Nghị Quyết 36 và Các Công Tác của VC tại Hải Ngoại

Phỏng vấn GS.. Nguyễn Văn Canh về các công tác của Chính Trị Bộ chống lại người tị nạn CS tại Hải Ngoại do GS.. Trần Công Thiện và LS.. Đỗ Doăn Quế thực hiện. Cuộc phỏng vấn được phát thanh trên chương tŕnh Văn Hoá Giáo Dục hằng tuần lần thứ 270 trên làn sóng AM1120 tại San Jose, California-USA của Hội Văn Hoá Việt, San Jose ngày 2 tháng 1, 2005.

GS. Thiện: Trong nhiều tháng qua, người tị nạn nói nhiều về Nghị Quyết 36 (NQ). Giáo sư có thể nào cho biết mục đích chính của NQ đó ?

GS. Canh: Mục đích chính của Nghị Quyết (NQ) là vận động người tị nạn đóng góp vào việc xây dựng quê hương, bằng cách mang tiền của, chất xám về xây dựng quê hương. Tôi nhấn mạnh rằng xây dựng quê hương ở đây là công tác xây dựng Việt Nam theo định hướng xă hội chủ nghĩa do đích thân Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản VN (BCT) lănh đạo công tác này qua NQ 36. Một mục đích khác mà Việt Cộng (VC) không nói ra là “tê liệt hoá” các hoạt động của người tị nạn chống lại các mưu đồ phản dân chủ của Đảng CS, nghĩa là duy tŕ chế độ độc tài, tiếp tục vi phạm nhân quyền, tự do và dân chủ.

LS. Quế: Thưa Giáo sư. Nh́n vào NQ, bố cục của nó rất bài bản như một thông lệ. Nào là Phân tích t́nh h́nh, nào là Phương hướng hành động, nào là Nhiệm vụ chủ yếu. Nhưng đi vào chi tiết, th́ nội dung rất lộn xộn, sắp xếp công tác không theo một tŕnh tự hay đề mục hợp lư. Khi đọc lên, thấy rối mù. Nhiều khi người đọc, không t́m ra ngay những điểm chính. Cùng một vấn đề, lại được nói đến tại nhiều đoạn khác nhau, và nhất là nằm trong những mục không có liên hệ ǵ tới vấn đề ấy. Và kế họach công tác của VC đối với người tị nạn bao gồm quá nhiều lănh vực. Vậy công tác của VC là ǵ để đạt mục tiêu mà chúng mong muốn?

GS. Canh: Tôi đồng ư với nhận xét đó. NQ 36 hay tất cả các văn kiện khác như Nghị Quyết của các Đại Hội Toàn Đảng hay của các Ban Chấp Hành Trung Ương cũng như vậy, dài lê thê. Nó phản ảnh t́nh trạng trí tuệ của lănh đạo cộng sản, có vẻ như là rối loạn tinh thần; và họ được huấn luyện hay khác đi được nhồi nhét như vậy và họ sẽ nhả ra như vậy.

Tôi có thể sắp xếp các công tác thành nhiều mục khác nhau. Ở đây, tôi nêu ra một số mục quan trọng:
1. BCT chăm sóc đời sống người tị nạn.
2. Giúp người tị nạn đoàn kết để giúp đỡ lẫn nhau.
3. Thu góp tiền bạc và chất xám.
4. Biện pháp đối với công tác chống lại Đảng ở hải ngoại.
5. Tổ t́nh báo tại các cơ sở ngoại giao điều khiễn công tác.

1) VC CHĂM SÓC ĐỜI SỐNG NGƯỜI TỊ NẠN QUA NQ 36

GS. Thiện: Giáo sư cho biết VC nói ǵ về việc mà chúng tuyên bố sẽ “chăm sóc đời sống” người tị nạn mà trước kia chúng đă coi là “cặn bă của xă hội” và chúng đă ruồng bỏ.

GS. Canh: Trước hết là Bộ Chính Trị tỏ ra “chăm sóc đời sống” của người tị nạn ở ngoại quốc. “Chăm sóc” ở đây có nghĩa là Đảng tỏ ra ưu ái, lo lắng cho họ. Thí dụ như NQ nói “tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho họ ổn định cuộc sống.” Đảng vận động chính quyền các nước sở tại “tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào có điều kiện làm ăn sinh sống b́nh thường; đàm phán để kư các hiệp định lănh sự, hiệp định tư pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của người Việt, chống kỳ thị, giải quyết nhanh chóng vấn đề quốc tịch.”
Rồi, cũng nằm trong nhiệm vụ “săn sóc” này, BCT trong một mục khác đề ra các chương tŕnh “dạy hay hỗ trợ dạy tiếng Việt”; tổ chức và gửi “các đoàn nghệ thuật dân tộc đi biểu diễn” để cho người tị nạn mua vui, và “tạo diều kiện cho các nghệ sĩ hải ngoại về trong nước biểu diễn”, dĩ nhiên theo sự chỉ đạo của Đảng.

LS. Quế: Như vậy theo tinh thần NQ, BCT của CSVN lại đi ngược lại những ǵ chúng nói và chúng làm đối với người tị nạn?

GS. Canh: Có một số điều ta cần phải nói về vấn đề này: 1) BCT Đảng CS đă quên hay giả vờ quên những ǵ chúng đă làm từ sau 1975 đối với dân tộc Việt. Hành hạ, ngược đăi dân chúng đến nỗi dân chúng phải liều ḿnh vượt biển để t́m tự do, chưa kể đến cả âm mưu xuất cảng tị nạn, nghĩa là buôn bán tự do, thu tiền và vàng bạc và tước đoạt tài sản của họ; 2) BCT nói “tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho họ ổn định đời sống”, th́ không ai có thể hiểu được họ là người hay là ǵ, mà dám viết như vậy. Lư do là v́ sau 28 năm ở Hoa Kỳ hay ở các quốc gia khác, tị nạn nay trở thành giàu có, con cái của họ học giỏi và đă chiếm được địa vị cao trong các xă hội mới, và đâu cần ai hỗ trợ để họ ổn định.

Tự họ, họ đă lo lấy việc ấy cả hàng chục năm nay rồi. Nếu có chăng, chính quyền và nhân dân như ở Hoa Kỳ giúp họ bước đầu để họ có cơ hội cất cánh. Các vấn đề như kỳ thị, họ đă tự chuẩn bị để có một đội ngũ luật sư được huấn luyện ngay từ 1977 để tự lo cho ḿnh. Tôi đă có ba lớp tái huấn luyện các cựu luật gia Việt Nam tại vùng này: Một nhóm tại trường Luật Hastings College of the Law, San Francisco; một lớp tại Magna Carta Law School, South San Francisco, và một lớp khác tại Lincon Law Scchool, San Jose, với khoảng 50 người tham dự, dù không được chính phủ liên bang giúp đỡ. Chưa kể đến việc giới thiệu rất nhiều luật gia tị nạn đến nhiều trường khác nhau trên toàn quốc và liên kết với hệ thống chống kỳ thị của người bản xứ để lo công việc này. C̣n vấn đề như quốc tịch của họ, VC làm sao kư hiệp định để giúp cho tị nạn vào quốc tịch. Có ai đi kư hiệp định để cho công dân ḿnh vào quốc tịch của quốc gia khác? Và đối với người tị nạn tại Hoa Kỳ, nếu không có hiệp định th́ việc gia nhập quốc tịch Mỹ bị từ chối?

Tóm lại BCT Đảng CSVN khi viết ra những vấn đề này chứng tỏ một mặt họ là những kẻ vô luân, và mặt khác là nhưng kẻ bịp bợm, lừa đảo để lập công. Điều này, chứng tỏ tŕnh độ trí tuệ của họ là trí tuệ của bọn rừng rú.

