Đúng vào dịp VN có thể vào WTO, Ṭa Quốc Tế xử vụ kiện Việt Nam họp ở Thụy Điển cuối năm 2006 

Nhà đầu tư Ḥa Lan Trịnh Vĩnh B́nh qua luật sư Mỹ tăng tiền đ̣i bồi thường lên ít nhất 150 triệu Mỹ Kim.

* TRỌNG KIM (Đặc biệt của Ngày Nay)

HOUSTON (NN) – Đúng vào dịp Hà Nội có thể được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm nay th́ vụ án Trịnh Vĩnh B́nh kiện nhà nước Việt Nam trước ṭa án quốc tế về đầu tư sẽ được xử ở Thụy Điển. Năm ngoái, số tiền đ̣i bồi thường khoảng trên 100 triệu MK nhưng nguồn tin riêng của Ngày Nay cạnh vụ án cho hay số tiền trên nay đă tăng lên ít nhất 150 triệu MK và c̣n có thể hơn dựa trên những định giá mới của phía Luật sư Mỹ đại diện cho ông B́nh.

Việc này theo giới quan sát quốc tế sẽ ảnh hưởng tới h́nh ảnh kêu gọi đầu tư của Việt Nam khi bước vào sân chơi quốc tế WTO trong khi cái ung nhọt của vụ án cướp đoạt đầu tư kéo dài từ nhiều năm nay chưa giải quyết xong. Ông B́nh, một doanh nhân gốc Ḥa Lan đem ba triệu MK về VN làm ăn, thành công và sau đó v́ đụng chạm tới nhóm quyền lực “đen” công an ở Vũng Tàu nên không những bị mất hết cơ nghiệp, tài sản đầu tư lên tới gần 30 triệu MK mà c̣n bị án tù 11 năm sau khi bị tạm giữ tới 18 tháng.

Mặt khác, qua nhiều lần lên tiếng nặng nề trong quá khứ, nguồn tin Ngày Nay ở Amsterdam cho hay chính phủ Hoà Lan sẽ đặt trở lại vấn đề đ̣i hỏi Hà Nội phải giải quyết vụ án Trịnh Vĩnh B́nh, một công dân Ḥa Lan.

Một diễn tiến đáng ghi nhận là một luận án tiến sĩ sắp được đệ tŕnh tại đại học Luật khoa ở Den Haag, Ḥa Lan mà theo tin của đặc phái viên Ngày Nay ở Amsterdam th́ sau đó, luận án trên (tŕnh bày rơ ràng trường hợp đầu tư của ông Trịnh Vĩnh B́nh ở VN dựa theo một Hiệp ước kư kết giữa Hoà Lan và VN năm 1994) sẽ được in thành sách gồm ba thứ tiếng Ḥa Lan, Anh, Pháp và sau đó sẽ có cả bản Việt ngữ. Theo giới quan sát ở Ḥa Lan, cuốn sách trên vẽ ra bức h́nh đen tối về đầu tư ở VN trong đó các vấn đề bảo vệ đầu tư với luật lệ quốc tế được bảo đảm bởi hiệp ước giữa hai nước đă thua cả các lệ làng, luật rừng qua sự lộng hành của các viên chức địa phương được giới chức công an bảo vệ. Trong trường hợp ông B́nh, nguồn công an đă dẫn lên tới tận thượng tầng ô dù, ở cấp thứ trưởng.

Cũng cần nhắc lại, vào giữa năm ngoái, khi Ngày Nay đưa ra vụ ông B́nh đứng kiện Việt Nam trước toà án quốc tế, tổ hợp luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Hoa Thịnh Đốn đă đảm nhận việc này. Tổ hợp luật trên đă chính thức đưa vấn đề ra từ cuối năm 2003 nhưng mọi dàn xếp với phía VN không đạt kết quả nên phía ông B́nh mới chính thức nộp đơn kiện vào hồi tháng 5, 2004 trước ṭa án trọng tài quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc chuyên giải quyết vấn đề tranh chấp liên hệ tới các đầu tư quốc tế. Phía chính quyền Việt Nam th́ đă thuê tổ hợp luật sư có tiếng của Pháp Glide Loyrette Rouel ở Paris, có văn pḥng ở Hà Nội, đại diện. Đặc phái viên Ngày Nay Nguyễn Văn Huy ở Paris có tiếp xúc với tổ hợp trên nhưng họ đă không chịu nói ǵ về các vấn đề liên hệ tới vụ án, theo yêu cầu của phía Hà Nội.

