Tôi viết về Hồ Chí Minh

Nguyễn Thái Hoàng, Hà Nội, cuối 2005

    Như mọi đứa trẻ ở Việt Nam khác tôi sinh ra chỉ biết có bác Hồ, lên 2 đă nghe các bài hát véo von trên đài: Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam, rồi: Bác chúng em dáng cao cao người thanh thanh, bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài. Bác chúng em thề cứu nước trả thù nhà. Hồ Chí Minh bác Hồ Chí Minh sống muôn năm ... Lại: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ v.v. Nghĩa là có cả một phong trào sáng tác các bài hát về bác, để bọn trẻ chúng tôi tha hồ được nhồi sọ, tha hồ ê a hát theo ...

    Lên 5, tôi theo gia đ́nh đi sơ tán, giữa vùng quê nghèo đói, người dân coi giấc ngủ bữa ăn, củ khoai, cây lúa quan trọng hơn việc nhồi nhét chữ nghiă trong đầu, tôi nhanh chóng nổi bật lên chinh phục bọn trẻ làng; vừa là con cán bộ sơ tán, đi học có áo trắng, quần lửng để mặc, trong khi bọn trẻ quê đi học c̣n phải mặc áo rách, hở khuy, ṭi ra cả một đống bụng màu nâu xỉn. Chỉ riêng việc ấy thôi cũng đủ để tôi được các thầy cô cảm t́nh trở thành cháu ngoan Bác Hồ, tôi lấy làm kiêu hănh về điều ấy lắm. Khi trở lại Hà Nội, tuy danh hiệu cháu ngoan không c̣n v́ có vô vàn đứa trẻ khác giỏi và ngoan ngoăn hơn tôi, nhưng h́nh ảnh bác vẫn c̣n in dấu măi trong tôi. Mở mắt là nghe tiếng thơ phát trên đài :  

Nhà em treo ảnh bác hồ,

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày bác mỉm miệng cười

Bác nh́n các cháu vui chơi trong nhà ...

    Mười năm học phổ thông, tôi bị đúc khuôn nhồi sọ bởi đủ thứ tư tưởng nội quy, quan điểm, lập trường, đúng như lời nhận định của nhà bác học Tôn Thất Tùng: Trẻ em Việt Nam là một sinh vật ngủ đêm quá ngắn c̣n ban ngày phải đối phó với đủ mọi quy định nghiệt ngă của nhà trường. Nào nội quy, quy chế, nào thi cử nặng nề, rồi chương tŕnh dài lê thê. Suốt 15 năm học (từ vỡ ḷng đến khi tốt nghiệp Đại học), chúng tôi chỉ biết có "Học, học nữa, học măi" theo lời dạy của Lê Nin. Không ít đứa trẻ trong số chúng tôi học đến mức... đau tim, hộc máu chỉ v́ muốn đua chen một chỗ đứng trên giải đường đại học. 15 năm học với tôi như một cực h́nh tra tấn, trong khi nhà nước cho tiêu chuẩn mỗi tháng 13 kg gạo, một lạng thịt, dăm b́a đậu, mà chúng tôi phải đạp xe 8-10 cây số tới trường xa lơ lắc, người vêu vao như những con mạ c̣i không lớn nổi v́ thiếu dinh dưỡng. Nhiều đứa trong bọn tôi nói vui nhưng cũng đầy ngậm ngùi cay đắng: H́nh như nhà nước càng hạn chế bán gạo, tớ càng ăn khỏe. Ba bát cơm một bữa chả là cái quái ǵ, mà ăn hơn th́ bố mẹ lại phải nh́n nhau, nhịn ăn để nhường phần cho. Thật không biết sau khi ra trường có nên ông nên bà ǵ không mà nh́n ánh mắt mẹ buồn buồn trong bữa ăn, tế nhị nhắc các em trong nhà bớt ăn thức ăn đi một chút v́ anh nó sắp thi học kỳ là thấy thương quá. Không biết sau này phải trả nghĩa bố mẹ ra sao ?

