Ư NGHĨ ĐẦU NĂM

Kư Giả Lô Răng


Cổ nhân gọi bài viết đầu năm "Tây 2005" như thế này là khai bút. Cuối năm được nghỉ holiday dài hạn (gần 3 tuần) có bạn xa từ Mỹ tới thăm (người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện), có thân hữu mời đi cruise trên bến T́nh Yêu (Darling harbour) mà sao ư nghĩ của tôi nghẹn ngào, vướng víu.

Chung qui chỉ v́ động đất và Sóng Thần khủng khiếp Tsunami ngày Boxing Day 26-12-04 đă giết hại trên 150 ngàn người, tàn phá bao nhiêu đất nước từ Đông Nam Á tới Phi châu; đó mới là liệt kê thiệt hại ban đầu, c̣n bao nhiêu ngàn người nữa mất tích, thân thể đă ch́m sâu dưới biển hay tan thây trong cơn cuồng nộ của đất trời. C̣n hằng triệu người không nhà, không cửa, không cơm ăn, nước uống, c̣n hằng trăm ngàn trẻ em mất cha, mất mẹ, bỗng chốc mồ côi, c̣n dịch bệnh đe dọa tràn lan, c̣n hằng hà sa số những khổ đau và thất vọng trong con mắt những người sống sót. Đó là một cái tang của nhân loại. Làm sao mà vui cho được trong một nỗi đau chung như thế.

Về phương diện địa chất, các nhà nghiên cứu giải thích về động đất và sóng thần tsunami vừa qua đại ư như sau: một thứ "big bang" khu vực do sự va chạm hai mảng cấu trúc thềm lục địa 10 km dưới đáy Ấn độ dương. Sự va chạm này tạo nên động đất lớn (9 độ Richter), làm xê dịch chừng 1000 km giữa 2 mảng cấu trúc thềm lục địa. Sự xê dịch này gây sự thay đổi đột ngột dưới đáy biển, sóng ngầm tràn đi mọi hướng với tốc độ khủng khiếp hằng ngàn cây số một giờ. Đến gần một lục địa, sóng ngầm gặp vật cản nên giảm tốc độ. Cơn sóng sau tràn đến gặp sức nén của cơn sóng trước nên vượt lên mà tiến tới, tạo thành sóng thần cao như một ṭa building hay bằng ngọn cây dừa tràn lên mặt đất, phá tan hết, cuốn đi hết những ǵ chúng gặp trên đường đi. Tàu bè, nhà cửa, ruộng vườn, cầu cống,người, vật đều là "rác rưởi" vô tri trong cơn sóng thần hung bạo.

Nh́n vào bản đồ thấy động đất và sóng thần bắt nguồn từ Ấn độ dương, hải phận Nam Dương, đảo Sumatra gần bang Aceh. Đây là miền đất cực bắc Nam Dương và cũng là bang từ nhiều năm nay có khuynh hướng tách ra khỏi liên bang, đ̣i tự trị. V́ quá gần nguồn tai họa nên Aceh bị tàn phá nặng nề hơn hết. Trên 110 ngàn người tử vong, có làng chết đến 95%, nhà cửa, đất đai chỉ c̣n là một băi hoang tàn đầy xác chết. Thiệt hại đứng thứ nh́, thứ ba không ngờ lại là những miền đất khá xa, cách 6,7 ngàn cây số là Sri Lanka (Tích Lan theo tên gọi xưa) chết trên 30 ngàn người và Ấn Độ, trên 10 ngàn người. Thiệt hại đứng thứ 4 là Thái Lan ở miền băi biển du lịch Phuket, trên 5 ngàn người tử nạn. Ở thật gần là Mă Lai mà thiệt hại không đáng kể khoảng vài trăm người, chưa kể những ḥn đảo nhỏ, những miền đất xa bị ảnh hưởng của sóng thần.

Về phương diện khoa học, những nước này bị tai họa nặng nề v́ họ thiếu một hệ thống báo động địa chấn và cuồng lưu, tai họa ập đến đúng là từ trên trời rơi xuống người dân không được bảo vệ, không được báo trước. Theo một bài báo đăng trên tờ The Sydney Morning Herald, nếu sóng thần bữa đó chạy về phía Đông Nam, Úc sẽ biết trước chừng 1 tiếng 30 phút. Các nước Âu Tây khác cũng vậy, họ đều trang bị đầy đủ hệ thống này. Biết trước được chừng 10 phút, tai họa cũng đă giảm thiểu nhiều, biết trước hằng giờ, việc pḥng hộ chắc sẽ nhiều phần chu đáo.

Trước thiên tai thảm khốc này, nước Úc, quê hương thứ hai của chúng ta, vừa được quần đảo Nam Dương án ngữ đằng trước, vừa có hệ thống báo động từ xa nên mặc dù gần hải phận Sumatra, sóng nước trong bến T́nh Yêu (Darling Harbour) vẫn mượt mà êm ái. Nh́n về quê hương Việt Nam, v́ có một dăy các nước bán đảo Nam Dương, Thái Lan, Mă Lai, Singapore nên sóng thần tsunami không vượt qua được Ấn độ dương qua Thái b́nh dương. Quê hương nghèo nàn và đau khổ của chúng ta may mà thoát khỏi ảnh hưởng của nạn "tân hồng thủy".

