VIỆT NAM: Thiên cơ từ Ất Dậu (1945) đến Ất Dậu (2005)

Trần Tiến Thành

 

Mừng Xuân Ất Dậu 2005

Tranh Gà của Từ Bi Hồng (1895-1953)

Tranh 1: Gà đứng trên cao, dơng dạc gáy báo hiệu một sự chuyển biến trong khi bầu trời th́ ảm đạm.
 

Tranh Gà của Từ Bi Hồng (1895-1953)

Tranh 2: Gà thong dong, nhàn hạ trong cảnh thanh b́nh.

            Đă là người Việt, có lẻ ít ai trong cuộc đời vô thường, dâu bể, huyễn hóa này lại không một lần nghe nói đến sấm kư của Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cụ Trạng từ 500 năm trước đă linh báo về vận nước Việt Nam cho hậu thế suy gẫm ḥng thấu hiểu cơ trời mà mưu điều lợi ích cho dân tộc và đất nước. Tiếc là Thiên cơ bất khả lậu! Do đó, những lời tiên tri của Trạng Tŕnh đều cực kỳ bí hiểm, mấy ai hiểu thấu, trừ khi việc xảy ra rồi người đời mới hỡi ôi! – té ra là thế đấy!

            Bài tiên tri mà bỉ nhân muốn ngỏ lời với độc giả bốn phương vào dịp Tết Giáp Thân (2004) là bài thi thất ngôn bát cú do cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm giáng cơ tại Côn đảo ngay giữa nhà giam các chính trị phạm vào đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.

Thời cuộc trong thập niên 30, qua hai biến cố lịch sử vô cùng sôi sục và khích lệ đă đánh động lương tri và ḷng yêu nước của người dân Việt từ Bắc chí Nam. Ngoài Bắc, đă xảy ra cuộc nổi dậy do Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ xướng nhằm lật đổ ách cai trị tàn khốc của Pháp thực dân. Âm mưu bị bại lộ, Đảng trưởng là nhà cách mạng anh hùng Nguyễn Thái Học cùng 13 đồng chí tâm huyết đều bị Tây bắt, bị kết án tử h́nh, bị hành quyết dă man. Trong Nam, có giáo phái Cao Đài Tây Ninh do Hộ pháp Phạm Công Tắc lănh đạo, giáo huấn đạo đời phải hài ḥa và người tín đồ Cao Đài phải tích cực yêu nước thương ṇi. (Sau đó, từ năm 1939 mới có Phật giáo Ḥa Hảo do Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ khai sáng, lập đạo Tứ Ân, bao gồm ân sâu đối với đất nước và dân tộc). Trước tiên, thực dân Pháp nhận thấy Cao Đài, rồi đến Ḥa Hảo, có khả năng thu hút tín đồ quá đông và quá nhanh, có tổ chức ngang dọc chặt chẻ ăn sâu vào quần chúng, lại ngấm ngầm ủng hộ Hoàng thân Cường Để, nên Pháp đă bắt Hộ pháp Phạm Công Tắc đày qua Madagascar. C̣n các nhà trí thức cách mạng trong Nam có liên hệ xa gần với Cao Đài giáo cũng bị Tây bắt, bị đày ra Côn đảo. Chẳng bao lâu sau, mỗi tuần mỗi tháng lại thấy bạn bè trong Nam và cả những nhà cách mạng tăm tiếng ngoài Bắc và Trung lần lượt cũng đều bị Pháp bắt, bị đày ải đến tận chốn hoang liêu này. Hầu hết đều chán nản, đều nghĩ rằng với cơ sự đen tối, bí lối như bấy giờ, chưa kịp rục rịch ǵ đă bị mật thám Tây bắt rồi, th́ cuộc đấu tranh giành độc lập cho nước nhà e chừng sẽ cạn hết lớp kế thừa, lấy người đâu nữa để lănh đạo cuộc cách mạng liên tục đánh đuổi thực dân? Quá đau buồn, lo lắng, nản ḷng, lại không biết làm ǵ hơn giữa chốn lao tù biệt xứ, các cụ bèn rủ nhau, trong một đêm đông giá lạnh vào đầu thập niên 30, tổ chức cầu cơ.

            Bài tiên tri này do cụ Trần Văn Quế, một nhân sĩ uy tín, cương trực, thuộc Cao Đài giáo, một nhà cách mạng bị Pháp đày ra Côn đảo, một học giả lỗi lạc, một giáo sư Sử Địa lừng danh của trường Petrus Kư năm xưa, đă kể lại cho bỉ nhân nghe vào cuối năm 1954, tại trụ sở Mặt trận Quốc gia Liên hiệp của lănh tụ Vũ Tam Anh, ở hẻm Cao Thắng, khu Bàn Cờ, Sàig̣n. Cụ Quế nói: đêm đó, chúng tôi chia nhau kẻ lập bàn thờ dă chiến, kẻ canh chừng cai ngục, ḷng bồi hồi thấp thỏm chờ mong. Chỉ có chút hương ḷng thành khẩn xung thiên làm nhang đèn cháy rực trong tâm khảm những kẻ bị lưu đày, là người chủ lễ, chúng tôi vừa khấn vái xong, th́ cơ liền xây. Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm xưng danh, cho ngay một bài thơ tám câu bảy chữ. Bài thi thất ngôn bát cú độc đáo, chính xác, linh nghiệm ấy như sau:

Khỉ hú trời Nam cá hóa rồng,

Gà kêu Nam Bắc hội Hoa Long,

Lần tay đếm lại Năm Ba Chín,

Mới thấy điềm may giống Lạc Hồng.

