Việt Nam xuất khẩu 20.000 lao động sang Mỹ

Không mấy lâu sau ngày Việt Nam gia nhập WTO, báo chí trong nước loan tin:

Việt Nam đang thương lượng với Hoa kỳ để tiến đến thoả hiệp chấp thuận cho 20.000 lao động sang Mỹ làm việc trong tương lai gần. Thông tin nói rơ, lúc nộp đơn xin được tuyển dụng, đương sự phải nộp lệ phí cho công ty dịch vụ 15.000 đôla. Thông cáo c̣n thêm những chi tiết như: phải có tŕnh độ Anh ngữ; lương tháng 5.000 đôla; công việc như hái quả, thu hoạch rau cải tại các nông trại ở California hoặc làm phu chuyển tải tại các bến cảng San Francisco, Long Beach, Los Angeles, San Diego, v.v.

Người nước ngoài đọc tin trên không khỏi cười mũi: “Lao động Việt Nam có giá hơn kỹ sư Hoa kỳ!”.

Một tuần sau, thấy quảng cáo hơi lố, cơ quan kiểm soát thông tin báo chí bên nhà cải chính: “Lương lao động phổ thông mỗi tháng 1.500 đôla. Mỗi hợp đồng có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm. Lệ phí không phải 15.000 đôla, mà chỉ có 5.000 đôla thôi.”

Nhóm chữ “lao động phổ thông” chỉ người lao động ở Việt Nam đă có tŕnh độ tương đương với tốt nghiệp trung học phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam xem bằng này tương đương văn bằng Tú Tài II của Việt Nam Cộng hoà).

Tiếp thu tin tức do báo chí bên nhà đă loan, người Việt trong các cộng đồng tỵ nạn ở nước ngoài tất nhiên có phản ứng khác nhau.

Phản ứng thứ nhất là lạc quan. Có đồng bào bảo: “Ừ! Phải cho một số đông đi ra ngoài để thấy thế nào là kinh tế thị trường, tự do báo chí ra sao, tự do dân chủ phải thực hiện như thế nào, v.v. Chớ để mấy cán bộ lớn đi về ngậm câm cái miệng. Chẳng khen chuyện tốt mà cũng không t́m được cái xấu đă thấy ở Hoa kỳ!”. Người lạc quan cho rằng số đông lao động được xuất khẩu là những hạt nhân “dân chủ” sẽ nẩy mầm trên các mănh “đất Việt mới” do nhóm sinh viên con của đảng viên đă du học ở Mỹ trước đây trở về khai hoang. Chuyện đó sẽ thành trong vài năm hoặc vài thập niên nữa thôi. Bấy giờ Cộng sản Việt Nam sẽ tự diệt tự vong như ở Liên xô.

Phản ứng thứ hai là b́nh chân như vại. Có số người phát biểu: “Thà rằng Hoa kỳ nhập cảng 20.000 lao động Việt Nam trong ṿng luật lệ c̣n hơn để cho cả trăm ngàn dân láng giềng vượt biên giới hằng năm sang nằm vạ. Chắc chắn các chủ ông da trắng sẽ hài ḷng v́ người làm thuê từ Việt Nam sang là những người lao động siêng năng, cần cù, chịu cực đă không thua người nước ngoài nào khác, mà có khi c̣n sáng tạo hơn trong công việc được giao phó. Những chủ ông Mỹ trắng sẽ vin vào bằng chứng người Việt Nam tỵ nạn đă thành công như thế nào, trong ṿng 30 năm nay”.

Phản ứng thứ ba là nghi ngờ, lo ngại. Những đồng bào này lo ngại không phải cho chính bản thân họ, hay cho cộng đồng Việt Nam. Mà cho cả nước này, quê hương thứ hai của người tỵ nạn công sản. Nếu phân tích kỹ những mối nghi ngờ, chúng ta sẽ hiểu tại sao đồng bào trong các cộng đồng tỵ nạn khắp thế giới lo ngại.