2) ĐẢNG GIÚP NGƯỜI TỊ NẠN ĐOÀN KẾT ĐỂ GIÚP ĐỠ NHAU

GS. Thiện: NQ nói rằng đảng sẽ “đổi mới và đa dạng hoá các phương thức vận động, các h́nh thức tập họp với mục đíc đoàn kết người Việt ở nước ngoài giúp đỡ lẫn nhau”. Như vậy, Đảng CS đổi mới cách nào, đa dạng hoá cách nào?

GS. Canh: BCT tuyên bố để mà tuyên bố. Chúng làm như chúng lănh đạo được, hay chi phối được người tị nạn để đạt mục tiêu trên. Trên đất Mỹ, ở mỗi địa phương, nơi có nhiều người Việt sinh sống, người ta có cả năm bảy chục đoàn thể đă được lập ra, để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Việc này đă xày ra cả chục năm nay, khi người tị nạn đặt chân đến Hoa Kỳ. Và ngay từ lúc mà Đảng CS c̣n say mê chiến thắng, c̣n miệt thị tị nạn, người tị nạn đă có các tổ chức. Vừa mới đây một viên chức cao cấp của Đảng được cử đi du thuyết, “giải độc” tại Hoa Kỳ là Tôn Nữ thị Ninh không thấy đến Little Sàig̣n để làm công tác và cũng không dám đến Little Sàigon nữa. Y thị chỉ đến Thị xă gần Little Sàig̣n nhất là San Diego, cách Little Sàig̣n hơn 100 dặm. Cũng không thấy đến San Jose. Các toán VC lui tới Mỹ kể cả đến vận động đầu tư, buôn bán, đều ra vào các nơi hội họp bằng cổng hậu, phải trốn tránh, không dám tiếp xúc với người tị nạn, th́ làm sao có thể giúp người tị nạn đoàn kết được!

Tôi không nói tới thâm ư của Cộng Sản là cần thiết lập nhiều đoàn thể để từ đó khống chế tị nạn. Ở trong nước, ĐCS có thể làm được v́ các biện pháp vô sản chuyên chính được áp dụng, cưỡng bách công dân phải gia nhập một tổ chức mà Đảng lập ra, giúp mệnh lệnh của Đảng đi tới mọi đoàn viên để thi hành, kể cả để khống chế từng người.

Không dám tiếp xúc, không gặp gỡ các cộng đồng địa phương, không có quyền hành ǵ chi phối các hội đoàn, th́ làm sao đa dạng hoá?

Ước mơ thao túng người tị nạn bằng cách đoàn ngũ hóa như ở trong nước để kiểm soát họ, để vận động họ thực hiện mục tiêu của Đảng, để thu góp tiền bạc cho Đảng dù nhân danh xây dựng quê hương sẽ không bao giờ thực hiện được.

3) THU GÓP TIỀN BẠC, CHẤT XÁM

LS. Quế: Giáo sư có nói tới âm mưu cùa BCT là thu góp tiền bạc, và chất xám của hải ngoại?

GS. Canh: Đó chính là mục tiêu của NQ: ĐCS từ năm 1986 đă làm công việc này, nhưng không thành công. Biết bao nhiêu cố gắng và biết bao nhiêu thay đổi trong chính sách từ đó đến nay mà ĐCS đă áp dụng và nay đă có dược bao nhiêu dự án do tị nạn đầu tư với VC, và số tiền đầu tư là bao nhiêu ? Mọi người thấy rơ. Nào là kêu gọi xoá bỏ hận thù, nào là quảng cáo người này, người khác ở hải ngoại về Việt Nam làm ăn đă thành công…. Nào là chuyên viên trẻ không có ǵ hận thù dai và đă về xây dựng quê hương. Biết bao nhiêu toan tính tổ chức hội thảo, dùng tị nạn để vận động chuyên viên về nước, nào có đạt được mục đích?

Nay, BCT đưa ra nhiều chương tŕnh trong NQ: nào là đề cao công tác “gắn bó với quê hương”, “tạo điều kiện dễ dăi cho họ về thăm viếng quê hương và thân nhân, thờ cúng tổ tiên”; nào là thay đổi chính sách “về cư trú, xuất nhập cảnh, đi lại, hồi hương, làm ăn sinh sống”; nào là “tị nạn được mua nhà dễ dăi”. Đảng cũng thiết lập cả chương tŕnh “dành cho tị nạn được hưởng giá dịch vụ như người trong nước”; “đăi ngộ giới chuyên gia, trí thức, có khả năng tư vấn, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao..” ; và xây dựng chính sách mới để “tị nạn đầu tư, kinh doanh, ưu tiên cho các dự án đầu tư vừa và nhỏ…”

Nhân nói tới kế hoạch vận động thu góp tiền bạc cho Đảng, tôi cũng cần nhấn mạnh đến các số tiền mà VC đă nhận được từ trước tới nay: Các định chế tài chánh quốc tế và các quốc gia cấp viện trợ đă cung cấp cho Đảng (nhân danh nhân dân Việt Nam) từ 1993 là hơn 30 tỉ MK. Trong tháng 12, 04 vừa qua, Đảng nhận được hơn 3.4 tỉ cho năm 2005 (từ 2.8 tỉ MK năm ngoái). Đa số tiền này là tiền vay. Đảng đă phung phí tiền đó ở một tỉ lệ rất cao, tham nhũng có khi lên tới 60% số tiền của Dự án. Vậy nhân dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu số nợ này, trong khi đó Đảng moi được tiền này để bỏ túi. Sự cung cấp tiền đó dù rộng răi nhưng có phần nào bị hạn chế, bị theo dơi. Đảng không toàn quyền chi tiêu theo ư ḿnh.

Nguồn tiền cung cấp cho Đảng mà Đảng tự do sử dụng, có thể là vô giới hạn, không bị hạn chế, không bị ai ḍm ngó là tiền của tị nạn gửi về. Năm 2004, số tiền đó là 3.8 tỉ MK. Từ năm 2000 cho đến nay, số tiền này lên tới 15 tỉ. Tổng cộng số tiền này từ đầu thập niên 1990 lên tới gần 30 tỉ MK. Đây là lư do có NQ này ra đời.

4) BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG LẠI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG

GS. Thiện: NQ có đe doạ một số người tị nạn, chống lại các âm mưu trên của VC, cũng như đe doạ các người tị nạn nói chung. Xin Giáo sư cho biết ư kiến?

GS. Canh: Phần III của NQ có nhan đề là “NHIỆM VỤ CHỦ YẾU”, trong đó có nhiệm vụ số 7 có nói về vấn đề này. Nhiệm vụ 7 của NQ nói “Có biện pháp phù hợp đấu tranh với các biểu hiện cố t́nh đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá hoại quan hệ giữa các nước có đông người Việt Nam sinh sống với Việt Nam, hoặc gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại.”

Có hai điều cần đề cập là: biện pháp phù hợp và ai là mục tiêu?

A) NQ có nói tới các biện pháp phù hợp đối với những ngừơi chống lại chính sách của Đảng mà Đảng đă nêu ra nhân danh lợi ích dân tộc cũng như làm phương hại đến mối bang giao Mỹ- VC. Vậy câu hỏi là biện pháp nào là biện pháp phù hợp?

- Trước hết ta phải xác định xem vị trí của Đảng Cộng Sản tại Hoa Kỳ đối với tị nạn để xem chúng có cách ǵ ǵ áp dụng các biện pháp phù hợp? Đây là ám chỉ một lời đe doạ. Chúng không có một vai tṛ ǵ cả, v́ lẽ chúng ch́ là những người làm ngoại giao, mà lại tưởng là ngồi vào vị trí chính quyền sở tại để cai trị. Người tị nạn đă từ chối chế độ của chúng và họ là công dân các quốc gia sở tại và do luật lệ quốc gia ấy chi phối. Đối với người Mỹ gốc Việt, đây là đe dọa có liên quan đến sự an toàn về sự sống của họ.

