Thương Tiếc

Bức tượng người chiến sĩ, dừng chân bên ngọn đồi, nét đăm chiêu nh́n xa xa ra con lộ nhộn nhịp xe cộ ồn ào qua lại, đôi mắt tinh anh nhưng thật buồn. Với chiếc nón sắt trên đầu, trong tay vẫn cầm súng, và ba lô vẫn nặng trĩu trên vai, anh phong trần như vừa trải qua đoạn đường chinh chiến.  Anh ngồi đó nhưng đang thả hồn về nơi làng mạc xa xôi? Nghĩ đến mẹ già? Hay người vợ hiền đang ở đâu đó khắc khoải chờ mong? Anh là h́nh ảnh tượng trưng cho người lính Việt Nam Cộng Ḥa, một quân nhân chỉ biết làm tṛn nghĩa vụ của một người trai thời loạn.  Anh ngồi đó nhưng sau lưng anh là bạn bè đồng đội, những người đă hy sinh mạng sống của ḿnh để bảo vệ cho một chính thể dân chủ, cho hơn 17 triệu dân miền Nam được sống an b́nh và được thở không khí tự do, được no đủ, sung túc hơn hẳn 23 triệu đồng bào miền Bắc thân thương đang sống trong đói nghèo cơ cực.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến, bạn bè anh kẻ ở người đi, đớn đau trong nỗi hốt hoảng cực cùng, bởi lệnh buông súng của một vị tổng thống 48 giờ.
Tên anh: Thương Tiếc, cho hơn môt triệu chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa bất th́nh ĺnh bị bức tử.
 

Bọn Cộng sản Hà Nội đă dùng chiến xa kéo anh đi, nhưng v́ xe bị lầy nên anh bị bỏ lại, rồi khoảng hơn một năm sau họ lại mang anh sang sân banh phía Dĩ An cạnh đường đi Biên Hoà. Anh vẫn c̣n đó, anh là hiện thân của bè bạn, của những chiến sĩ tự do đă nằm yên trong ḷng đất mẹ, của những người kém may mắn đă bỏ lại thân xác trong rừng sâu, biển cả khi vượt thoát Cộng sản đi t́m tự do và cả của những người vẫn và sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân tộc trong nước và khắp nơi trên thế giới.

Bây giờ chỉ c̣n anh, một người duy nhất mặc quân phục, vẫn hiên ngang cầm súng, nón sắt vẫn trên đầu, mắt anh vẫn ngời niềm hy vọng của hơn 80 triệu con dân nước Việt. Bây giờ chỉ c̣n anh, h́nh ảnh bất di bất dịch của một chiến sĩ dũng cảm của một nước Việt Nam tự do. Nếu người Mỹ tự hào và hănh diện về bức tượng Nữ Thần Tự Do tại Nữu Ước, th́ trong con tim của những người Việt Nam chúng tôi, bây giờ và măi măi, h́nh ảnh của anh vẫn ở sâu trong tâm khảm
. Tên anh: Thương Tiếc, cho hơn 100 ngàn quân cán chính trong các trại tù cải tạo, và hàng vạn người chết trên biển cả trên đường đến bến tự do.

Trong biến cố đau thương tháng Tư năm 1975, người Mỹ đă mất đi hơn 58 ngàn đứa con yêu dấu, nhưng người Việt Nam quốc gia chúng ta đă mất đi cả quê hương. Vào thập niên 1980, chính một tướng Việt Cộng về hưu với khẩu phần một tháng nửa kư đường và một cân thịt đă phải tuyên bố: “Cộng sản chiếm được miền Nam, nhưng bây giờ họ đă mất cả nước”.  Để thực hiện ư đồ xâm chiếm miền Nam, Cộng sản đă bóp méo sự thật, tạo ra một huyền thoại, là nhân dân miền Bắc cần thắt lưng buộc bụng để tiếp tế cho miền Nam đang bị giặc Mỹ kềm kẹp, để có cớ gởi đoàn quân sinh Bắc tử Nam…qua Mặt trận Giải Phóng cưỡng chiếm miền Nam. Rồi Cộng sản từ Bắc Việt đem xe tăng đại pháo, hỏa tiễn vào thiêu hủy hơn một triệu thanh niên cho cuộc chiến. Rồi hỏa tiễn của Cộng Sản đă bắn phá khắp nơi, kể cả tại sân trường tiểu học đang khi học tṛ ra chơi. Thậm chí họ c̣n giật ḿn xe đ̣ giết hại những thường dân vô tội. Tên anh: Thương Tiếc, cho cả một thế hệ thanh niên bị lừa dối, những người già, em bé chết tức tưởi, và cho một đất nước đắm ch́m trong nghèo đói, khốn cùng.

