Làm Sao Để Được Kính Trọng ?

Ngô Nhân Dụng (NV) 23-6-2005

Ít khi vị tổng thống Mỹ tiếp quốc khách mà lại phải ghi rơ trong bản thông cáo chung rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia đặt trên căn bản tương kính. V́ thông thường các quốc gia văn minh đều kính trọng nhau, ngay cả khi họ đang đánh nhau, hoặc coi nhau là thù nghịch. Khi người cầm quyền ở nước này đón tiếp người cầm đầu chính phủ nước khác, riêng hành động đó đă chứng tỏ một ḷng kính trọng đối với quốc gia rồi. Nếu không th́ chẳng thèm nh́n mặt nhau làm ǵ. Ông Bush hoặc ông Cheney đă từng gọi ông Hussein, chủ tịch Iraq, hoặc ông Kim Chính Nhất, xứ Bắc Hàn, bằng những tên không hay, như là độc tài, diệt chủng, côn đồ chẳng hạn. Khi đă nói nặng như vậy tức là không có vụ mời họ vào Ṭa Bạch Ốc.

Bản thông cáo chung của hai ông Phan Văn Khải và George W. Bush có điều lạ khi nói hai người xác nhận mối bang giao “đặt trên căn bản b́nh đẳng, tương kính,” vân vân. Riêng hai chữ “tương kính” được ghi đến hai lần. Người ngoài không hiểu những nhà ngoại giao của bên nào đă yêu cầu phải ghi hai chữ “tương kính” (mutual respect) vào đó. Tôi không nghĩ là người Mỹ đă đề nghị cái đó; v́ nói thực, tôi có thành kiến với người Mỹ. Bọn nó tự cao ghê lắm, trong bụng lúc nào cũng nghĩ là được cả thế giới kính trọng rồi. Cho nên tự nhiên họ không cảm thấy phải đ̣i ai ghi lên giấy là kính trọng họ! Ông bà hàng xóm của tôi chẳng hạn, nghỉ hưu rồi, cuối tuần chỉ đi đánh golf ở Palm Spring, có ngôi nhà thứ hai của họ tại đó. Hỏi bao giờ ông bà tính đi du lịch thế giới, ông ta hỏi lại: Đi thăm nước Mỹ chưa hết, đi nước khác làm cái ǵ?

Người dân những nước nhỏ thường muốn người ta phải tỏ ra biết kính trọng ḿnh, điều đó chúng ta có thể thông cảm, v́ chính ḿnh vốn là dân nước nhỏ. Như tuần trước, báo chí Bắc Hàn viết rằng chính phủ họ rất hài ḷng, sẵn sàng sẽ họp lại với mấy nước khác; lư do chính thức nêu lên là họ thấy ông Bush đă gọi ông Kim Chính Nhất là “Mít tơ Kim.” Cảm động đến như thế đấy! Người Nam Hàn lo ngại, lỡ đến lúc ông Bush gọi ông Kim là ngài (sir) nữa th́ chắc ông Kim sẽ cho dân Bắc Hàn được tự do chạy xuống miền Nam tị nạn! Làm sao định cư được hàng chục triệu người đói rách!

Báo chí và các đài ở Việt Nam đều loan tin rầm rộ về chuyến đi của ông thủ tướng. Riêng điều đó là ông Phan Văn Khải thành công. Ông mang về được hai chữ “tương kính,” kèm theo lời hứa của ông Bush ủng hộ Việt Nam vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO). Các báo đài trong nước c̣n nói là tất cả các báo ở Mỹ đều hồ hởi loan tin về cuộc viếng thăm của ông Phan Văn Khải. Nhưng quư bạn đồng nghiệp của chúng tôi ở trong nước không nói rơ chi tiết. Nhiều tờ báo ở Mỹ không hề loan tin; những báo có loan tin th́ chỉ đăng mấy ḍng ở trang trong. Có tờ như Nhật báo Wall Street chỉ dành cho vị thủ tướng Việt Nam được 4 ḍng tin tóm tắt, ngày ông tới bắt tay ông Bush. Hồi đầu tháng, tờ báo này loan tin ông Peter Rodman, phụ tá bộ trưởng quốc pḥng Mỹ đến Hà Nội, họ dùng tới hơn 80 ḍng chữ, nhưng cũng ở trang 13. Trong ngày ông Phan Văn Khải đến Ṭa Bạch Ốc, đài phát thanh NPR chuyên về tin tức, b́nh luận, có bản tường tŕnh của một phóng viên đang ở Hà Nội gọi về. Anh ta tường thuật là dân chúng Việt Nam rất chú ư đến chuyến công du của ông thủ tướng, ai cũng vui vẻ đặt nhiều kỳ vọng vào biến cố này. Anh cũng nói báo, đài ở Việt Nam coi đó là tin lớn nhất, ngày nào cũng nói tới. Người ngồi ở đài hỏi phóng viên rằng thế báo chí ở Việt Nam có tự do không. Anh phóng viên nói thẳng là không, tất cả do chính phủ kiểm soát. Và anh nói thêm, chính phủ muốn dân biết cái ǵ th́ dân được biết cái đó. Một đoạn tin ngắn nhưng nói được thực chất của t́nh trạng nước Việt Nam. Không một lời phê b́nh, nhưng cũng thấy là người ta không kính trọng một chế độ kiểm soát tất cả báo chí.

