Nghị Định 56 Bóp Chết Quyền Tự do Ngôn Luận.

Nguyễn An Quư.

Trưóc khi rời chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt cộng, ông Phan Văn Khải đă để lại một di sản mang tính đe doạ với chủ đích bóp chết quyền Tự do Ngôn luận, bóp chết đời sống tinh thần của toàn Dân Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 2006, ông ta đă kư ban hành Nghị định về Xử phạt vi phạm hành chánh trong các hoạt động văn hóa, thông tin. Đó là Nghị Định Số 56/2006/NĐ/CP, Nghị định này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006.

Ngày 16 tháng 6 năm 2006, ông Thủ tướng Phan Văn Khải đă không thèm trả lời các câu chất vấn của các Đại biểu Quốc hội bù nh́n, khi họ chất vấn ông ta. Ông Khải chỉ nói toàn chuyện vu vơ về thời gian dài ông đă nắm được nhiều quyền hành và cũng là thời gian ông đă sai phạm nhiều vấn đề và cuối cùng th́ “Xin Lỗi”. Việc”xin lỗi” của ông Khải làm cho nhiều người liên tưởng đến cuộc đấu tố, giết hại hằng trăm ngàn dân lành trong cuộc cải cách ruộng đất cách đây 50 năm của đảng cộng sản Việt Nam. Sau khi những nạn nhân bị chết một cách thảm khốc dưới bàn tay đấu tố của những tên sát nhân trong thời đại Hồ Chí Minh, th́ Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp cũng “Xin lỗi”. Khi ông Khải “Xin lỗi” th́ ông có nhớ rằng: ông đă kư một Văn bản để đe dọa người Dân bằng chuyện phạt tiền chỉ cách đó 10 ngày thôi không? Quốc dân nào mà chấp nhận lối “Xin lỗi” đó của ông ?

Tháng 8 năm 2005, Bộ ngoại giao Việt cộng có công bố quyển “Sách trắng” để khoe với thế giới rằng: tại Việt Nam vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí hoàn toàn được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ cũng như khuyến khích việc phát huy quyền này.

Điều 2 Sách Trắng ghi: Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đă nêu rơ: công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...”. Luật báo chí quy định: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Không một tổ chức, cá nhân được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Luật báo chí c̣n qui định: “công dân được thông tin và phát biểu ư kiến qua báo chí về t́nh h́nh đất nước và thế giới; quyền được tiếp xúc, cung cấp tin, bài, ảnh và tác phẩm cho báo chí và nhà báo mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào.... quyền phê b́nh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí...”

Đây là điều xác minh của Nhà nước Cộng Hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam về quyền Tự do ngôn luận tại Việt Nam, được ghi một cách trọn vẹn trong cuốn sách gọi là “Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người tại Việt Nam” . Cuốn sách được ông Lê Văn Bằng Thứ trưởng Ngoại giao công bố với báo chí vào chiều ngày 18-8-2005.

Nhắc lại điều 2 trong “Sách trắng”, để tố cáo với Quốc dân đồng bào rằng: ông Thủ tướng Phan Văn Khải đă Vi phạm điều 69 của Hiến pháp 1992 khi ban hành Nghị định 56. Ông ta lại dám phủ nhận những ǵ mà Bộ ngoại giao đă công bố với thế giới, v́ Nghị định ra đời và có hiệu lực, th́ cướp mất quyền thông tin ngôn luận của người dân mà “Sách trắng” đă hô hào với thế giới. Hơn thế nữa, việc nhắc lại điều này, cũng để tố cáo trước dư luận Quốc tế rằng: Nghị Định 56 đă vi phạm điều 19 được ghi trong Công Ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị. Đồng thời cũng tố cáo trước dư luận Quốc tế về những ǵ mà Bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam công bố trong “Sách trắng”, hay Nhà nước cộng sản Việt Nam thường tuyên bố với thế giới về mọi thứ tự do tại Việt Nam đều là dối trá, bịp bợm cả, chẳng có chi thật đâu.

Xin đưa ra vài nét đại cương của Nghị Định để biết lối gian manh của ông Khải hay bạo quyền Việt cộng cũng thế. Đây là kế sách, cố t́m cách tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, bóp chết đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Nghị định gồm có 5 Chương và 77 Điều. Đặc biệt Chương II có 10 Mục

Đọc ngay trong Chương I: Những Qui định chung, th́ sẽ thấy ngay việc bóp chết quyền tự do ngôn luận, cũng như bóp chết đời sống tinh thần của con người.

Điều 1. 2 . “Vi phạm hành chánh trong các lĩnh vực văn hoá- thông tin quy định trong Nghị định này bao gồm: Những hành vi vi phạm quy tắc quản lư của nhà nước trong các hoạt động thông tin báo chí; hoạt động xuất bản; điện ảnh; các loại h́nh nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; mỹ thuật; triển lảm văn hoá, nghệ thuật; nhiếp ảnh; quyền tác giả tác phẩm văn học; nghệ thuật và quyền liên quan... công bố; phổ biến tác phẩm ra nước ngoài”.