Một. Tại sao vừa được nhận vào WTO, Chính phủ Việt Nam liền đề xuất việc xuất khẩu lao động sang Hoa Kỳ? Tại sao Việt Nam không đề nghị với Pháp, với Đức, với Úc hay với Nga, với Brazil, hay Argentina? Các nước tư bản này đă lập bang giao từ sau khi Cộng sản Bắc Việt nuốt chửng Miền Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ mới lập bang và trao đổi cấp đại sứ trong ṿng chưa được chục năm. Trong lúc đó, Việt Nam đă được Pháp nh́n nhận ngay từ 1976, nghĩa là đă hơn 30 năm rồi. Có phải v́ ở Hoa Kỳ, số người Việt tỵ nạn cộng sản Việt Nam tṛm trèm một triệu? Có phải v́ ở Mỹ các cộng đồng người Việt chưa được thật sự tổ chức? thiếu đoàn kết? tuyên truyền chưa được sâu rộng với dân địa phương? Nghĩa là người Việt tỵ nạn cộng sản Việt Nam chưa thật sự được tổ chức thành một cộng đồng dân tộc đồng nhất, cũng như dân Hungaria, hay Poland đă đến Hoa kỳ tỵ nạn cộng sản Liên xô từ những năm 1948-1950?

Điểm phải t́m hiểu là tại sao Cộng sản Việt Nam nhắm vào Mỹ. Và xúc tiến liền sau khi vào WTO.

Hai. Con số 20.000 lao động Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ làm các việc lao động giản đơn. Ở đây, cần phải t́m hiểu “giản đơn” như thế nào. Thông cáo liệt ra điều kiện: “Ứng viên phải thông thạo Anh ngữ”. Nếu thật sự là một lao động giản đơn như đi hái nho, cam, chanh, quít, táo, mơ, mận, dâu, v.v., hoặc trồng ớt bị, cà chua, rau cải, cũng như những người Mễ (Mexico) trước đây đă đến vùng thung lũng San Joaquin làm lao động chân tay, th́ đâu cần phải có tŕnh độ Anh ngữ. Theo cách luận như thế th́ 20.000 lao động Việt Nam sang Hoa kỳ ít nhất ba phần tư (¾) có tŕnh độ Anh ngữ cấp trung học phổ thông và một phần tư (¼) có tŕnh độ Anh ngữ cấp đại học.

Cũng theo giả thiết này, th́ con số 20.000 lao động giản đơn đó lấy ở đâu ra? Nếu không phải từ trường học? Độc giả thừa hiểu trường học ở Việt Nam ngày nay- bắt đầu từ trung học lên đến đại học— đều có Đảng đoàn và Đoàn thanh niên Cộng sản kiểm soát từng học sinh, từng sinh viên. Thành viên của hai tổ chức này đều được dạy câu kinh nhật tụng của Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên!”. Như vậy, 20.000 lao động Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tương lai nếu không là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam th́ cũng là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức Đảng, đảng viên cấp chi bộ (xă, cơ xưởng, công trường) phải có tŕnh độ trung học phổ thông; cán bộ cấp huyện, tŕnh độ đại học. Như thế, với một lực lượng lao động gồm có 15.000 đảng viên tŕnh độ chi bộ xă, và 5.000 đảng viên tŕnh độ huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc Thống nhất sẽ thiết đặt được một “Trung ương Cục” hải ngoại ngay tại tiểu bang California này. Vậy, liệu các cộng đồng Việt Nam chống cộng sản hiện ở nước ngoài có đủ sức tổ chức và huấn luyện các thành viên của ḿnh đặng đối phó với những âm mưu của Đảng Cộng sản Việt Nam, một khi họ đă đặt chân và có chỗ đứng vững như người tỵ nạn trên đất tự do hay chưa? Diễn tiến từ năm 1975 cho đến ngày nay cho thấy cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở nước ngoài chưa tổ chức được một lực lượng hùng hậu ở tầm vóc một vài vạn người trên một quốc gia tự do, như ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, hay Pháp. Nghĩa là gần bằng con số mà Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đưa sang. Hiện nay, chúng ta chỉ biết ở phương trời này hoặc ở góc biển kia có lẻ tẻ vài ba nhóm. Bài học thời Mùa Thu năm 1945 đă cho thấy việc từng nhóm kháng chiến chống Pháp vẫn c̣n sờ sờ trước mắt. Sư đoàn 1 đến Sư đoàn 4, Thanh niên Tiền phong tổ chức riêng ở từng Tỉnh, các lực lượng du kích vũ trang và bán vũ trang trong làng, xă. . . tất cả đều bị Cộng sản Miền Bắc triệt hạ, từng nhóm một, cho đến ngày Trung ương Cục Miền Nam hoàn toàn khống chế chiến trường ở cực Nam đất nước.

