ĐÀN ÁP KHỦNG BỐ BẰNG LUẬT PHÁP VÀ T̉A ÁN

VỤ ÁN CHA LƯ

LS. NGUYỄN HỮU THỐNG

 

Trong ba mươi năm, từ 1977 đến nay, Linh Mục Nguyễn Văn Lư đă bị bắt giữ và giam cầm trái phép tất cả 4 lần:

- Năm 1977 Cha bị bắt giữ 4 tháng tại B́nh Trị Thiên v́ có những hành vi " tuyên truyền chống chế độ xă hội chủ nghĩa".

-  Từ 1983 đến 1992 Cha bị Ṭa Thừa Thiên kết án và giam giữ 10 năm tại Trại Cải Tạo Nam Hà về tội "phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia".

- Ngày 19-10-2001, hơn 1 tháng sau vụ Đại Khủng Bố 11 Tháng 9, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă lợi dụng thời cơ leo thang khủng bố và đă xử phạt Cha Lư 15 năm tù về 2 tội "phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia" và "vi phạm quyết định quản chế hành chánh". Dưới áp lực quốc tế, sau 3 năm 3 tháng thụ h́nh cũng tại Trại Nam Hà, Cha đă được phóng thích.

- Và hôm nay (30-03-2007) , một lần nữa, Cha lại bị kết án 8 năm tù về tội "Tuyên Truyền chống Nhà Nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam".

Tuyên tuyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước và phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia là những tội danh bịa đặt không t́m thấy trong bất cứ bộ h́nh luật nào của các quốc gia văn minh trên thế giới.

Chiếu Điều 15 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị "không ai có thể bị kết án về một tội h́nh sự do những điều ḿnh đă làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội h́nh sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế, luật pháp quốc tế là những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia trên thế giới" (cụ thể là những nguyên tắc ghi chú trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc ban hành).

Ngày 24-02-2007 Cha Lư bị truy tố ra Ṭa Án Thừa Thiên về tội Tuyên Truyền Chống Nhà Nước CHXHCNVN, chiếu Điều 88 H́nh Luật mà h́nh phạt có thể tới 12 năm tù.

5 tuần sau, ngày 30-03-2007 Ṭa Án Thừa Thiên đă xác nhận tội trạng của các bị cáo, và đă kết án cha Lư 8 năm tù, các đồng phạm là Nguyễn Phong bị 6 năm, Nguyễn B́nh Thành 5 năm, Hoàng Thị Anh Đào và Lê Thị Lệ Hằng mỗi người 18 tháng tù treo.

Trái với các vụ án chính trị trước kia như vụ Nguyễn Đan Quế  hay Đoàn Viết Hoạt, thời gian điều tra sơ vấn thường kéo dài tới 2 hay 3 năm, vụ án cha Lư là một ngoại lệ. Có thể nói đây là một vụ án khẩn cấp, hay "vụ án chạy tang", nhằm thực hiện gấp rút những mục tiêu giai đoạn, như tạo nên việc đă rồi, đồng thời ngăn chặn những hành vi tẩy chay hay phản kháng cuộc bầu cử quốc hội trong 2 tháng tới đây. Sở dĩ họ phải ra tay v́ cha Lư là người chủ mưu, cầm đầu chiến dịch phản kháng nhà nước, tố cáo cộng sản vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm những quyền tự do dân chủ như tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do ngôn luận và báo chí, tự do bầu cử (và tự do không tham gia bầu cử), đồng thời thành lập các tổ chức chính trị như Khối 8406, các hội chính trị hay chính đảng, như Đảng Thăng Tiến, Liên Đảng Lạc Hồng v...v....Với sự hành sử quyền tự do lập hội và lập đảng, các chiến sĩ dân chủ ở trong nước, mà Cha Lư là người tiên phong, đă tích cực tổ chức các lực lượng chính trị đối trọng nhằm giải thể chế độ cộng sản, tiến tới việc thành lập một chế độ xă hội đa nguyên và chính trị đa đảng.

Với kinh nghiệm và minh triết, nhân loại ư thức rằng sự đối lập và đối trọng là điều kiện thiết yếu để thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị của dân, do dân và v́ dân. Và chế độ độc tài đảng trị rồi đây sẽ phải bị giải thể.