Cũng trong thời gian đó, đài NPR dành rất nhiều giờ cho cuộc bầu cử ở Iran. Họ phân tích khuynh hướng của các ứng cử viên và các cuộc vận động, liên minh. Họ kể có những cuộc biểu t́nh của sinh viên chống các ứng cử viên bảo thủ của nhóm giáo sĩ đang nắm quyền, cùng với lời b́nh luận của các tờ báo lớn. Tin bầu cử ở Iran kéo dài suốt nhiều ngày trên đài này, hôm nay Thứ Sáu dân Iran đi bỏ phiếu ṿng nh́, người Mỹ c̣n theo dơi kỹ hơn nữa. Dân Mỹ kính trong dân tộc Iran, mặc dù chính phủ Mỹ coi chính phủ Iran là thù nghịch, luôn miệng chửi rủa - một cách rất thiên lệch! Kể ra, một dân tộc muốn được người nước ngoài kính trọng cũng không khó. Chỉ cần tỏ ra là ḿnh đáng được kính trọng.

Cuộc hành tŕnh của ông Phan Văn Khải được sắp xếp cho thấy ông tới Mỹ, ngoài tính cách tượng trưng kỷ niệm 10 năm giao thiệp b́nh thường, chủ yếu là v́ chuyện cải tổ kinh tế (thăm Thị Trường Chứng Khoán New York), và nhấn mạnh đến giáo dục cao cấp (thăm Boston, có hai trường đại học Havard và MIT). Ông đă gây ra được đúng các ấn tượng đó. Nhưng ông Phan Văn Khải cũng vô t́nh làm cho người Mỹ thấy rằng làm ăn với chính phủ ông rất khó, và chính ông cần học hỏi nhiều điều. Đó là những ấn tượng gây ra do cuộc họp báo bỏ nửa chừng của ông Khải khi mới đặt chân tới nước Mỹ. Điều ông cần học hỏi là cách cư xử khi gặp nghịch cảnh, và đặc biệt là cần biết kính trọng những người dân b́nh thường.

Hành động ngưng cuộc họp báo sau khi bị la lối chứng tỏ ông Phan Văn Khải là người nóng. Nhưng cũng cho thấy là ông không có thói quen đối đầu với những người dân b́nh thường bất đồng ư kiến với ḿnh. Năm ngoái chúng ta đă chứng kiến hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đi tới nhiều nơi bị người ta đả đảo. Ông Bush cũng như ông Kerry tỉnh bơ, cứ thế tiếp tục nói chuyện với những người ủng hộ họ. Những lănh tụ cộng sản không có thói quen đó, mà không phải là lỗi cá nhân họ. Họ được đào tạo trong môi trường như vậy. Nghe ai lớn tiếng phản đối ḿnh là họ không chịu nổi, v́ xưa nay họ đi tới đâu cũng chỉ nghe hoan hô thôi.

Có người mới viết khen ngợi bà Angela Merkel, một nhà chính trị đang lên ở Cộng Ḥa Liên Bang Đức. Bà có thể lên tới chức thủ tướng Đức nếu đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) đánh bại đảng Dân Chủ Xă Hội của Thủ Tướng Gerhard Schroder trong cuộc bầu cử Tháng Chín này. Nếu đắc cử, bà sẽ là vị thủ tướng Đức trẻ nhất từ sau đại chiến, và vị nữ thủ tướng đầu tiên.