Chăm chỉ chờ ngày sang Mậu Ngũ,

Ước ao đặng thấy buổi Canh Thân,

Cho hay bốn bể ba đào dậy,

Cù rống kêu vang giống Lạc Hồng.

            Cụ Trần Văn Quế nói tiếp: - Hai câu thơ đầu và câu kết đă làm anh em chúng tôi vô cùng phấn chí. Chúng tôi hiểu ngay rằng đến năm Thân, năm Dậu, dân Việt sẽ gặp hội Long Vân, như cá hóa rồng, vang danh bốn bể. Nhưng rồi lại thắc mắc, lại hỏi nhau: - năm Thân, Dậu nào đây? Mà làm sao thoát được ách thực dân Pháp đă chứ? Như chim bị nhốt mà muốn tung cánh bay cao th́ phải sổ lồng. C̣n dân Việt, nếu muốn vươn lên th́ trước tiên phải tính chuyện chấm dứt chế độ cai trị thâm hiểm của Pháp. Vậy cơ hội nào đây, năm nào và bằng phương cách ǵ để hạ Tây, để giành độc lập? Cái nan đề cốt lơi và ray rứt đó lại không được cụ Trạng Tŕnh hé mở cho thấy. Chắc là có chỉ bảo mà tụi tôi không nhận ra! Không làm sao hiểu được, không đoán được lời giải đáp xuyên qua mấy lời tiên tri kỳ bí của Trạng Tŕnh. Riêng về khoảng thời gian tính, bài thi có mấy mốc thời gian: như năm Thân, năm Dậu. C̣n nói đến Mậu Ngũ, quả là kỳ lạ vô cùng! Trên 12 con giáp, có năm nào là Mậu Ngũ đâu? (hay là Mậu Ngọ, nói trại cho hợp vần, dễ đọc thôi?). C̣n Canh Thân là tháng, hay ngày, hay năm đây? Nhiều kỳ bí, không làm sao đoán được. Nhưng tất cả đó, hẳn là những mấu chốt thời gian định mệnh, trí phàm khó mà xác định nổi! Tuy nhiên nếu xác định được th́ có lẽ sẽ giải ra được nội dung và ư nghĩa bài tiên tri.