Vả lại về mặt tư tưởng và thực tại, từ 300 năm nay, nhân loại văn minh đă đề xướng quyền đối kháng bạo quyền trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ (1776), Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp (1789) cũng như trong Lời Mở Đầu Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) theo đó "điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền".

Chỉ trên b́nh diện tôn giáo đạo lư những nguyên lư chủ thuyết mới có giá trị tuyệt đối là những chân lư vĩnh cửu, như đức từ bi của Nhà Phật, đức bác ái của Chúa Kitô, hay đức nhân nghĩa của Khổng Phu Tử. 

Trên b́nh diện dân sinh xă hội các nguyên lư chủ thuyết chỉ có giá trị tương đối theo thời gian và không gian. Về mặt kinh tế chính trị, các chế độ được thiết lập để quy định những tương quan giữa người dân và quốc gia. Do đó nó phải thay đổi theo tŕnh độ ư thức của người dân, điều kiện kinh tế chính trị của quốc gia và trào lưu tiến hóa của lịch sử.

Trong lịch sử nhân loại cổ kim, những chế độ tàn bạo nhất như của Kiệt Trụ, Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hăn, Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông v...v...  đă lần lượt tiêu vong với thời gian.

Cũng v́ vậy tại Âu Châu, chỉ trong ṿng hai năm (từ 1989 đến 1991), 22 quốc gia đă lần lượt giải thể CS.

Trở lại vụ án Cha Lư, với thời gian chuẩn bị ngắn ngủi trong 5 tuần, người cộng sản đă dàn dựng một phiên xử cấp tốc, nhằm thực hiện những mục tiêu giai đoạn, đồng thời ngăn cản trào lưu tiến hóa của lịch sử. Đây là một bản án tiền chế dưới một tội danh giả tạo là tuyên truyền chống nhà nước, một tội bịa đặt không t́m thấy trong bất cứ bộ h́nh luật nào của các quốc gia dân chủ văn minh trên thế giới.

NHỮNG BẢN ÁN TIỀN CHẾ. 

Hiện nay, ưu tư lớn nhất của người dân trong nước là Đảng Cộng Sản vẫn ngoan cố nắm giữ độc quyền lănh đạo nhà nước, cả về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lịch sử tư pháp Việt Nam từ nhiều năm nay cho biết trong những vụ án chính trị ṭa chỉ tuyên những bản án tiền chế theo chỉ thị của Đảng Cộng Sản. 

Năm 1976, trong Vụ Án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị phạt tù chung thân về tội phản nghịch hay âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Khi cuộc thẩm vấn và tranh luận trước ṭa kết thúc, Ṭa đ́nh nội vụ để nghị án trong một tiếng đồng hồ (để thảo luận và viết án trong pḥng thẩm nghị). Khi trở lại pḥng xử, Ṭa đă đọc một bản án rất dài, mất hơn một tiếng đồng hồ.  Việc này cho biết bản án đă được viết từ trước khi ṭa khai mạc.

Từ thập niên 1990, trong 5 bản án chính trị: 1) bản án ngày 29-11-1991 phạt Bác sĩ Nguyễn Đan Quế 20 năm tù về tội phản nghịch hay âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân; 2) bản án ngày 19-10-2001 phạt Linh Mục Nguyễn Văn Lư 15 năm tù về các tội phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia và vi phạm quyết định quản chế hành chánh; 3) bản án ngày 8-11-2002 phạt Luật Gia Lê Chí Quang 4 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước; 4) bản án ngày 20-12-2002 phạt Nguyễn Khắc Toàn 12 năm tù về tội gián điệp; và 5) bản án mới nhất ngày 30-03-2007 phạt cha Lư 8 năm tù, có điểm tương đồng là cả 5 vụ án đều đă được xét xử  vắn tắt trong mấy tiếng đồng hồ vào ngày thứ sáu cuối tuần. Mục đích để làm giảm thiểu phản ứng bất lợi của giới truyền thông, và làm nhạt chú tâm của quần chúng trong những ngày cuối tuần.

VƠ KHÍ CHIẾN LƯỢC CỦA CỘNG SẢN.

