếu tố về Nhất Thể, khiến Âm Dương hợp Nhất thành Thái Cực. Họ gọi Âm là: Hổ, là Diên, là Xá nữ, là Nguyệt; gọi Dương là Long, là Hống, là Anh Nhi, là Nhật v.v. Và gọi đó là Phép Luyện Đơn. mà luyện đơn là vận chân khí qua xương sống, qua hai mạch Nhâm Đốc, và đem Chân Khí đó về Tích Tụ tại Nê Hoàn Cung, hay Thượng Đơn Điền. Khoa học Vận khí qua hai Mạch Nhâm Đốc chính là Khoa Khí Công của Trung Hoa. Tôi không muốn nói nhiều hơn, chỉ xin giới thiệu bộ sách: Trung Quốc khí Công đại thành?, do Phương Xuân Dương, chủ biên, 868 trang, Cát Lâm Khoa Học kỹ thuật xuất bản xă, 1999.

2. Chẳng những hợp Âm Dương, mà c̣n Hoà Hợp Tinh Khí Thần qui tụ về nơi đầu mà họ gọi là Tam Hoa qui đỉnh.

3. Cũng có thể Hoà Hợp Ngũ Hành Mà Họ gọi là Ngũ Khí Triều Nguyên.

4. Họ coi con người sau khi đă sinh, th́ không c̣n Thuần Thể, Toàn Thể như Trời. Trời khi ấy đă mất vẻ Thuần Khiết và đă biến thành Ly. Cho nên phải biết lấy Hào Dương ở giữa quẻ Khảm thay cho Hào Âm ở giữa quẻ Ly, cho Ly biến trở lại thành Kiền. Đó là Thủ Khảm Điền Ly. Đó là biến Phàm Tâm con người trở thành Thiên Tâm.

5. Họ gọi con người là Khí Chất chi Tính, coi Trời là Thiên Mệnh chi Tính. Diệt Khí chất chi tính, để thay thế bằng Thiên Mệnh Chi Tính. Khí Chất chi tính là Nhân Dục, Thiên Mệnh chi tính là Thiên Lư. Cho nên hễ Nhân dục thắng th́ Thiên Lư vong, Nhân dục tận th́ Thiên Lư hiện. Hai đằng không thể Lưỡng lập, mà phải một chết một c̣n. Đó cũng là Biến Người thành Trời.

6. Họ muốn biến Tinh Khí Thần, và Nói: Luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần, Luyện thần hoàn Hư, phục qui Vi Cực. Đó cũng là Biến Người thành Trời.

7. Họ chủ trương người có Bát Thức. Ngoài Bát thức ra, c̣n có Cửu Thức, hay Bạch Tịnh Thức. Bát thức phải qui về Bạch Tịnh Thức th́ con người mới trở nên Bất Tử. Đó cũng là cách Biến Người thành Trời theo Phật Giáo. (Phật giáo xưa nay chỉ biết Bát Thức, khi giác ngộ, th́ Thức sẽ biến thành Trí, ví dụ Alaya sẽ biến thành Đại Viên Cảnh Trí. Chỉ có Doăn Chân Nhân mới nói con người có Cửu Thức).

8. Họ c̣n chủ trương Tâm Tử, Thần Hoạt. Tâm con người có chết đi th́ Thần Trời Đất mới hiện ra.

9. Cho nên có thể nói Đằng sau mỗi con người sinh tử chúng ta, c̣n có một Chân Nhân bất sinh bất tử. Phải t́m cho ra được Chân Thần bất sinh bất tử ấy, phải hoàn toàn vất bỏ con người cũ của chúng ta, và thay thế chúng ta hoàn toàn bằng con ngưới mới. Như vậy mới là Giác Ngộ hoàn toàn. Tâm ta phải như mặt trời trong sáng. Như vậy giữa Con Người Phàm Phu chúng ta và con người Thiên Chân chúng ta, như có một bức màn, Tu là xé bỏ bức màn đó.