Nhưng thảm nạn của những nước nhược tiểu Đông Nam Á vẫn c̣n đó. Vừa đói nghèo, khốn khó vừa dễ dàng hứng chịu thiên tai. Đă không đủ tri thức để ngăn ngừa cuồng lưu, địa chấn, không đủ tiền thực hiện hệ thống báo động mà sao thiên tai, thảm nạn lại hay xẩy ra ở miền đất khổ? Có một sự công b́nh tối thiểu nào không? Có Trời không? Có Thượng Đế không? Cho nên ngoài vấn đề khoa học, đă có nhiều người đặt ra câu hỏi tâm linh. Theo ư hướng của nhiều bạn đọc, tờ Daily Telegrah số ra ngày thứ 6 tuần qua (January 7) đă nêu lên câu hỏi nhờ độc giả tham gia ư kiến: "Bạn có tin tưởng rằng thảm nạn sóng thần vừa qua, theo một cách giải thích nào đó, có thể coi là sự nổi giận của Trời" (Do you believe that, by any interpretation, the tsunami disaster can be blamed on the wrath of God?). Câu trả lời của độc giả là 41% nói có, 49% nói không.

Đây là một câu hỏi nhạy cảm, dễ gây hiểu nhầm và có thể đẩy đi rất xa. Kẻ viết bài này không hẳn là một kẻ vô thần nhưng cũng không là một tín hữu thuần thành của một đạo giáo nào. Tôi không phải là một kẻ hoài nghi tuyệt đối, tôi đang đi t́m niềm tin. Trong những khi nguy cấp, hay đụng làn mức tử sinh ở các trại tù, không biết nương tựa vào đâu, tôi thường khấn khứa: "Lạy Trời, lạy Phật, lạy tổ tiên, cha,mẹ...". Tôi cầu các vị đó v́ tôi tin rằng dù thời thế đảo điên, giả chân lẫn lộn tôi vẫn tin có một thiên lư nào đó, một sự công b́nh tối thiểu nào đó trong mọi sự ở đời, và những vị ấy, Trời, Phật, Mẹ, Cha là những người yêu tôi nhất mà tôi cũng tin tưởng vào những "con người" ấy nhất. Bây giờ nếu tôi phải trả lời câu hỏi kể trên, tôi chắc chắn sẽ trả lời "không" v́ không lẽ Trời, Phật, Mẹ, Cha, những người yêu tôi nhất lại mang điều khổ nhục đến cho tôi.

Trong cuộc sống, tôi là người ưa quan niệm của Kant: có những miền "bất khả tri" mà trí óc con người chưa với tới được. Hăy bằng ḷng trong việc đi t́m những nguyên nhân gần gũi (cause prochaine) mà tạm quên đi những việc theo đuổi lư do đầu tiên và cuối cùng của sự vật (cause première et finale de l être). Hăy tạm dẹp sang bên những vấn nạn của muôn đời như Thượng Đế toàn năng, toàn tri, sáng tạo và an bài mọi thứ mà tin rằng cuộc đời này là huyền nhiệm, con người đích thực là con người có Tự Do trong hành động và chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh. Nếu có nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng th́ nguyên nhân ấy nên là t́nh yêu; t́nh yêu giữa ta và đồng loại, t́nh yêu giữa ta và cái "không ta".

Cho nên tôi rất "chịu" hành động của ông thủ tướng Úc J. Howards mấy ngày qua. Thảm nạn sóng thần vừa xẩy ra, đội quân ứng cứu Úc đă tới liền với thực phẩm, nước uống, thuốc men, quần áo, chăn mền, trực thăng, xe y tế. Ông Howards cũng là người đầu tiên liên lạc với ông tổng thống (mới tựu chức được gần 3 tháng) S. B. Yudhoyono về việc cứu trợ. Trong cuộc họp các nguyên thủ quốc gia trong vùng ảnh hưởng để giúp đỡ Nam Dương xây dựng lại đất nước, ông Howards sang Jakarta với một tặng phẩm khổng lồ: 1 tỉ đô la. Nhưng của cho không bằng cách cho. Hăy nh́n h́nh ông Howards ôm ông tổng thống chủ nhà. Không phải hai chính khách của 2 quốc gia xưa nay nhiều tị hiềm mà đó là 2 người bạn, 2 anh em đang ôm lấy nhau trong cơn hoạn nạn. Cùng lúc đó bao nhiêu tư nhân, đoàn thể Úc đang lạc quyên, tŕnh diễn, mỗi người trong phạm vi hoạt động của ḿnh, đem nhiệt tâm ra hết ḷng giúp đỡ người anh em láng giềng khốn khó. T́nh yêu và phương tiện, đó là cuộc đầu tư xứng đáng nhất của Úc vào tương lai Á châu.

Kư Giả Lô Răng

(Việt Luận Online)

 

Trở lại trang chánh