Đàn áp khủng bố và tuyên truyền dối trá là hai vơ khí chiến lược của CS để cướp chính quyền và củng cố chính quyền. Đây là một cặp song cổ kiếm phải sử dụng đồng thời, mất một là mất tất cả. Nếu chỉ có tuyên truyền đối trá mà không có đàn áp khủng bố, th́ CS sẽ tiêu vong.  Trái lại, nếu chỉ có đàn áp khủng bố mà không thể tuyên truyền dối trá được nữa, th́ CS cũng sẽ bị giải thể. Kinh nghiệm Đông Âu (1989) và Liên Xô (1991) đă chứng minh điều đó.

Trong kỷ nguyên thông tin, tuyên truyền dối trá đă mất hiệu nghiệm.  Và tại Việt Nam ngày nay, đàn áp khủng bố là vơ khí chiến lược của Cộng Sản để đàn áp đối lập và củng cố chính quyền.  

5 bậc thang đàn áp khủng bố là: thủ tiêu cá nhân, tàn sát tập thể, học tập cải tạo, luật pháp ṭa án và quản chế hành chánh:

1) Mặc dầu không ngừng kêu gọi đoàn kết quốc gia, Đảng CS đă thủ tiêu những người quốc gia yêu nước có uy tín và hậu thuẫn, v́ họ là những đối thủ nguy hiểm của CS trên đường cướp chính quyền. Từ 1945 họ đă thủ tiêu Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần văn Thạch, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ngà, Đức Huỳnh Phú Sổ, Trương Tử Anh,  Lư Đông Á, Khái Hưng, Nhượng Tống  v...v...

2) Đồng thời với thủ tiêu cá nhân, Đảng CS c̣n tàn sát tập thể:

Tàn sát v́ lư do tôn giáo, như sát hại các tín đồ Cao Đài và Ḥa Hảo trong Chiến Tranh Đông Dương; v́ lư do đảng phái như sát hại các cán binh Quốc Dân Đảng, Đồng Minh Hội, Đại Việt, Duy Dân ... trong thập niên 1940; v́ lư do giai cấp như sát hại hơn 200 ngàn trí thức và nông dân tiểu tư sản trong 5 đợt đấu tố cải cách ruộng đất trong thập niên 1950; v́ lư do chính kiến như sát hại 5 ngàn người quốc gia tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân (1968). 

3) Vơ khí đàn áp khủng bố thứ ba là học tập cải tạo.

Mặc dầu không ngừng hô hào ḥa giải và ḥa hợp dân tộc, từ 1975 Đảng CS đă bắt giam độc đoán hằng trăm ngàn trí thức văn nghệ sĩ và quân cán chánh Việt Nam Cộng Ḥa tại các trại lao động khổ sai để đọa đày thân xác và hủy diệt ư chí của tù cải tạo.

4) Vơ khí đàn áp khủng bố thứ tư là luật pháp ṭa án.

Thay v́ để ban phát công lư cho người dân và bảo vệ con người về sinh mạng, tự do, danh dự và tài sản, ṭa án và luật pháp đă được sử dụng như những công cụ đàn áp khủng bố để bắt giam độc đoán những người đấu tranh ôn ḥa cho tự do, công lư, dân chủ và nhân quyền.    

5) Vơ khí đàn áp khủng bố thứ năm là quản chế hành chánh.

Từ 1997, Đảng Cộng Sản ban hành quy chế quản chế hành chánh để bắt giữ pḥng ngừa, quản thúc tại gia những người đối kháng, cấm họ không được hành nghề, không được di chuyển, không được tiếp xúc với quần chúng, không được trả lời phỏng vấn và không được tham gia chính quyền. Bằng chính sách này Đảng Cộng Sản đă biến đất nước thành một nhà tù lớn, trong đó nhà nước không phải nuôi ăn các tù nhân. Dù rằng Cộng Sản băi bỏ quy chế này họ sẽ vẫn không tôn trọng những nhân quyền cơ bản như tự do đi lại, tự do phát biểu, quyền tham gia chính quyền v...v....

Kinh nghiệm cho biết trong giai đoạn cao trào, Đảng Cộng Sản đă sử dụng vơ khí chiến lược số 1 của họ là tuyên truyền dối trá và giả nhân giả nghĩa, với các mục tiêu độc lập, thống nhất, tự do, hạnh phúc, công bằng xă hội, người cày có ruộng, đoàn kết quốc gia, ḥa giải ḥa hợp dân tộc v...v...