Ba. Về lệ phí phải nộp cho tổ chức dịch vụ tuyển dụng lao động đi Hoa kỳ. Cho dù cơ quan kiểm soát truyền thông của Đảng đính chính lệ phí chỉ c̣n 5.000 đôla, thử hỏi người dân lao động nào ở Việt Nam có đủ số tiền đó? Cầm chắc là trong số 15.000 người lao động giản đơn sẽ không có một người nào đă bỏ đồng ruộng ra thành phố lớn t́m cách sinh sống sau khi chính phủ thu hồi lại đất đai. Như vậy, các Tỉnh ủy chỉ cần dựa theo chỉ tiêu do Ban Thường trực Trung ương Đảng phân phối, mà ra lệnh cho các Hiệu trưởng đại học và trung học chuyên nghiệp hay phổ thông lập ra danh sách, dựa trên tiêu chuẩn của Ban Thường trực Tỉnh ủy đă lập. Mọi người sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy trên danh sách của tỉnh toàn là con trai, con gái của những Trưởng Ban, Pḥng, Ngành, Sở trực thuộc Tỉnh ủy. Cùng lắm là có một vài người lọt khỏi sự lọc lừa này, bởi chúng thuộc cấp vai vế trong Chi bộ hay Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Trường.

Ở đây, xin độc giả b́nh tĩnh nhận xét về tŕnh độ của lực lượng này. Cứ thử so sánh những phần tử lao động sẽ được xuất khẩu với những phần tử trong các đợt vượt biên đến bờ biển Malaysia, Thailand, hay Indonesia vào những năm 1978-80. Tuy không một ai biết rơ phần đông thanh niên vượt biên đă có tŕnh độ học vấn như thế nào. Nhưng phải nói là tŕnh độ của những người này không đồng đều. Dù vậy, sau một thời gian, họ đă thích ứng với xă hội và sinh hoạt tại các quốc gia đă nhận họ.

Trong trường hợp của nhóm lao động Cộng sản Việt Nam xuất khẩu, tŕnh độ học vấn có thể xem là đă hoàn chỉnh ở cấp trung học và đại học. Chuyện họ hoà đồng nhanh hay chậm vào xă hội ở Hoa kỳ tùy thuộc nhiều yếu tố. Căn bản nhất là tổ chức của họ có chương tŕnh sinh hoạt như thế nào, để không vi phạm luật di trú, luật lao động, và nhất là sự an ninh của Hoa Kỳ trên lănh thổ này. Nhưng chắc chắn việc họ nhập vào xă hội trên đất Mỹ sẽ dễ dàng và rất lẹ. Ai nghi ngờ ở điểm này, hăy đến các trường đại học của Mỹ hiện có sinh viên Việt Nam đang học, như ở California, thử để mắt xem Fullerton State University (U.)., Long Beach State U., San Francisco State U., San Jose State U., hay U.C. Irvine, U.C. Davis. U.C. San Francisco, v.v... Ở Texas, hẳn độc giả chưa quên vụ sinh viên Cộng sản treo cờ đỏ và cấm treo cờ vàng ở Đại học Arlington. Tại U. of Houston-Clear Lake, Texas, cờ đỏ cũng được treo tại trung tâm sinh hoạt của sinh viên quốc tế. Gần đây, vùng San Jose đă một thời là nơi đấu trí sôi nổi giữa cộng đồng đồng bào tỵ nạn với Ban Quản trị của Đại học. Nối liền các sự kiện đó lại, th́ rơ là kế hoạch của Mặt trận Tổ quốc muốn “thử sức” chúng ta trước khi Đảng Cộng sản tung ra một lực lượng hùng hậu hơn.

Cũng nên nhớ, khi lực lượng 5.000 lao động với tŕnh độ đại học có mặt tại đây th́ không một ai có thể ngăn cấm họ ghi tên vào, trước nhất, các trường đại học cộng đồng. Kế đó, sau khi đă tích lũy được trên dưới 60-75 tín chỉ với trung b́nh điểm GPA = 4.00 “strait,” họ sẽ xin chuyển vào các California State University hoặc các University of California. Điều chúng ta cần lưu ư là giáo sư ở đại học phần đông là những người thật “conservative.” Học tṛ của họ giỏi, siêng, cần mẫn. Họ giúp tận t́nh, bất phân sinh viên là cực tả hay cực hữu. Mọi người hẳn c̣n nhớ lời tuyên bố của ông Phó Viện trưởng Đại học ở Arlington, Texas, khi đồng bào biểu t́nh phản đối việc sinh viên cộng sản treo cờ đỏ trong trường này.