10. Như vậy, chúng ta đáng lư là Trong sáng, nhưng ta lại nghĩ ta là Đen đủi. Chúng ta là Bất tử nhưng chúng ta chỉ nh́n thấy Sinh Tử, Biến Thiên. Chúng ta là Chân Như, nhưng v́ mang hồn phách, h́nh hài nên tưởng ḿnh là cái ǵ GIẢ HỢP.

Bà La Môn giáo cầu xin:

              Xin đưa tôi từ GIẢ trở về CHÂN.
              Xin đưa tôi từ TỐI TĂM trở về ÁNH SÁNG.
              Xin đưa tôi từ TỬ VONG trở về BẤT TỬ.
                            (Brih. Upanishad, 1.3.28)

Đó chính là Họ nh́n ta từ Khía Cạnh Thần Tiên, chứ không nh́n ta bằng đôi mắt phàm tục (tr. 112). Con người muốn qui nguyên phản bản, th́ tất cả phải qui hướng về Trời về lẽ một. Ngũ khí là: Tinh Thần, Hồn, Phách, Y. Tất cả phải họp lại thành một. Cho nên mới có những chữ như Ngũ Khí triều Nguyên, Toàn Thốc Ngũ hành. Tứ tổ qui gia, Tam gia tụ đỉnh. Tam gia tương kiến v,.v...(Tr. 114)

Sau đó Sách cho ta ít nhiều khẩu quyết như:

1. Muốn trường sinh, phải t́m cho được Chân Tâm. Chân Tâm là Nguyên Thần, là nguồn gốc Trường Sinh. Vọng Tâm là Thức thần là căn nguyên Sinh Tủ.

2. Muốn tu phải t́m cho ra Linh Đài. Linh Đài chính là Huyền Quan Khiếu, là Cốc Thần hay Nê Hoàn Cung trong đầu năo con người. v.v... (tr. 128)

3. Tu là Tu tâm là bồi dưỡng bản nguyên (tr. 134). Sau đó sách bàn về hô hấp. Doăn Chân Nhân phân biệt hai loại hô hấp:

Phàm tức là thở thường bằng phổi và Chân tức là thở qua 2 mạch Nhâm Đốc. Đó là một khoa học rất khó. (tr. 171- 172). Sách lại dạy về Nê Hoàn Cung. Nê Hoàn Cung, chính là Vô Cực là Chân Trung trong con người. (tr.190).Nó là căn nguyên sinh ra vạn sự trong con người.

              Huyền tẫn, huyền tẫn, chân huyền tẫn,
              Bất tại tâm hề bất tại thận,
              Cùng thủ sinh thân thủ khí sơ,
              Mạc quái thiên cơ đô tiết tận
              Huyền tẫn, huyền tẫn, Chân huyền tẫn,
              Không phải ở Tâm, không ở Thận
              Ở tại chỗ người vừa thụ khí,
              Không sợ Thiên cơ đă tiết lộ.(tr. 188)

Khiếu này gọi là Tổng tŕ Môn, là Kinh Đô vạn pháp, nó không có biên cương, không có trong ngoài. (tr. 195) Sách c̣n dạy chuyển Pháp Luân. (tr. 213) Rồi lại dạy Điều Tức, dạy ngưng thần nhập khí huyệt.

              Tích nhật ngô sư thân khẩu quyết,
              Chỉ yếu ngưng thần, nhập khí huyệt.
              Ngày trước gặp thày truyền khẩu quyết,
              Chỉ yếu ngưng thần nhập khí huyệt (tr. 239)

Dạy ngoại Hô Hấp, nội Hô Hấp, dạy Thai tức v,.v...( tr. 232- 249), và truyền nhiều khẩu quyết về Thai Tức (tr. 255- 262) Sách dạy tiếp Hành Thiền, Tọa Thiền,Lập Thiền, Ngọa Thiền. Sách dần dần tiến sâu vào các khẩu quyết tu luyện.

              Yêu mịch trường sinh lộ,
              Trừ phi nhận bản nguyên
              Đô lai nhất vị dược,
              Cương đạo số thiên ban.