Tuy nhiên khi họ sử dụng vơ khí chiến lược số 2 là đàn áp khủng bố với thủ tiêu tàn sát, giam giữ độc đoán, quản thúc tại gia, kết án oan uổng những công dân lương thiện có ḷng với đất nước, th́ đó là lúc họ bước vào giai đoạn thoái trào.        

Với tŕnh độ ư thức của quần chúng, với trào lưu tiến hóa của nhân loại, với sự thiết lập Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế, Đảng Cộng Sản Việt Nam không c̣n dám sử dụng 3 vơ khí đàn áp khủng bố cực đoan là thủ tiêu cá nhân, tàn sát tập thể và học tập cải tạo. V́ đó là những tội chống nhân loại bị trừng phạt bởi Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế. Và ngày nay luật pháp ṭa án là vơ khí chiến lược của Cộng Sản để đàn áp đối lập và củng cố chính quyền.

Tuy nhiên Luật Pháp Ṭa Án lại chính là khâu yếu nhất của Nhà Nước Cộng Sản. V́ luật pháp Cộng Sản là luật rừng xanh (jungle law), và ṭa án Cộng Sản là ṭa án của loài đại thử (kangaroo court).

Ngày nay, trong kỷ nguyên tin học, nhân loại văn minh không quen biết  4 loại vơ khí đàn áp khủng bố của Cộng Sản là thủ tiêu cá nhân, tàn sát tập thể, học tập cải tạo và quản chế hành chánh. Họ chỉ quen thuộc với luật pháp ṭa án. Và trong phạm vi này họ có những quy luật tổ chức, những truyền thống sinh hoạt và những mục tiêu tôn chỉ. Đối với nhân loại văn minh, ban hành luật pháp để làm ǵ nếu không phải để bảo vệ sinh mạng, tự do, danh dự và tài sản của người dân? Thiết lập ṭa án để làm ǵ nếu không phải để thực thi công bằng và ban phát công lư cho tất cả mọi người? Tại Việt Nam ngày nay, luật pháp ṭa án đă sa đọa thành một công cụ đàn áp khủng bố để bắt giam độc đoán những công dân lương thiện có ḷng với đất nước và có dũng cảm đứng lên phản kháng bạo quyền đ̣i tự do, công lư, dân chủ và nhân quyền.

Do đó mỗi khi có những vụ bắt giam độc đoán các tù nhân lương tâm, cộng đồng nhân loại đă lập tức lên tiếng và can thiệp.

Câu mở đầu Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nêu lên 5 mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là Nhân Phẩm, B́nh Đẳng, Tự Do, Công Lư và Ḥa B́nh: "Việc thừa nhận nhân phẩm bẩm sinh và những quyền b́nh đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả những phần tử trong đại gia đ́nh nhân loại là nền tảng của tự do, công lư và ḥa b́nh thế giới."

Trong 5 mục tiêu này, 4 mục tiêu đầu tiên được coi là 4 tôn chỉ của Luật Pháp và Ṭa Án:

1)      Tôn trọng Nhân Phẩm của bị can trong giai đoạn điều tra sơ vấn tại công an cũng như trong giai đoạn thụ h́nh sau khi có án ṭa.

2)      Tôn trọng quyền B́nh Đẳng trước Pháp Luật của bị can.

3)      Tôn trọng quyền Tự Do Thân Thể và an ninh thân thể của người dân.

4)      Thực thi công bằng và ban phát Công Lư cho tất cả mọi người

Muốn cầm cân công lư, ṭa án phải độc lập, không lệ thuộc vào đảng hay chính phủ. Phải thượng tôn luật pháp, tôn trọng các mục tiêu tôn chỉ và các truyền thống sinh hoạt của ṭa án.

Luật pháp phải quy định minh bạch những yếu tố cấu thành tội trạng, không quá bao quát và không mơ hồ. Đặc biệt không được vi phạm hiến pháp quốc gia hay công ước quốc tế.  

Thẩm phán phải xét xử theo lương tâm và pháp luật. Phải giải thích h́nh luật chặt chẽ, và không xuyên tạc. Phải tôn trọng những quyền biện hộ của bị can, như quyền được suy đoán là vô tội. Chiếu nguyên tắc "sự nghi vấn có lợi cho bị can" ṭa án phải theo phương châm "thà tha lầm 10 người c̣n hơn phạt oan một bị cáo."

