Vietnamese fishermen's blood spread over Viet territorial water in the Gulf of Tonkin

Nguyen Huu Thong, Esq.

In this article, Attorney-at-Law Nguyen Huu Thong presented his in-depth study on why the January 8, 2005 shooting and killing of 9 Vietnamese fishermen took place in the "Co-fishing Area" on the Vietnam side. His reasonings started from the historical manoeuvrings of China over the East Sea of VN since the 1950s, including the Paracels and Spratly Islands which belonged to the Republic of Vietnam. They attacked on the RVN naval force who protected the Paracels in 1974 and occupied the archipelagoes without any reaction from  the Democratic Republic of Vietnam (North Vietnam) , as Premier Pham Van Dong already signed a Letter to recognize China's Declaration of Expanding its Territorial Sea on September 14, 1958. In the 1970s, while the two sides were negotiating on border land and sea territories, China put forward itself what  was  called the "Hands-Off Area" (7200 square miles from the 20th Parallel North to the 18th Parallel North, 107th Meridian East to 108th Meridian East). Today, with the Fishery Treaty between China and Vietnam, this Hands-Off Area is called the "Co-fishing Area", between the 20th Parallel North and 17th Parallel North, with a width of 61 miles.

The problem was arisen from China's scheme of expansion  in the East Sea, and they used their forces to apply what they claimed. From their penetration, the end results would be shooting and killing to dominate the area that they claimed. Since June 30, 2004 after the Vietnam - China Sea Boundary Treaty and Fishery Treaty came into effect, China exerted its forces to dominate the "Co-fishing Area", including the area close to the seashore of  Central Vietnam. Between October and December 2004, China arrested 80 Vietnamese fishermen in the sea erea close to Central Vietnam, hit the Vietnamese fishing boats with navy ships equipped with heavy machine guns to make them sunk, and on January 8, 2005, Chinese maritime police ships attacked and shot to death 9 Vietnamese fishermen, wounded 7 and arrested 8 in the "Co-fishing Area". This is a murderous scheme planned for dominating the "Co-fishing Area" by the Chinese.

The writer analysed the case with all legal points of view and proved that China was wrong to penetrate Viet territorial water and kill Vietnamese fishermen. He asked for appropriate punishments to the wrongdoers and compensations for the victims.  The Vietnamese people and the international community have to react to stop China's crimes .
 

NGƯ DÂN ĐÔNG HẢI HUYẾT LƯU HỒNG

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

 

Anh mà giết em, thầy mà giết tṛ, cái cớ không phải một sớm một chiều, mà do những nguyên nhân sâu xa và tiềm ẩn. T́nh nghĩa chỉ là giả nhân giả nghĩa, quyền lợi mới là thật.

Tháng 5, 1976 báo Saigon Giải Phóng, trong bài b́nh luận việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vơ lực hồi tháng 1, 1974, đă viết như sau: "Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà c̣n là người thầy tin cẩn đă cưu mang chúng ta nhiệt t́nh để chúng ta có ngày hôm nay. V́ vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !".

Trong ngôn từ ngoại giao, Bắc Kinh và Hà Nội vẫn tự nhận là anh em láng giềng, huynh đệ tương trợ, ḥa b́nh hữu nghị, hợp tác b́nh đẳng. Vậy mà, năm 1979, để giành giật ngôi vị bá quyền, Trung Quốc đă đem quân tàn phá 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. Năm 1988, khi Liên Xô c̣n đang bối rối v́ cuộc Khởi Nghĩa Đông Âu, Trung Quốc thừa cơ kéo quân xâm chiếm một số đá băi Trường Sa tại miền duyên hải Trung và Nam Việt.

Tại Hoàng Sa cũng vậy. Tháng 1, 1974, khi Hoa Kỳ rút khỏi chiến trường Việt Nam, Trung Quốc đem quân xâm chiếm các đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Nguyệt Thiềm phía Tây Nam do Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa chiếm đóng. Trong trận hải chiến Hoàng Sa, một số chiến sĩ hải quân đă hy sinh v́ Tổ Quốc. Thiếu Tá Ngụy Văn Thà đă từ chối di tản, để tuẫn tiết với chiến hạm theo truyền thống của hải quân.

Ngày 8-1-2005 tại Vịnh Bắc Việt lính tuần dương Trung Quốc dùng đại liên hạ sát 9 người, gây thương tích 7 người và bắt giữ 8 người. Các nạn nhân là những ngư dân Thanh Hóa đi đánh bắt tôm cá tại Biển Đông là môi trường sinh sống đời đời. Việc bắn giết này không xảy ra một sớm một chiều mà theo tiến tŕnh từ nhiều thập niên.

TIẾN TR̀NH LỊCH SỬ.

Năm 1946, sau Thế Chiến II, quân đội Nhật Bản rút lui, quân lực Trung Hoa đến giải giới và chiếm giữ các đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Tuyên Đức phía Đông Bắc.

Năm 1947 Trung Quốc đặt tên Biển Đông là Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam và đưa ra thuyết BIỂN LỊCH SỬ hay LƯỠI RỒNG TRUNG QUỐC để đ̣i chủ quyền toàn vùng Nam Hải. Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Việt Nam, cách Quảng Ngăi 40 hải lư, cách đảo Natuna Nam Dương 30 hải lư, và cách Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lư. Nó chiếm trọn 3 túi dầu khí Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Natuna của Nam Dương và Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân.

Năm l951, tại Hội Nghị Ḥa B́nh Cựu Kim Sơn, 51 quốc gia đồng minh kư Hiệp Ước Ḥa B́nh Nhật Bản, theo đó Nhật Bản từ bỏ chủ quyền về Hoàng Sa Trường Sa, nhưng không nói để trả cho nước nào. Đại biểu Liên Xô đề nghị Hội Nghị biểu quyết trả cho Trung Hoa. Nhưng Hội Nghị đă bác bỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống. Sau đó phái đoàn Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền lănh hải của Việt Nam tại Ḥang Sa Trường Sa, và không gặp sự phản kháng nào.

Ngày 4-9-l958 Chính Phủ Trung Hoa ra tuyên cáo mở rộng biển lănh thổ (territorial sea) từ 3 hải lư thành 12 hải lư để áp dụng cho tất cả các lănh thổ và hải đảo của Trung Hoa kể cả Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Trong văn thư ngày 14-9-1958 gởi Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng cam kết tôn trọng tuyên cáo này.

Từ đầu thập niên 1970, trong khi hai bên khởi sự thương nghị về vấn đề lănh thổ và lănh hải tại Vịnh Bắc Việt, Trung Quốc tự động vẽ Vùng Biển Cấm (đánh cá) "Hands-Off Area". Vùng biển cấm diện tích 7200 hải lư vuông, chiều dài 120 hải lư từ vĩ tuyến 20 Bắc đến vĩ tuyến 18 Bắc (Ninh B́nh, Hà Tĩnh), chiều rộng 60 hải lư, từ kinh tuyến 107 Đông (phía Việt Nam) đến kinh tuyến 108 Đông (phía Hải Nam).

Ngày nay với Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá, Vùng Biển Cấm này có tên mới là Vùng Đánh Cá Chung, chiều rộng 61 hải lư, chạy từ vĩ tuyến 20 Bắc (Ninh B́nh) đến vĩ tuyến 17 Bắc (Quảng Trị). Từ thập niên 1970 Trung Cộng vẫn coi vùng cấm này thuộc chủ quyền lănh hải của họ. Khác với tại miền biên giới, việc phân ranh hải phận Vịnh Bắc Việt được qui định theo 21 điểm tiêu chuẩn, nhưng không có ranh mốc cụ thể như tại đất liền. V́ nước biển mênh mông không để lại dấu vết, Trung Quốc có thể tố cáo và bắt giữ bất cứ ai về tội xâm nhập bất hợp pháp hải phận của họ.

