Tản mạn về tính hài hước của Đảng CSVN

Mạn Hoè

"Tớ có điều này xin nói thật
đứa nào cười tớ nó nhấm ḅi"
(Trạng Quỳnh)


"Nhân dân ta thông minh, có truyền thống hiếu học, cần cù, đoàn kết. Dưới sự lănh đạo tài t́nh và sáng suốt của Đảng, 60 năm qua ..."

Câu này ai nói ? Nói về ai ? Nói khi nào ? Ở đâu ? Có thể không trả lời được cụ thể, nhưng chắc chắn, chúng ta đều thấy nó ... quen quen. Thậm chí, rất quen. Quen lắm. Ừ, dù không nghe, không đọc, nhưng ta vẫn thấy quen, bởi nó được nhai đi nhai lại trên các phương tiện truyền thông và đi vào năo trạng ta một cách vô thức. Thấy quen, nên ta chẳng cần thử một lần phân tích, nên chỉ nghe thế, biết thế mà thôị Nhưng hăy thử suy xét lại, sẽ thấy ngay đây là một nghịch lư mang tính ... hài hước. Này nhé, chúng ta thông minh, lại cần cù, hiếu học ..., hơn thế nữa, ta luôn được sự chỉ bảo lănh đạo của một lực lượng sáng suốt tài t́nh (như là được Thượng Đế chỉ bảo chẳng hạn) là Đảng "ta", nên chẳng có sợ sai lầm (thứ mà loài người rất dễ mắc); vậy mà quái lạ, sao chúng ta cứ lạc hậu, cứ đói nghèo triền miên thế này? Ồ, vậy th́ đây dứt khoát là một câu nói bậy bạ rồi. Nhưng hăy khoan kết luận vội vàng như vậy. Vua (thiên tử) nói th́ không thể bậy được. Mà câu nói trên là trích trong bài diễn văn của chủ tịch nước (vua) Trần Đức Lương, đọc sáng ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đ́nh, trong cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm 60 năm thành lập nước CHXHCN Việt Nam và 75 năm thành lập ĐCSVN. Vua không thể nói bậy, đó là một chân lư. Vậy th́, trong trường hợp này có thể lư giải rằng, đảng ta, vua của chúng ta ... đang nói đùa. Tính hài hước là một đức tính đáng quí. Sống trong một đất nước mà bộ máy cai trị có tính hài hước như vậy, th́, c̣n chờ ǵ nữa, chúng ta cùng hớn hở tự hào đi thôi !

Tối ngày 1/9, VTV1- truyền h́nh Việt Nam, có phát một bộ phim tài liệu (nhiều tập), nói về hai cuộc chiến tranh, chống Pháp và chống Mỹ, của nhân dân ta. Dạng phim như thế này cũng quen lắm, cuối thế kỷ trước, chúng ta được xem liên tục, xem suốt ngày; bởi thế nên kẻ viết bài này cũng không có nhu cầu xem lại. Nhưng có điều, TV mở, không xem nhưng lời b́nh của phim vẫn lọt vô tai. Tự nhiên, có một câu thế này khiến chú ư: "... Năm 1973, tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền nam Việt Nam. Đảng ta nhận định, đây là thời cơ quyết định của cuộc chiến tranh ..." Ô hay, "tên lính Mỹ cuối cùng" đă rút khỏi miền nam Việt Nam rồi, sao chiến tranh vẫn tiếp diễn để đảng "ta" phải nhận định "đây là thời cơ quyết định của cuộc chiến"?. Bố khỉ, rơ là hài hước thật. Cháy nhà rồi cũng ra mặt chuột, muốn cưỡng chiếm cả miền Nam để " Đỏ" hoá th́ nói phéng luôn cho xong!

Cũng trong tối ngày 1/9, gameshow "Hành tŕnh văn hoá" (truyền h́nh Việt Nam, phát trực tiếp) có đoạn, một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu một di tích nào đó, và nơi đây -  theo như lời anh này -  là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh viết nên câu văn "bất hủ": "Dù có phải đốt cháy cả dăy Trường Sơn, chúng ta quyết ...". Bất hủ, nghĩa là không bao giờ cũ. Có nghĩa là câu nói trên của Hồ chủ tịch vẫn đúng cho tới ngày hôm nay (?). Cha đẻ của ĐCSVN, nên cha hài hước cũng phải. Chỉ có điều (tôi là kẻ văn dốt, vũ nhát, nên chẳng biết "ẩn rụ" là ǵ) các cha đốt thế quái nào được dăy Trường Sơn. Các cha chỉ có thể đốt vài chục triệu người thôi (nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn).

" Chính sách ngu dân

Để có thể đánh lừa dư luận quốc tế và bóc lột nhân dân một cách êm thấm, tập đoàn Đảng cộng sản Việt Nam đă và đang thi hành một chính sách ngu dân triệt để. Cho nên, theo sắc lệnh, báo chí và ấn phẩm văn hoá các loại phải chịu kiểm duyệt trước khi in.

Sắc lệnh đó viết: "Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng ǵ, đều có thể bị cấm do nghị định của quan trưởng ban văn hoá tư tưởng trung ương. Báo tư nhân không được phép xuất bản. Giấy phép chỉ cấp với điều kiện là các bài báo đă được ban tư tưởng kiểm duyệt. Giấy phép ấy có thể rút lúc nào cũng được. Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài hát, biếm hoạ hoặc tranh ảnh làm thương tổn đến sự tôn kính đối với các nhà cầm quyền đều bị trừng trị."

Đấy, bạn thấy bà kiểm duyệt ở Việt Nam cầm kéo khéo đến mức nào!

Với biện pháp đó, nhà cầm quyền Việt Nam có thể ỉm được tất cả mọi vụ nhơ nhớp và tha hồ mà lạm quyền.

[...]

Nhân dân nhiều nơi khẩn khoản đ̣i mở trường học v́ trường học thiếu một cách nghiêm trọng. Mỗi năm, vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gơ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không t́m được chỗ cho con học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt v́ nạn thiếu trường."

Đố bạn biết tác giả của đoạn văn "Chính sách ngu dân" trên là của ai ? Có lẽ bạn sẽ vội vàng trả lời: "Lại mấy thằng phản động". Nhầm to rồi bạn ơi, tác giả của nó là cha đẻ ĐCSVN đấy. Chính danh nguyên tác Nguyễn Ái Quốc. Đoạn trên, chỉ là trích một phần nhỏ (v́ vấn đề dung lượng), và tôi có sửa lại một số danh từ (khoảng chưa tới 10 chữ) cho hợp thời, bởi dù sao, ông Nguyễn Ái Quốc viết bài này từ những năm đầu thế kỷ trước. Bạn có thể tham khảo nguyên bản bài viết tại www.talawas.org . Tự trào cũng là một đức tính rất đáng quí. Ông Nguyễn Ái Quốc quả thật là một tay rất có máu tự trào. Và, ở đoạn văn trên, ông Nguyễn Ái Quốc không chỉ biết tự trào, mà ông c̣n cho chúng ta thấy, ông là một nhà tiên tri (khổ viết về nạn thiếu trường, phụ huynh chạy chọt).

Mấy tháng gần đây, mọi phương tiện truyền thông, từ báo viết cho tới báo h́nh, ra rả quảng bá cho cái gọi là " Nhật kư chiến tranh ", thổi nó thành một hiện tượng văn học; họ thống kê, rằng đă tiêu thụ hàng vạn bản sách. Không biết thật giả của những thông tin trên ra sao, nhưng có chuyện này là tôi được thực mục sở thị: tại một cơ quan (rất lớn, của nhà nước) nọ, tất cả nhân viên trong cơ quan bị buộc phải mua, ít nhất mỗi người hai cuốn, một cuốn ông Thạc, một cuốn bà Trâm. Tôi nói rằng " bị buộc" bởi tất cả nhân viên đều "được" nhận sách, và sau đó ... trừ lương. Ban lănh đạo cơ quan đó nói rằng, đó là chỉ thị từ trên. Tại sao họ làm thế nhỉ ? Khơi gợi ḷng tự hào trong lớp trẻ vốn đang tan ră niềm tin ? Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc chiến huynh đệ tương tàn ? Chịu! điều đó th́ chỉ có Chúa và đảng biết. Nhưng có một điều, tôi và nhiều người khác biết chắc, nếu như c̣n sống, th́ ông Thạc, bà Trâm, sẽ là những kẻ vỡ mộng nhiều nhất. Chính họ sẽ lấy làm đau đớn v́ ḿnh có một thời cả tin, ngây thơ như vậỵ

Ối ông Thạc ơi! Ối bà Trâm ơi! Các ông các bà hăy ngồi dậy mà xem, họ đang dùng thi hài của các ông bà để làm quân bài cho họ sát phạt ḱa.

Hài hước là đức tính đáng quí, nó thể hiện một con người thông minh. Nhưng có lẽ, đức tính này không nên được phát huy trong giới cầm quyền. Vận mệnh của cả một dân tộc không thể đem ra làm tṛ đùa.

Sài G̣n, 04/09/2005

 

 

Trở lại trang chánh