Mao Trạch Đông đă từng tuyên bố: “Nếu Trung quốc muốn có 500 chuyên viên thật giỏi, th́ chỉ cần gởi qua Mỹ 5.000. Nếu trong 5.000 đó chỉ có 50 người quay về Trung quốc, th́ gởi 50 ngàn”. Ở đây, chúng tôi không bàn đến chuyện những lao động Việt Nam được xuất khẩu sang đây, học xong rồi quay về hay không. Chỉ xin bàn đến khía cạnh khác.

Trong số 5.000 lao động đă có tŕnh độ đại học đó, chắc chắn có ít nhất 50-60 người thật ưu tú, không thua ǵ so với con em của chúng ta. Với con số khiêm nhượng này, sau khi đỗ đạt bằng M.B.A., Ph.D., và cả M.D. nữa, Mặt trận Tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam đủ sức làm mưa làm gió trong cộng đồng tỵ nạn của chúng ta. Họ sẽ làm ǵ đến đổi chúng ta phải đắn đo? Lo ngại? Xin để vài giây cho độc giả suy nghĩ. Chúng tôi sẽ bàn tiếp bên dưới đây. Giờ, xin chuyển sang đề mục thứ tư.

Bốn. Như vừa đề cập ở trên, chẳng có cá nhân nào có đủ 5.000 đôla một lúc để nộp khoản lệ phí dịch vụ. Ngân quỹ đài thọ phần đó sẽ do Đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc Thống nhất Việt Nam.

Ở đây, người viết xin mở dấu ngoặc. Trước hết cần t́m hiểu ban tham mưu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Trong Ban chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc hiện nay có nhiều nhân vật xưa là nguyên thủ trong Ban Khoa giáo Trung ương Đảng (gồm Tuyên huấn Giáo dục Truyền thông). Mấy năm gần đây, Mặt trận Tổ quốc của Đảng bỏ ṿi sang lĩnh vực các đại học tư trong nước. V́ sau một thời gian thí nghiệm, Đảng đă thấy các Trường Đại học bán công, Đại học dân lập, Đại học mở, v.v., không làm được việc ǵ cả. Những cơ sở này thực chất là sản phẩm của các Thành ủy và Tỉnh ủy lập ra để hốt bạc của số lượng sinh viên không trúng tuyển vào đại học. Tạm gọi những sinh viên này là “sinh viên không lao động”.

Xă hội Việt Nam đă chuyển ḿnh từ sau thời “Đổi Mới” sang sinh hoạt “kinh tế thị trường” rồi thêm bước nữa, vào WTO. Cho nên thay v́ để con số “sinh viên không lao động” này sống trong cơn dầu sôi lửa bỏng với những tranh đấu, đ́nh công liên tục của công nhân, những cuộc biểu t́nh của nông dân mất ruộng, và nhất là của phong trào đấu tranh dân chủ lan rộng ra đến nước ngoài - Đảng quyết định xuất khẩu số “sinh viên không lao động” đó sang Mỹ. Một công, đạt hai ba bốn việc! Trước hết, không phải lo chuyện sinh viên sẽ nhập với lao động xuống đường như Đảng đă từng xúi hồi thời chiến tranh. Thứ hai không phải tốn gạo nuôi cơm lực lượng “trí thức” (nửa mùa) này mà chẳng có kết quả thiết thực. Thứ ba, điểm căn bản, là đáp ứng đúng nguyện vọng của “nhân dân.” Sinh viên muốn học, có ư hướng ngoại. Vậy, cứ cho chúng đi.

Để cho lực lượng “sinh viên không lao động” đi tự do, Đảng đâu có lợi. Tất nhiên, ứng cử viên muốn được nhận phải chấp thuận một số điều kiện do các Ban, Ngành, Sở, từ Trung ương đến Tỉnh, Thành phố lập ra.