Tháng 6-2003, Phạm Hồng Sơn đă bị kết án 13 năm tù (sau giảm c̣n 5 năm) về tội gián điệp, chỉ v́ anh đă phổ biến trên internet tập sách "Thế nào là Dân Chủ?", dịch từ một tài liệu trên mạng lưới thông tin của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Đấy là một sỉ nhục cho quốc gia và một xúc phạm đến lương tri nhân loại.

Trước đó 6 tháng, tháng 12-2002, Nguyễn Khắc Toàn đă bị kết án 12 năm tù cũng về tội gián điệp, chỉ v́ anh đă phổ biến trên Internet những tin tức về phong trào khiếu kiện, mít tinh và biểu t́nh tại Hà Nội của nông dân hai miền Nam Bắc đứng lên đ̣i lại đất đai đă bị tước đoạt.

Tháng 12, 2003 Nguyễn Vũ B́nh cũng đă bị kết án 7 năm tù về tội gián điệp, chỉ v́ anh đă thông tri cho Quốc Hội Hoa Kỳ bản điều trần về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, và đ̣i thành lập Đảng Tự Do Dân Chủ đối lập.

Nếu năm 2003, Kư Giả Nguyễn Vũ B́nh đă bị kết án 7 năm tù về tội cưỡng ép "gián điệp", th́ hôm nay 30-3-2007, Linh Mục Nguyễn Văn Lư đă  bị tuyên phạt 8 năm tù về tội giả tạo "tuyên truyền chống nhà nước". Thực chất Cha đă tố giác nhà nước vi phạm nhân quyền, và đă thúc đẩy xây dựng các chính đảng đối lập để gây đối lực và đối trọng với Đảng Cộng Sản độc tôn. Trước kia, năm 1977, Cha bị bắt giữ 4 tháng do hành vi "tuyên truyền chống chế độ". Năm 1983 Cha đă bị tuyên phạt 10 năm tù về tội giả tạo "phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia". Và năm 2001, Cha đă bị kết án 15 năm tù về 2 tội giả tạo "phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia" và "vi phạm quyết định quản trị hành chánh".

TUYÊN TRUYỀN VÀ LẬP ĐẢNG KHÔNG PHẢI LÀ TỘI H̀NH SỰ.

Tuyên truyền chống chế độ và tuyên truyền chống nhà nước là những tội trạng giả tạo. V́ tuyên truyền chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu quan điểm. Quyền này và quyền tự do lập hội đă được bảo vệ bởi các Điều 19 và 20 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và các Điều 19 và 22 Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị. Điều 69  Hiến Pháp Việt Nam cũng cam kết tôn trọng quyền tự do phát biểu, quyền tự do lập hội dân sự và hội chính trị (chính đảng), như Khối 8406, Đảng Thăng Tiến, Đảng V́ Dân, Liên Đảng Lạc Hồng v...v... Bản án ngày 30-3-2007 tuyên phạt Cha Lư và các đồng phạm về các tội tuyên truyền chống nhà nước và thành lập các chính đảng đối lập đă hiển nhiên vi phạm hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế.

Năm 1977 Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc nên có nghĩa vụ pháp lư phải tuân hành Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.  Năm 1982 Việt Nam kư kết tham gia Công Ước Quốc tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị nên có nghĩa vụ pháp lư phải tuân hành Công Ước này. Các Công Ước Liên Hiệp Quốc là những hiệp ước quốc tế đă được quốc hội các quốc gia hội viên phê chuẩn nên có giá trị cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia.

Về tội tuyên truyền chống chế độ, giữa thế kỷ 19, khi Các Mác công bố bản Tuyên Ngôn Cộng Sản kêu gọi vô sản toàn thế giới đứng lên dùng vơ trang lật đổ chế độ tư bản, ông ta cũng không bị Ṭa Án Luân Đôn truy tố về tội tuyên truyền chống chế độ tư bản chủ nghĩa.  Và từ hơn một thế kỷ rưỡi nay, các quốc gia văn minh cũng không truy tố các môn đệ của Mác về tội này.

Sau cuộc Cách Mạng Dân Chủ 1989 tại Đông Âu, nhân loại văn minh đă vứt bỏ chế độ mệnh danh là xă hội chủ nghĩa vào thùng rác lịch sử. V́ sau 70 năm chứng nghiệm nó đă tỏ ra phản nhân tính, phản dân tộc và phản nhân loại. Cũng v́ vậy, năm 1999, Đảng CS Việt Nam đă giảo hoạt thay đổi tội danh, từ tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ) thành tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88 mới).