TRẦN THUẬT NỘI VỤ

Cuối tháng 12, 2004 các phái bộ Trung Việt tổ chức liên hoan ngày kỷ niệm 4 năm kư kết Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Ước Hợp tác Nghề Cá (25 -12- 2000). Hai ngày sau, ngày 27-12-2004, nhà cầm quyền Bắc Kinh loan báo đă bắt giữ 80 ngư phủ Việt Nam v́ đă xâm nhập đánh cá bất hợp pháp tại hải phận Trung Quốc. Các ngư phủ phản đối, nói họ vẫn truyền nối hành nghề đánh cá tại vùng biển này từ đời ông, đời cha. Nhưng lính tuần dương Trung Cộng trả lời đă có hiệp định mới phân ranh hải phận, và vùng biển này chính thức thuộc về Trung Quốc. Các ngư phủ không chịu, đ̣i báo cáo lên đội biên pḥng Việt Nam. Lính hải quân Trung Quốc cười ngạo nghễ, ném thuốc nổ gần tàu rồi lái tầu tuần dương tông vô các tàu đánh cá khiến 23 ngư dân Việt Nam tại Đà Nẵng và Quảng Ngăi bị chết ch́m, 6 người bị thương và 10 chiếc tàu đánh cá bị hư hỏng. Một số ngư dân khác tại B́nh Định và Khánh Ḥa cũng bị xua đuổi không được đến đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa.

Hai tuần sau, ngày 8-01-2005, tại Vịnh Bắc Bộ, 2 tàu tuần dương Trung Quốc bao vây và bắn xối xả vào các tàu đánh cá Việt Nam làm 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 người bị thương và 8 người khác bị bắt đem đi. Khi nội vụ phát giác, nhà cầm quyền  Hà Nội  c̣n muốn đổ tội cho "bọn hải tặc" (Việt Nam). Trong khi đó, một vài tờ báoViệt Nam lại loan tin các ngư phủ Việt Nam bị "tàu nước ngoài" bao vây và dùng súng bắn xối xả. Tuy nhiên các hăng thông tấn ngoại quốc như AFP, Reuters xác định rằng đó là những tàu tuần dương Trung Quốc. Vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội chỉ dám phản kháng lấy lệ, chỉ lên án những hành động tự phát của các binh sĩ Trung Quốc và yêu cầu trừng phạt những cá nhân phạm pháp. Thực ra đây không phải là những hành vi tự phát lẻ loi của một số binh sĩ vô trách nhiệm mà là cả một chính sách khủng bố của Trung Quốc để ngăn cấm ngư dân Việt Nam không được đến đánh cá tại vùng biển sâu dành cho Trung Quốc độc quyền đánh cá, thăm ḍ và khai thác dầu khí. Hồi tháng 11 năm 2004, Trung Cộng c̣n ngang nhiên đưa một giàn khoan dầu khí từ Thượng Hải vào thềm lục địa Việt Nam chỉ cách bờ biển 63 cây số. Đây là những bằng chứng cho biết Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ chính sách thôn tính Biển Đông bằng vơ lực. Các Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá đă tạo cơ hội cho họ thực hiện mục tiêu của thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.

TỪ XÂM LẤN ĐẾN TÀN SÁT.

Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) quy định các quốc gia duyên hải được hưởng 200 hải lư vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá đồng thời là thềm lục địa để khai thác dầu khí. Chiếu Điều 77 Công Ước thềm lục địa 200 hải lư để khai thác dầu khí thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải, bất cứ sự chiếm cứ nào của ngoại bang cũng vô hiệu, nhất là chiếm cứ vơ trang. V́ Hoàng Sa tọa lạc cách lục địa Trung Hoa 300 hải lư, và Trường Sa cách bờ biển Hoa Lục 700 hải lư, nên không thuộc chủ quyền lănh hải của Trung Quốc. Trong khi đó Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngăi lối 160 hải lư, và Trường Sa chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lư, nên chiếu Công Ước về Luật Biển, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lănh hải của Việt Nam.