Bà Merkel 51 tuổi, rất đáng chú ư: Bà lớn lên ở Đông Đức cho tới năm 36 tuổi nhưng lại được một đảng đă cầm quyền lâu nhất ở Tây Đức chọn làm lănh tụ (xưa nay họ chỉ chọn đàn ông vào địa vị đó thôi). Bà lại có nhiều đức tính cần thiết của một người có thể chơi tṛ chính trị trong một hệ thống dân chủ, bầu cử tự do, là tính lỳ. Một chứng cớ mà ông Andre Minuth kể trên Nhật Báo Wall Street cho thấy bà Merkel biết cách đối phó với “những tṛ ba hoa ngốc nghếch” (lời ông Minuth) là: Trong thời gian theo học để lấy bằng tiến sĩ vật lư, bà bắt buộc phải theo những lớp giáo lư cộng sản. Năm đầu học chủ nghĩa Mác Lê-nin; năm thứ hai học triết học và kinh tế học xă hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; năm sau cùng học Chủ Nghĩa Cộng Sản Khoa Học - cái tên nghe đă thấy nghịch lư, ông Minuth phải yêu cầu độc giả “đừng cười.” Phải học các môn đó suốt ba năm mà không cười cũng không mếu! Con người đởm lược như vậy th́ c̣n sợ ǵ những chướng ngại trong một mùa tranh cử, trong đó ai cũng có quyền chỉ trích, xỉ vả ḿnh?

Ông Phan Văn Khải cũng từng du học ở Liên Bang Xô Viết (hồi chế độ Xô Viết c̣n tại thế) và chắc cũng phải học qua các môn giáo lư trên. Nhưng coi bộ ông thua bà Merkel. V́ hôm họp báo ở Seattle, tiểu bang Washington, mới nghe mấy câu hô đả đảo mà ông đă nổi nóng. Trước bao ống kính truyền h́nh của báo chí Việt-Mỹ và thế giới, ông thủ tướng không giữ được b́nh tĩnh, mở miệng đ̣i đuổi một người ra khỏi pḥng họp, “Đuổi nó ra ngoài!” Rồi ông phủi áo đứng dậy, dỗi luôn, không thèm nói chuyện với ai nữa! Nhiều người ngạc nhiên sao có một nhà chính trị làm đến chức thủ tướng mà c̣n nóng nảy như thế. Ở một quốc gia có tự do dân chủ, người ta không kính trọng những chính trị gia như thế.

Tại cuộc họp báo của Thủ tướng Việt cộng Phan Văn Khải, ông Huỳnh Quốc B́nh, giáo sĩ của nhà thờ Nazarette ở Oregon, cũng là phóng viên của VNN đă chỉ vào mặt Khải và nói lớn rằng: "ÔNG LÀ NGƯỜI NÓI LÁO! YOU ARE LIAR!" khiến cho Thủ tướng VC nhà ta nổi máu du côn và tưởng rằng ḿnh đang ở Việt Nam nên đă ra lệnh cho bọn tay chân "Đuổi nó ra ngoài!" Khi bọn thủ hạ VC (giống chủ, quen thói đàn áp dân lành và quên rằng ḿnh không c̣n ở VN) tính làm ẩu th́ ông B́nh nói: "Đừng chạm vào tôi. Đây là một nước tự do. Đây không phải là Việt Nam." Sau đó, theo báo New York Sun, một phát ngôn nhân cảnh sát nói ông Bình đã tự nguyện rời khỏi khách sạn và không có việc bắt giữ. Cũng may cho ông B́nh, nếu là ở VN th́ đă bị Thủ tướng nhà ta cho đi "cải tạo khổ sai mút mùa" v́ tội hành xử quyền tự do ngôn luận...

Seattle's Fairmont Olympic Hotel - June 19, 2005. Photo: Kevin Casey/Stringer

Điểm khác biệt khiến ông Khải thua bà Merkel là kinh nghiệm chính trường. Bà Angela Merkel đă từng đi vận động dân Đông Đức đ̣i đổi mới, ngay trong thời cộng sản cai trị. Khi nước Đức thống nhất, bà đắc cử vào quốc hội liên bang năm 1991 và được mời làm bộ trưởng mấy bộ nhỏ trong chính phủ Helmut Kohl, đến năm 1994 đă leo lên làm tổng thư kư đảng CDU. Bà chắc được dân Đức kính trọng, mà người ngoại quốc cũng kính trọng, mặc dù tính t́nh bà bị coi là lạnh lùng, không có tài hùng biện khi ra trước công chúng. Ở những nước tự do, dân chủ, các nhà chính trị bắt buộc phải ra trước công chúng. Nhờ lá phiếu của dân chúng họ mới leo lên được những địa vị như bộ trưởng, thủ tướng. Ở các nước cộng sản th́ khác.

Đọc hồi kư của ông Đoàn Duy Thành, nguyên bí thư thành ủy Hải Pḥng, từng làm bộ trưởng và phó thủ tướng cho các ông Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, chúng ta thấy nhiều lần ông Thành được cử lên giữ chức mà không biết trước. Đến dự họp, nghe ông Đỗ Mười gọi ḿnh là phó thủ tướng, mới biết ḿnh được thăng chức! Nhiều khi được hỏi ư kiến (ông Lê Duẩn đă ngỏ ư ông Thành có thể làm tổng bí thư, trong khi chờ đợi có thể làm thủ tướng) th́ người đảng viên trung thành chỉ nói: “Tùy các anh ở trên quyết định.” Ông Thành cũng kể những lần nghe các ông Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh hỏi ư kiến về những họ người họ muốn chọn kế vị. Tất cả là do một nhóm chọn lựa lẫn nhau, ai mạnh cánh th́ thắng. Ông Đỗ Mười chủ mưu xúi giục đàn em của ông Thành vu cáo ông nhiều chuyện xấu, chính ông Thành khẳng định. Chắc cũng chỉ v́ coi ông là một đối thủ tranh các chức vụ với ḿnh.

Ở các nước cộng sản, những lănh tụ khi leo lên đến Trung Ương Đảng hay Bộ Chính Trị thường cũng là nhờ vận động ở hậu trường. Họ không có dịp vận đồng với dân chúng. Khi ra trước công chúng th́ tất cả bài bản đă được đạo diễn, vỗ tay cũng theo đúng nhịp. Ai được vỗ tay nhiều, vỗ tay ít, đều có cô-ta (quota), theo tiêu chuẩn khẩu phần tem phiếu ấn định trước hết.

V́ thế ông Phan Văn Khải đă ngưng cuộc họp báo nửa chừng, khiến người làm báo ở Mỹ ngạc nhiên. May một điều là báo chí và dư luận họ không coi cuộc viếng thăm của ông là quan trọng, cho nên sự kiện này không ai chú ư tới. Hiện tượng ông thủ tướng chính phủ Việt Nam cắm cúi đọc bài phát biểu viết sẵn, nghe giọng đọc chán đời như giọng đọc điếu văn, cũng không bị người Mỹ để ư. Chỉ có mấy độc giả báo Người Việt viết thư tỏ ư xấu hổ, hỏi tại sao ông Khải không thể học thuộc ḷng để giả bộ nói như ứng khẩu? Độc giả này c̣n hỏi hay là ông ta sợ không dám ứng khẩu v́ không nói dám sai một chữ nào trong bài diễn văn đă được kiểm duyệt trước?

Ông Phan Văn Khải đă xong việc ở Mỹ, lên đường qua Canada. Ở đây chắc người Việt tị nạn cũng sẽ đón ông như ở Washington D.C., với những lời kêu gọi thực thi nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng chắc chắn ông Khải sẽ không đến đặt ṿng hoa tại đài kỷ niệm thuyền nhân tị nạn, ngay ở thủ đô Ottawa! V́ người tị nạn sẽ hỏi tại sao chính phủ ông lại yêu cầu các nước Indonesia và Mă Lai Á phá các bia tưởng niệm những thuyền nhân tử nạn trên các đảo Galang và Bidong? Những người quá cố sống không nổi với chế độ của các ông, họ sợ các ông quá đến nỗi liều chết vượt biển. Họ đă bị dập vùi trong sóng biển lênh đênh, sao các ông c̣n đuổi theo họ, mang ḷng oán hận, ganh ghét, đ̣i phá cả mộ bia của người ta? Một dân tộc văn minh ai nỡ trả thù những người đă chết một cách vô lương tâm như thế? Nếu một chính phủ mà làm như vậy th́ có đáng được người dân kính trọng hay không?

Ngô Nhân Dụng (NV)

 

 

Trở lại trang chánh