Thông tin là sức mạnh của Tự Do

Ngô Nhân Dụng

Theo tin các nhà tranh đấu dân chủ trong nước cho biết th́ công an cộng sản đă bắt bà Hồ Thị Bích Khương trong một tiệm Internet ở thị trấn Nam Đàn, Nghệ An vào ngày Thứ Hai tuần này. Bà Hồ Thị Bích Khương là một người đă từng giúp đỡ các nông dân bị chiếm đất oan ức làm đơn khiếu nại và tố cáo cường hào trong tỉnh Nghệ An, một tỉnh nghèo nhất trong nước Việt Nam hiện nay. Bà cùng các bạn trong Công Đoàn Độc Lập Việt Nam đang phổ biến những hiểu biết về tự do dân chủ và quyền làm người trong giới sinh viên, học sinh ở Hà Nội. Một số người sáng lập công đoàn này đă bị bắt như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, bà Lê Thị Công Nhân; một số khác đă trốn sang Campuchia xin Cao Ủy Liên Hiệp Quốc cho đi tị nạn chính trị.

Chúng tôi chưa thể kiểm chứng toàn thể bản tin trên nhưng một điều đáng chú ư trong câu chuyện là bà Hồ Thị Bích Khương bị bắt trong một quán Internet. Đó là nơi có những máy vi tính cho khách hàng tới dùng mạng lưới thông tin điện tử để đọc tài liệu, viết điện thư (email) liên lạc với nhau. Ở những nước đă sống nhiều năm trong thể chế dân chủ tự do th́ đi đâu cũng thấy quán Internet, c̣n ở những nước c̣n di sản của các chế độ độc tài th́ rất hiếm. Tới Thái Lan hoặc Cộng Ḥa Tiệp chẳng hạn, đi t́m một quán Internet rất dễ dàng; c̣n ở Campuchia và ngay tại Cộng Ḥa Nga th́ đi t́m một quán Internet rất khó. Các chính quyền độc tài chuyên chế dù phải chiều theo nhu cầu kinh tế mà cho dân dùng Internet nhưng họ t́m đủ cách để kiểm soát và hạn chế.

Khi nghe tin một thị trấn như Nam Đàn ở Nghệ An cũng có quán Internet cho khách hàng sử dụng, chúng ta phải mừng. V́ đó là một tiến bộ trong các phương tiện thông tin. Khi mạng lưới thông tin được mở rộng, những kiến thức mới sẽ truyền bá dễ dàng hơn. Người dân hiểu biết hơn sẽ nâng cao khả năng khi làm việc. Khi thâu nhận các kiến thức về các quyền tự do của con người được cả thế giới đề cao, người dân sẽ ư thức rơ hơn khi nhân quyền của ḿnh bị xúc phạm. Cho nên, thông tin cũng là một lợi khí để tranh đấu cho tự do dân chủ.

Trước khi chế độ cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, đầu thập niên 1980, ông Georges Soros, một tỷ phú người Mỹ gốc Hungary đă mua tặng máy chụp văn bản (photocopy) cho hàng chục ngàn trường trung học ở trong nước Hungary, không đặt ra một điều kiện nào hết. Ông giải thích: “Bất cứ cái máy in nào cũng giúp người ta thông tin mau chóng hơn. Bất cứ hiện tượng thông tin nhanh chóng nào cũng giúp kiến thức mở rộng. Và khi kiến thức mở rộng th́ người dân sẽ không thể chấp nhận một chế độ độc tài!”

Không biết những máy photocopy do ông Soros tặng đă đóng góp bao nhiêu phần vào việc giải thoát nước Hungary khỏi chế độ cộng sản; nhưng các lư luận của ông rất đáng tin. Từ cuối thập niên 1970 đảng Cộng Sản Hungary đă bắt đầu đổi mới kinh tế, dần dần tiến sang cải tổ chính trị, và đến cuối năm 1989 th́ người dân Hungary được tự do.

Trong 20 năm qua kỹ thuật thông tin trên thế giới đă đạt những bước tiến lớn, với mạng lưới điện thoại không dây, Internet và các sản phẩm do Internet đưa ra. Những người tranh đấu cho dân chủ ở Trung Quốc đă bắt đầu sử dụng các phương tiện mới ngay từ cuộc biểu t́nh ở Thiên An Môn, Tháng Năm năm 1989. Phương tiện “tân tiến nhất” mà các công nhân và sinh viên ở đó sử dụng là máy fax. Họ không những dùng máy fax để liên lạc với nhau mà c̣n dùng để gửi tin tức cho các báo, các đài trong nước và ngoại quốc, để gây nên một phong trào ngày càng lớn mạnh. Cho đến khi chính quyền Cộng Sản Trung Hoa đem xe tăng đến giết các thanh niên dũng cảm đó.

Nhưng ngày nay những cái máy fax cũng trở thành đồ cổ rồi. Khi các người tập khí công theo phái Pháp Luân Đại Pháp tổ chức những cuộc biểu t́nh đầu tiên ở Thiên Tân để phản đối một đài ti vi của nhà nước đă phỉ báng họ là mê tín, những người tổ chức biểu t́nh đă dùng Internet để liên lạc với nhau. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đă kinh ngạc không thể ngờ trong một buổi sáng có hàng chục ngàn người từ khắp các ngả đường lặng lẽ tới ngồi thiền chung quanh Trung Nam Hải, khu vực cư trú của các lănh tụ đảng. Bộ Chính Trị đảng đă quyết định triệt hạ phái khí công này, v́ biết họ có mấy chục triệu môn đồ, và lo sợ trước khả năng của họ có thể tổ chức, huy động bằng những phương tiện thông tin mới nhất. Hiện nay những người thuộc Pháp Luân Công ở ngoài vẫn dùng Internet để liên lạc, khích lệ và cổ vũ các đồng đạo ở trong nước. Nhưng ở đâu có đàn áp, ở đó có phản ứng. Chính quyền cộng sản tiếp tục trấn áp tất cả các cá nhân và đoàn thể không chịu quỳ gối khuất phục, nhưng con giun bị xéo cũng phải giẫy giụa. Những phương tiện truyền thông giúp cho tiếng nói của người dân được cất lên.

Ngày nay, điện thoại di động, không dây, đă trở thành một phương tiện thông tin cho những người dân bị đàn áp. Vào đầu năm nay, báo chí ở Hồng Kông đă nhận được tin tức từ một làng ở tỉnh Thiểm Tây, và đăng lên, khiến cả thế giới phải chú ư. Dân làng đă nổi loạn đánh nhau với công an và viên bí thư chi bộ làng đă bị dân “đánh hội đồng” v́ dân chúng phản đối việc tăng học phí. Đây là một ngôi làng hẻo lánh, chỉ có một lớp học, một thầy giáo từ trên thị xă gửi xuống. Nhưng nhà nước không đủ tiền trả lương thầy giáo, ông bí thư chi bộ buộc dân chúng phải đóng thêm học phí. Một số phụ huynh khá giả đồng ư, nhưng đa số nông dân không đủ ăn làm sao có tiền? Thế là họ phản đối, và khi ông bí thư gọi công an đến dẹp th́ cuộc bạo loạn nổ lên. Ông thầy giáo phải chạy về trên tỉnh, công an được đưa tới dùng súng và gậy dẹp tan đám dân khiếu oan. Nhiều người chết, xác chết bị chính quyền cộng sản đem chôn lén để che giấu. Tất cả những tin tức đó được truyền qua điện thoại, nhắn vào máy của một tờ báo ở Hồng Kông, nhờ thế cả thế giới biết tin tức về vụ đàn áp này.

Chính quyền cộng sản biết mềm nắn, rắn buông. Họ sẵn sàng giết người ở những vùng thôn quê hẻo lánh, nơi nạn cường hào ác bá ghê rợn vẫn tiếp diễn. Nhưng chính quyền cộng sản vẫn phải chịu lùi bước khi người dân phản đối trong các đô thị đông người. Một người Trung Hoa đă bị đàn áp dă man là một sinh viên Y Khoa, anh Hồ Giá, chỉ v́ anh bỏ trường đi săn sóc những người bị bệnh liệt kháng (sida, hoặc aids). Anh Hồ Giá đă tới một làng trong tỉnh Hà Nam, khám phá ra gần như cả làng bị bệnh aids. Hà Nam nổi tiếng thế giới v́ quá nhiều người bị bệnh liệt kháng, là nơi ông Bill Clinton, cựu tổng thống Mỹ đă đến, năm 2005, biểu diễn cảnh phát thuốc trị aids cho người bệnh. Nhưng anh Hồ Giá đă tới một làng có 3,500 dân, gần 3,000 người bị bệnh aids. Khi anh đem h́nh ảnh những người bệnh này về Bắc Kinh để yêu cầu đồng bào anh giúp đỡ lương thực, quần áo và thuốc men giúp dân chữa trị, th́ anh đă bị công an bắt, và anh bị giam lỏng không cho đi đâu nữa.

Những người bị liệt kháng khó tổ chức biểu t́nh, nhưng ở Trung Quốc mỗi năm vẫn có từ 60,000 đến 100,000 vụ biểu t́nh chống guồng máy tham nhũng lạm quyền của đảng cộng sản. Gần đây nhất là những cuộc biểu t́nh ở Hạ Môn, một thành phố ven biển với hơn 2 triệu dân. Hạ Môn đă được chọn làm một thí điểm kinh tế thị trường từ thời Đặng Tiểu B́nh, v́ vậy mức sống của người dân cao hơn nhiều thành phố khác. Chính quyền thành phố cũng được các công ty ngoại quốc nuôi béo và thường nghĩ rằng, người dân đă được sống no đủ chắc không bao giờ dám xuống đường chống chính quyền. Nhưng trong Tháng Năm vừa qua, một làn sóng thông tin đă lan ra trong thành phố, về một mối nguy đang đe dọa đời sống người dân. Đó là một dự án xây dựng nhà máy hóa chất dùng nguyên liệu lấy từ dầu lửa, để biến chế những chất làm vải hóa hợp. Đây là một dự án vĩ đại, chi phí hơn một tỷ đô la Mỹ, do một công ty Đài Loan làm chủ. Nhưng một nhà khoa học đă viết bài báo động rằng, nhà máy hóa chất này có thể thải chất độc gây nguy hiểm cho dân sống chung quanh, nhất là trẻ em. Bản tin được loan báo trên những trang nhà, các blogs, rồi truyền đi nhanh như cháy rừng. Đầu tiên là những cuộc trao đổi ư kiến qua điện thoại di động. Nhiều người gửi email cho nhau, trao đổi qua các mạng lưới “chats” và cho các blogs để hô hào dân biểu t́nh phản đối. Họ bảo nhau ngày 1 Tháng Sáu sẽ tụ họp trước trụ sở đảng cộng sản và chính quyền thành phố. Đảng cộng sản ở Hạ Môn đă t́m cách ngăn chặn, ra lệnh các công chức ngày hôm đó (một ngày Thứ Sáu) phải có mặt đầy đủ và phải đến sở trong những ngày cuối tuần. Ai không vâng lệnh sẽ bị trừng phạt. Đến ngày 30 Tháng Năm, chính quyền chịu lùi một bước, tuyên bố sẽ “tạm hoăn” việc xây dựng nhà máy, để nghiên cứu thêm. Nhưng dân Hạ Môn cũng biết “đừng nghe những ǵ cộng sản nói,” cho nên ngày 1 Tháng Sáu hàng chục ngàn người đă đi biểu t́nh, và tiếp tục cho đến ngày hôm sau. Cho đến nay, chính quyền cộng sản ở Hạ Môn có vẻ đă chịu thua.

Cuộc biểu t́nh ở Hạ Môn thắng lợi, cho thấy sức mạnh của giới trung lưu trong xă hội Trung Hoa ngày nay. Và họ thắng cũng là nhờ những phương tiện thông tin hiện đại. Năm 2005, các sinh viên Trung Quốc đă tự động biểu t́nh phản đối chính phủ Nhật Bản. Họ tổ chức được trong cùng một ngày, ở nhiều thành phố khác nhau, là nhờ liên lạc với nhau qua điện thoại di động và Internet. Lúc đó chính quyền cộng sản làm ngơ, và ngầm ủng hộ những vụ biểu t́nh này. Nhưng bây giờ những “vũ khí mới” đó được người dân b́nh thường sử dụng để chống chính quyền, trước hết là chống đám cường hào ác bá. Ngày 5 Tháng Sáu, dân chúng Bắc Kinh cũng biểu t́nh chống việc xây dựng một nhà máy hủy chất thải. Ngày 7 Tháng Sáu nhiều người viết email cho một diễn đàn Internet tố cáo những xí nghiệp sử dùng các trẻ em bị bắt cóc làm việc lao động như nô lệ, chính những người cha bị mất con đă viết thư tố cáo. Sau đó, báo chí mà đảng cộng sản kiểm soát cũng phải đăng các tin tức này, và một vụ x́ căng đan về cảnh trẻ em bị làm nô lệ trong các cơ xưởng nổ ra, khiến chính quyền Bắc Kinh phải dẹp. Chính các phương tiện truyền thông tân tiến đă biến những lời đồn đăi thành tin tức, tạo nên những phản ứng tập thể của người dân.

V́ vậy, chúng ta phải mừng rỡ khi những nhà tranh đấu cho quyền làm người, quyền của dân lao động trong nước ta hiện nay đang sử dụng các phương tiện thông tin mới như Internet và điện thoại di động. Cộng sản sẽ t́m đủ cách ngăn cản, nhưng đồng bào ta chắc cũng đủ cách để chống lại. Một giới hạn mà chúng ta khó vượt qua, là những hạn chế do tŕnh độ kinh tế. Ngày nay việc thông tin dùng các phương tiện mới cũng rất đắt tiền. Khó hy vọng một nông dân ở Nghệ An có thể vào Internet hàng ngày! Nhưng khi nhu cầu thông tin đă lên th́ các bản tin trên Internet sẽ được truyền đi bằng cách khác, từ máy photocopy đến giấy viết tay, cho đến những lời truyền miệng. Chỉ cần một máy vi tính nhỏ có thể loan báo khắp thế giới bản tin bà Hồ Thị Bích Khương bị công an bắt cóc hôm Thứ Hai, và tin ông Đào Văn Thụy đă trốn sang Campuchia tị nạn trong ngày Thứ Sáu, hôm qua. Những người tranh đấu cho dân chủ tự do khắp thế giới sẽ tập hợp cùng lên tiếng phản đối. Hiện nay Ṭa Bạch Ốc đă mở một cánh cửa thường xuyên để nhận các tin tức về phong trào dân chủ tự do ở Việt Nam, bản tin này chắc đă tới tay Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nước Mỹ. Chủ Nghĩa Cộng Sản đă chịu thua ở Âu Châu v́ tŕnh độ kinh tế và dân trí lên cao. Chúng ta biết chắc chắn là dân tộc Việt Nam không thua kém ǵ người dân Âu Châu.

Trở lại trang chánh