Song song với quyết định của Bộ Chính trị về việc xuất khẩu lao động, chúng ta được biết thêm mấy việc, liên quan đến chuyện sinh viên không lao động được cải biến thành lao động xuất khẩu. Trước hết là việc Chánh phủ cho thành lập cái gọi là Hội các Trường Đại học tư Việt Nam (họ dịch là Association of Non-Public Universities). Và Hội trưởng không ai khác hơn là nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân — đương nhiệm Phó Chủ tịch Thường trực của Mặt trận Tổ quốc Thống nhất Việt Nam. Ở cương vị này, nguyên Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo sẽ móc nối dễ dàng với các đại học Hoa kỳ. Và các Đại học Hoa kỳ, nhất là những Đại học như Harvard, MIT, Princeton, v.v., th́ nhanh chân lắm! Công việc thu xếp cho 5.000 lao động có tŕnh độ đại học tất nhiên sẽ không khó đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Độc giả cần ghi thêm điểm này. Cựu Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Minh Hiển hiện đang sống ở Anh quốc. Với hai cán bộ Trung ương ủy viên, một ở trong nước, một ở hải ngoại, Mặt trận Tổ quốc Thống nhất Việt Nam sẽ điều động lực lượng 20.000 lao động trí thức cộng sản để tạo nước cờ khó cho cộng đồng của chúng ta.

Trong số 20.000 lao động sẽ được xuất khẩu sang Mỹ, Bộ Chính trị Đảng đâu bỏ cơ hội gởi qua những chuyên viên: chuyên viên tổ chức, chuyên viên xách động, chuyên viên khủng bố. Và chẳng bao giờ thiếu, chuyên viên tuyên truyền và, chuyên viên kinh tài.

Về tổ chức, chắc chắn văn pḥng Lănh sự Việt Nam ở San Francisco sẽ được tăng cường với những phần tử giỏi về ngoại ngữ cũng như về tổ chức, sành sỏi luật lao động, luật thương mại và bang giao quốc tế. Những phần tử này tất nhiên sẽ liên lạc và bắt tay ngay với những phần tử giống như “cán bộ 304” mà mọi người kẹt lại sau ngày Miền Nam mất đều thấy hiện đang sống tại Hoa kỳ.

Công tác xách động là nhiệm vụ hàng đầu Lenin đề ra cho đảng viên Cộng sản. Môi trường dễ bị tiêm nhiễm là đại học. Người dễ bị lôi cuốn là giáo sư đại học. Dân dễ bị xách động là phu, người lao động chân tay, và người thất nghiệp, vô gia cư. Tuy nhiên, ngay trong thời gian c̣n bỡ ngỡ khi đến chân trời mới, lực lượng 20.000 lao động này chưa dám giở tṛ. Nhưng họ sẽ lưu tâm và học hỏi ở cộng đồng tỵ nạn của chúng những khi có việc phải biểu dương ư chí và sức mạnh.

Về khủng bố, chúng ta không quên những chuyện giết chóc của Cộng sản Việt Nam trong lúc chiến tranh như pháo vào trường Tiểu học Cai Lậy. Xúi sinh viên đại học xuống đường biểu t́nh chống Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Và chắc chắn người Mỹ không quên đặc công cộng sản đánh phá Toà Đại sứ Hoa kỳ ở đường Hàm Nghi, chung cư Brink trên đường Hai Bà Trưng, sau Quốc Hội, v.v. Cũng chẳng ai quên được việc Ban ám sát công tác thành Sài G̣n bắn các kư giả báo ở Sài G̣n vào những năm cuối thập niên 40. Hay ném lựu đạn trong rạp hát bóng ở tỉnh vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp tại Miền Nam. Trên xứ tự do này, lập lại các tṛ giết người, khủng bố tinh thần dân Mỹ, đối với người cộng sản Việt Nam rất quá dễ. Nhất là việc mua những “đồ chơi” sát nhân đó không khó. Súng, lựu đạn, chất nổ bán lậu, thiếu ǵ ở đất nước này.Với “nghiệp” và “tư chất” thông minh phá hoại sẵn có, cộng sản Việt Nam có thể làm thầy cho các tay khủng bố hiện sống trên đất Mỹ, luôn luôn chực và sẵn sàng hành động chống Hoa kỳ. Cũng nên nhớ lănh tụ cộng sản Việt Nam đă học được nghề này tại Trường Đại học Cộng sản Lao động Phương Đông (University of the Toilers of The East) từ thuở xa xưa tại Moscow.

