Chuyến trở về VN của chủ tŕ giáo phái làng Hồng Thích Nhất Hạnh

Lâm Phong

Trang nhà điện tử của giáo phái Phật giáo Làng Hồng do hoà thượng Thích Nhất Hạnh làm chủ đă loan tin rằng hoà thượng Nhất Hạnh sẽ về thăm Việt nam trong 5 tháng. Hoà thượng Nhất Hạnh sẽ đi cùng một phái đoàn khoảng 100 tăng ni và 90 nam nữ cư sĩ. Theo lá thư kư ngày 6 tháng 12 năm 2004 của Ni sư Chân Không th́ phái đoàn làng Hồng tới Hà nội vào ngày 12 tháng 1 năm 2005 và sẽ rời Sàig̣n vào ngày 11 tháng 4/2005.

Thích Nhất Hạnh xuất thân là một tu sĩ trẻ thuộc giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất được gửi đi du học Nhật bản thời thập niên 60. Lúc về nước ông nổi tiếng v́ bài viết Hoa Hồng cài áo bày tỏ sự biết ơn mẹ, dưạ theo một tục lệ ông thấy ở bên Nhật với hoa cẩm chướng. Ông có khả năng viết nhiều và diễn giảng Phật pháp một cách thích hợp với một số thành phần thuộc giới tiểu tư sản và có học. Nhiều sách của ông đă được in bằng ngoại ngữ. Phương cách tiến hành các nghi lễ cúng kiếng và cách áp dụng Phật pháp cũng được ông cải sửa để thích ứng với những người này. Sau 1975, ông sống trong một căn nhà nhỏ ở Paris và có một người nữ phụ tá thân cận nhưng không bao lâu sau th́ ông đă mở ra được "Làng Mai" là nơi ông dậy thiền cho các đệ tử cả Việt nam lẫn ngoại quốc. Làng Mai là tiền thân của Làng Hồng bây giờ. Có thể nói rằng Làng Hồng là môt giáo phái Thiền khác với những môn phái Phật giáo Việt nam truyền thống. Tóm lại, thầy Nhất Hạnh là một người tháo vát.

Một điều đặc biệt khác là hoà thượng Nhất Hạnh hay nói về các vấn đề chính trị. Thời chiến tranh Việt nam, ông được coi là người phản chiến và "chống Mỹ cứu nước". Sau vụ khủng bố 9 tháng 11 ở New York ông đă sang Mỹ thuyết giảng, đă kêu gọi khoan dung tha thứ và không quên nhắc lại cuộc chiến Việt nam với những sự kiện bóp méo và bịa đặt. Cuộc thuyết giảng này đă tạo nhiều phê b́nh chỉ trích nơi người Mỹ cũng như người Việt. Chuyến đi Việt nam của hoà thượng Nhất Hạnh có thể nói là một chuyến đi chính trị nhiều hơn là tôn giáo.

Thực vậy, vấn đề tự do tôn giáo nói riêng và nhân quyền nói chung ở Việt nam là một vấn đề tạo nhiều chú ư trong dư luận thế giới, v́ những biện pháp khó dễ các tăng sĩ tu sĩ không nghe theo những quyết định chính trị của nhà nước. Thí dụ như các hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và nhiều vị khác thuộc giáo hội Phật giáo VNTN. Hay như linh mục Nguyễn Văn Lư, mục sư Nguyễn Hồng Quang vân vân.... Chính sách lấy chính trị trùm lên tôn giáo này đă khiến bộ ngoại giao Mỹ mới đây xếp loại Việt nam là một trong số vài nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn giáo. Sự phân loại này sẽ kéo theo những hậu quả bang giao và trao đổi thương mại trong ṿng 3 tháng, nếu không có những cải thiện.

Hà nội đă phản ứng liên tiếp, qua những tuyên bố b́nh luận chính thức cũng như qua những phát biểu phản đối của các tu sĩ mà cộng đồng hải ngoại gọi là các tu sĩ quốc doanh. Trong bối cảnh này, chuyến đi của thầy Nhất Hạnh sẽ được nhà nước Việt nam khai thác như bằng chứng của chính sách tôn giáo tự do của đảng CSVN mà các tu sĩ chức quyền trong nước ca tụng. Kỹ thuật này không khác ǵ chuyện nhà nước loan tin rộng răi hai chuyến về nước của ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên phó tổng thống Việt nam cộng hoà để chứng minh rằng nhà nước Việt nam cởi mở chính trị. Trong khi bản chất của vụ này chỉ là thái độ của viên cựu tướng ham chơi ở tuổi 75 tuổi muốn kiếm tiền tiêu mà xử dụng cái quá khứ vàng son của ḿnh để chuyển sang nghề môi giới thương mại nhằm kiếm hoa hồng.

Về mặt chính trị, chuyến đi của thầy Nhất Hạnh sẽ giúp cho nhà nước CSVN thêm sức mà tiếp tục cô lập các tăng sĩ cố giữ cho tôn giáo không bị chính trị khai thác như Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ. Trong khi đó th́ ông Nhất Hạnh sẽ thuyết giảng cho những người đến nghe ông phương cách tập thiền để quên đời, t́m sự giải thoát riêng cho cá nhân trong cái bối cảnh đầy tang thương sầu muộn của đất nước. Chỉ cần kêu gọi quên mọi sự để t́m yên cho ḿnh th́ nhà nước đă vui lắm, v́ đúng chiến lược nhà nước đang tiến hành... Cho nên không lấy ǵ làm lạ khi nhà nước cho in sách của ông Nhất Hạnh, viết ra để chủ yếu dùng cho những người no đủ nhưng không hài ḷng với đời sống vội vă chụp giựt Tây phương. Những thuyết giảng này có làm cho người Việt nam mà đa số là sống đời cơ cực nhắm mắt t́m quên để tiếp tục cuộc sống lầm than hay không th́ phải chờ thời gian trả lời.

 

Trở lại trang chánh