- Kế đó, là cộng đồng tị nạn mà NQ nói tới? Các cộng đồng này là các đơn vị tự lập tại các địa phương. Họ không liên hệ ǵ đến Đảng Cộng Sản hay Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đảng Cộng Sản không thể tự nhân danh ḿnh để “lo” cho họ v́ không ai mượn chúng làm công việc này, hay dù t́m cách thao túng họ.

- Và các biện pháp ǵ chúng định áp dụng? Đó là các công tác gây rối trong một cuộc chiến tranh khuynh đảo: bắt chẹt, móc nối, cài người nằm vùng gây chia rẽ v.v. Đây chính là hành vi bất hợp pháp
.

B) Ai là mục tiêu? Đó là những người mà NQ nói là “đi ngược lại lợi ích dân tộc” , “phá hoại mối bang giao Mỹ-VC”,“gây chia rẽ cộng đồng”. Họ bị ĐCS coi là chống lại Nhà Nước CHXHCN, và bị gọi họ là những phần tử quá khích, cực đoan và những kẻ gây chia rẽ cộng đồng.

VC coi các người này là những kẻ phạm pháp. Đồng bào Cao Nguyên nổi lên đ̣i đất bị VC cướp đoạt cho Đảng trồng cà phê kiếm lời. Đồng bào Cao Nguyên đ̣i tự do tôn giáo v́ các nhà thờ lợp bằng lá như ở Ba mê Thuột bị triệt hạ: 375 trên tổng số 534 cái, và khoảng 50 Mục sư người Thượng bị bắt đi mất tích. Những người biểu tỉnh ôn hoà đó bị qui trách là cực đoan, quá khích, gây chia rẽ cộng đồng và biện pháp áp dụng là bạo lực: Cách ly họ lại vào một khu, cấm mọi người ra vào, nhất là người ngoại quốc, dùng súng ống, trực thăng, xe ủi đất và bị bắn giết. Trong các vụ chống đối năm 2001, và lễ Phục Sinh tháng 4, 2004 tại Ban Mê Thuột, họ bị tàn sát v́ họ qui trách v́ là những phần tử quá khích, gây chia rẽ cộng đồng.

Cách đây một tuần tại Ba Mê Thuột cũng có đàn áp tương tự vào dịp Noel. Tại Hoa Kỳ, chúng sẽ không dám làm như vậy, nhưng áp dụng kỹ thuật chiến tranh khuynh đảo. Đây chính là những hành vi phạm luật h́nh sự của Hoa Kỳ.

5) TỔ T̀NH BÁO ĐƯỢC THIẾT LẬP Ở CÁC CƠ SỞ NGOẠI GIAO

LS. Quế: Hôm thứ Sáu, 31 tháng 12, 2004, Giáo sư có nói chuyện về NQ 36 tại Ban đại diện cộng đồng Bắc California. Giáo sư có đề cập tới một tổ đảng mà NQ dự trù đặt tại các cơ sở ngoại giao nhắm vào các cộng đồng người tị nạn như tại Toà Tổng Lănh sự của VC tại San Francisco hay tại Ṭa Đại sứ VC ở Hoa Thịnh Đốn. Về Quốc Tế Công Pháp, th́ việc này như thế nào?

GS. Canh: Nhiệm vụ 9 của NQ nói “Tăng cường bộ phận chuyên trách về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại các cơ quan đại diện ngoại giao Việtnam ở nơi có đông người Việt Nam sinh sống”.

Về Qui chế quốc tế công pháp, tôi nhắc tới:

A) Nhân viên ngoại giao. Nhiệm vụ của nhân viên ngoại giao đối với kiều bào là lo một số vấn đề cho đời sống của họ: hôn thú, con nuôi, giấy tờ, thông tin, kinh tế, bảo vệ họ khi bi đối xử bất công, văn hóa v.v. Nguời tị nạn tại Hoa Kỳ dù đă vào quốc tịch hay không, không cần các thứ đó của VC. Rơ ràng Đảng CS muốn coi họ là công dân của VC là để khống chế họ. Bất cứ biện pháp ǵ áp dụng cũng là bất hợp pháp. Qui chế ngoại giao trong Quốc tế Cộng Pháp không cho phép. Các biện pháp ấy là do quân khủng bố thực hiện.

