Thượng tọa Thích Quảng Độ được giải Rafto

Bản tin được đánh đi từ Thông tấn xă Nauy NTB và nhiều báo chí Nauy loan tải: Giải Rafto để tưởng niệm Giáo sư Thoralf Rafto được phát hàng năm kể từ năm 1987 được trao cho Tăng sĩ Thích Quảng Độ năm nay.

Giải Rafto được thế giới chú ư và là một vinh dự đối với những người được trao giải. Môt số không ít trong số những người được giải Rafto cũng được trao giải Ḥa b́nh Nobel sau đó, như trường hợp bà Aung San Suu Kyi (Nhà đối lập người Miến Điện), José Rasmos-Horta (Đông Timor/ Nam Dương), Kim Dae-jung (Tổng thống Nam Hàn) và Shirin Ebadi (nữ luật sư người Iran).

Ḥa Thượng Thích Quảng Độ là ngựi đấu tranh cho nhân quyền và tự do tín ngưỡng tại Việt Nam, đang là một ứng viên của giải Nobel năm nay. Ngoài ra Hoà Thượng Thích Quảng Độ cũng đă nhiều lần được đề cử vào danh sách lănh giải Nobel.

Ḥa Thượng Thích Quảng Độ có tên tục là Đặng Phúc Tuệ, sinh năm 1928.

Bản thông cáo báo chí của Tổ chức Rafto nêu lư do Ḥa Thưọng Thích Quảng Độ là một trong những nhà đấu tranh lỗi lạc nhất không ngừng bảo vệ cho dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền. V́ sự dấn thân này mà Hoà Thượng phải trả một giá quá đắt. Tiêu phí mất 25 năm tù đày và hiện nay - vào năm 77 tuổi, Hoà Thượng Thích Quảng Độ vẫn c̣n bị quản chế.

Nguồn: RAFTO

http://www.rafto. no/Default. aspx?tabid= 431

Video: http://bstv. no/rafto/ raftol.wmv


Thông cáo báo chí

Giải Rafto năm 2006 trao cho Người Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam

Hội đồng chỉ đạo Qũy tài trợ Rafto quyết định tặng thưởng năm 2006 Giải Tưởng niệm Giáo sư Thorolf Rafto cho một trong những người Việt Nam lỗi lạc nhất đă không ngừng bảo vệ dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền: Ḥa Thượng Thích Quảng Độ. Đoạt giải này, v́ suốt ba mươi năm qua Ḥa Thượng dũng cảm và kiên tŕ chống đối ôn ḥa chế độ Cộng sản Việt Nam, và trở thành biểu tượng cho phong trào dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc.

Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, một sĩ phu lănh đạo và là thế lực kết hợp nơi quê hương Ngài. Là một Tăng sĩ Phật Giáo, học giả và nhà văn, Ḥa Thượng đem suốt đời ḿnh phục vụ tận tụy cho công lư thăng tiến cũng như tiếp nối truyền thống Phật giáo bất bạo động, khoan dung và từ bi. Thông qua các kiến nghị chính trị, Ḥa Thượng Thích Quảng Độ mời gọi Nhà cầm quyền tham gia cuộc đối thoại nhằm cải cách dân chủ, tính đa nguyên, tự do tôn giáo, nhân quyền và ḥa giải dân tộc. Đây là điều đă tạo nên sức mạnh và phương hướng cho phong trào dân chủ. V́ sự dấn thân này mà Ḥa Thượng phải trả một giá quá đắt. Tiêu phí mất 25 năm tù đày và hiện nay - vào năm 77 tuổi, Hoà Thượng Thích Quảng Độ vẫn c̣n bị quản chế. Nhưng cũng từ nơi quản chế ấy, Ḥa Thượng tiếp tục cuộc đấu tranh. Là Viện trưởng Viện Hóa Đạo của một Giáo hội bị cấm đoán là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ḥa Thượng Thích Quảng Độ được quần chúng Phật tử Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ. Ḥa Thượng cũng được sự hậu thuẫn rộng răi của những cộng đồng tôn giáo khác và những cựu đảng viên Cộng sản. Ḥa Thượng đóng vai tṛ chủ đạo trong công cuộc ḥa hợp những nhà ly khai từ miền Bắc đến miền Nam Việt Nam.

Qua tặng thưởng hôm nay, Quỹ Rafto mong ước nói lên sự hỗ trợ tất cả những người Việt Nam đang đấu tranh để chuyển hóa ôn hoà sang nền dân chủ. Kể từ tháng tư vừa qua, trên 2000 công dân đă kư tên vào những bản kiến nghị "Kêu gọi cho quyền Tự do lập đảng" và "Tuyên ngôn cho Tự do Dân chủ Việt Nam". Các bản kiến nghị này đ̣i hỏi tôn trọng các quyền tự do cơ bản, đa nguyên chính trị, tự do tôn giáo và tự do lập hội. Đây là lần đầu tiên trong những năm qua có nhiều người kư tên vào các kiến nghị công khai. Những kiến nghị được kư tên trên b́nh diện rộng răi, đến từ các Linh mục Công giáo, các Tăng sĩ Phật giáo, cựu tù nhân chính trị, cựu viên chức Cộng sản, cựu đảng viên, giáo sư đại học, giáo viên, y tá, kỹ sư, nhà văn, nhà kinh doanh và nhiều thường dân khác. Ở Việt Nam, riêng sự kiện kư tên vào các tài liệu như thế là đă chuốc vào thân sự sách nhiễu, bị bắt bớ và nhiều khi bị cầm tù.

Việt Nam phấn đấu không ngừng để đạt địa vị chính thống trên trường quốc tế và đệ đơn xin làm thành viên Tổ chức Thương Mại Thế giới. Kinh tế được tự do mở rộng, nhưng đất nước vẫn sống dưới chế độ độc đoán. Nhà nước độc đảng không chấp nhận bất đồng chính kiến hay sự phê phán thông qua cơ quan truyền thông, đảng phái chính trị, tổ chức tôn giáo hoặc các công đoàn, mặc dù Việt Nam đă tham gia kư kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Hàng trăm tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo vẫn c̣n bị cấm cố. Điều kiện giam giữ tù nhân vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế và nhiều bằng chứng cho thấy sự tra tấn và hành hạ người tù. Tù nhân sống cách ly trong những ca sô chật chội, tối tăm, dơ bẩn. Nhiều phúc tŕnh cho biết tù nhân bị đánh, đá và quất bằng dùi cui điện. Bắt bớ không giấy phép là chuyện thường t́nh, và chế độ chính trị tạo áp lực lên hệ thống pháp lư. Các bị cáo thường không được luật sư độc lập bảo vệ. Các phiên ṭa xử kín, không cho quần chúng và báo chí tham dự, nhiều khi ngăn cấm cả cá nhân bị cáo.

Gần đây, tân Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, lên tiếng hứa hẹn gia tăng không gian cải cách, nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền và cam kết dân chủ. Ngay lúc này đây, lời hức ấy cần thể hiện qua hành động. Quỹ Rafto kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt mọi sự tấn công vào giới bất đồng chính kiến và mở ngay cuộc đối thoại cải cách với các nhà dân chủ chống đối, để cùng tham gia hợp tác và tôn trọng nhân quyền, tự do tín gnưỡng và tự do chính tại Việt Nam.

Giải Rafto năm 2006 trao tặng thưởng tại Hí viện Quốc gia ở thành phố Bergen ngày thứ bẩy 04.11.2006 vào lúc 13 giờ.

Nguyễn Minh Tuấn
Tổng hợp tin tức

 

Trở lại trang chánh