Theo chỗ Ngày Nay được biết th́ sau khi ông B́nh đóng tiền kư qũy tới 150 ngàn Mỹ kim th́ phía nhà nước VN cũng đă đóng số tiền như vậy.

Theo nguồn tin của Ngày Nay cạnh vụ án th́ phía ông B́nh đă nạp đơn khởi tố đ̣i bồi thường (statement of claim) từ cuối tháng 10 năm ngoái. Đáng lẽ phía VN phải trả lời (phản biện đơn khiếu tố, defense statement of defence) vào đầu năm nay nhưng xin gia hạn và đă vừa gửi tới ṭa vào ngày 15 tháng 5 vừa qua. Nguyên đơn có hai tháng để phản bác và sau đó tới phía VN trả lời một lần nữa.

Theo chỗ Ngày Nay được biết th́ đáng lẽ toà quốc tế sẽ nhóm xử vào tháng 9 nhưng nay được dời tới tháng 12, 2006 đúng vào dịp VN có thể đă biết tin có được chính thức nhận vào WTO hay không. Địa điểm ṭa nhóm xử vẫn là thủ đô Stockhon của Thụy Điển,.

Điểm căn bản trong vụ ông B́nh là ông đă đem tiền về Việt Nam đầu tư theo sự khuyến khích của chính phủ Ḥa Lan sau khi nước này và Việt Nam kư kết một thương ước về đầu tư. Tổ hợp Luật sư Mỹ đă đại diện ông B́nh dựa trên điều 9 của bản Hiệp ước giữa Ḥa Lan và Việt Nam liên hệ tới việc “phát huy và bảo vệ đầu tư” kư kết vào năm 1994. Đại diện phía VN kư vào hiệp ước trên lúc đó là ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm.

Kẹt giữa hai lằn đạn

Vấn đề của ông Trịnh Vĩnh B́nh, qua sự điều tra và theo dơi của Ngày Nay từ 10 năm qua là điển h́nh cho trường hợp các nhà đầu tư về Việt Nam bị kẹt giữa lằn đạn của hai phe bảo thủ và đổi mới dù chỉ là đổi mới kinh tế. Chính Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 5-1998 cũng đành bó tay trước áp lực của phía Công an lên tới bộ Chính trị để triệt hạ ông B́nh sau khi thấy ông thành công lớn trong địa hạt xuất cảng thủy sản và địa ốc mặc dù ông Khải biết rơ là đụng tới ông B́nh là trực tiếp va chạm tới chính phủ Ḥa Lan, một nước đang có nhiều hỗ trợ và viện trợ cho Việt Nam.

Ông Trịnh Vĩnh B́nh, sinh năm 1947 ở Nam VN một thương gia rất thành công ở Ḥa Lan, được báo chí Ḥa Lan ca ngợi như một điển h́nh của sự hội nhập vào mạch chính của người Việt tị nạn. Từ một thuyền nhân (1976) đến Ḥa Lan tay trắng ông B́nh học lại và tốt nghiệp đại học, nhập tịch Ḥa Lan và gia nhập đảng chính trị của Ḥa Lan (đảng Dân Chủ Tự Do cầm quyền thời cuối thập niên 80), được báo chí Ḥa Lan gọi là “vua chả gị”.

Đầu thập niên 90, ông B́nh đă nghe theo chính sách Đổi Mới kinh tế của Hà Nội qua sự vận động của ṭa đại sứ VN ở Paris, Pháp và sau khi theo đoàn doanh nghiệp Ḥa Lan về thăm VN để thăm ḍ khả năng đầu tư, ông đă quyết định bán công ty chả gị ở Ḥa Lan để đem hơn 3 triệu Mỹ kim (2,328,250 Mỹ kim tiền mặt và 96 kư vàng) về VN đầu tư làm ăn.