              Muốn t́m nẻo trường sinh,
              Phải biết bản nguyên ḿnh
              Dược vị vốn chỉ một,
              Người nói thành trăm ngh́n. (Tr. 317)

Tính Mệnh Khuê Chỉ dạy ta không biết bao nhiêu là khẩu quyết, không biết bao nhiêu bài thơ. Chung qui vẫn dạy chữ Nhất. Phục Hi Văn Vương được chữ Nhất mà Chu Dịch hưng khởi. Đại Vơ, Cơ Tử được chữ Nhất, mà Hồng Phạm Cửu Trù sinh; Chu Mậu Thúc (Chu Liêm Khê) được chữ Nhất mà có Thái Cực Đồ; Thiệu Nghiêu Phu (Thiệu Khang Tiết) đắc Nhất mà viết Hoàng Cực Kinh Thế; Lăo Tử được chữ Nhất, mà vạn sự tất; Thích Ca được chữ Nhất mà Vạn Pháp qui. Qui Căn là Qui Nhất, Phục Mệnh là Phục Nhất vậy. Và dạy t́m Nê Hoàn Cung: Pháp Bảo Di Châu viết:

              Nhận đắc Bản Lai Chân Diện mục,
              Thủy tri sinh tử tại Nê Hoàn.
              Biết được Bản Lai Chân Diện Mục,
              Mới hay sinh tử tại Nê Hoàn.

Huỳnh Đ́nh Kinh viết:

              Nê Hoàn bách tiết giai hữu Thần
              (Nê Hoàn bách tiết đều có Thần).

Lại nói:

              Năo trung tinh căn tự Nê Hoàn
              Năo Thần tinh căn tự Nê Hoàn).

Lại nói:

              Nhất diện chi thần thông Nê Hoàn,
              Nê Hoàn cửu Chân giai hữu pḥng.
              Phương viên nhất thốn xứ thử trung,
              Đăn tư nhất bộ thọ vô cùng

              Chư Thần nơi mặt thuộc Nê Hoàn,
              Nê Hoàn Cửu Chân đều có pḥng.
              Vuông tṛn một tấc tại năo trung,
              Tồn tư Cửu Chân thọ vô cương.

Xưa vua Hoàng Đế lên núi Nga Mi, yết kiến Thiên Chân Hoàng Nhân, để hỏi về đạo Chân Nhất. Hoàng Nhân nói: Đó là điều quí trọng của Đạo gia. Kinh này Thượng Đế dấu trong năm thành của núi Côn Lôn, để trong ḥm ngọc, chữ khắc vào thẻ Kim Trát, bôi bằng bùn tía, đóng ấn Trung Chương.(tr. 356 - 358)

Như vậy bí quyết luyện đơn chỉ là: Thủ Khảm điền Ly, biến Ly thành Kiền. Nghĩa là làm sao vứt bỏ hết những ǵ nhơ nhớp, xấu xa trong con người, chỉ c̣n lại những ǵ trong sáng, tinh hoa nhất của con người. Y thức như Nho Gia nói: Khử nhân dục, tồn thiên lư, hay nhân dục tận, thiên lư hiện. ( tr. 390)

Khi ta sinh ra làm người th́ chưa biết ḿnh có Tính Trời, Tính Phật. Nhưng trong bào thai mẹ chúng ta đă tiềm ẩn sẵn cái Tính Trời Tính Phật ấy rồi. Chúng ta chịu suy sẽ nhận ra điều này. Là trong ta đă sẵn có Tính Trời, Tính Phật mà chúng ta chẳng biết chẳng hay.

Nếu biết ra, th́ ta sẽ thấy ta cũng là vị Hoá Công, có thể tái tạo lại cho ḿnh Tính Trời, tính Phật ấy, tạo lại cho ḿnh một bầu trời mới. Chúng ta là khoáng có vàng bên trong mà ta không biết. Biết ra sẽ hun đúc cho khoáng nơi ḿnh chảy ra th́ sẽ thành vàng. Chúng ta vốn là Phật, là Trời nhưng chúng ta phải tốn công tu luyện mới được. Như vậy ta phải hiểu Thánh Thai là Con Người Phàm nay đă sinh lại thành Tiên Phật. Chúa Giêsu cũng đă nói: Nếu con người không sinh lại, sẽ không thấy được Nước Trời. (John 3, 3; 3, 5-7).