V́ biển Vịnh Bắc Việt không rộng tới 400 hải lư nên có sự chồng lấn hay trùng điệp giữa hải phận của Việt Nam và hải phận củaTrung Quốc. Đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu (Luichow Peninsula) nằm đối diện và án ngữ bờ biển Bắc Việt. Do đó hải phận VN bị thu hẹp c̣n 60 hải lư tại Quảng Trị và 85 hải lư tại Ninh B́nh theo đường trung tuyến. Trong khi đó, ngoài 85 hải lư về phía Tây, Hải Nam c̣n được thêm 200 hải lư để đánh cá và khai thác dầu khí về phía Đông thông qua Thái B́nh Dương. Đây là sự bất công quá đáng!

Theo Ṭa Án Trọng Tài Quốc Tế, sự phân chia hải phận phải căn cứ vào những yếu tố địa lư như dân số, chiều dài bờ biển và số các hải đảo. Ngày nay dân số Bắc Việt đông gấp 6 lần dân số đảo Hải Nam, bờ biển Bắc Việt dài gấp 3 lần bờ đảo Hải Nam phía đối diện Việt Nam, và vùng biển Việt Nam có tới 2000 ḥn đảo trong khi Trung Quốc chỉ có 5, 6 ḥn. Như vậy Việt Nam phải được ít nhất 2/3 hải phận Vịnh Bắc Việt. Hiệp Ước Bắc Kinh (1887) kư kết giữa Việt Nam và Trung Hoa đă dành cho VN 63% và 37% cho Trung Quốc.

Đầu thập niên 1970 với tư cách là người thầy đă cưu mang Bắc Việt nhiệt t́nh trong chiến tranh thôn tính miền Nam, Trung Quốc đă tự tiện quy định Vùng Biển Cấm, cấm địa hay cấm hải. Trong thời gian thương thảo, Trung Quốc "kiên tŕ đề nghị thành lập vùng đánh cá chung" đồng thời với việc phân định Vịnh Bắc Bộ.

Ngày nay mọi người mới nh́n thấy ư đồ của Trung Quốc: Vùng đánh cá chung quy định trong Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá chỉ là sự biến h́nh của vùng biển cấm, cấm địa hay cấm hải do Trung Quốc tự tiện ấn định từ thập niên 1970. Măi tới tháng 8, 2002 chính phủ Việt Nam mới lên
tiếng phản đối việc Trung Quốc ấn định Vùng Biển Cấm đánh cá tại Vùng Đánh Cá Chung.

Từ sau ngày 30-6-2004 khi Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá có hiệu lực thi hành, Trung Cộng tự ban cho họ độc quyền thao túng tại Vùng Biển Cấm trong Vịnh BắcViệt cũng như tại miền duyên hải Trung Việt.

Theo ghi nhận của đội biên pḥng Việt Nam th́ nội trong năm 2004, riêng tại vùng biển Đà Nẵng, các tàu thuyền Trung Quốc đă xâm nhập hải phận Việt Nam 1017 lần. Vậy mà không thấy phản ứng ǵ về phía Việt Nam.

Thừa thắng xông lên, từ tháng 10 đến tháng 12/2004, Trung Cộng đă bắt giữ 80 ngư dân Việt Nam tại miền duyên hải Trung Việt và lái các tàu tuần dương có trang bị đại liên tông vô các tàu đánh cá VN khiến cho 23 ngư dân Đà Nẵng và Quảng Ngăi bị chết ch́m, 6 người bị thương, 10 tàu đánh cá bị hư hại và hơn 13.000m lưới cá bị tịch thâu. Trong vụ này nhà cầm quyền Trung Cộng đă cáo buộc các ngư dân VN về tội xâm nhập hải phận Trung Quốc bất hợp pháp.

Ngày 8-1-2005, tàu tuần dương Trung Cộng đă dùng đại liên bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa, gây thương tích 7 người và bắt giữ 8 người khác tại một địa điểm thuộc Vùng Biển Cấm nói trên tại Vịnh Bắc Việt. Đây là những hành động cố sát có dự mưu của Trung Cộng trong đó Việt Cộng là kẻ đồng lơa bằng cách giúp phương tiện.