Ông B́nh đă thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Tín Thành xuất cảng nông hải sản tại thành phố Saigon và công ty cổ phần B́nh Châu có nhà máy hải sản đông lạnh ở Vũng Tầu, mua một số nhà đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu và thành phố Saigon để phục vụ cho việc đầu tư sản xuất của ḿnh.

Ông B́nh đă sử dụng môt số vốn khá lớn để trồng rừng, nghiên cứu thí nghiệm để nuôi tôm với gần hai trăm mẫu ở Bà Rịa – Vũng Tầu và Côn Đảo tạo công ăn việc làm cho trên 500 công nhân; xây dựng cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu với sản lượng chiếm 35% tổng sản lượng đánh bắt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu; xây dựng khách sạn 10 tầng tại thành phố Saigon và c̣n nhiều dịch vụ công nghiệp khác.

Đụng Công An: sạt nghiệp

Vấn nạn chính của ông B́nh cũng như nhiều nhà đầu tư khác bị kẹt ở VN là vấn đề phép vua thua lệ làng. Ông B́nh dù được sự khuyến khích, hỗ trợ bởi các nhà lănh đạo CSVN Đổi Mới cấp tiến, muốn mở rộng thị trường VN ra trước thế giới nhưng trong việc điều hành hàng ngày, ông đă đụng chạm tới thứ “quyền lực đen” như người trong nước thường gọi, của phe công an địa phương. Theo điều tra của Ngày Nay, ông B́nh đă bị công an làm khó dễ từ cuối năm 1996. Ông bị giam giữ bởi cơ quan an ninh điều tra PA24. Đến cuối năm 1998 th́ việc giam giữ trở thành quản thúc tại gia, sau bị đưa ra ṭa lănh án tù.

Theo tài liệu Ngày Nay có trong tay, đă có những bằng chứng cho thấy vụ án ông B́nh đă được đưa lên tới thượng từng lănh đạo của nhà nước Cộng Sản Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng với sự bao che của cấp chỉ huy cao cấp nhất của ngành Công An, vụ án đă không được giải quyết theo luật pháp hiện hành ở Việt Nam dù chính thủ tướng Phan Văn Khải đă ra lệnh “xem xét lại” trường hợp của ông B́nh, nghĩa là không nên đem ra xử trước toà án. Ngày 13-5-1998, sau khi xem hồ sơ vụ án Trịnh Vĩnh B́nh, ông Khải đă có bút phê gửi tới Bộ Trưởng Bộ Công An Lê Minh Hương như sau:

“Anh [ông Hương] chỉ đạo Công An Bà Rịa Vũng Tàu xem lại trường hợp anh Trịnh Vĩnh B́nh. Thủ tướng Ḥa Lan đă đặt vấn đề, tôi đă hỏi trực tiếp một số đồng chí lănh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu anh B́nh không có lỗi đến mức phải xử, do anh dựa vào người trong nước bị họ lừa gạt, làm bậy.”

Tướng Lê Minh Hương đă chuyển ư Thủ tướng Khải qua ông Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn đề nghị giải quyết theo ư ông Khải... Nhưng ông Nguyễn Khánh Toàn [hiện nay giữ chức Thứ trưởng thường trực bộ Công An] không hiểu v́ lư do ǵ mà tới ngày 20-5-98 lại tổ chức phiên họp Liên Ngành giống như phiên họp 3-5-98 và lần này ông Toàn càng gay gắt với vụ án hơn và quyết tâm xử vụ án cho bằng được...

Mặt khác, vẫn theo nguồn tin trên, với sự hỗ trợ khác của ông Trần Đ́nh Hoan, chánh văn pḥng Bộ Chính trị để đưa ra văn bản số 822 ngày 23-6-98 mang danh nghĩa chỉ đạo của Bộ Chính trị cho vụ án, nghĩa là quyết xử vụ ông B́nh theo chiều hướng định sẵn của phía Công An.

Kết quả là với hai tội danh được dàn lên và do vu cáo, (hoạt động đầu tư bất hợp pháp và hối lộ viên chức chính quyền), ông Trịnh Vĩnh B́nh đă bị xử án 11 năm tù và phạt vạ 480 lượng vàng và 6.2 tỷ đồng. Tất cả tài sản của ông B́nh dầu tư ở VN bị tịch thu.