Về công tác tuyên truyền, mọi người đă thấy qua việc sinh viên cộng sản Việt Nam treo cờ đỏ ở Đại học Arlington, Texas. Chỉ mới gởi đi có mấy que đến Texas, mà Mặt Trận Tổ quốc Thống nhứt của Đảng đă thành công trong việc chỉ thị những con thiêu thân trẻ đánh lên tiếng thùng. Nhóng thử phản ứng của người tỵ nạn. Vậy, khi lực lượng 5.000 cán bộ cấp huyện ủy hiện diện trên đất California này, mọi việc sẽ xảy ra như thế nào? Cộng đồng chúng ta đă có kế hoạch đối phó chưa khi họ tấn công vào lĩnh vực cờ vàng? Cần nhớ 20.000 quân tương đương với mấy sư đoàn?

Một trong những mặt tuyên truyền mà chắc nhiều người trong chúng ta đă nghĩ, nhưng chưa có quyết định cụ thể. Đó là vấn đề báo chí. Phải thẳng thắng nh́n lại làng báo của người Việt tỵ nạn. Cộng đồng tỵ nạn thật sự chưa có một cơ quan ngôn luận phản ảnh tiếng nói quyết tâm của chúng ta. Báo chí Việt ngữ hiện nay vẫn phải sống với quảng cáo. Đồng bào tỵ nạn rất ít người chịu mua báo đọc. Chỉ thích xem báo cho không. Độc giả có dịp, cứ đến những thành phố có đông người tỵ nạn, để mắt xem sẽ nhận ra ngay sự kiện này. Điểm yếu của chúng ta: thiếu tiền. Không tiền, nói chẳng ai nghe. Có tiền, nói quưnh nói quáng, người theo ́ xèo!

Nếu Bộ Chính trị chỉ thị cho Ban kinh tài hiện có mặt tại Orange County này đứng ra lập một tờ báo Việt. Kư giả tờ báo của họ cũng có lương bổng và hưởng đầy đủ quyền lợi như những người làm việc cho Los Angeles Times, Orange County Register, v.v. Họ sẽ viết tiếng Việt. Rồi họ sẽ tự do bóp méo sự thật. Chuyện trắng, họ bảo đen. Và báo sẽ biếu không. Cộng đồng chống cộng chúng ta sẽ phản ứng thế nào?

Về mặt sinh hoạt văn hoá, sách do người Việt tỵ nạn cộng sản sáng tác dần dần giảm. Bởi số độc giả ngày càng ít đi. V́ thế hệ thứ hai chẳng màng, không thiết tha. Những nhà sách, theo đó cũng thu hẹp, rồi dẹp luôn. Độc giả có đến Dallas mới thấy t́nh trạng này. Cả một thành phố lớn của Texas chẳng có một hiệu sách Việt, chưa nói đến có và được tổ chức đàng hoàng. Thêm thông tin khác. Hiện thời, trong các sách dạy Tập đọc tiếng Việt cho trẻ lớp 1, lớp 2, - sách nhập từ Việt Nam bày bán ở các hiệu sách tại vùng Nam California, chúng tôi bắt gặp những bài tập đọc thơ “Nhớ Bác,” ca tụng “bộ đội,” v.v... Cuối sách thường có bài đọc về “Bác” Hồ! Chúng ta nghĩ ǵ về việc này?

Từ những suy nghĩ về văn hoá, chúng tôi liên tưởng đến câu chuyện vừa bỏ lửng trên đây. Chuyện của 50-60 sinh viên lao động cộng sản xuất khẩu sang Mỹ đỗ đạt, thành công trong học vấn và chuyên môn.

Xin nêu giả thiết. Họ sẽ có khoảng 10-15 người đỗ M.B.A., thật giỏi. Được các công ty Hoa kỳ tại Los Angeles hay San Francisco phỏng vấn và tuyển dụng ngay với số lương trên 100 ngàn đôla/năm. Làm việc với Mỹ được một hai năm để học kinh nghiệm, họ đứng ra thành lập những nhóm broker, corporate buiders, financial group, v.v. Với số vốn do việc Đảng “rửa tiền” ở Hoa kỳ, họ sẽ đánh bạt những tổ chức kinh doanh, xây cất, đầu tư của người tỵ nạn, có vốn rất hạn hẹp. Chúng ta đă có kế hoạch ǵ để đối phó?