QUAN ĐIỂM PHÁP LƯ.

Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá do các nhân viên hành pháp lén lút kư kết, âm thầm phê duyệt và đột ngột ban hành. Hành vi này vi phạm Điều 84 Hiến Pháp theo đó chỉ có Quốc Hội mới có quyền phê chuẩn các hiệp định quốc tế.

Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá thiết lập một vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của 2 nước, chạy từ phía Nam vĩ tuyến 20 Bắc (Ninh B́nh) xuống đường đóng cửa Vịnh tại vĩ tuyến 17 Bắc (Quảng Trị). Vùng đánh cá chung có chiều rộng 61 hải lư (30. 5 hải lư về mỗi phía gần đường phân định hải phận mà họ gọi là đường trung tuyến). Đây là chỗ biển sâu có nhiều cá lớn và nhiều tiềm năng khai thác dầu khí. Ranh giới vùng đánh cá chung từ Ninh B́nh xuống Quảng Trị chạy song song với bờ biển Việt Nam theo đường cánh cung. (Trong khi đó vùng biển cấm lại có h́nh chữ nhật)

Theo Điều 3 Hiệp Định, Điểm 1 Vùng Đánh Cá Chung (tại Quảng Trị) có vĩ độ 17.23 Bắc, và kinh độ 107.34 Đông. Điểm 6 (tại Ninh B́nh) có vĩ độ 20 Bắc và kinh độ 108.42 Đông. Ở  quăng giữa là Điểm 4 có vĩ độ 19. 08 Bắc và kinh độ 107. 41 Đông.

Theo lời khai của nhân chứng chủ tàu Nguyễn Văn Hoàn, vụ bắn giết 9 ngư dân Việt Nam ngày 8-1-2005 xảy ra tại địa điểm có vĩ độ 19. 16 Bắc, và kinh độ 107. 06 Đông. Như vậy địa điểm phạm pháp tọa lạc về phía Tây Điểm 4 của đường ranh giới, nghĩa là ngoài vùng đánh cá chung, thuộc vùng nước của Việt Nam.

Theo Điều 9 Hiệp Định, vấn đề thanh tra, kiểm soát hay vi phạm của ngư dân trong vùng đánh cá chung thuộc thẩm quyền của Ủy Ban Liên Hợp Nghề Cá. Nếu sự vi phạm xảy ra trong vùng đánh cá chung nhưng c̣n nằm trong vùng nước của quốc gia nào (như vùng 30.5 hải lư về phía Tây của Việt Nam, hay 30.5 hải lư về phía Đông của Trung Quốc) th́ quốc gia ấy vẫn có thẩm quyền xử lư (Điều 9).

Như vậy có hai trường hợp được nêu ra:

1) V́ địa điểm phạm pháp nằm ngoài vùng đánh cá chung về phía Tây (Việt Nam) nên hiện vụ thuộc quyền xử lư và tài phán của Việt Nam.

2) Dầu cho rằng địa điểm phạm pháp nằm trong vùng đánh cá chung (61 hải lư) nhưng thuộc vùng nước của Việt Nam (30.5 hải lư về phía Tây đường trung tuyến) th́ Việt Nam vẫn có thẩm quyền xử lư và tài phán về h́nh sự, hành chánh và dân sự .

Trong hiện vụ, v́ các tàu Trung Cộng đă chạy lấn sang vùng nước của Việt Nam mà không có giấy phép của nhà cầm quyền Việt Nam, nên nhà cầm quyền Việt Nam có quyền bắt giữ các tàu cá và ngư dân vi phạm quy định (Điều 7). Sau đó nhà cầm quyềnViệt Nam phải thông báo cho nhà cầm quyền Trung Quốc về kết quả xử lư theo đường hướng của Ủy Ban Liên Hợp Nghề Cá. Sự chế tài duy nhất là bắt giữ các thuyền viên và tàu cá để điều tra và xử lư. Dầu sao trong mọi trường hợp không được gây thương tích hay tử thương cho các ngư dân hay gây hư hại cho tàu đánh cá của họ. Những người này cùng các tàu đánh cá của họ phải được phóng thích nhanh chóng sau khi có sự bảo lănh thích đáng hoặc những bảo đảm khác (Điều 9 khoản 2).