    Tốt nghiệp ra trường với số điểm ưu, tôi những tưởng sẽ được trọng dụng, ai ngờ nhận quyết định đi Lai Châu, mẹ ôm lấy tôi, nước mắt lă chă: ở nhà thôi con ạ, lên trên ấy nước độc, rừng thiêng, không sống nổi đâu. 

    Nhà nghèo 4 năm trời tôi vẫn không xin được việc, rồi không thể ăn bám bố mẹ trong khí túi tiền bị Đảng "bao" nhiều "cấp" ít, tôi đành phải trốn mẹ ra đi. Mẹ tôi khóc c̣n hơn ngày ông ngoại bị đội trưởng đội cải cách đến bắt, phải rạch ruột bằng mắt kính bẻ đôi để tự tử...

    Lên rừng đang thời điểm 1986, cả nước ngắc ngoải trong cơn đói, tầng lớp trí thức chúng tôi được Đảng ưu tiên chỉ đạo tự túc lương thực 3 tháng. Hết ba tháng này lại ba tháng khác, quả thật tôi không hiểu làm sao ḿnh qua được những ngày dài đói lả ấy.

    Câu thơ của nhà thơ Duy Phi cứ khoan sâu trong óc : 

Đời ông lặp lại đời cha

Đời con cháu nối măi đời cụ kỵ

Quư khoai sắn hơn là sâm với quế

Rau muống ơi, xin hăy muộn mùa hoa.

    Anh chủ nhà, quê Ninh B́nh, lên khai hoang kinh tế mới, nơi chúng tôi thường xuyên qua lại để tṛ chuyện, giải thích:

    - Mong rau muống muộn mùa hoa để làm bánh đấy các cô chú ạ.

    Có lẽ chúng tôi sống được là nhờ bà con - những phụ huynh học sinh gốc kinh lên nông trường theo tiếng gọi của Đảng, đùm bọc bằng tất cả tấm ḷng trân quư nhất. Mở cửa ra, thấy nặng tay, cố ảy, chợt có vài trái bí mán lăn long lóc xuống tận chân đồi. Tử tế hơn là cân sắn, cân khoai, nải chuối, quả đu đủ rừng.

    Học bác sĩ Tôn Thất Tùng trong những ngày theo kháng chiến, có ngày tôi phải ăn 20-30 quả chuối thay cơm. Đói cồn cào xót ruột đến mức nh́n thấy chuối là sợ nhưng nhà nước đă cố t́nh cắt cơm chúng tôi th́ biết làm thế nào? Chả lẽ lại vác cái dạ dày thơng thẹo h́nh dấu phẩy lên sở giáo dục mà bảo: Chúng tôi đói lắm, trả lương, cấp gạo cho chúng tôi ăn đi, đừng bắt tự túc lương thực măi thế ? V́ kế hoạch trăm năm chúng tôi phải lên rừng trồng người rồi, đừng bắt chúng tôi phải v́ kế hoạch 1 năm trồng lúa nữa. Bao nhiêu thầy cô giáo chúng tôi đói quá phải bỏ qua cả "lợi ích một đêm" là... làm t́nh rồi. Trước ba đêm không gặp nhau một lần th́ khí dồn lên năo, bây giờ ba tháng tự túc lương thực, đói cơm, rét cật làm sao chúng tôi "dậm dật" được ?

    Trong tôi lúc ấy không hề có khái niệm nổi loạn, đêm đêm chong mắt chấm bài cho học tṛ, rồi vẩn vơ nghĩ về nhân t́nh thế tháị Sáng ra nghe tiếng ru của anh chủ nhà vọng sang mà thêm nẫu ruột :  

Con ơi con ngủ cho lâu,

Mẹ mày đi chợ cơm đâu mà đ̣i

Đói no th́ đă tỏ rồi

Cha đành lấp lửng những lời ru suông.

    Thằng bé con út của anh chị mới được hai tháng mà bố mẹ đă lăn lê ngoài đồng băi nương rẫy kiếm ăn. Thức ăn duy nhất là nước đường loăng đựng trong chai thay sữa giao cho bà nội cứ mút chùn chụt. Cả ngày chỉ được ăn thêm 2 đĩa bột muối. Không hiểu sao nó vẫn cứ lớn lên được ?

    Buồn, đói, chả c̣n cách nào giải khuây, trong khi hội bạn lao vào chơi "tú lơ khơ" giết thời gian th́ tôi lao vào những mê cung rắc rối của ngôn từ. Không ngờ những vần thơ đầu tiên về Đảng cộng Sản thân yêu của tôi lại là những vần thơ tiên đoán về thời thế:  

Nhầm lẫn rồi hỡi bác kính yêu

Chủ nghĩa xă hội đang trên đường tắt lụi

Giữa đất nước của Lê nin vĩ đại

Cách mạng Nga làm Lịch sử thụt lùi

Thế kỷ nghèo sinh sản bác vĩ nhân

Bày con cháu gắng gánh tṛn hậu quả

Là ngư dân bác chỉ lo được thế

Đất nước đói nghèo nhờ di chúc thiêng liêng.

    Bài thơ dài 11 khổ, giữa tuổi đời 29, tưởng tràn căng sức sống mà lại nặng trĩu những âu lo. Lúi húi chép lại thành 5, 7 bản để tặng cho những người thân yêu nhất không ngờ, đáp lại thái độ chân t́nh của tôi họ xua tôi như đuổi tà :

    - Thôi thôi, tôi không nghe cái thứ thơ chính trị, chính em ấy đâu. Bạn không định biến tôi thành thằng phản động chứ ?

    Trong khi bao bài thơ trữ t́nh trước đó, hầu như bài nào tôi cũng được khen, có chị c̣n nghiện thơ của tôi, mượn về nhà cho con cái chép lại vào sổ tay.

    Bây giờ nó nằm trong t́nh trạng "im lặng đáng sợ" với ai cũng chỉ có một thái độ duy nhất "không biết, không nghe, không thấy."

    - Cái ǵ phải đến đă đến, 3 năm sau toàn bộ hệ thống Đông âu sụp đổ. Điều mà tôi dự đoán trong thơ đă hoàn toàn linh nghiệm. Bạn bè bắt đầu nh́n tôi bằng một con mắt khác, dè dặt hơn, thận trọng hơn, như thể tôi là một kẻ nổi loạn thực sự và nếu chơi với tôi sẽ có ngày mất đoàn, mất Đảng như chơi.

    Năm 1994 tôi mới được về Hà Nội lo chuyện lập gia đ́nh. Đám cưới của hai trí thức nghèo cùng làm nghề gơ đầu trẻ chỉ toàn ảnh đen trắng. Khi hạch toán, toàn bộ số tiền mừng vừa khoẳn các khoản thuê. Cho dù phải ngửa tay xin mẹ tiền mua xe đạp nhưng tất nhiên tôi vui lắm, rốt cục tôi cũng biết thế nào nghĩa vợ t́nh chồng, là áo đơn, áo kép không bằng da nọ nép da kia, là vợ chồng hoà thuận là tiên trên trần (ban ngày) c̣n ban đêm ắt hẳn phải thành "tiên ở trần" rồi.

    Sự nghèo đói cứ lẽo đẽo theo chân chúng tôi từng bước, thay v́ gơ đầu trẻ chúng tôi bắt đầu gơ vào đầu nhau chan chát (như chó đốm với mèo khoang). V́ đồng lương chết đói không thể nào bôi đủ cho ba người từ đầu đến cuối tháng. Trong khi c̣n mẹ già, em dại. Quả là kiếp trí thức trong thời đại Hồ Chí Minh - nơi thiên đường xă hội chủ nghĩa do bác du nhập từ Nga về khổ hơn kiếp lợn, kiếp chó. Suốt thời sinh viên và thời lên rừng khai sáng văn minh cho đồng bào dân tộc, cho đến tận lúc này chúng tôi vẫn bị Đảng bỏ quên. Không "đào tận gốc trốc tận rễ" như khẩu hiệu năm 1930, 1931 là c̣n may chán.