B) Lănh sự quán. Đảng CS sẽ thiết lập một đơn vị Đảng tại các Toà Đại Sứ, Lănh Sự để chỉ đạo/điều khiển công tác này. Đây phải hiểu là một đơn vị t́nh báo, đội lốt ngoại giao để thực hiện các âm mưu bất hợp pháp của Đảng CS. Tôi nhấn mạnh rằng Bộ Chính Trị thiết lập các cơ chế này, không phải là Nhà Nước CHXHCNVN. Ngay cả đến CHXHCNVN cũng không được phép thiết lập các đơn vị ấy.

GS. Thiện: Giáo sư đă qui định cho Hôi Đồng Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt (HĐCT) nhiệm vụ thiết lập một cơ chế để làm sao tê liệt hoá các hoạt động đe doạ người Việt. V́, rơ ràng sự hiện diện của một đơn vị t́nh báo VC, đội lốt ngoại giao là một mối đe dọa cho người tị nạn.

GS. Canh: Đúng như vậy. Như Giáo sư Thiện biết, trong Bản Tuyên Bố của HĐCT, tôi có đề ra hai muc tiêu. Một trong hai muc tiêu đó là Thăng Tiến Xă Hội của Người Tị Nạn. Trong mục tiêu này, có sự an toàn của người tị nạn. Việc ủng hộ các ứng viên vào các chức vụ địa phương cũng nhắm mục tiêu này. Trong tháng hai, 05, chúng ta sẽ tiền hành thiết lập một h́nh thức ǵ đó để bảo vệ an toàn của người tị nạn, ít nhất là tại Milpitas, và San Jose mà Thị trưởng Jose Esteves và Nghị Viên Nancy Pyle đă đồng ư với tôi nhân dịp hai vị này đến dự phiên họp ra mắt với cử tri người Mỹ gốc Việt vào ngày 19 tháng 12 vừa qua. Ngoài ra, c̣n có trách nhiệm của chính quyền liên bang nữa. Trước đây Colin Powell đă thoả hiệp để VC có những hành vi quá đà ở đây. V́ lư do đó, tôi đă hơn một lần viết thư cho TT. Bush nêu vấn đề một ngoại trưởng Mỹ có hành động như tay sai VC. Cũng v́ thế, vào tháng 5 vừa qua tôi đă soạn một tài liệu để GS. Thiện gứi cho ông Michael Gillespi, Chủ Tịch Trung Ương Đảng Cộng Ḥa kêu gọi việc để Colin Powell ra đi sau ngày bầu cử tháng 11 vừa qua.

Tôi đă dự trù một số công tác về vấn đề này và tháng 2/2005, chúng ta sẽ bắt đầu. Và sẽ tổ chức một Task Force lo các vấn đề tương tự nằm trong HĐCT và tôi đă nhờ một chị đứng ra làm Tổng Thư Kư để phụ trách các công việc liên lạc với phía Mỹ.

LS. Quế: Tôi muốn sang một vấn đề khác: Vấn đề Văn Hoá Phẩm theo Hiệp Định Thương Mại song phương (BTA). VC được quyền tự do xuất cảng báo chí sách vở sang Mỹ, và ngược lại bị cấm. Tôi thấy GS. Thiện cho biết rằng HĐCT đă nhận được thư của Dân Biểu Zoe Lofgren ở San Jose về vấn đề đó. Vậy xin Giáo sư cho biết t́nh trạng mà Giáo sư có đ̣i chính quyền Mỹ buộc VC phải để văn hoá phẩm của Mỹ vào VN trong đó có cả báo chí tị nạn, và t́nh trạng đó như thế nào?