Trong vụ khủng bố ngày 8-1-2005, Trung Cộng đă bắn chết 9 ngư dân, gây thương tích cho 7 người, và bắt giữ tàu đánh cá của ông Nguyễn Phi Phường ở Thanh Hóa. Một tuần sau, ngày 15-1-2005, Trung Cộng lại tráo trở đổi giọng, bịa đặt rằng lực lượng tuần duyên Trung Quốc đă bắn chết vài kẻ cướp có vũ khí và bắt sống 8 kẻ khác v́ những người này định cướp tàu đánh cá của Trung Quốc. Độc đáo hơn nữa, các tàu đánh cá (tí hon) của Việt Nam đă nổ súng trước vào các tàu tuần dương (có trang bị súng đại liên) của Trung Cộng! Vừa đánh trống vùa ăn cướp, Trung Cộng muốn biến vụ cố sát của họ thành vụ toan cướp biển của hải tặc để đ̣i quyền tự vệ chính đáng. Theo qui định của Ủy Ban Liên Hợp, đối với các ngư dân hoạt động b́nh thường, không được dùng vơ khí để hăm dọa, bạo hành, đả thương hay cố sát. Các biện pháp xử lư chỉ có tính cách hành chánh như bắt giữ tàu cá và ngư dân vi phạm qui luật, nhưng phải trả tàu và trả tự do cho họ khi đă có sự bảo lănh thích đáng.

Ngày 15-1-2005 sau một tuần theo dơi truyền thông quốc tế, thấy đuối lư, Trung Cộng đă bịa đặt ra vụ cướp biển để trốn tránh trách nhiệm. Thật ra họ giết người vô tội vạ trong chính sách "sát nhất nhân, vạn nhân cụ" (giết một số ngư dân vô tội khiến hàng vạn người khác sợ không dám đi đánh cá tại miền duyên hải xa bờ)

CHÚNG TA PHẢI LÀM G̀?

Phải thành thật nh́n nhận rằng trong vụ thảm sát ngư dân tại Biển Đông, người Việt hải ngoại chúng ta cũng có một phần trách nhiệm tinh thần. Từ 4 năm nay chúng ta nói nhiều mà làm ít.

Trong bài "Hai Chiến Dịch Định Kỳ" phổ biến hồi tháng 6, 2002, để phát động Chiến Dịch Chống Chủ Nghĩa Bá Quyền Trung Quốc, chúng tôi tŕnh rằng:

"Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1998) lên án những vi phạm tập thể thô bạo và có hệ thống, bắt nguồn từ sự bảo hộ, lệ thuộc hay áp chế, phương hại đến chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lănh thổ. Sự lệ thuộc này đă tước đoạt của cả một dân tộc quyền được sử dụng các vùng lănh thổ và hải phận trong mục tiêu an ninh quốc pḥng, cũng như trong việc khai thác các tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên tại đất liền và biển cả. Lịch sử Việt Nam ngày nay muốn tái diễn cảnh thần phục Bắc Phương tưởng đă chấm dứt từ thiên niên kỷ thứ nhất. Đảng CS Việt Nam đă thú nhận rằng Trung Quốc là người thầy tin cẩn đă cưu mang họ nhiệt t́nh để họ có ngày hôm nay. Để bảo vệ quyền lợi và địa vị, họ đă thần phục Bắc Triều và đă táng tận lương tâm nhượng đất biên giới, bán nước Biển Đông và hiến dâng các hải sản cho Trung Quốc. Do những hành động này họ đă phạm tội phản quốc bằng cách cấu kết với Trung Cộng và giúp phương tiện cho Trung Cộng thôn tính Biển Đông, vi phạm chủ quyền quốc gia và vi phạm sự toàn vẹn lănh thổ của đất nước.