Qua đoạn 2 của Điều 1 vừa nêu trên, ai cũng thấy rằng: tại Việt Nam mọi người Dân đều có quyền “Tự do ngôn luận theo định hướng xă hội chủ nghĩa”. Đó là thứ tự do được Nhà nước Việt cộng quản lư một cách chặt chẻ. Thứ tự do này được qui định rơ ràng từ các hoạt động thông tin, báo chí, văn học nghệ thuật và cả quyền tác giả tác phẩm cũng phải được nhà nước quản lư. Tác giả và tác phẩm mà phải được nhà nước quản lư có nghĩa là nhà nước muốn nhào nặn, cũng như muốn biến khối óc con người trở thành công cụ phục vụ đảng. Ai viết để ca tụng bác đảng th́ mới khỏi bị vi phạm, tức tác giả đó đă theo đúng nguyên tắc quản lư của nhà nước, không vi phạm Nghị định 56. Mọi tác giả đều phải trở thành bồi bút của đảng. Phải chăng đây là cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa mà đảng cộng sản Việt Nam chủ trương bắt người Dân phải “ “Nghe theo đảng, nói theo đài” ?

Chương II, từ Điều 6 đến Điều 63, người viết gọi là Chương mà Nhà nước dùng quyền để áp đặt đời sống tinh thần của người Dân vào quỷ đạo bóc lột của đảng bằng những vụ phạt tiền. Thật vậy, gần như toàn bộ chương này đều đề cập đến những ǵ thuộc mọi động tĩnh của người Dân có liên quan đến Quyền Tự do ngôn luận, liên quan đến các hoạt động thuộc đời sống tinh thần, trí tuệ của con người đều bị phạt tiền, mức phạt lên đến 30 triệu đồng, nếu những động tĩnh đó đi ngoài luồng của nhà nước quản lư. Nghị định dựa vào sức mạnh bạo lực, để nói lên những luận lư mơ hồ, với mục đích qui tội và phạt tiền người dân như : thông tin mang nội dung độc hại- xuyên tạc sự thật lịch sử- phủ nhận thành tựu cách mạng- vĩ nhân- anh hùng dân tộc- xúc phạm uy tín cơ quan- truyền bá tư tưởng phản động... và bắt người dân phải luôn chịu dưới trướng độc tài của đảng tức “Xin Cho” bằng những giấy phép. Sự mơ hồ này được nằm trong các Điều 7.3 ab-Điều 7.4- Điều 10.5a- Điều 15.4- Điều 17.1a, 17.2, 17.3, 17.4, 19.3a 21.3bcd... của Nghị định.

Tóm lại Nghị Định 56 là một trong những kế sách của Bắc bộ phủ, họ dùng sức mạnh để đàn áp người dân, họ làm cho người dân sợ hăi mà cúi đầu cam chịu cuộc đời an phận, để chúng kéo dài thời gian đè đầu cởi cổ nhân dân Việt Nam. Nghị Định này nhắm triệt tiêu phong trào Dân chủ trong Nước đang nở rộ.Tờ báo Tự do Ngôn luận ra đời tại Việt Nam đến nay được 5 số rồi. Hiện nay trong Nước đă được nhiều người thuộc nhiều giới tiếp tay phổ biến, nên tờ báo đă được chuyển đi khắp mọi miền đất nước. Khi người Dân đón nhận tờ báo có một nội dung mang lư tưởng tự do dân chủ. Đó là lư tưởng mà mọi người dân đều mơ ước. Chắc chắn người Dân đă có niềm tin và không c̣n sợ hăi nữa. Bởi vậy, nhiều công dân khắp mọi miền đất Nước, đă can đảm liên kết với Khối 8406 ngày càng lên cao. Trước sự đoàn kết của quần chúng ngày càng lớn mạnh, đảng cộng sản lo sợ, bọn chúng sẽ t́m mánh khóe để triệt hạ. Nghị Đinh mà ông Khải kư trước khi bay chức Thủ tướng, mang một nội dung man rợ trong thời đại hôm nay. Thời đại mà tin tức khắp mọi nơi trên thế giới được chuyển tải qua Siêu Xa lộ Thông tin một cách rộng răi và nhanh chóng. Thời đại hôm nay không c̣n là “Bức Màn Sắt “ như trước đây, để chế độ cộng sản bưng bít sự thật được nữa.

Ngày 21 tháng 6 năm 2006, Khối 8406 tức là khối công dân Việt Nam tranh đấu cho Tự do Dân chủ Việt Nam, gồm 1,715 nhà tranh đấu khắp mọi miền đât Nước đă thấy được âm mưu đen tối của tập đoàn cộng sản Việt Nam trong Nghị Định 56 , nên đă ra Kháng Thư phản đối Nghị Định này. Tôi tin chắc, người Việt hải ngoại cũng như cộng đồng Quốc tế , đă thấy được Sự thật đau thương mà Dân tộc Việt Nam đang gánh chịu dưới chế độ cộng sản Việt Nam.

Xin thế giới : hăy giúp Việt Nam với mục đích cứu Dân tộc Việt Nam, chứ không phải giúp để nuôi dưỡng chế độ độc tài cộng sản Việt Nam.

Nguyễn An Quư

 

Trở lại trang chánh