GS. Canh: Hiệp định Thương Mại song phương Mỹ-VC kư và có hiệu lực vào cuối năm 2001. Cứ sau 3 năm, hai bên lại duyệt xét để xem có ǵ trục trặc cần phải đều chỉnh. Kỳ điều chỉnh lần thứ nhất là tháng 12 năm 2004 vừa qua. Hồi tháng năm vừa qua, GS. Nguyễn quốc Khải, trước kia làm cho Ngân Hàng Thế Giới, và nay dạy tại Đại Học John Hopkins cho tôi biết vừa mới khám phá ra rằng có Phụ đính C1 và Phụ đính H của BTA bất lợi cho ta. C1 cho phép VC xuất cảng văn hoá phẩm của VC vào Mỹ (như báo chí , sách vở, video v.v.), trong khi đó văn hoá phẩm của Mỹ vào VN bị cấm. Tờ báo Times của Mỹ có một bài viết về Đảng CS, VC cho xé hai trang báo liên hệ, trước khi cho lưu hành ở Việt Nam . C̣n Phụ đính H liên quan tới Phân Phối Văn Hoá Phẩm. Như thế là “bất b́nh đẳng”. Vậy phải hành động. GS. Khải đến gặp DB. Frank Wolf, chủ tịch Tiểu Ban Thương Mại, Hạ Viện. Ông này đồng ư đây là điều bất b́nh đẳng, và yêu cầu có một phiên họp với Đại Diện của Mỹ phụ trách BTA là Robert Zoellick và mời anh Khải cùng đi. Đại sứ Zoellick nh́n nhận có việc này và hứa sẽ “ép VC” để tu chính C1. V́ thế, mới có việc là khắp nơi cử tri người Việt đ̣i Dân Biểu của ḿnh viết thư (có mẫu sẵn để Dân Biểu chỉ việc kư rồi gửi đi) gửi cho Zoellick khi thương thuyết với VC th́ tu chính C1 này, để có thể thi hành trong 3 năm tới.

Sáng sớm hôm qua 1 tháng 1, 2005, GS. Khải có điện thoại cho tôi và nhân dịp này, tôi có hỏi kết quả việc ấy như thế nào, và GS. Khải cho biết chưa biết tin tức ǵ. Tuy nhiên những thư ấy vẫn c̣n cần thiết v́ lẽ sẽ được sử dụng làm áp lực với VC, v́ nó là điều kiện “b́nh đẳng” để VC gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế.

LS. Quế: Đây là vấn đề quan trọng mà cộng đồng của ḿnh không hay biết. Giáo sư có thể triệu tập một phiên họp với các người lănh đạo cộng đồng, cắt nghĩa và hướng dẫn những công tác phải làm?

GS. Canh: Tôi sẵn sàng xuống họp để làm công việc đó. GS. Thiện và nhất là LS. Quế vừa mới được bầu là Chủ Tịch Hội Luật Gia, nên tham gia công tác ấy, có thể giúp tổ chức phiên họp và tôi sẽ xuống. Trong quá khứ, vấn đề này tôi đă có phổ biến và hướng dẫn hành động cho nhiều nơi v́ thế GS. Thiện mới nhận được thư của DB. Zoe Lofgren gửi cho Đại diện thương mại Hoa Kỳ yêu cầu xét lại các điều khoản bất công ở Thương ước song phương Việt – Mỹ.

Một điều tôi cần nói nhân dịp này là có nhiều vị hay phàn nàn với tôi là Mỹ lo quyền lợi của họ và bỏ quên quyền lợi của chúng ta. Vậy tôi hỏi ngược lại là tại sao ta bỏ quên quyền lợi của chúng ta, nghĩa là có tài liệu đă soạn sẵn, chỉ việc kư tên hay mang tay đến gặp Dân Biểu của ḿnh, đ̣i họ hành động mà không làm, lại chỉ trích Mỹ không lo quyền lợi của ta (Xin qúy vị nhấn vào link này để đọc bức thư của DB. Zoe Lofgren)
.

 

Trở lại trang chánh