V́ đồng bào trong nước không c̣n quyền phản kháng, đồng bào hải ngoại chúng ta phải phát động Chiến Dịch Chống Chủ Nghĩa Bá Quyền Trung Quốc bằng những cuộc mít tinh biểu t́nh tuần hành qui mô, phối hợp và đồng loạt trước các ṭa đại sứ và tổng lănh sự Trung Quốc và Việt Nam khắp nơi trên thế giới.

Trọng tâm công tác của chúng ta là biểu dương lực lượng trong dịp Quốc Khánh Trung Quốc (tháng 10) hay trong dịp Tết Nguyên Đán (Chinese New Year). Để nuôi dưỡng và phát triển phong trào, Chiến Dịch Chống Chủ Nghĩa Bá Quyền sẽ được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần..."

Về Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá, hồi tháng 8-2004, trong bài "Phê duyệt không phê chuẩn", chúng tôi tŕnh rằng hiệp ước này đă được chính phủ lén lút kư kết, âm thầm phê duyệt và đột ngột ban hành mà không công bố hiệp ước với quốc dân.

Sở dĩ họ phải dấu diếm v́ họ cũng biết rằng hiệp ước này sẽ gây tai họa vô lường cho hàng triệu ngư dân miền duyên hải từ Thái B́nh, Nam Định, Ninh B́nh, Thanh Hóa đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Quảng Trị. Đại tội của Đảng Cộng Sản là không theo kinh tế thị trường để phát triển miền duyên hải. Trước Thế Chiến II, Việt Nam là một trong những nước giàu thịnh nhất Đông Nam Á, mệnh danh là bao lơn Thái B́nh Dương. Ngày nay với sự bán nước, dâng biển cho ngoại bang, số phận của các ngư dân miền duyên hải sẽ ngày càng đen tối.

Nếu Chiến Dịch Chống Chủ Nghĩa Bá Quyền được phát động qui mô từ 2002, chúng ta đă có thể làm chùn tay kẻ xâm lược. Chính sách cố hữu của Cộng Sản là mềm nắn rắn buông. Sự phản kháng quyết liệt, đồng loạt và định kỳ của đồng bào hải ngoại trong những năm 2002, 2003 và 2004 sẽ có tác dụng làm nhụt bớt sự hung hăn của Trung Cộng trong việc dùng vơ lực để thôn tính Biển Đông. Có điều chúng ta không ngờ là Trung Cộng lại có thể tàn ác và dă man như vậy! Trong khi đó Việt Cộng không biết thương dân, không bảo vệ dân, để mặc cho bọn bá quyền tàn sát lương dân vô tội. Đó là thái độ "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" của những kẻ bất nhân, bất lương và bất lực.

Ngày nay Biển Đông đă nhuốm máu hồng. Phe lănh đạo Cộng Sản Việt Nam đă hiện nguyên h́nh là những kẻ hèn yếu, nhu nhược cam tâm làm tay sai cho đế quốc Bắc Phương. Họ chỉ phản ứng lấy lệ để xoa dịu sự công phẫn của dân.

Cùng với đồng bào trong nước, đồng bào hải ngoại sẽ đồng loạt đứng lên đ̣i trừng phạt kẻ chánh phạm về tội cố sát có dự mưu và lên án kẻ đồng lơa bằng cách giúp phương tiện, cấu kết với ngoại bang để ngoại bang sát hại đồng bào vô tội.

Sau 60 năm kinh nghiệm Cộng Sản, chúng ta ư thức rằng chế độ này không thể sửa chữa được. Nó phải bị giải thể và thay thế bằng chế độ Dân Chủ Pháp Trị trong đó người dân được hưởng quyền sống, quyền tự do, quyền làm chủ quốc gia và làm chủ đất nước.

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Trong Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền
(Tháng l - 2005)

 

Trở lại trang chánh