THƯ CHO CON

Giáo Già


 

Lời Kinh Vô Tự...

Tiếng Thề Vô Ngôn

 

Ngày 28 tháng 10 năm 2005.

 

H.,

 

Tối Thứ Hai, 24-10-2005, Bà Rosa Parks an nhiên qua đời như bao nhiêu người già khác, thọ 92 tuổi, để lại sư tiếc thương trong ḷng người thân và sự cảm phục không chỉ cho triệu triệu người dân Mỹ mà c̣n cho nhơn dân toàn thế giới yêu chuộng tự do và b́nh đẳng.

 

Chân dung Bà Rosa Parks

 

Ngay sáng hôm sau, ngày Thứ Ba, 25-10-2005, nhiều bài báo đề cập tới bà như một tấm gương bất khuất, biểu tượng cho cuộc đấu tranh cương quyết, nhưng ôn ḥa, hữu hiệu; khởi đầu cho cuộc phá bỏ bất công của luật pháp dành cho người da trắng, áp chế người da đen, sau cuộc nội chiến đẫm máu, tuy thống nhứt được hai miền Bắc Nam, nhưng chưa mang lại được b́nh đẳng cho mọi người dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

 

Sau cuộc nội chiến, Tổng thống Abraham Lincoln được vinh danh như một quốc phụ, người anh hùng đă giải phóng nô lệ, trên một quốc gia tân lập, giàu có phần lớn nhờ công sức lao động của người nô lệ da đen, nhưng một số luật lệ áp chế người da đen, phần đông từng là nô lệ, vẫn c̣n duy tŕ.  Nó đ̣i hỏi phân chia trắng đen trên xe bus, trong tiệm ăn và nhiều nơi công cộng ở khắp miền Nam.  Phần miền Bắc người da đen cũng bị kỳ thị hợp pháp về việc làm và chỗ ở...

 

Trong hoàn cảnh luật pháp đầy kỳ thị đó, ngày 1-12-1955, Bà Rosa Parks là nạn nhơn rơ mặt khi bà ung dung bước lên ngồi trên xe bus ở Montgomery, Tiểu bang Alameda, từ sở làm về nhà, mà không nh́n rơ mặt người tài xế đă từng đuổi bà xuống xe 12 năm trước, chỉ v́ bà lên xe bằng cửa trước, mua xong vé xe, rồi cứ đi về phía cuối xe, ngang qua những hàng ghế dành cho người da trắng, để đến nơi có những hàng ghế dành cho người da đen, theo luật định; nên bị ông tài xế lúc đó quát mắng, buộc xuống xe rồi lên xe trở lại bằng cửa sau để ngồi vào ghế dành cho người da đen.

 

Lần nầy, khi xe đến trạm, do có nhiều người da trắng bước lên xe, nên thiếu ghế dành cho người da trắng; người tài xế đă theo đúng luật dành ưu tiên cho người da trắng đă ra lịnh cho những người đang ngồi ở hàng ghế đầu, thuộc khu vực dành cho người da đen sát với khu vực dành cho người da trắng, buộc phải đứng dậy nhường chỗ cho mấy người da trắng đang không có chỗ ngồi.  Có 4 hành khách bị bắt buộc phải đứng dậy; 3 người da đen lặng lẽ đứng dậy nhường chỗ cho 3 người da trắng; riêng phần Bà Rosa Parks thản nhiên ngồi yên, không động đậy.  Người tài xế nhắc lại lịnh buộc đứng dậy; Bà Rosa Parks vẫn ngồi im. 

 

Lịch sử ghi lại cuộc đối thoại hôm đó:

 

- Có đứng dậy không?

- Không.

- Được.  Tao sẽ gọi cảnh sát.

- Cứ kêu đi.

 

Sau đó, Bà Rosa Parks b́nh thản ngồi im.  Cảnh sát được gọi đến bắt bà v́ tội vi phạm luật dân sự. 

 

Bốn ngày sau bà bị Ṭa phạt 14 đô la [1 đô la thời đó bằng khoảng 15 đô la bây giờ] về tội cư xử mất trật tự xă hội.

 

Thật ra, không phải Bà Rosa Parks là người đầu tiên bất tuân lịnh nhường chỗ ngồi cho người da trắng, v́ hơn nửa năm trước đó, tháng 5 năm 1955, một học sinh 15 tuổi tên Claudette Colvin cũng đă bị bắt do không chịu nhường chỗ cho một bà da trắng. 

 

Bà Rosa Parks thản nhiên ngồi im trên chỗ của ḿnh trên xe bus

 

Sự bất măn cũng đă dấy lên từ đó và chính Bà Rosa Parks cũng đă họp với mấy bà bạn da đen và da trắng bàn việc tẩy chay xe bus; nhưng những người lănh đạo da đen khuyên nên chờ một cơ hội khác, v́ dư luận chưa thuận tiện và hoàn cảnh hiện tại cũng chưa đủ tiềnphương tiện tổ chức.