Trong khi chế độ đặt nặng vấn đề lư thuyết chủ nghĩa th́ nhà nước là một đối tượng cụ thể.  Nhà nước bao gồm các cơ cấu của nhà nước và nhân viên của nhà nước. Cơ cấu nhà nước gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp tại trung ương, và các cơ quan lập quy và hành chánh tại địa phương. Nhân viên nhà nước bao gồm từ chủ tịch nước, các đại biểu quốc hội, các viên chức của chính phủ, của ṭa án, và của các ủy ban nhân dân địa phương. Ngay cả một anh công an khu vực cũng có tư cách là nhân viên công lực hay nhân viên nhà nước. Phê b́nh và chỉ trích những viên chức này có thể bị truy tố về "tội tuyên truyền chống nhà nước". Bằng sự giải thích quá bao quát và áp dụng luật pháp tùy tiện, ṭa án đă dùng Điều 88 H́nh Luật để giành quyền bất khả xâm phạm cho các cơ quan và nhân viên công quyền. Từ nay không ai được quyền phê phán chỉ trích các nhân viên nhà nước, mặc dầu họ đă phản bội tổ quốc bằng cách nhượng đất bán nước cho ngoại bang, hay thuộc các thành phần độc tài, tham nhũng, bất lực, dùng biển thủ công quỹ, hối mại quyền thế, sưu cao thuế nặng để thẳng tay vơ vét cho đầy túi tham trong chuyến tầu vét.

Cũng như tội tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước là một tội trạng quái đản, không t́m thấy trong văn khố luật pháp của nhân loại văn minh. Quy định tội danh này, Đảng CS đă đưa Việt Nam ra khỏi cộng đồng các quốc gia dân chủ trên thế giới.

Hôm nay, thay mặt các bị cáo không c̣n quyền được nói, chúng ta phủ nhận Bản Án Cha Lư ngày 30-3-2007. Đồng thời, trước Quốc Dân và Lịch Sử, chúng ta kết án Nhà Nước Cộng Sản đă dùng luật pháp ṭa án làm công cụ đàn áp khủng bố những công dân lương thiện có dũng cảm đứng lên đấu tranh công khai, ôn ḥa và hợp pháp đ̣i Tự Do, Công Lư, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.

T.M. ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN                                                

Ls. Nguyễn Hữu Thống

 

 

LỜI NHẮN CHA LƯ :

Ngày 11-09-2001 vụ Đại Khủng Bố bùng nổ. Ngày 19-10-2001, lợi dụng thời cơ, Cộng Sản leo thang khủng bố và kết án Cha 15 năm. Báo chí Mỹ không tường thuật một lời nào. Ủy Ban Luật Gia đă gửi 100 thư tường tŕnh đến 100 Thượng Nghị Sĩ. Dưới áp lực quốc tế, Cộng Sản phải phóng thích Cha sau 3 năm 3 tháng. Năm 1983 họ đă giữ Cha đủ 10 năm. V́ lúc đó ta thiếu truyền thông và quốc tế vận.

Nói theo Phan Chu Trinh và Gandhi:

"Tài trai đâu ngán cái lao lung!"

Ngày nay, "sát thân thành nhân" không c̣n là giải pháp. Ta phải trông vào nội lực của chính ḿnh. Bằng việc tranh thủ từng tù nhân lương tâm, xây dựng cơ sở, đào tạo cán bộ và bảo toàn lănh đạo. Để tồn tại và có mặt trong năm phút sau cùng của cuộc đấu.

Cha có niềm tin chính nghĩa, đức tin tôn giáo và đông đảo anh em trong ngoài. Nó có thể bắt giữ, nhưng sẽ không dám hành hạ Cha. V́ e ngại truyền thông và quốc tế vận.

Từ nay, toàn dân ta, gái trai chẳng ai c̣n ngán cái lao lung! Tất cả sẽ đứng lên và sẽ có mặt trong năm phút sau cùng của cuộc đấu. Và phần thắng sẽ về ta.

Xin Cha bảo trọng.

Quư mến,

Nhuệ Hồng

 

Trở lại trang chánh