Cũng theo giả thiết này, họ sẽ có 10-15 bác sĩ chuyên khoa. Từng là bác sĩ nội trú của Đại học Stanford, UCLA, Harvard, Chicago, hay tại các bệnh viện nổi tiếng nhất ở Hoa kỳ, v.v. Ngay sau khi tốt nghiệp, được chỉ thị của từ bên nhà, họ đứng ra thành lập nhiều nhóm y sĩ chuyên khoa tại một khu vực đông người Việt. Họ liên kết với các bệnh viện lớn trong vùng. Cơ sở của họ do Ban kinh tài tại chỗ lo. Được trang bị sẵn với máy móc thật tối tân, và mới nhất. Kinh nghiệm, trang bị, và tuổi tác của họ hấp dẫn các bệnh viện. Công việc làm ăn có sự hỗ trợ của đồng chí, dưới sự điều động của Mặt trận Tổ quốc từ bên nhà. Họ có tương lai bảo đảm rơ rệt. Tuy không làm giàu bằng các bác sĩ y khoa, nha khoa, dược khoa như con em của đồng bào tỵ nạn hiện nay, nhưng đời sống cá nhân cũng như của gia đ́nh họ được Đảng quán xuyến từ A đến Z.

Trong khi đó các bác sĩ, nha sĩ, dược sư con em của chúng ta hành nghề lẻ tẻ. Mỗi người thu hẹp với một số bệnh nhân chẳng tới số ngàn. Trái lại nhóm chuyên viên của cộng sản sinh hoạt trong tập thể đồng nhất. Chỗ hành nghề của họ được trang bị đến mức hiện đại cao hơn hết. Vậy, thử hỏi t́nh trạng một người một chợ như hiện nay sẽ tồn tại được măi chăng? Quy luật tư bản lớn nuốt tư bản nhỏ ở Hoa kỳ đă cho thấy sự kiện đó không sống lâu.

C̣n điểm này cần nói rơ. Trước khi đi, các “sinh viên không lao động” đă qua những lớp. Học thành thuộc “tư tưởng Hồ Chí Minh” đúng theo chỉ thị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mới ra lệnh gần đây để trở thành lao động xuất khẩu. Họ đă tâm đắc điều đó, rằng đúng. Ít ra, so với những ngày sống lận đận ở quê nhà sau khi bị đánh hỏng ở các cuộc thi tuyển vào đại học. Bây giờ, trên vùng đất tự do này, trái táo Fuji, quả cam Sunkist, chùm nho xanh không hột, v.v., là những món họ chẳng bao giờ dám mơ, nghĩ đến, khi c̣n ở quê nghèo. Hiện tại, sau thời gian học hành, lao động nhọc nhằn, họ đă đỗ đạt, thành danh, những thứ đó thuộc tầm tay họ. Cuộc sống trong một apartment —họ chẳng phải mướn v́ đó là tài nguyên của Đảng ở Hoa kỳ, do Ban Kinh tài quản lư— hơn hẳn cảnh ở bó rọ trong cư xá sinh viên nội trú của Đại học Bách khoa Sàig̣n hoặc Đại học Dân lập Đà Nẵng hay Đại học Sư phạm II Hà Nội. Cái vượt hẳn trí tưởng tượng của họ là tự ḿnh lái được chiếc xe hơi vừa mua được do tiền dành dụm gởi trong Bank of America.

Dù vậy, người lao động cộng sản Việt Nam được xuất khẩu qua Hoa kỳ vẫn mang nhiều ưu tư.

Thứ nhất, ḿnh vẫn là con cờ của Đảng. Mỗi nước đi đều do Ban Thường trực Trung ương Cục hải ngoại tại San Francisco tính trước.

Thứ hai, manh danh là một cá nhân sống ở xứ tự do nhưng ḿnh chẳng tự hành sử được chút quyền cơ bản đó của con người. Mọi xê dịch khỏi California đều phải xin phép trước, dù rằng đi ra khỏi ranh giới của tiểu bang này, nhân viên biên pḥng Hoa kỳ chẳng đ̣i hỏi giấy phép đi đường, làm phiền.

Thứ ba, trong khoảng thời gian kư hợp đồng làm việc, sống hoà ḿnh với người Việt nói chung, mỗi cá nhân không thể tránh khỏi vướng mắc t́nh cảm. Giữa họ với nhau. Hay với các phần tử trong những cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cấm những kết hợp lứa đôi nếu đảng viên tự chọn người hôn phối có lư lịch chống Đảng?