Với chủ trương xóa đi h́nh ảnh của một miền Nam trù phú, tự do, một Sài G̣n diễm lệ trước đây đă được mệnh danh là Ḥn Ngọc Viễn Đông, mà trước năm 75 Singapore, Nam Hàn, Thái Lan đă không tài nào sánh kịp. Cộng sản Hà Nội đă quyết tâm xóa bỏ mọi dấu vết lịch sử. Nguyễn Tấn Dũng đă được sinh ra và lớn lên trên đồng bằng trù phú miền Nam, đă biết rất rơ về nếp sống tự do no ấm của người dân miền Nam nước Việt. Chính bộ tư lệnh cảnh sát đă từng được Dũng khai báo để quân đội Việt Nam Cộng Ḥa phá vỡ nhiều cơ cở của Cộng sản. Nhưng cuối cùng th́ Dũng cũng vẫn là con một cán bộ cao cấp Cộng sản.  V́ theo lệnh đảng, và v́ quyền lực, mà  Dũng đă đang tâm tiêu diệt tầng lớp thanh thiếu niên qua nghĩa vụ quân sự làm bia đỡ đạn trên chiến trường Cam Bốt và biên giới Việt Hoa.  Dũng c̣n quyết tâm xóa bỏ tất cả mọi dấu tích của sự hiện diện của Việt Nam Cộng Ḥa từ năm 1954: Những nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tại các thành phố từ vĩ tuyến 17 xuống Cà Mâu đều bị dẹp bỏ, thay vào đó là những đài tử sĩ ghi công trạng của cán binh cộng sản, những trung tâm ghi tội ác của đế quốc Mỹ xâm lược. Tên anh: Thương Tiếc, cho một nước Việt Nam mất đi cơ hội biến thành con rồng kinh tế Á Châu, và thân phận của hơn 80 triệu dân sống triền miên trong chế độ độc tài Cộng Sản.

Với hồn thiêng sông núi, sự hiển linh của các đấng tiên liệt chúng ta chắc chắn sẽ phải dành lại quê hương. Trong nước người dân Việt Nam đă không c̣n sợ hăi, đồng loạt tiếp nối nhau đứng lên để dành lại quyền làm người. Tập thể chiến sĩ quân và cán chính Việt Nam Cộng Ḥa chưa từng được chính thức giải ngũ, trách nhiệm của họ vẫn c̣n dù bất cứ trong một t́nh huống nào, chắc chắn họ vẫn ao ước được hy sinh để bảo tồn lănh thổ, được hy sinh cho dân chủ tự do. Các tầng lớp thanh thiếu niên hậu duệ của thế hệ cha anh kiêu hùng, đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới, đều mong muốn được góp sức ḿnh trong việc xây dựng quốc gia. H́nh ảnh anh trong bộ quân phục, súng vẫn cầm tay, nón vẫn trên đầu là biểu trưng, là nhắc  nhở thầm lặng cho ḷng dũng cảm bất diệt nhất định bảo vệ chính nghĩa của một chiến sĩ.

X
in
anh, xin những vong hồn tử sĩ của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, của  phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong thập niên 50, của Tết Mậu Thân năm 68, của Mùa Hè Đỏ Lửa năm 72, cùng những nạn nhân của biến cố 75: Những oan hồn uổng tử đă chết dập vùi trong các trại tù cải tạo, bỏ thân nơi rừng thiêng nước độc hoặc đă chôn sâu thân xác trong ḷng đại dương trên đường đi t́m tự do, xin tất cả hăy phù hộ cho chúng tôi hoàn tất trách nhiệm sớm mang đến cho dân tộc Việt Nam một ngày thực sự sống trong dân chủ, tự do, ấm no và hạnh phúc.

Hà Văn Hải
Mùng 6 tháng 2, năm 2007

Trở lại trang chánh