            Cụ Trần Văn Quế c̣n nói tiếp: - măi đến sau này, khi chúng tôi về đất liền rồi, đến ngày Nhật đảo chánh Pháp, ch́a khóa của vế đầu bài thi mới tỏ lộ, sững sờ, rơ ràng, như 2 + 2 là 4 vậy. Hỡi ôi! Biến cố xảy ra rồi, chúng tôi mới hiểu rơ ư và nghĩa câu thơ thứ ba: “Lần tay đếm lại năm, ba, chín”. Cụ Trạng Tŕnh đă bảo: hăy đếm ngược lại mấy con số 5-3-9, ắt biết được cái ngày 9-3-5 định mệnh của Việt Nam ta. Nghĩa là đến ngày 9 tháng 3 năm 1945 (tức năm Ất Dậu), dân Việt Nam sẽ thấy rơ điềm may, sẽ được tháo củi sổ lồng, Pháp thực dân bỗng chốc và bất ngờ sẽ bị loại khỏi chính trường Việt Nam. Mà đúng vậy! Qua sáng hôm sau, khi biết Nhật đă tóm trọn số – cả quân, dân, chính – người Pháp trên toàn cơi Đông Dương, chúng tôi vừa sửng sốt vừa kinh hoàng, đều vô cùng thán phục tài tiên tri thần bí của Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lúc đó mới hiểu được rằng Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945 là một cơ may to lớn cho dân tộc Việt Nam chúng ta. V́ nhờ đó mà cơ cấu tổ chức của Pháp, từ làng xă thôn ấp quận huyện đến thành thị khắp trên ba miền đất nước Việt Nam, do Pháp đặt ra, điều khiển và kiểm soát, qua đêm mồng Chín tháng Ba 1945, đều bị vô hiệu hóa, tan ră. Câu 4: “Mới thấy điềm may giống Lạc Hồng” quả là hiện tiền, diệu hữu. Nhờ vậy, các tổ chức thanh thiếu niên, các đảng phái chính trị, các phong trào yêu nước xuất hiện không c̣n bị cản trở. Hơn nữa, từ đó quần chúng mới có ư thức chính trị. Mới làm quen với mấy tiếng độc lập, tự chủ, dân chủ, tự do..., dù chỉ là h́nh thức, là những danh từ suông, v́ Nhật vẫn âm thầm thay Pháp cầm quyền tại nước ta, vẫn c̣n thâu thóc lúa của dân ta, khiến 2 triệu người dân Việt phải chết đói! Nhưng mọi người đều hiểu cái ách cai trị của Nhật cũng chỉ là tạm thời, giai đoạn, trong lúc Đồng minh Anh, Mỹ tiến đánh khốc liệt khiến Nhật phải đầu hàng vào ngày 15-8-1945, sau khi bom nguyên tử của Mỹ nổ trên đất Nhật. Cụ Trần Văn Quế c̣n nói thêm mấy điều quan trọng. Cụ bảo chúng ta chỉ mới thấy điều ứng nghiệm nơi bốn câu khởi của bài tiên tri thôi. Tuy nhiên hai câu xướng đầu vẫn c̣n liên hệ mật thiết với 4 câu cuối; nhưng việc chưa đến, ai mà rơ được sẽ ra sao? Chỉ biết chắc chắn là phải chờ đến năm Mậu Ngũ mới thấy và hiểu được toàn bộ bài thi kỳ bí của Trạng Tŕnh. “Chờ” đây không phải là thụ động, như nằm chờ sung rụng vào miệng. Trái lại phải chăm chỉ, phải tích cực học hỏi, suy tư, vận dụng tri kiến hầu thấy đường lối nào là đúng, là sai, để – trong thời gian chờ đợi, tiến đến năm Mậu Ngũ, cái năm định mệnh kỳ bí đến vận hội cực kỳ tươi sáng của Việt Nam ta – mà dấn thân tranh đấu, vận động, vận ngoại thắng lợi vẻ vang cho quê hương xứ sở và ḍng giống Lạc Hồng. Cụ Trần Văn Quế đă ra người thiên cổ. Bỉ nhân này mỗi khi nghĩ đến cụ, lại nhớ đến bài thi của Trạng Tŕnh do chính cụ, nửa thế kỷ trước, đă kể cho nghe. Cụ c̣n nói: cái khúc mắc trong bài thi của Trạng Tŕnh là yếu tố thời gian phải rất chính xác, không có mơ hồ, vô định. Tỷ như năm Dậu, phải là năm Ất Dậu, trùng với năm 1945 Tây lịch, lại đúng ngày 9 tháng 3, Nhật đảo chính Pháp, như Trạng Tŕnh đă tiên tri.

            Gần đây, một hôm t́nh cờ tai nghe một người bạn nói chữ “Mậu Xỉn”. Ṭ ṃ, bỉ nhân bèn hỏi hai chữ “Mậu Xỉn” có nghĩa ǵ vậy? Được đáp Mậu là không; c̣n Xỉn là tiền. Mậu Xỉn là không tiền. Liền lúc đó, bỉ nhân nghĩ ngay đến Mậu Ngũ trong bài tiên tri của Trạng Tŕnh. Vậy Mậu Ngũ ắt là không năm (05), là năm 2005. Mà năm 2005 cũng nhằm vào năm Ất Dậu nữa, khởi đầu một chu kỳ mới, một vận hội mới, cực kỳ rạng rỡ cho ḍng giống Lạc Hồng. Mừng thay! Th́ ra:

Khỉ hú trời Nam cá hóa rồng,

(Giáp Thân, 1944 và 2004)

Gà kêu Nam Bắc hội Hoa Long,

(Ất Dậu, 1945 và 2005)

Lần tay đếm lại 5-3-9,

(nhằm ngày 9 tháng 3 năm 1945, Ất Dậu)

Mới thấy điềm may giống Lạc Hồng.

(Nhật đảo chính Pháp, vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập)

Chăm chỉ chờ ngày sang Mậu Ngũ,

(2005, lại là năm Ất Dậu. Ắt phải có chuyển biến quyết liệt và toàn diện, khai mở vận hội mới cho Việt Nam ta)

Ước ao đặng thấy buổi Canh Thân,

(Ắt là tháng và ngày nào đây?)

Cho hay bốn bể ba đào dậy,

Cù rống kêu vang giống Lạc Hồng.

            Xin mời quư bạn bốn phương góp tay đoán tiếp và giải tiếp bài thơ tiên tri của Trạng Tŕnh. Mong thay.

            Trần Tiến Thành

            Tết Giáp Thân (2004)

 

Vài nét về Quảng Đức Chơn Tiên (Huệ Lương Trần Văn Quế)

Tiểu sử và công nghiệp

Thánh giáo: Sắc dụ đăng vị cho Đạo trưởng Huệ Lương Trần Văn Quế

Thánh giáo: Huấn dụ của Quảng-Đức Chơn-Tiên (Trần Văn Quế)