Kinh Dịch gọi Sinh lại là quẻ Phục. Phục là Nhất Dương sinh. Có vào được quẻ Phục, mới biết rằng ḿnh có Tính Trời. PHỤC kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ. Sách kết luận trong tâm ta có Phật mà ta không biết.

              Tụng kinh trai giới thảy đều không
              Hà tất tham thiền uổng phí công
              Nực cười thiên hạ t́m trong núi,
              Chảng hay rằng Phật tại tâm trung.( 481)

Và cho rằng tu là đạt Chân Như (tr. 490).

Ta thấy Tính Mệnh Khuê Chỉ ngoài phần lư thuyết cao siêu ra, c̣n có phần thực hành. Phần thực hành chính là phần Tiên Thiên khí Công của Đạo Lăo. Nó dạy điều ḥa Âm Dương. Dạy phép thở qua 2 mạch Nhâm, Đốc, từ huyệt Vĩ Lư lên tới Nê Hoàn, rồi lại từ Nê Hoàn, đi theo Mạch Nhâm, xuống Vĩ lự.

Cách thở này Đạo Lăo gọi là Chân Tức. Thở qua xương sống như vậy, chính là Thần Tức tương y, hay Tâm tức tương y. Thần vận Khí đi khắp con người. Thần chính là Chân Dương, Tức chính là Chân âm. Luyện sao cho Âm tận Dương thuần, cho Kim đơn ngưng kết tại Nê Hoàn. Để cho rơ hơn, tôi xin trích một đoạn tôi bàn về Phép Luyện Đơn khi tôi viết trong Huỳnh Đ́nh Kinh. Đạo Lăo cho rằng, trong con người có hai thứ khí:

a. Khí trời: khí hô hấp.
b. Khí Tiên Thiên hay Chân khí?, hay Nguyên khí?. Nguyên khí hay khí Tiên thiên ở trong xoang năo, và trong tủy xương sống. Chính v́ vậy mà tủy xương sống được gọi là Tiên thiên khí quản.

Hai khí Tiên thiên và Hậu thiên hỗ trợ nhau. Nghĩa là hô hấp tiên thiên phải nhờ vào sức hô hấp hậu thiên mới có thể vận chuyển được. Nói rơ hơn: khi ta hít khí trời xuống phổi (hấp hậu thiên), th́ đồng thời ta nương sức hít đó, hít Chân khí từ Vĩ lư, qua Đốc mạch lên Nê Hoàn (hấp tiên thiên). Khi ta thở khí ra (hô hậu thiên), th́ đồng thời ta chuyển chân khí từ Nê Hoàn, xuống Hạ đan điền, xuống Sinh tử huyệt (huyệt giữa giang môn và sinh dục khí) (hô tiên thiên). Người xưa gọi Hô hấp hậu thiên là Hỏa hầu. Hô hấp tiên thiên là Dược vật Hô hấp hậu thiên là Âm. Hô hấp tiên thiên là Dương. Hai thứ hô hấp đó liên lạc mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau.

B. ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN CỦA CHÂN KHÍ
Hô hấp tiên thiên là vận chuyển chân khí từ Sinh tử huyệt (Trường cường) tới Vĩ lư , qua Đốc mạch (qua Giáp tích, Ngọc chẩm) vào Nê Hoàn. (Đốc mạch c̣n được gọi là Ngân hà, Hoàng hà, Hoàng đạo, Khí quản, Khí lộ, Thiên kinh, hay Hà xa. Vĩ lư, Giáp tích, Ngọc chẩm gọi là hậu tam quan). Giai đoạn này là Hấp khí, cũng c̣n gọi là Thăng, là Tiến dương hỏahay Thái thủ Sách Sao Kiểu động chương gọi giai đoạn này là: Hấp thăng hổ hống phong sinh (Sđd, tr. 8a, quyển Hạ). Giai đoạn thứ hai là hô khí, tức là chuyển khí từ Nê Hoàn, xuống miệng, xuống mạch Nhâm, rồi xuống tới Sinh tử huyệt. Giai đoạn này là giai đoạn hô khí hay Giáng, hay Thoái âm phù Sao kiểu động chương gọi giai đoạn này là: Hô giáng, long ngâm vân khởi. Nhâm mạch cũng c̣n được gọi là: Xích đạo, Thần lộ, Hồng Khê, Tào khê. Đường vận chuyển của Chân khí có hai khoảng đứt quăng: Trên là Mồm, dưới là Cốc đạo hay hậu môn. Muốn cho mạch đến được liên tục cần phải lấy lưỡi đưa lên cúa để cho liền mạch nơi mồm tức là bắc Thượng thước kiều, và cần phải khép kín hậu môn lại gọi là bắc Hạ thước kiều. Người xưa đă tóm tắt công phu vận khí điều tức tiên thiên khí bằng bốn chữ: Hấp (hô hấp); Để (đưa lưỡi lên cúa để khóa môn 'miệng' ); Toát (khép kín hậu môn); Bế (nhắm mắt, ngậm miệng).

C. THAI TỨC (Respiration embryonnaire)
Đă nói đến vấn đề hô hấp Nguyên khí cần phải đề cập đến Thai tức. Tiên học từ điển định nghĩa Thai tức rằng: Thai là tàng thần ở khí huyệt. Tức là khí đến khí huyệt. Như vậy Thai tức là Ngưng thần tụ khí ở Khí huyệt. Lúc ấy, hô hấp hậu thiên và tiên thiên đều như ngừng lại. Sách Thái Thanh Trung Hoàng chân kinh (tr. 7a) định nghĩa thai tức là: "Bế Chân khí thành thai tức."

Sách có câu:

              Hội hợp Thai tiên Đạo tự thành.

Cũng nơi trang ấy, sách b́nh rằng: Nhập thai tức (tức là tự khí, bế khí nơi Nê hoàn) lâu tới 100 tức (khoảng nửa giờ) th́ vào được cảnh tiên, lâu 1000 tức (khoảng 1 giờ) th́ hồn du thượng cảnh. Có biết thai tức, mới thành thánh thai, mới thành thai tiên, mới mong nhập đại định mới mong xuất thần, xuất hồn. Tính Mệnh Khuê Chỉ là một quyển sách rất văn chương và chứa đầy khẩu quyết của Chư Tiên. Chúng ta nếu đọc cho tường tận sẽ thấy nó rất hay và để nghiên cứu suốt đời.

Ở Việt Nam đă có xuất bản quyển Phép Luyện Công của Lă Đồng Tân, hay Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ. Các sách này mượn của Tính Mệnh Khuê Chỉ 38 đồ h́nh và không dịch hoặc không nói rơ chữ Hán trong các đồ h́nh mà chỉ luận cách tu theo đó. Các sách về Tiên Thiên Khí Công cũng sao chép nhiều đoạn của TMKC. Tiên Thiên Khí Công đang dược lưu truyền chỉ là phần h́nh như Hạ.

Cho ta thấy cuốn sách TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ này rất nổi tiếng. Tôi đă hoàn tất vài bản dịch rất hay của Đạo Gia đang được lưu truyền, mong quư độc giả đón nhận trong nay mai.

                                          Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ



Chọn đây để trở lại trang đầu

 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN LẠC
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

10432 STERN AVE
WESTMINSTER, CA 92683, USA
(714) 531-6531

nhantu@yahoo.com

Chi phiếu xin đề: LE THI YEN.

Xin ghi rơ tên, địa chỉ, điện thoại, E-mail và số lượng cho mỗi cuốn sách đặt mua. Xin vui ḷng thêm cước phí Bưu Điện $2.00/cuốn trong Hoa Kỳ hoặc $6.00/cuốn ngoài Hoa Kỳ




Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh