T́nh H́nh Biển Đông nhân biến cố Trung Cộng xâm lấn hải phận Việt Nam và bắn chết 9 Ngư Dân VN

Phỏng vấn GS. Nguyễn Văn Canh (đại diện cho Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lănh Thổ) về t́nh h́nh Biển Đông sau biến cố hải quân Trung Cộng ngang nhiên xâm phạm lănh hải Việt Nam và bắn chết 9 ngư dân VN, do GS. Trần Công Thiện và LS. Đỗ Doăn Quế thực hiện. Cuộc phỏng vấn được phát thanh trên chương tŕnh Văn Hóa Giáo Dục ở làn sóng AM1120 tại San Jose, California-USA của Hội Văn Hoá Việt, San Jose ngày 16 tháng 1, 2005.


Một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Thanh Hóa may mắn sống sót trở về sau khi bị hải quân Trung Cộng bắn chết 1 người và làm bị thương 5 người khác. Vết đạn của quân cướp xâm lăng c̣n loang lỗ trên thân tàu. Photo: Ngọc Minh (báo TN)

GS Thiện: Trong mấy ngày qua, tin tức quốc tế về Việt Nam có đề cập tới việc lính biên pḥng của Hải quân Trung cộng bắn chết 9 ngư phủ Việt Nam tại Vịnh Bắc Việt. Chúng ta thấy Việt cộng (VC) "b́nh chân như vại", dù đă nhượng đất, rồi lại nhượng Vịnh Bắt Việt cho Trung Cộng (TC). Dư luận tại hải ngoại rất phẫn nộ về việc làm của lănh đạo Đảng Cộng Sản Việt nam (ĐCS), v́ hết nhượng bộ nọ đến nhượng bộ kia, để đổi lại được sự ủng hộ của bọn bá quyền Bắc kinh giúp cho chúng ngồi lại ở chính quyền. Chúng tôi e rằng với chiều hướng này, trong tương lai Biển Đông sẽ lọt vào tay Trung Cộng. Để có một cái nh́n bao quát hơn về tương lai toàn khu vực ấy chúng tôi xin Giáo sư với tư cách là Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lănh Thổ cho thính giả của Chương tŕnh Văn Hóa Việt biết về t́nh h́nh chung về mối liên hệ giữa TC và ĐCS về khu vực Biển Đông.

GS Canh: Ngày 28 tháng 12, 2004 Tân Hoa Xă loan báo ṿng đàm phán thứ 11 về biên giới giữa Trung Hoa và Việt nam đă được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 27 và 28 tháng 12, 04: Phái đoàn Trung Quốc do Thứ trưởng Ngoại Giao Wu Dawei lănh đạo và phía Việt Nam, Phụ tá Bộ trưởng Vũ Dung đứng đầu toán thương thuyết. Hai bên ca tụng đạt các tiến bộ trong các thương thuyết trước, đề cao ư nghĩa Hiệp Định về Phân Định Ranh Giới Vùng Vịnh và Hiệp Định Đánh Cá và sắp xếp công việc cho giai đọan tới. a) tiến nhanh việc cắm mốc; b) thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Đánh Cá trong vịnh trong tinh thần thân hữu, hiểu biết và hợp tác. Tân Hoa Xă tiết lộ “trong khi đồng ư duy tŕ ổn cố trong vùng biển đông, hai bên bắt đầu chính thức thương thảo về ngoại giao và xúc tiến các dự án hợp tác song phương về lănh hải.”
- Bản tin này là báo hiệu cho thấy sẽ có một giải pháp cho cuộc tranh chấp chủ quyền trên vùng Trường Sa. Báo hiệu này cho thấy ǵ về tương lai Biển Đông?
- Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi lần lượt xét các điểm sau đây:
Trước hết, xác định về chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa từ dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa. Kế đó là t́nh trạng vùng biển này bị xâu xé dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt nam (ĐCS) và âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Cuối cùng phơi bày giải pháp mà Tân Hoa Xă tiết lộ.

I. CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG.


LS Quế: Tranh chấp về chủ quyền Biển Đông thực sự đă xảy ra có lẽ gần nửa thế kỷ, từ lúc mà Trung Cộng chiếm Khu Tuyên Đức thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Vào lúc đó, chính phủ quốc gia Việt Nam đă phản đối dữ dội về hành vi này của Trung Cộng, v́ Quân độI quốc gia mới được thành lập, c̣n yếu, nên không có phương tiện bảo vệ. Trong một số bài nghiên cứu của Giáo sư, cũng như trong các Bản Tuyên Bố của Ủy Ban có nhấn mạnh đến sự việc là Hồ chí Minh và đồng bọn giữ một thái độ im lặng về sự kiện xâm lăng này. Để cho ngườI dân Việt trong và ngoài nước biết vị trí của chính quyền Quốc Gia về vấn đề này, xin Giáo sư có thể nhắc lại các sự kiện mà chính quyền Miền Nam đă xác nhận chủ quyền trên vùng Biển mà cha ông chúng ta đă để lại. Tôi muốn nhấn mạnh đến thái độ và hành động ‘im lặng’ là đồng loă với tội phạm của ĐCSVN.

GS Canh: Chủ quyền ấy đă được Quốc Gia Việt Nam, rồi Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) nhiều lần công khai xác nhận , kể cả mỗi khi có một quốc gia trong vùng tuyên bố có chủ quyền trên một vài ḥn đảo:

- Ngày 1 tháng 6 năm 1956, khi các nước Trung Cộng, Đài Loan và Phi Luật Tân dành chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt-Nam liền công bố một tuyên cáo xác định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo nầy.

- Chính Phủ VNCH vào ngày 22 tháng 1, 1959 bắt giữ 82 người dân Trung Hoa lục địa v́ họ đă xâm nhập bất hợp pháp lên đảo Hữu-Nhật, Duy-Mộng, Quang-Ḥa thuộc quần-đảo Hoàng-Sa.

- Vào ngày 13 tháng 7 năm 1971, VNCH xác nhận lại chủ quyền của Việt-Nam tại quần đảo Hoàng Sa, khi Tổng thống Phi, 3 ngày trước đó, tuyên bố có chủ quyền trên quần đảo này.

- VNCH ra tuyên cáo lên án Trung Cộng xâm-phạm chủ quyền lănh-thổ Việt Nam, khi Trung cộng dùng vơ lực xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1, 1974. Ngoài ra, Hải quân VNCH đă gửi ít nhất 4 chiến hạm ra chống lại quân xâm lược.

- Về quần đảo Trường Sa, VNCH ngày 20 tháng 4 năm 1971 xác nhận chủ quyền của Việt Nam khi Mă Lai đ̣i có chủ-quyền tại một số đảo thuộc quần đảo nầy.

- VNCH vào ngày 28 tháng 6 năm 1974, cũng tuyên-bố trước kỳ họp thứ 2 và thứ 3 của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được tổ chức tại Caracas rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam; và ngày 14 tháng 2 năm 1974, công bố một tuyên cáo xác nhận hai quần đảo nầy thuộc lănh thổ Việt-Nam, và vào năm 1975, ban hành cuốn Bạch Thư xác nhận chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa.

Đảng Cộng Sản VN hoàn toàn im lặng trước các biến cố trên, đặc biệt là khi Trung Cộng dùng vơ lực xâm chiếm Khu Tuyên Đức (phần phía Đông) vào năm 1956 và Khu Nguyệt Thiềm (phía Tây) của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Chưa kể đến sự kiện là vào năm 1958, Phạm Văn Đồng với tư cách Thủ Tướng VC gửi cho Chu Ân Lai một công hàm xác nhận chủ quyền của Trung Cộng trên vùng Biển Đông chiếu theo lời tuyên bố về chủ quyền của Trung Cộng vào lúc đó.

II. QUỐC TẾ XÂU XÉ BIỂN ĐÔNG VÀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN CỦA TRUNG CỘNG.
A. Một số quốc gia hảI cận chia nhau xâm chiếm Biển Đông.

GS Thiện: Kể từ khi VC chiếm được Miền Nam, Biển Đông đă bị nhiều quốc gia hải cận xâu xé, nghĩa là có một số quốc gia đă chiếm một số đảo làm của riêng cho họ, trong khi đó ĐCSVN mở to mắt mà nh́n. Xin Giáo sư cho biết các quốc gia nào đă chiếm các đảo của Biển Đông và mỗi quốc gia ấy có bao nhiêu đảo? Tôi nh́n vào Bản Đồ mà Giáo sư phổ biến, th́ thấy đau ḷng. Phi Luật Tân và Trung Cộng xâm chiếm nhiều đảo xem kẽ với các đảo của Việt Nam và lấn sâu vào phía trong vùng lănh hải của Việt Nam.

GS Canh: Dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản, Biển Đông của Việt Nam bị xâu xé bởi quốc gia hải cận sau đây:
- Đài-Loan chiếm đảo lớn nhất là Itu Aba, diện tích hai đảo nầy là 0,432 Km2. Riêng Đài Loan là nước đóng tại đây đầu tiên từ khi sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ đă kêu gọi Tưởng Giới Thạch kiểm soát đảo nầy v́ trước đó đă được Nhật Bản sử-dụng để tiến đánh Phi Luật Tân và Mă Lai. Đài Loan xây dựng tại Itu Aba một căn cứ quân sự và có chừng 6.000 quân trú đóng tạI đó và họ cũng xây một phi trường nhỏ dùng cho các phi cơ vận tải cỡ nhỏ.

- Phi-Luật-Tân: Từ sau năm 1978, Phi mới bắt chiếm đóng 7 đảo phía Đông-Bắc mà họ đă nói rằng có chủ-quyền. Sau đó, Phi chiếm thêm một đảo nữa. Đó là Commodore Reef, ở xa hơn về phía Nam mà đảo nầy Mă-Lai cũng dành chủ-quyền.

- Mă-Lai: năm 1983, chiếm 3 đảo, trong đó có đảo Swallow Reef, chỉ cách đảo Amboya Cay của Việt-Nam 60 cây số. Năm1999, Mă Lai xây khách sạn trên đảo Investigator Shoal và đưa du khách ra một ḥn đảo mà họ nhận là có chủ quyền. VC doạ đưa vấn đề ra trước Ṭa án quốc tế, nhưng không làm.

- Trung Cộng: lúc đầu chỉ lên tiếng đ̣i hỏi chủ-quyền toàn quần-đảo. Đến các năm 1987 và 1988, Trung cộng đổ bộ lên 7 vị-trí về phía Tây và Tây Nam Biển Đông. Năm 1992, Trung Cộng đánh chiếm một đảo khác của VN trên Trường sa là đảo d’Eldad Reef. Tổng số đảo chiếm đóng là 8. Trung Cộng đặt mốc chủ quyền trên đảo Đa lạc.

- Brunei chỉ tuyên bố có chủ-quyền, nhưng không có quân chiếm đóng trên bất cứ đảo nào.

- Việt Nam: chiếm 21 đảo, trong đó Spratley và South West Cay được biến thành cơ sở quân sự.

B. Âm Mưu Bá Quyền của Trung Cộng trên Biển Đông và phản ứng của Việt cộng.

LS Quế: Trong bộ Sách “Cộng Sản Trên Đất Việt”, Giáo sư có nói tớI việc Trung Cộng có nhiều hành vi xác nhận chủ quyền trên Biển Đông. Trung cộng đă đặt căn bản nào để xác nhận chủ quyền và Giáo sư cho biết rằng ĐCSVN lại yên lặng yên vể những hành vi đó.

GS Canh: TC có ban hành số tài liệu để thiết lập căn bản cho việc xác nhận chủ quyền:
- Vẽ lại Bản Đồ, Trung cộng cho phổ biến vào năm 1983 Bản đồ mới, vạch một khu lănh hải mới thuộc Bắc Kinh. Khu vực này bao gồm toàn thể vùng Nam hải, từ bờ bể Việt Nam về phía Tây cho tới Phi Luật Tân về phía Đông, c̣n về phía Nam khu ấy chạy tới Mă Lai Á. Hà nội nói rằng: “TC muốn làm sở hữu chủ 3 trong tổng số 3.5 triệu cây số vuông”.

- Vào 25 tháng 2 năm 1992, quốc hội Trung Cộng thông qua một dự luật tuyên bố chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gồm cả không phận, ḷng biển và đất đai thuộc đáy biển trong khu vực này. Theo luật này, TC dành quyền sử dụng lực lượng quân sự để ngăn cản bất cứ tàu chiến hoặc tàu nghiên cứu nào của ngoại quốc vi phạm hảI phận ấy. Tất cả mọi tàu loại này phải xin phép TC để lưu hành qua đó.

GS Thiện: Về mặt hành động, trên b́nh diện Quốc tế Công Pháp, Trung Cộng hành xử chủ quyền trên vùng Trường Sa và Hoàng Sa như thế nào?

GS Canh: Chúng có nhiều hoạt động:

a) Hoạt động quân sự:
- Năm 1988: Đưa hải quân đến chiếm đ̣ng một số đảo. Một vụ chạm súng đă xăy ra giữa hảI quân TC và VC làm 3 tàu VC bị ch́m và 70 người chết.

- TC cấm lui tới vùng Hoàng Sa từ 27 tháng 5 đến 3 tháng 6, 2002 để tập trận. Đài phát thanh của Tỉnh Quảng Châu loan báo tin này vào ngày 25 tháng 5, 2002. Thông tấn xă Hà nội mô tả khu vực tập trận tại tọa độ nằm giữa 14 độ 30’ và 17 độ 00’ và 114 độ 00’ về phía Đông để tập bắn từ 0:0 giờ ngày 27 tháng 5 đến 24:00 giờ ngày 3 tháng 6. Phan thuư Thanh nói “khu vực này hoàn toàn thuộc quần đảo Hoàng sa và thềm lục địa của Biển Đông.” Ngày 28 tháng 5, 02 Thanh, trích lời tuyên bố của Nhật Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ĐCS tái xác nhận “chủ quyền trên vùng quần đảo”. Thanh nói thêm ”vùng tập trận bao gồm toàn thể quần đảo và thềm lục địa của Việt nam. Việt nam có đầy đủ căn bản… để tuyên bố chủ quyền không thể tranh căi được trên vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, và “ mọi hoạt động của các quốc gia khác trong các vùng này không có thoả thuận của chính phủ Việt nam là vi phạm chủ quyền của Việt nam.” Hà nội tỏ ra “rất quan tâm về sự việc này” và kêu gọi “thương thuyết để đi tới thoả hiệp căn bản và lâu dài cho quần đảo này. Trong khi c̣n đang thảo luận về Qui Tắc Ứng Xử, mọi bên tranh chấp duy tŕ ổn cố trên căn bản nguyên trạng và tự chế không được dung vơ lực hay đe doạ dùng vơ lực, và không có hành động ǵ làm cho t́nh h́nh thêm phức tạp.”

- Tối 9/1/2005 vừa qua, Hải quân Trung Cộng bắn chết 9 ngư dân Việt, bắt đi 6 người và làm một số người bị thương đang đánh cá ở Vịnh Bắc Việt. Toà đại sứ TC ở Hà nộI nói ngay rằng đó là quân cướp biển. Các ngư dân này quê ở Thanh Hoá. Hiện, 9 tàu khác của ngư dân Việt nam đang bị bắt giữ tại đảo Hải nam. Bộ Ngoại Giao VC ra bản tuyên bố chỉ: “coi vụ tàu Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân, và làm bị thương nhiều người khác và làm thiệt hại tài sản và ngư cụ dân Việt nam là nghiêm trọng.”  Như thông lệ, tuyệt nhiên ĐCS không dám dùng ngay cả đến chữ “cực lực phản đối hay lên án”, không đ̣i xin lỗi, không dám đ̣i bồi thường thiệt hại chứ đừng nói tới triệu dụng Đại sứ TC tại Hà nội đến Bộ đ̣i giải thích hay phản đối, đ̣i truy tố kẻ phạm pháp. ĐCS lại không dám đuổi Đại sứ Trung Cộng khỏi Việt nam v́ đă vu cáo phủ đầu, cũng như mang hải quân ra bảo vệ tính mạng và tài sản của ngư dân Việt, không đ̣i trả lại ngư dân bị bắt.

Về việc này, ta cũng nên so sánh với hành vi của Trung cộng và bản chất của cái mà Trung Cộng gọi là “VC vi phạm” trong một số trường hợp ghi trong bài này để chứng minh vai tṛ thừa sai của ĐCS.

b) T́m ḍ dầu hoả:
- Ngày 8 tháng 5 năm 1992, TC kư khế ước với công ty Crestone ở Colorado, Hoa Kỳ để t́m ḍ dầu hoả trên một khu vực 25,000 km2 thuộc lănh thổ Việt nam, nằm về phía tây quần đảo Trường Sa và cách bờ biển Việt nam 400km. Randall Thompson, chủ tịch công ti này c̣n tuyên bố rằng TC sẽ dùng hải quân bảo vệ sự an toàn cho hoạt động công ty.

- Vào tháng 8 năm 2002, Trung Cộng phản đối Việt cộng về việc cho đấu thầu t́m ḍ dầu thuộc tỉnh Phú Khánh, dù khu vực t́m ḍ thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt nam.

- Năm 2004 Trung Cộng mang dàn khoan KANTAN 3 vào trong hải phận Việt nam để t́m ḍ dầu từ ngày 19 tháng 11 đến 31 tháng 12,04. Khu vực mục tiêu nằm ở tọa độ 17 độ 25’ 42 ‘’, vĩ độ Bắc, 108 độ 19’05’’ kinh độ Đông, cách bờ bể Việt nam 63 hải lư, và cách Hải Nam 67 Hải lư. Phát ngôn viên Ngoại Giao Việt cộng Lê Dũng phản đối và kêu gọi Trung cộng hủy bỏ kế họach t́m ḍ dầu này, “v́ khu vực đặt dàn khoan thuộc phạm vi chủ quyền Việt nam chiếu theo Hiệp ước phân định vùng Vịnh.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung cộng một ngày trước khi đưa dàn khoan tới địa điểm trên tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trong khối ASEAN, kể cả Việt nam trên căn bàn tôn trọng lẫn nhau, b́nh đẳng là lưỡng lợi, kêu gọi các nước liên hệ t́m kiếm những phương thức để thực hiện các kế hoạch phát triển chung trong vùng Biển Đông.

c) Vấn đề đánh cá:
Cấm và bắt giữ ngư phủ VN, để ngư phủ TH vào hải phận VN hoạt động.

LS Quế: Vấn đề đánh cá như vừa mói xảy ra th́ như thế nảo?

GS Canh: Trung Cộng cấm và bắt giữ, kể cả bắn ngư dân Việt đánh cá trên Biển Đông, dù họ có các hoạt động cận duyên như trường hợp vừa xảy ra tuần lễ vừa qua. Đồng thời, TC cho ngư dân TC vào sát bờ biển Việt Nam đánh cá:

>>> Thí dụ ngư phủ Trung Hoa xâm nhập hải phận Việt Nam trong năm 2002 & 2003 như sau:

- Tháng Giêng, 2002 có 42 tàu đánh cá Trung cộng bị bắt ở Quảng B́nh.

- Giữa tháng 7, 2002 có 9 tầu đánh cá và 179 ngư phủ Trung Cộng bị bắt, v́ hoạt động trong vùng duyên hải tỉnh Quảng B́nh. Họ bị phạt, sau đó được thả.

- Trong 6 tháng đầu năm 2002 có trăm tàu và hàng ngàn ngư phủ TC bị bắt v́ đánh cá trong hải phận Việt Nam.

- Tháng 9/2003, VN bắt 1 tầu đánh cá TC hoạt động trong hải phận VN, không lâu sau đó thả họ.

-Trung Cộng ban hành lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông từ 1 tháng 6, đến 1 tháng 8, 2002 và năm sau cũng từ 1 tháng 6, 2003 đến 1 tháng 8, 2003. Phan Thúy Thanh nhắc lại chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng nhắc lại rằng mọi hoạt động trong vùng phải có ưng thuận của Chính phủ Việtnam.

d). Trung Cộng cấm hoạt động khác:

GS Thiện: Năm vùa qua, ĐCS có tổ chức một chuyến "du lịch" ra Trường Sa. Chuyến đó đi tới đâu và TC có phản ứng ǵ không? Và lập trường của ĐCS là ǵ về vấn đề này?

GS Canh: Ngày 18 tháng 4 năm 04 Tàu VN chở chừng 100 khách du lịch đi từ Tân Cảng ra Trường Sa. Chỉ thăm dàn khoan Bạch Hổ, một đảo có quân VN trú đóng ở đó, và Côn Sơn. TC phản đối dữ dội, triệu dụng Đại sứ VC đến Bộ Ngoại Giao đế phản đối, nói rằng VC không tuân theo Tuyên Bố Ứng Xử đă kư ở Nam Vang vào năm 2002. VC nói là “hoạt động du lịch dân sự b́nh thường của VN trên lănh thổ của VN.”

e) Trung Cộng tuyên bố về chủ quyền:
LS Quế: Cũng trong cuốn ‘Cộng Sản Trên Đất Việt’, tôi có nhớ là Giáo sư có nói đến lời phát ngôn viên ngoại giao Trung Cộng nói khi Trần đức Lương vừa đến Bắc Kinh để kư Hiệp Ước vùng Vịnh rằng Biển Đông là của Trung Cộng. Sực việc như vậy có là cái tát vào mặt Chủ tịch nuớc Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không? Điều này có nghĩa là: vừa dẫn xác sang để dâng Vịnh cho Thiên Triều, vừa bị một tên ‘gác cổng ‘ chỉ vào mặt công khai nói rằng “ Biển Đông là của ngộ đấy nhé”. Rồi, bản Thông Cáo chung lại ca tụng hai bên hợp tác rất khắn khít, môi hở răng lạnh và sẽ khai thác chung trong vùng Biển Đông. Như vậy có khác ǵ Đảng Cộng Sản VN nh́n nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển Đông?

GS Canh: Khi Trần đức Lương, Chủ tịch nước của CHXHCNVN vừa tới Bắc Kinh để kư các Hiệp Ước phân chia vùng Vịnh và Đánh Cá vào năm 2000, th́ nữ phát ngôn nhân Zhang Qiyeue Bộ Ngoại Giao TC ngày hôm sau 26 tháng 12 trong một buổi họp báo tuyên bố rằng “Vị trí của Trung Hoa về Nam Hải rất rơ rệt là Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh căi được trên vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và vùng biển xung quanh”. Cũng cần nhấn mạnh rằng Thứ Hai (25 tháng 12, 2000) là ngày đầu tiên trong 5 ngày viếng thăm Trung Hoa của Trần đức Lương, hai quốc gia kư một số thoả hiệp “trong khi mở đường cho vấn đề hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp trong vùng Nam Hải.” Thông cáo chung kư hôm 25 tháng 12 nói rằng hai bên “đồng ư duy tŕ cơ cấu thương thuyết hiện có về vấn đề lănh hải”“tiếp tục t́m giải pháp căn bản và lâu dài có thể chấp thuận đựoc cho cả hai bên bằng thương nghị hoà b́nh”.

Ngoài ra, Lănh đạo Đảng CSVN c̣n sợ sệt né tránh, không dám xác nhận chủ quyền trên Biển Đông, khi Trung Cộng trực tiếp hỏi:

- Trường hợp I: Vào đầu tháng 2, 2001 Báo "Sài g̣n Giải Phóng", cơ quan ngôn luận của ĐCS ở phía Nam, thuộc thành phố Hồ chí Minh, có trích dẫn lời tuyên bố của các viên chức cộng sản có lập trường cứng rắn về vấn đề Trường Sa cho biết trong một buổi họp mới đây các viên chức hàng đầu, chỉ huy quân đội và chỉ huy biên pḥng bàn luận về vấn đề pḥng thủ quần đảo này. Họ nói: ”chúng ta phải mau chóng thiết lập cơ quan chính quyền cho quần đảo để giải quyết vấn đề hành chánh”. Bản tin này được tung ra một ngày trước khi Bộ trưởng Quốc Pḥng Trung Cộng Chi Haotian đến thăm thành phố này.

Ngày 13 tháng 2, 200, phát ngôn viên Ngoại Giao TC bực tức nói rằng “chúng tôi rất quan tâm về báo cáo cho biết VC thiết lập đơn vị hành chánh trên một số đảo, và đ̣i VC phải giải thích, v́ lẽ Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh căi trên vùng này. Mọi xâm lấn lănh thổ là bất hợp pháp và vô hiệu.“ Hai ngày sau, ngày 15 tháng 2, Phan thuư Thanh, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VC né tránh đ̣i hỏi của Trung cộng, chỉ nói rằng: “Tờ Báo tường thuật về kế hoạch thiết lập cơ quan hành chánh mới cho vùng quần đảo trên Nam Hải chỉ là một tờ báo của thị xă”. Điều này ngụ ư là Hà nội t́m cách biện luận rằng kế hoạch ấy không phải là chủ trương của Nhà Nước CSVN.

- Trường hợp II: Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm được Đại Hội Toàn Đảng thông qua chủ trương “định cư dân chúng ở những đảo quan trọng phù hợp với công tác pḥng thủ quốc gia.” Vào ngày 20 tháng 4, 02, Bộ trưởng Ngoại Giao VC Nguyễn dy Niên đă tránh né trả lời câu hỏi là chính sách mới này có áp dụng cho các đảo hoang vắng ( không có người ở) trong vùng Trường Sa hay không. Tuy nhiên, Niên có nhấn mạnh rằng “ trong khi chờ đội thoả hiệp về Qui Tắc Ứng Xử, chúng tôi nghĩ rằng việc phát triển kinh tế quốc gia có thể được thực hiện.” Ngay ngày hôm sau, 21 tháng 4, 2002, hăng thông tấn quốc gia Mă Lai Bernama trích lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại Giao Mă Lai Syed Hamid Albar nói với báo chí rằng 5 quốc gia tranh chấp đă đồng ư không được định cư thêm người ở khu vực đó, nghĩa là duy tŕ nguyên trạng.

Tóm lại, phản ứng của Đảng Cộng Sản VN trong mọi trường hợp lấn chiếm Biển Đông từ Trung Cộng kể từ 1988 rất yếu ớt. Rất nhiều trường hợp, các nhà lănh đạo hàng đầu ĐCS không dám công khai lên tiếng phản đối dù những lời qui trách xuất phát từ viên chức cấp thấp của Trung Cộng.

III.CHIẾN LƯỢC ĐẢNG CỘNG SẢN VN THƯƠNG THẢO SONG PHƯƠNG VÀ NAY HỢP TÁC SONG PHƯƠNG

LS Quế: Tôi có đọc một lời tuyên bố của GS Tạ văn Tài thuộc Đại Học Harvard, nói ở Houston năm 2003 rằng "Giáo sư (Canh) là một học giả thường đi trước sự việc. GS Tài nói rằng ”ngay từ 1983, nhà nghiên cứu này đă nói tới lộ tŕnh bang giao Mỹ-Việt, vụ Cao Miên, tù cảI tạo, vụ biệt kích v.v..Rồi các sự việc về sau tuần tự xảy ra.” Về Biển Đông, Giáo sư đă nói tới việc Đỗ Mười và Vơ Văn Kiệt khi sang Bắc Kinh để thiết lập bang giao vào 1991, đă đồng ư với lănh đạo Trung Cộng để chúng được cùng làm chủ vùng Biển này với VC. Vậy giải quyết vấn đề Biển Đông như thế này có nghĩa là Dâng Biển Đông là bước kế để phục vụ TC?

GS Canh: Ngay từ đầu, để khống chế các quốc gia trong vùng Biển Đông, Trung cộng đưa ra sách lược thương thuyết song phương với từng quốc gia trong vùng. Sách lược này để trả lời đ̣i hỏi của vài quốc gia trong khối ASEAN, đ̣i Trung Cộng thương thảo với cả khối. Kề từ khi qui tắc ứng xử được Trung Cộng thoả hiệp và thông qua vào tháng 11, 2002 tại Cao Miên, Trung Cộng biết rằng có lợi khi thương thảo hợp tác với từng quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ta có thể gọi là chính sách chia để trị, dễ hơn là ăn cả. Vào năm 2002, Trung cộng đă kư thoả ước với Nam Dương trong vịêc cùng khai thác dầu. Trung Cộng bỏ ra 5 tỉ MK để đầu tư. Đối với vùng Biển Đông, vào ngày 1 tháng 9, 2004 vừa qua, Tổng thống Phi Gloria Arroyo khi đến thăm Trung Hoa, đă đồng ư tiến hành khảo sát dầu khí ở 3 khu vực trong Biển Nam Trung Hoa (không tiết lộ vị trí). Hai công ty là China National Offshore Oil Co. và Phillipine National Oil Co. thi hành công tác này trong ṿng 3 năm. Ngoài ra, họ c̣n kư Hiệp Ước đánh cá chung nữa. Đây là cách giải quyết các tranh chấp bằng ngả thương thuyết ḥa b́nh chiếu theo Qui Tắc Ứng Xử được thông qua tháng 11 năm 2002 giữa Trung Cộng và các quốc gia trong khối ASEAN.

Với chiến lược này của Trung Cộng, Đảng CSVN sẽ bị loại ra ngoài. Và phần lớn Biển Đông bị lọt vào tay ngoại bang: Trung Cộng và Phi, rồi sẽ có hợp tác giữa Trung Cộng và Mă Lai.

ĐƯỜNG HƯỚNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GS Thiện: Trở lại ư kiến của LS Quế vừa rồi, tôi thấy rằng Đảng CSVN đă có âm mưu từ lâu, dâng dất liền cho Trung Cộng, rồi dâng Vịnh Bắc Việt, nay lại dâng Biển Đông. Như vậy đây đúng là là bước kế tiếp của Đảng CSVN tiếp tay cho bọn Bá Quyền Bắc Kinh để chiếm đoạt tài sản của dân tộc Việt.

GS Canh: Bản tin Tân Hoa Xă vào tháng 12, 2004 nêu trên nói đă tiết lộ rằng hai bên “ bắt đầu thương thuyết ngoại giao…, xúc tiến các dự án hợp tác song phương về lănh hải”. Điều này đă hé mở cho thấy Đảng CSVN bắt đầu công khai nh́n nhận chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông. Ta có thể t́m thấy ư nghĩ này của Đảng CSVN trong tuyên cáo chung giữa Giang trạch Dân và Trần đức Lương, một kẻ đă sang Trung Cộng vào tháng 12 năm 2000 để kư Hiệp Ước dâng hiến 11,000 km2 vùng Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Đánh Cá để Trung Cộng vào vơ vét tài nguyên của dân tộc. Tinh thần này c̣n được t́m thấy trong Bạch Thư Quốc Pḥng được Việt Cộng (VC) họp báo và cũng đựoc công bố trong tháng 12 năm 2004 (không phải ngẫu nhiên mà hai sự việc này xảy ra vào cùng một thời điểm).

Bạch Thư nói ǵ? Sau đây là các điểm chính 1) Xác định chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo 2) VC sẵn sàng tham gia các cuộc thương thuyết ḥa b́nh, 3) Không tham gia liên minh quân sự và 4) không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lănh thổ cùa ḿnh. Bạch Thư là một văn kiện viễn dẫn bằng cớ minh xác chủ quyền quốc gia trên vùng biển. Tuy nhiên, Bạch Thư này của VC lại biện minh một sự việc mà ai cũng hiểu là bảo vệ quyền lợI của Bắc Kinh. Khoản 2 cho về thương thuyết hoà b́nh cùng với khoản 3 và 4 có mục đích, một mặt che lấp mưu đồ phục vụ ngoại bang và mặt khác tỏ ra đóng trọn vẹn vài tṛ thừa sai mà ngoại bang giao phó.

Thực ra, âm mưu này chỉ là nối tiếp những công việc mà Đỗ Mười, Vơ văn Kiệt đă cam kết với Giang trạch Dân và Lư Bằng từ tháng 11 năm 1991 khi họ sang Trung cộng để thiết lập bang giao. Trong đường hướng này Đảng CSVN sẽ kư thoả ước song phương với Trung Cộng đề cùng khai thác dầu khí và đánh cá ngoài khơi v.v. trong vùng Biển Đông. Đây là một tính toán đánh lạc hướng nhằm giảm bớt chống đối nhất là sau khi Đảng CSVN hoàn tất nhiệm vụ hiến đất, dâng Vịnh (Bắc Việt) và để cho ngoại bang công khai vào khai thác tài nguyên của dân tộc Việt trong vùng Vịnh. Và nay là một bước khác trong việc chuyển nhượng tài sản quốc gia cho ngoại bang.

LS Quế: Với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lănh Thỗ, trong đó có những vị Luật gia khả kính như GS Vũ quốc Thúc, GS Nguyễn cao Hách, LS Vũ ngọc Tuyền và trước kia có cả cố LS Vơ văn Quang, Giáo sư có điều ǵ cần phải nói.

GS Canh: Tôi xin đọc bản tuyên bố của Ủy Ban về vấn đề này.

UỶ BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LĂNH THỔ LONG TRỌNG TUYÊN BỐ:

1. Quyết liệt phản đối sự xâm chiếm từng bước lănh thổ của Bọn Bá Quyền Bắc Kinh. Bọn bá quyền này không bao giờ thoả măn ḷng tham của chúng. Nhờ bọn thừa sai, qua hiệp ước trên đất liền (2000), chúng đă nghiễm nhiên chiếm được một cách ‘êm thấm’: a) tại Lạng Sơn: Khu vực b́nh độ 400 thuộc huyện Cao Lộc và hai dăy đồi 820 à 636 thuộc huyện Tràng Định; b) tại Hà Giang: hai dăy núi mà nay chúng đă đổi tên là Lăo Sơn và Giải Âm Sơn, các dăy đồi 1250,1545, 1509,772 và 233 thuộc huyện Yên Minh; và một số cao địa thuộc xă Lao ChảI, huyện Vi Xuyên. Qua hiệp ứơc phân định vùng Vịnh Bắc Việt (2004), chúng được hưởng 11,000km2 cùng với tài nguyên trong Vịnh và dưới ḷng Vịnh và c̣n giúp chúng có lợi thế về an ninh va quốc pḥng; thêm nữa, với hiệp ước nghề cá, chúng c̣n được vơ vét tài nguyên này trong ṿng 15 năm.

Nay, chúng sẽ được bọn thừa sai sẽ thực hiện công tác dâng hiến Biển Đông.

2. Cực lực lên án lănh đạo Đảng Cộng Sản VN về những hành động hiến đất, dâng Vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng để củng cố quyền hành. Nay, Đảng Cộng Sản VN
chuẩn bị thực hiện mưu đồ dâng thêm Biển Đông giúp chúng tiến tới địa vị Đồng Sở Hữu Chủ vùng biển này. Tập đoàn lănh đạo Đảng Cộng Sản VN là kẻ thừa sai của ngoạI bang gồm cả những kẻ đương quyền, hay đă về hưu và những kẻ đă chết. Dân tộc Việt sẽ không bao giờ tha thứ chúng v́ những hành vi phản bội này.
Đây c̣n là một sự ô nhục của chúng.

3. Kêu gọi mọi con dân Việt yêu nước ở trong cũng như ngoài nước tích cực tố cáo, phản kháng hành vi bán nước bọn thừa sai, ngăn cản chúng tiếp tục hành động dâng nốt phần Biển Đông cho Trung Cộng.

Làm tại California ngày 12 tháng 1, năm 2005
Đại diện: GS Nguyễn Văn Canh

Nhân dịp kỷ niệm ngày mà toàn thể Quần Đảo Hoàng Sa bị Trung cộng chiếm, ngày 19 tháng 1, 1974, Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lănh Thổ kêu gọi mọi người Việt nam yêu nước, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, dành một phút im lặng, dù đang làm việc ở trong hăng xưởng, trong bàn giầy, hay đang làm việc ở ngoài đồng hoặc buôn bán ở chợ, để tưởng nhớ đến các chiến sĩ hải quân anh hùng đă bỏ ḿnh để bảo vệ Đất Tổ, đặc biệt bảo vệ quần đảo Hoàng Sa cách đây 31 năm. Một tổ chức của anh em NGƯỜI NHÁI thuộc Hăi Quân Việt Nam sẽ làm lễ kỷ niệm trận chiến này vào Chủ Nhật 23 tháng 1, 2005 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Việt Nam Bắc California (địa chỉ: 115 E. Gish Road, Suite 252, San Jose, CA 95112. Tel: 408.437.3088) để tưởng nhớ họ. Tôi sẽ xuống dự buối lễ này.

 

 

Trở lại trang chánh