    Nhờ thừa hưởng hệ gien của ḍng họ: "Trứng rồng lại nở ra rồng" tôi được chuyển nghề, từ gơ đầu trẻ sang gơ đầu ḿnh. Rồi thường xuyên có mặt trong đội ngũ viết thuê cho các nhà xuất bản. Nhờ vinh dự đặc biệt này, mà tôi thường xuyên được tiếp xúc với các nhà văn nhà báo lăo thành, những cây đa cây đề, bậc tiên chỉ trong làng báo và làng văn xă hội chủ nghĩa. Tuổi già là kho báu. Tiếp cận với họ tôi thực sự được tắm trong suối nguồn hào phóng của tri thức, trong đó có cả đề tài về bác. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy họ có những nhận định táo bạo về vị cha già dân tộc, chẳng hề tôn kính chút nào như nhà nước và Đảng đă đầu độc họ. Không hề sợ phạm huư, giữa những người cầm bút với nhau. Họ bộc lộ thẳng thắn: "x́ ông cụ nhà ḿnh toàn đạo trích, giỏi giang cái đếch ǵ". Để chứng minh, họ lôi ra tràng giang đại hải những tiếng Nôm tiếng Hán, tôi nghe mà ù cả tai, rồi người khác tiếp tục khẳng định: Cả tập ngục trung nhật kư có phải của cụ đếch đâu, tŕnh độ cụ biết chó ǵ mà đ̣i làm thơ chữ Hán, chẳng qua cụ ăn cắp của người khác thôi, điều này th́ có ông Từ Mục hay Hữu Mục ǵ đó ở Hải Ngoại chứng minh rồi ... Và: Sao cái lớp trẻ dễ tin thế nhỉ, người như cụ Hồ mà giản dị, độc thân sao được ? Rồi: Thằng bé Trung, con ông cụ không biết giờ này sao rồi. Đảng ḿnh ác thật ... Những lời tiên tri ấy lập tức găm sâu vào đầu óc tôi như rêu xanh bám chặt vào tảng đá. Suốt cả đêm tôi lúi húi chép lại từng lời từng chữ vào trang sổ của ḿnh, sáng ra có điều ǵ không rơ lại phải làm như vô t́nh hỏi lại để tăng tính xác thực cho tư liệu ... Trước đó qua số bạn bè cùng dạy, tôi may mắn gặp nhà viết chèo Tào Mạt, nổi tiếng với "Bài ca giữ nước", sau khi mối quan hệ trở nên thân mật, ông bộc lộ: Tôi được trung ương giao cho viết một vở chèo về bác, thú thật lúc đầu tôi thấy vinh dự lắm liền vào ngay thư viện ôm một đống sách về để nghiềm ngẫm, vào tận quê ông cụ để lấy thêm tư liệu, đọc cả sách nước ngoài ca ngợi cụ, rồi để cả năm trời kiểm chứng, cuối cùng phải bỏ, v́ cụ Hồ là người người hoàn toàn không tin được, đầy gian giảo, xảo quyệt, khác hẳn với những điều bịa đặt trong sách. Bây giờ để có tác phẩm thay thế, tôi phải chuyển sang viết về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

    Tôi ngỡ ngàng nh́n ông như nh́n một tên nghịch tặc, nhưng tôi tin trong ông phải có ẩn ức sâu sa lắm mới nói được những lời nguy hiểm chết người như thế. Không bao lâu sau tôi nghe tin ông bị người của Đảng ŕnh bắt tại khu vực 51 Trần Hưng Đạo, 65 phố Nguyễn Du, 9 Nguyễn Đ́nh Chiểu, 19 Hàng Buồm (1) những nơi ông thường xuyên lui tới để gặp gỡ anh chị em trong giới "tối" tác. Cũng may bà Trần thị Bát, một người đàn bà vô cùng quê mùa nhưng lại rất "tỉnh đ̣n" trong những việc bắt bớ, ŕnh rập này đă lăn xả vào giữ chân chồng suốt một thời gian dài không cho ông ra Hà Nội, nên vụ vây bắt không thành. Sau đó không bao lâu ông bị bệnh và chết, nhưng ấn tượng từ câu nói của ông về bác Hồ làm tôi không thể nào quên.

    Tết 2003 tôi đến nhà bác Chương Thâu, người bỏ tiền của sang Nhật, t́m tư liệu để viết 14 tập về nhà yêu nước Phan Bội Châu. Ông không nói lộ ra ngoài nhưng đọc trong mắt ông, tôi biết ông chẳng ưa ǵ người cha già của dân tộc ḿnh. Ông bảo: Nếu cho phép treo ảnh lănh tụ, ông chỉ treo ảnh một ḿnh cụ Phan Bội Châu thôi. Tôi nghĩ phải có lư do ǵ thôi thúc lắm ông mới bỏ gần cả cuộc đời để nghiên cứu và hoàn thành một tác phẩm kinh điển 14 tập về cụ Phan như thế. Dày dặn và trang trọng hơn tác phẩm Tư bản luận của Mác hay "Chước tác" Hồ Chí Minh. Tôi tin trong quá tŕnh nghiên cứu Phan Bội Châu ông thừa biết tội của cha già đă bán đứng nhà yêu nước họ Phan cho thực dân Pháp lấy tiền như thế nào. V́ thời thế ông không tiện bộc lộ, mà bắt chúng tôi phải tự ṃ mẫm t́m hiểu lấy mà thôi.

    Năm 2005, t́nh cờ tập nhật kư trong tù rơi vào tay tôi. Trước đó tuy phải học, phải nhồi sọ về bác nhưng tôi chẳng nhớ điều ǵ cụ thể ngoài nỗi đắng cay v́ thi tốt nghiệp bị 2 điểm môn văn (suưt trượt) trong khi phân tích bài "Giải đi sớm" của người. Lần này tôi đọc kỹ lưỡng hơn, như sợi tóc chẻ làm tư, một khối quay ru bích quay đủ 7 mặt. Tôi ngạc nhiên v́ một câu bác nhận xét tập thơ của Cù Huy Cận lại rất đúng trong trường hợp này: Bài hay xen lẫn với bài thường. Như thơ của hai người khác nhau cùng làm vậy. Cái hay th́ vượt trội hẳn lên, c̣n bài thường th́ ngô ngọng, chả có vẻ ǵ là thơ cả. Trong tôi loé lên sự nghi ngờ và quyết định phải làm rơ sự nghi ngờ của ḿnh dù phải mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa.

    Nh́n một cây không thể thấy cả cánh rừng, tôi ṃ vào thư viện mượn hai cuốn: Thơ Hồ Chí Minh và Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cùng rất nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn viết về người như Tố Hữu, Chế lan Viên... Càng đọc tôi càng tin vào nhận định sắc sảo của những ông bạn già. Đúng là thơ văn đích thực của cụ chả có ǵ đáng nói cả, nếu so với những bài thơ của người dân oan bị mất đất mất nhà th́ thơ họ làm c̣n hay hơn vạn lần (cho dù đa phần là mù chữ), ít nhất nó cũng có tâm trạng buồn phiền đau xót, có sự việc cụ thể mà tôi tin dưới bầu trời mặt đất này không nơi nào c̣n tồn tại những cảnh đời khổ ải như ở Việt Nam, v́ thế mà lay động tâm trí, lương tâm người đọc (trừ bọn quan tham, vua điếc) điều khiến tôi phẫn nộ là cụ rất ảo tưởng về ḿnh, trừ mảng thơ chúc tết mà tôi đă mạo muội dự đoán: Lượng thơ không đáng kể, tầm nh́n xa không quá bản thân ḿnh. Và: Thật là một sự xúc phạm ngôn từ quá lớn nếu gọi đó là thơ v́ lổn nhổn các lời chúc khẩu hiệu gói trong nền cờ cách mạng v.v và v.v, c̣n một mảng thơ tuyên truyền gồm 30 bài. Quả thực chưa lần nào đọc thơ (kể cả thơ của tác giả nghiệp dư, đem đến nhờ tôi đọc để nâng cấp hy vọng được xuất hiện trên văn đàn) tôi phải phẫn nộ như lần này. Thơ như đấm vào lỗ tai như thế mà bắt anh chị em dân vận phải học thuộc ḷng rồi đi tuyên truyền vận động bà con. Cụ c̣n bảo hễ ai thuộc nhiều sẽ được trọng thưởng. Chả trách lớp lănh đạo đàn em cụ đều thuộc diện khinh học cả, vẫn lănh đạo đất nước như thường, khiến 81 triệu dân Việt Nam được thể thiến nhanh, thiến thẳng thiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội (bỏ qua giai đoạn giăy chết là chủ nghĩa tư bản). Nghĩa là bị đảng thiến là sẽ chết ngay chứ không cần giẫy chết như kiểu thiến của chế độ tư bản chủ nghĩa...

    Trong nỗi bức xúc tột cùng ấy tôi bắt tay vào viết bài đầu tiên: "Phát hiện thêm về Hồ chủ tịch", tuy được bạn đọc hưởng ứng hết sức nhiệt t́nh, nhưng tôi tâm đắc với một nhận xét chẳng ưu ái ǵ về đứa con tinh thần của ḿnh "Gọi là phát hiện thêm nhưng thực chất chẳng có ǵ mới cả, quan trọng chỉ là một tiếng nói trung thực ở trong nước". Thú thực lúc đầu tôi hơi tự ái, v́ 20 năm cầm bút, kể cả khi c̣n phải lấp ló sau cánh màn sân khấu, tôi chưa khi nào bị nhận xét theo kiểu kỳ cọ, coi thường như thế. Sau khi sục sạo vào cả kho tư tưởng, xưởng ư kiến của tất cả 256 người, đặc biệt là bản di chúc cuối cùng của cụ do báo Thức Tỉnh San Jose đăng lại từ tờ Con Ong ở Pháp, tôi hiểu là tác giả những lời nhận định cực đoan đó hoàn toàn có lư. Chỉ là mới và thêm so với những người trong nước bị Đảng ḱm kẹp, đầu độc tư tưởng thôi, c̣n với độc giả Hải Ngoại th́ họ biết tỏng ra rồi. Thế mà tôi nhớ trước khi lên mạng, tôi bí mật cho một vài người bạn thân thiết trong nước đọc, họ rất lo ngại.

    Người bảo tôi sinh phải giờ liều, gan to hơn trái núi, người dặn cẩn thận với cánh PA25 đấy. Họ quan niệm "bắt nhầm hơn bỏ sót". Bắt một người để cả triệu phải khiếp lây rồi ai nuôi con v.v và v.v. Chứng tỏ với người Việt Nam thế hệ trung niên như chúng tôi - tất cả những mặt trái của tấm huân chương (trong đó có bác) đều bị bưng bít, ai nói khác đi một chút là bị kẹp ch́ ngay, kẹp tư tưởng không được th́ tổ chức cho kẹp xe để kẹp đầu luôn.

    Nhờ các tư liệu quư báu mà bạn đọc Hải Ngoại cung cấp (gấp trăm ngh́n lần những điều tôi nghe lỏm từ các lăo làng hôm nào), tôi quyết định phải dựng lại chân dung Hồ Chí Minh, để thế hệ cháu con không bao giờ bị đầu độc nữa. Có sách mới áo hoa là nhờ ơn ông bà bố mẹ chứ Đảng bóc lột con dân c̣n hơn tư bản, thiến dân theo kiểu thiến nhanh, thiến mạnh, thiến vững chắc lên địa ngục xă hội chủ nghĩa th́ không chết là may rồi lấy đâu ra mà "vui tung tăng em ca có đảng cuộc đời nở hoa". Trong vương quốc tối tăm này tiền bạc của cải chỉ giành cho những kẻ độc tài, mù loà về đạo lư, lương tâm, kiến thức, c̣n tầng lớp trí thức chúng tôi, những người may mắn sinh ra từ những quả trứng rồng lại phải chịu cảnh thất nghiệp, tù túng, chết ṃn trong vây, nhục hơn cả Từ Hải chết đứng. Như câu thơ tôi đă viết :  

Đất nước ch́m trong cảnh mù loà

Bao nhiêu Từ Hải chết trong vây

Trời xanh biển rộng đâu mà vẫy

Đành làm mọi tôi ở xứ này.

    Nghĩa là làm mọi tôi cho những kẻ xuất thân từ ḍng giống liu điu khác như Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn An v.v.