Theo các chi tiết của luật sư đại diện ông B́nh đưa ra trong vụ kiện trước toà quốc tế th́ “căn cứ trên lời vu cáo của một người tên Trịnh Hiền Thanh ngày 4 tháng Mười hai năm 1996, và mặc dầu vu cáo này sau đó đă được y cải chính rồi rút lại, ông Trịnh Vĩnh B́nh đă bị giam giữ và bị cáo buộc ba tội trạng có liên hệ đến hoạt động đầu tư của ông.” Luật sư của ông B́nh cũng nêu lên qua lá thư gửi nhà cầm quyền VN hồi cuối năm 2003 th́:

“Thật sự, sự vô tội của ông Trịnh Vĩnh B́nh bây giờ có thể được chứng minh một cách dứt khoát. Ngày 24 tháng Sáu năm 2002, tên Trịnh Hiền Thanh đă thú nhận bằng văn bản với nhà chức trách Việt Nam là y đă vu khống tố cáo ông Trịnh Vĩnh B́nh về những hành động mà do đó ông bị xét xử. [Ngày Nay được biết ông Thanh, mới chết cách đây hai năm v́ những biến chứng của bệnh tiểu đường] Căn cứ trên lời thú nhận đă bạch hóa ḿnh như vậy, ông Trịnh Vĩnh B́nh đă dấn ḿnh vào trong một cuộc tranh đấu dài để rửa sạch tên tuổi của ḿnh. Ông đă tiếp xúc với nhiều viên chức tư pháp và nhân vật đảng ở Việt Nam, đă kêu gọi sự can thiệp ngoại giao của chính phủ Ḥa Lan và đă nhận được sự ủng hộ của các ủy viên thuộc Quốc hội Âu Châu. Tất cả những người được nghe tŕnh bày sự việc của ông Trịnh Vĩnh B́nh, kể cả Thủ tướng Phan Văn Khải, đều nh́n nhận có sự bất công trong vụ này; mặc dầu vậy, tài sản của ông Trịnh Vĩnh B́nh chưa được hoàn trả và ông chưa được phục hồi danh dự”.

Trong việc kiện nhà nước Việt Nam trước ṭa án quốc tế về đầu tư, ông B́nh, qua luật sư của ông th́ ông đă “thực thi quyền lợi của ḿnh như một nhà đầu tư Ḥa Lan tại nước VN Cộng Ḥa XHCN dựa theo Hiệp ước đầu tư giữa Ḥa Lan và Việt Nam.”

Bất lợi cho Việt Nam

Theo giới quan sát chính trị những sự kiện được đưa ra trong việc ông B́nh kiện nhà nước VN trước ṭa án quốc tế đă cho thấy không có một bảo đảm nào cho việc đầu tư dài hạn vào VN. Một số nhà đầu tư người Việt ở Mỹ từng ra vào VN đều cho hay trường hợp bị trắng tay như ông B́nh không phải là hiếm nhưng trên các qui mô nhỏ hơn và thường không được bảo vệ bằng các luật lệ kư giữa hai nước như ông B́nh. Mặt khác không phải ai cũng có khả năng tài chánh để đưa nhà nước VN ra ṭa quốc tế. Người thay thế ông Khải trong tương lai chắc chắn sẽ là phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo một nguồn tin đặc biệt của Ngày Nay từ trong nước, chính ông Dũng trong chức vụ Phó thủ tướng, ngay sau phiên xét xử sơ thẩm vụ ông B́nh tại Vũng Tầu cho tới gần đây, đă nhiều lần đưa ra phản ứng kể cả ở trong Bộ chính trị, là cần xem xét lại vụ Trịnh Vĩnh B́nh v́ ông cho là trong vụ này đă không có công bằng.

Giới quan sát cho rằng, trước việc VN sắp vào WTO và nay cờ đă đến tay, liệu tân thủ tướng Nguyễn tấn Dũng sẽ có mạnh tay giải quyết xong cái “ung nhọt” vụ án Trịnh Vĩnh B́nh để chứng tỏ là VN sẽ theo con đường trong sáng và bảo vệ đầu tư để thu hút các doanh nhân người Việt hải ngoại về đầu tư lâu dài ở Việt Nam hay không?

Trọng Kim
(25-5-2006)

 

Trở lại trang chánh