 

Do đó mà ngay sau phiên ṭa xử Bà Rosa Parks, những người bạn của bà, phần lớn da đen và một số da trắng, thức tỉnh, phát động phong trào người da đen ở Montgomery tẩy chay không đi xe bus, với sự lănh đạo của Mục sư Luther King Jr., lúc đó mới 26 tuổi. 

 

Dư luận cả nước lên tiếng ủng hộ, báo chí thế giới nói tới với thiện cảm.  Người da đen ở Montgomery mạnh dạn bước vào cuộc đấu tranh, mặc dầu hệ thống xe bus trong thành phố là phương tiện di chuyển ít tốn kém và tiện lợi nhứt, mọi người hầu như cần nó để đi làm và giao dịch hằng ngày.  Nó đă khiến những người nghèo phải dậy sớm hơn thường lệ cả tiếng đồng hồ để đi bộ đến sở làm; nhiều người dùng xe đạp, nhiều người có tiền hơn hùn tiền đi taxi chung; đặc biệt hai phần ba tài xế xe bus, bất chấp mọi thiệt tḥi, tham gia cuộc đ́nh công để ủng hộ cuộc tẩy chay. 

 

Từ đó, sự ủng hộ của mọi giới càng lúc càng rộng răi hơn.  Mấy chục chiếc xe bus tư nhơn và 14 chiếc xe bus của nhà thờ được tận dụng để chở người da đen đi làm.  Họ đặt ra 32 trạm chờ xe mỗi ngày, làm việc từ 5 giờ 30 sáng đến nửa đêm, chở 30.000 người đi làm. 

 

Để giải quyết t́nh trạng các hăng bảo hiểm từ chối bảo hiểm, các xe đó đă nhờ hăng bảo hiểm của người da đen ở Atlanta bảo hiểm dưới sự giúp đỡ của công ty Lloyd ở Luân Đôn, bên Anh Cát Lợi.

 

Cuộc đ́nh công cứ thế kéo dài ṛng ră hơn 1 năm, đúng 381 ngày, cho đến khi Tối Cao Pháp Viện tuyên bố những đạo luật kỳ thị nhắm vào người da đen trên những xe công cộng vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ.  Nó được hủy bỏ để quyền tự do và b́nh đẳng của người da đen ở những nơi công cộng được tôn trọng. 

 

Nhưng, để trả giá cho chữ “KHÔNG” và hành động can đảm thản nhiên ngồi im trên chỗ của ḿnh, trên xe bus ngày 1-12-1995, Bà Rosa Parks và người chồng làm thợ hớt tóc bị mất việc.

 

Điều cũng cần biết thêm là trước đó, và từ đó về sau, nhiều cuộc đấu tranh bất bạo động cho quyền tự do và b́nh đẳng của người da đen đă làm thức tỉnh những người da đen, và đă đưa nó đến thành công trên nhiều lănh vực, đưa Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ từng bước tiến lên hàng đầu những quốc gia tự do dân chủ Hiến định và Pháp trị trên toàn thế giới.

 

Nay, Bà Rosa Parks đă nằm xuống, b́nh an bên kia cơi sống, cuộc đời và sự nghiệp thầm lặng đấu tranh cho tự do và b́nh đẳng của bà là gương sáng cho mọi người thấy rơ một cá nhơn dũng cảm, cương quyết và bất khuất có thể làm thay đổi vận mạng của nhiều triệu người, làm thay đổi cả hệ thống luật pháp bất công chỉ dành cho một hạng người được ưu đăi nào đó.  Nó được người đời nhắc nhở và noi theo. 

 

Nó đă lập tức khiến Nguyễn H., ngay hôm sau ngày bà qua đời, ngày 25-10-2005, hạ bút viết thành bài viết mang tựa đề “Một Người Ngồi, Triệu Người Đứng Lên” với câu hỏi đầy ư nghĩa được dùng làm lời kết:

 

“Những năm gần đây, bạn có thấy phảng phất xuất hiện đó đây những h́nh ảnh của Rosa Parks ở nước Việt Nam ḿnh không?”

 

Câu trả lời cũng lập tức được những người đọc bài của Nguyễn H. trả lời là .

 

Những người không được may mắn đọc bài của Nguyễn H. cũng biết là có.  Nó không chỉ có một Rosa Parks mà có nhiều Rosa Parks dưới nhiều dạng thức khác nhau, từ những người trẻ tuổi như Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh... cho đến những người cao niên như Nguyễn Đan Quế, Hoàng Minh Chính, Trần Khuê...

 

Luật gia Lê Chí Quang

 

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

 

Nó cũng không chỉ có nơi những người ngồi trong cung đ́nh Hà Nội mà có cả những người bất khuất bên ngoài ṿng tṛn đỏ; những tu sĩ và những người tin đạo của nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Ḥa Hảo, Cao Đài...; những người bị giam cầm trong những nhà tù tàn tệ hơn cả địa ngục trần gian và những người bị quản chế tại nơi cư trú vô cùng nghiệt ngă...

 

Đặc biệt, hầu như không ai không “phảng phất thấy” những người gặm nhấm mấy mươi năm tù do chống bạo lực độc tài trên quê hương Việt Nam; từ những tên độc tài mặc áo xanh, áo trắng, áo vàng... cho đến những kẻ độc tài bọc da đỏ... mà mỗi ngày tù là một đoạn đường được rút ngắn đưa dân tộc và đất nước đến gần với độc lập tự do, tới tận cùng đại lộ b́nh minh “Thống Nhứt Dân Tộc & Xây Dựng Dân Chủ”...

 

Họ an nhiên chấp nhận mấy mươi năm tù tội, non 30 năm, hơn 1/3 đời người, để trả giá cho cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ trong thế người chơi cờ giành quyền quyết định vận mạng quê hương ḿnh trên bàn cờ quốc tế tṛng tréo tay ba, bạn thù lẫn lộn, “thơn thớt nói cười”...; chớ không nôn nả chấp nhận thân phận “con cờ tội nghiệp”, lắm khi bị hy sinh oan ức, như từng bị hy sinh oan ức cho bước vào hăm hở, rồi hốt hoảng tháo chạy, v́ quyền lợi cho giai đoạn cần thiết nào đó, của thứ đồng minh cứ coi như thân thiết nào đó...

 

Họ dũng cảm, cương quyết, và b́nh thản hơn người nói tiếng “KHÔNG” ngồi im trên xe bus non 50 năm trước ở Montgomery... 

 

Họ im lặng chờ giờ hành động bên cạnh những người ồn ào bon chen t́m chọn chỗ đứng.  Ai đúng, ai sai, thời gian sẽ cho thấy, và lịch sử sẽ chứng minh, khi tiếng chuông đồng hồ báo giờ chung cuộc điểm đúng thời định, như tiếng c̣i chấm dứt trận đấu trên sân cỏ của trọng tài vang lên, trong niềm hân hoan thắng lợi của toàn dân cả nước.

 

Họ chờ... như Bà Rosa Parks đă chờ 10 tháng sau ngày học sinh Claudette Colvin bị bắt, khi không chịu nhường chỗ cho một bà da trắng; chờ Mục sư Luther King Jr. dẫn đoàn quân da đen chỉ được vơ trang bằng niềm tin và ḷng cương quyết bước tới đài vinh quang.

 

Họ chờ... một cuộc đại phản tỉnh, mà sự ngồi im của họ trong bốn bức tường giam của nhà tù, hay trong bốn bức vách của nơi cư trú dành cho lịnh quản chế, vượt lên trên mọi thị phi của người đời, cả thù lẫn bạn, vốn quen nh́n bằng tiến sĩ mà quên không thấy công lao học tập của người sinh viên chăm chỉ giỏi giang, quen nh́n hột kim cương lóng lánh trên ngón tay của giai nhơn mà không thấy hột ngọc quư c̣n ẩn khuất trong ḷng cục đá thô sơ [theo cách nói của các nhà Tử vi Lư số la thạch trung ẩn ngọc]...

 

Sự xuất hiện ồn ào của tội phạm hàng đầu phản tỉnh Hoàng Minh Chính ở hải ngoại khiến cấp lănh đạo hàng đầu trong cung đ́nh Hà Nôi càng lúng túng chống đỡ càng nghe nhức nhối thêm; lúng túng và nhức nhối đến độ truy t́m không ra ai là người phải chịu trách nhiệm việc cho Hoàng Minh Chính qua Mỹ chữa bịnh:

 

“Ban Tư tưởng trung ương th́ đổ lỗi cho Ban Đối ngoại, Ban đối ngoại lại đổ lỗi cho Ban Nội chính, Ban Nội chính lại đổ lỗi cho Bộ Công an... không nắm chắc được t́nh h́nh sức khỏe cũng như sự minh mẫn của Hoàng Minh Chính, dẫn tới tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chánh phủ, Ủy ban Tung ương Mặt trận Tổ quốc để cho Hoàng Minh Chính ra hải ngoại gây hậu quả xấu cho cả Đảng và Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

 

Tội phạm phản tỉnh Hoàng Minh Chính [đưa tay chào] được Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngải [bên cạnh, ở giữa] đón tiếp tại phi trường San Francisco lúc 5:25 giờ chiều ngày Thứ Ba 30-8-2005.

 

Và ở trong nước, sự dấy lên cuộc “Cách mạng Mền” với sự gia nhập càng lúc càng đông hơn của lớp trí thức trẻ giao lưu qua các Diễn đàn Internet..., vượt tường lửa, bất chấp tù tội, cũng là dấu hỏi lớn đang chứa sẵn lời giải hầu như ai cũng thấy.

 

Có ai nghe được lời kinh vô tự; có ai hiểu được tiếng thề vô ngôn?

 

Mọi sự lắng nghe những lời kinh vô tự, mọi sự chờ đợi trong thế vô ngôn trước lời thề đối với Tổ Quốc Việt Nam ở đây đều mang đúng giá trị của “Một Người Ngồi, Triệu Người Đứng Lên” xây dựng dân chủ cho Việt Nam, xây dựng một Quốc gia Việt Nam phồn vinh dân bản Hiến định và Pháp trị.

 

Hẹn con thư sau,

Giáo Già

 

 

 

Trở lại trang chánh