    Suy xét cả bốn đời từ đời ông bà nội ngoại đến đời bố mẹ rồi đời tôi và đời con tôi, chúng tôi không những không hề được lợi lộc ǵ từ Đảng mà c̣n bị Đảng bóc lột đến trắng mắt, trắng tay. Ông nội tôi xuất thân trong một gia đ́nh giàu có ở thôn quê, 2 tháng rưỡi đă được bố mẹ bế lên Hà Nội ở, được nuôi ăn học đầy đủ, sau khi tốt nghiệp trường hậu bổ trở thành quan thông ngôn, chuyên phiên dịch tiếng pháp cho nhà nước Đại Pháp. Nếu các cụ tôi c̣n bao nhiêu cánh đồng thẳng cánh c̣ bay ở quê, th́ ông nội tôi cũng giàu ức vạn. Trong nhà có tới 13 gia nhân, người ở, từ vú nuôi, con sen, đến người ở, người giúp việc bán hàng, người kéo xe tay, tài xế chuyên buôn vải và gạo tấm từ Nam Định lên cho bà tôi bán tại cửa hàng riêng của gia đ́nh.

    Vào tay cách mạng, ông tôi mới 48 tuổi bị đột quỵ mà chết, cả nhà lẫn xe hiến hết cho nhà nước.

    Bác tôi học trường An-Ba-se-ro không chịu nổi cảnh mấy con mẹ bán xôi ngoài cửa trường ḿnh hôm trước một điều cậu hai điều con, nay lên làm tổ trưởng dân phố, mặt vênh như bánh đa nướng chuyên săm soi vào tận gầm giường người khác để t́m vàng tâng công, liền bỏ vào Nam.

    Bố tôi học trường Bưởi được "giác ngộ" cách mạng từ bé. Nên khi 14, 15 tuổi đă lên giọng chửi bố và anh là bám đit đế quốc đ̣i từ để một ḷng một dạ theo Cách mạng. Sinh ra là con quan, có gia nhân theo hầu từng li từng tí mà khi trở thành anh bộ đội cụ hồ khổ hơn trâu, chó. Từ một thư sinh trắng trẻo khôi ngô thành khỉ Trường Sơn, rồi chết trong ṃn mỏi kiệt quệ, trong ngờ vực đớn đau giữa mùa hè 1986.

    Thời kỳ khốn khó nhất của Việt Nam, sau mười năm phỏng giái, lănh đạo miền Bắc tiếp quản, thu gom hết tài sản của miền Nam trù phú cho riêng ḿnh nên cả nước ôm nhau ngắc ngoải trong từng ô tem phiếu. Từ lúc theo cách mạng không được ăn no lấy một ngày, ngược hẳn với quăng đời trước đó. Bà ngoại tôi dù có công nuôi cả đại đội trong nhà vẫn bị quy thành địa chủ. Goá chồng lúc 55 v́ ông tôi tự tử trong trại giam, 9 đứa con mạnh đứa nào đứa ấy chạy. Cứ chị cả tha em út, anh hai cơng em 5 v.v. người lên rừng, người xuống biển, người vô Nam.

    Bác cả tôi, v́ muốn gặp lại ông bà và các em nên sau khi giải phóng Miền Nam, kiên quyết không di tản, dù có 6 người con là lính cộng hoà, cấp bậc trung tướng, thiếu tá, đem xe về tận nhà rước má ... cuối cùng phải trả bằng cái giá đớn đau nhất: Chết trong nghèo đói bệnh tật, con cái thất nghiệp, nhà cửa tiêu điều xơ xác.

    Chị họ tôi đỗ thủ khoa, từng được bà Trần Lệ Xuân vợ của ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đội vương miện trên đầu, 8 lần vượt biển cùng người yêu không thành, cuối cùng đành để anh ra đi trước, nếu c̣n sống th́ thu xếp đón vợ mới cưới sang sau... vậy mà cho đến năm 47 tuổi ước mơ mới thành hiện thực. Sống bên nhau v́ nghiă thôi c̣n t́nh th́ quá date rồi, đúng như bài hát mà các thành viên trong trại tù của chị vẫn nghêu ngao hát : Tù lâu quá đi thôi, L. ... tôi teo hết rồi, Đảng ơi (2).

    Mẹ tôi 16 tuổi đă phải ra khỏi nhà trở thành Thanh niên xung phong. Làm đường tàu, tuyến đường Hà Nội Thái Nguyên, dưới bóng tối của Đảng, lại dính thêm thành phần là con đại địa chủ, cho dù có là địa chủ kháng chiến đi chăng nữa cũng khổ và nhục hơn triệu triệu lần thời thực dân Pháp xâm lược. Tôi được học hành nhờ mẹ thắt lưng buộc bụng, cộng thêm những cẳng cải già, cuống súp lơ, bắp cải trước nhà của bếp trường đại học thải ra, mẹ tôi tiếc rẻ nhặt lại, lược bỏ hết phần xơ phía ngoài lấy lơi bên trong làm rau ăn quanh năm. 15 năm học không một ngày học thêm, toàn vịn câu nói của bố mà vươn lên: Khả năng con người là vô tận, hăy biết khai thác bản thân ḿnh con ạ. Thế là từ lúc lên 9, lên 10 đă biết gơ vào đầu ḿnh để nắm bắt kiến thức và bây giờ liên tục gơ vào đầu ḿnh để viết, lặn ngụp trong câu chữ kiếm ăn, nuôi con và nuôi gia đ́nh nhỏ của ḿnh, không hề nhận được bất cứ đặc ân nào của Đảng, v́ ngay sau khi chuyển từ miền núi về Hà Nội đă bị người của Đảng tống ra khỏi biên chế để thế chân con em cháu cha vào. Bắt đầu có chút của ăn của để là nhờ sự giới thiệu, dẫn dắt, kê chỗ đứng của các nhà dân chủ và bây giờ hoàn toàn trông vào tấm ḷng của bà con anh em Hải Ngoại, những người biết được cái tài của tôi mà trọng dụng. Nếu không, hẳn tôi đă chết rũ trong ngôi nhà xă hội chủ nghĩa tồi tàn v́ không công ăn việc làm hoặc phải tự thiêu như bà Phạm thị Trung Thu để đ̣i lại quyền lợi cho con cái. V́ thế bắt tôi ơn Đảng, ơn bác sao được ?  

    Nhà bác học Lê Quư Đôn người đi trước Mác 300 năm đă nói: Người tài không dùng, sĩ phu ngoảnh mặt kia mà. Nếu Đảng kết tội tôi ngoảnh mặt với Đảng cũng là lẽ đương nhiên. Hơn nữa Đảng nào có tốt đẹp ǵ, bắt tôi phải đồng loă với cái ác, cái xấu của Đảng sao được ?

    Ngay Hồ Chí Minh trong di chúc của ḿnh cũng nói rơ sự sai lầm của ḿnh v́ đă đưa đất nước đi theo con đường của Liên Xô, Trung cộng cơ mà.

    Ngày 14-08-1969, trước khi đi t́m Lê Nin Các Mác để hỏi tội, cụ đă từng tuyên bố trong di chúc cho cô con gái lai Pháp của ḿnh rằng : "Chủ nghĩa này chẳng qua chỉ là giả bộ ... Họ lừa dối nhân dân để chiếm lấy chính quyền cho nước Nga khi đó".

    Trước khi biết ḿnh bị đầu độc bằng mũi tiêm của bác sĩ Tôn Thất Tùng, cụ đă mong ước cho nước ta và các nước khác trong hệ thống xă hội chủ nghĩa sớm ra khỏi ách cộng sản.

    Nhưng thôi tội của Đảng kể muôn năm không hết, ḿnh tôi kể chỉ là giọt nước trong biển cả, sẽ đến ngày 81 triệu dân Việt Nam vùng lên kể tội Đảng, trả Đảng về đúng nơi mà Đảng đă chui ra. Đó là bóng đêm, là hang tối, là khe sâu, vực cao ... không khác được.

    Hà Nội cuối 2005

    Nguyễn Thái Hoàng


Ghi chú :

1- Trụ sở hội liên hiệp văn hoá nghệ thuật, nhà xuất bản tác phẩm mới hội nhà văn Hà Nội và hội nhà Văn Việt Nam.

2. Nhại lời bài : Mặt trời bé thơ của Trần Tiến.

Trở lại trang chánh