Thứ tư, cùn lư người lao động cộng sản Việt Nam sẽ xoá bỏ hợp đồng, nộp hồ sơ xin làm dân thường trú. Liệu Đảng ngăn cản được việc họ xin đổi t́nh trạng di dân lao động hợp đồng thành thường trú nhân (permanent resident) không? Và nếu mộng trở thành công dân mang hai quốc tịch chẳng được, chuyện ǵ sẽ xảy ra cho người lao động đó?

Xưa kia, Hồ Chí Minh dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Bolchevik với mục đích để đảng viên của ông đọc, học thuộc ḷng. Người lao động xuất khẩu Việt Nam biết. Ra ngoài đường lối của Đảng chỉ, có một đường. Cũng như Trosky sau khi lập Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản, phải trốn Stalin. Song không sống lâu được với ông trùm đỏ khát máu này. Dù Mexico xa Moscow, với Đại Tây Dương cách trở, Trostky vẫn chết theo chỉ thị của Stalin. Cũng như cựu Đại sứ Cộng sản Đinh Bá Thi, chết cả nhà trên chiếc Citroën ở đoạn đường vắng vẻ tại Rừng Lá. Cũng như Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Lê Vũ Hùng chết gục tại bàn viết ở Bộ, chỉ v́ ông muốn chỉnh đốn theo luật tài trợ quốc tế việc in sách giáo khoa cấp trung học do Ngân hàng Phát triển Á Châu cho vay.

Thủ đoạn ám hại của cộng sản Việt Nam có muôn vạn h́nh. Suốt 30 năm gọi là đấu tranh “cách mạng,” Đảng cộng sản Việt Nam đă từng thanh trừng v́ quyền lợi, v́ ganh ghét trong nội bộ. Đảng đă từng giết biết bao nhiêu triệu dân lành được họ liệt cho tội danh “phản động,” “phản cách mạng,” “ngụy quân, ngụy quyền,” v.v. Từ sau ngày Hiệp định Genève có hiệu lực cho đến 30/04/1975, rất nhiều bằng chứng hiển hiện xác minh tội đồ đó. Nhưng thế giới tự do vẫn cố t́nh ngảnh mặt bởi chỉ nhằm vào thâu lợi nhuận. Chỉ khi nào sự kiện xảy ra tại đây, trên đất Hoa kỳ tự do này, ngay trong rạp hát bóng, trong những tŕnh diễn nhạc kịch, trong các shopping malls, v.v..., chừng đó, mọi người mới bắt đầu nghĩ cách đối phó. Đến lúc đó, có muộn chăng?

Khi một lực lượng bán quân sự, tự vơ trang hiện diện ở California này? Độc giả có tưởng tượng cảnh hổn loạn như thế nào, cùng trong một ngày tại tất cả các shopping malls, hay rạp hát bóng từ San Francisco xuống đến San Diego đều có tiếng nổ? Chẳng lẽ cảnh mọi kiều dân Nhật đang sống tại Hoa kỳ bị dồn vào các trại tập trung như sau ngày Pearl Harbor bị không quân Nhật Hoàng tấn công lại tái diễn?

Chuyện ǵ sẽ xảy ra trong những trại tập trung đó khi mà người tỵ nạn cộng sản sống chung với những lao động cộng sản xuất khẩu qua Hoa kỳ? Có ai dự trù biện pháp để ngăn chặn những rối ren, những thanh toán, cướp bóc, hăm hiếp trong các trại tập trung đó không? Lịch sử đau thương, đầy máu và nước mắt của những trại tỵ nạn trên bờ biển Song Khla, đảo Bidong, đảo Galang, trại chuyển tiếp Kampung Rambutan ở Jakarta, Nam Dương, vẫn c̣n rành rành ra đó. Không lẽ có người muốn nh́n lại những vết thương xă hội này trong khi chương tŕnh cứu trợ tỵ nạn cộng sản bằng đường biển đă khép kín cửa từ lâu rồi? Hay ai đó muốn thực hiện một cuốn phim đặng tranh giải Oscar?

Xin chia sẻ vài cảm nghĩ cùng độc giả.

(Tác giả ẩn danh - Internet)

Trở lại trang chánh