LÀM G̀ ĐỂ CÓ THAY ĐỔI Ở VIỆT NAM?

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Những tiến bộ khoa học khi đem ứng dụng mang lại lợi ích, nên quần chúng tự động hưởng ứng đem về dùng, khiến xă hội đảo lộn hẳn; trên cơ sở hạ tầng khác, h́nh thành nhà nước kiểu mới để tiếp tục đưa xă hội tiến lên theo hướng mới.

Trong những chế độ phong kiến vàng (Vua Quan) hay đỏ (Cộng Sản), nếu khu trú vào đánh đổ thượng tầng rồi thi hành cải cách ở hạ tầng là điều khó làm bằng bất bạo động, v́ bọn cầm đầu luôn luôn khống chế hạ tầng để trường tồn; và giả sử nếu như nắm được thượng tầng mà hạ tầng chưa có những biến đổi cơ bản, th́ xă hội vẫn như cũ, chỉ là đổi ngôi vua hay là thay đổi hết bộ chính trị này đến bộ chính trị khác.

Cộng Sản chủ trương chính quyền trên đầu súng, nghĩa là dùng bạo lực chiếm. Nhưng đa số đă thất bại trong công cuộc phát triển kinh tế - xă hội, điển h́nh là đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) sau khi chiếm miền Nam Việt Nam. T́nh trạng tŕ trệ ch́m đắm trong khó khăn buộc Bộ Chính Trị đảng CSVN phải t́m đường sống bằng cách thương lượng kư hiệp định thương mại song phương (tiếng Anh viết tắt là BTA) với Mỹ ngày 13-7-2000 và sắp được thông qua.

Thương ước đưa CSVN quen đánh đấm vào sân mới BTA, trong đó luật chơi là kinh tế; đổi khác sâu rộng ở hạ tầng sẽ thay lănh đạo ở thượng tầng. Đấy là chưa kể nhiều yếu tố nữa cũng vô cùng quan trọng như Liên Xô, Đông Âu sụp đổ và cao trào Dân Chủ đang dâng cao khắp nơi trên thế giới.

T́nh h́nh Việt Nam sẽ có những chuyển biến cơ bản khi thi hành bản thương ước. Thật vậy:

Làm con cờ cho phong trào Cộng Sản quốc tế, đưa dân tộc vào 2 cuộc chiến tranh tương tàn với chiêu bài “độc lập dân tộc và xă hội chủ nghĩa”, làm tan nát băng hoại xă hội Việt Nam. Tôn thờ một chủ nghĩa mà cuối cùng phá sản. Không có can đảm nh́n nhận đi sai đường, Bộ Chính Trị đảng CSVN c̣n cố nuôi hy vọng tiếp tục thống trị. Nhưng không được, v́ chiến tranh lạnh chấm dứt, mâu thuẫn giữa Cộng Sản – Tư Bản quốc tế không c̣n nữa, khối Cộng Sản Xô Viết và Đông Âu đă sụp đổ. Câu lạc bộ theo Cộng Sản nay đếm trên đầu ngón tay gồm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn, Cuba, trong đó Trung Quốc là hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang chủ động xoay chuyển đi vào thế hợp tác với các siêu cường trong chiến lược toàn cầu mới hợp tác Bắc - Nam. Việt Nam cũng “đổi mới” (1986) nhưng khác với Trung Quốc ở chỗ: Bộ Chính Trị đảng CSVN hoàn toàn bị động trong cơn lốc toàn cầu hoá, lần ṃ dọ dẫm tâm trạng hoang mang, một chân bước tới thở thấy thoáng mát nhưng chân kia không dám nhích tới v́ sợ đi vào chỗ chết.

Hiệp ước thương mại Mỹ-Việt chính là nhằm thúc cú nhẩy đó, đưa cả hai chân của Việt Nam sang hẳn sân mới.

Vài nét chính về sân chơi mới:

·         kinh tế theo luật cung cầu và tự do cạnh tranh.

·         văn hóa đa nguyên, tự do sáng tạo.

·         chính trị Dân Chủ, tôn trọng Nhân Quyền.

Và đây là h́nh ảnh thiểu năo của Bộ Chính Trị đảng CSVN:

·         khoác trên người bộ đồ “định hướng xă hội chủ nghĩa” lỗi thời.

·         đầu óc nghèo, nhai đi nhai lại mớ ngôn từ Mác Lê - tư tưởng Hồ Chí Minh.

·         độc đoán không giống ai bị mọi người ghét bỏ, thế giới lên án.

Khi khối Cộng Sản ră đám, Hà Nội bơ vơ, cuốn theo chiều gió. Và BTA sắp đưa người hùng thấm mệt vào cuộc chơi mới để biện minh cho cứu cánh của cuộc chơi cũ trên chiến trường.

Hiệp ước song phương Việt-Mỹ có 5 phần chính:

- Mở cửa thị trường cho hàng kỹ nghệ và nông sản. Việt Nam lần đầu tiên đồng ư cho phép các xí nghiệp Việt Nam, và với thời gian các xí nghiệp Mỹ và người Mỹ, có quyền tự do nhập cảng và xuất cảng từ bên trong biên giới Việt Nam. Việt Nam đă đồng ư giảm mạnh thuế đánh trên tất cả hàng kỹ nghệ và nông sản của Mỹ, băi bỏ các biện pháp phi thuế quan, và dùng những tiêu chuẩn của Cơ Quan Mậu Dịch Thế giới (WTO) cho quan thuế, cấp giấy phép nhập cảng, buôn bán trong nước, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn rau trái sạch.

- Quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Việt Nam đồng ư chấp nhận những tiêu chuẩn của WTO về bảo vệ tài sản trí tuệ trong ṿng 18 tháng và có thêm những biện pháp trong vài lănh vực khác như bảo vệ tín hiệu vệ tinh.

- Mở cửa thị trường những dịch vụ. Việt Nam cho phép người Mỹ và xí nghiệp Mỹ tiến vào thị trường dịch vụ bao gồm mọi loại dịch vụ, như dịch vụ tài chánh (bảo hiểm và ngân hàng), viễn thông, phân phối, nghe nh́n, pháp luật, kế toán, công tŕnh sự, vi tính cùng liên quan, nghiên cứu thị trường, xây dựng, giáo dục, y tế và du lịch. Những cam kết được thực thi qua nhiều giai đoạn, trong ṿng từ 3 đến 5 năm.

- Những điều khoản về đầu tư. Việt Nam đă đồng ư bảo vệ đầu tư Mỹ khỏi bị truất hữu, khỏi yêu sách của địa phương và khỏi bắt buộc làm 1 phần xuất cảng.

- Những điều khoản về trong sáng. Việt Nam đă đồng ư chấp nhận chế độ công khai minh bạch hoàn toàn phải được tôn trọng đối với mỗi một của 4 phần nêu trên, bằng cách ban hành những đạo luật, điều lệ và những qui định khác được b́nh giải cho mọi người rơ, được xuất bản và cung cấp, và cho phép những công dân Mỹ quyền kháng cáo dựa trên đ̣i hỏi phải tôn trọng tất cả những ǵ có liên quan đến luật lệ và qui định.

Tổng Thống Clinton hôm kư đă tuyên bố tại Vườn Hồng Ṭa Bạch Ốc, hiệp định do đại diện thương mại Mỹ Charlene Barshefsky và bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan kư “sẽ mở rộng nền kinh tế Việt Nam, hội nhập Việt Nam hơn nữavào nền kinh tế quốc tế, và gia tăng buôn bán giữa hai quốc gia chúng ta”.

“Với hiệp ước này,” Tổng Thống Clinton nói, “Việt Nam đă đồng ư đẩy nhanh tốc độ mở cửa với thế giới, chịu những ấn định chủ yếu về pháp trị và thương mại quốc tế, gia tăng làn sóng thông tin đến với dân chúng nước họ, qua mời gọi cạnh tranh sẽ gia tốc tăng nhanh thị trường tự do và khu vực tư nhân bên trong chính Việt Nam”.

Tổng Thống tiếp, “Chúng ta hy vọng mở rộng giao thương sẽ đồng hành tay trong tay với tôn trọng nhân quyền và quyền lao động, bởi v́ chúng ta hiện sống trong một thời đại mà thịnh vượng có được do tự do trao đổi ư kiến, và ổn định tùy thuộc những lựa chọn dân chủ. Do kư hiệp định này, Việt Nam bước một bước đúng hướng.”

Từ một nước điều hành bằng pháp lệnh đổi sang pháp trị, từ đóng cửa dấu diếm đến mở rộng dân chủ, rơ ràng Việt Nam phải cần nhiều bộ luật và nhất là vấn đề thi hành. Vô vàn khó khăn rất cơ bản, vô phương giải quyết trong t́nh h́nh bế tắc hiện nay:

· Về kinh tế:

Chủ nghĩa Cộng Sản không công nhận quyền tư hữu (vốn, đất đai, tư liệu sản xuất). Thực tế áp dụng tại Nga, Trung Quốc và tất cả các nước Cộng Sản khác cho thấy là không đâu thành công trong việc hủy bỏ quyền tư hữu mà Mác tưởng là dễ, bởi lẽ đây là nhân quyền tự thân nó có trong mỗi con người ngay từ khi mới lọt ḷng mẹ. Để thích ứng với thất bại đó, Cộng Sản đành phải nói công nhận nhiều thành phần kinh tế, nhưng đâu là giới hạn giữa các thành phần th́ không xác định được. Chính v́ thế khi làm luật về đầu tư buôn bán kinh doanh, kể cả tài sản trí tuệ hoặc luật sở hữu đất đai, cải cách ruộng đất, quốc hội căi nhau v́ điều dưới mâu thuẫn với điều trên, đoạn nọ nghịch đoạn kia. Thôi th́ chỉ c̣n cách nói chung chung, mà ngay cả khi nói chung chung nghe cũng không ổn. Bởi thế cấp dưới không biết đâu mà ṃ, tùy tiện suy luận, tùy tiện áp dụng. Quá nhiều kẽ hở ‘hợp pháp, hợp hiến" để lạm dụng quyền thế và tham nhũng hoành hành.

Nhưng với BTA, những chuyện này sẽ phải chấm dứt. Chấm dứt được hay không và chấm dứt như thế nào? Đó chính là vấn đề nhiều người đang quan tâm theo dơi.

· Về văn hoá:

Cộng Sản hoành hành nhờ bạo lực và “độc quyền thông tin dẫn đến độc quyền chính trị”.

BTA ngoài việc mở cửa kinh tế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, c̣n mở cửa các dịch vụ trong đó có thông tin – giáo dục – văn hoá – nghệ thuật, đưa nhân dân ta tiếp cận với thế giới bên ngoài, hóa giải tuyên truyền một chiều của CS. Nh́n thế giới tiến bộ, người dân sẽ bác bỏ lỗi thời.

· Về chính trị:

Cộng Sản vẫn muốn duy tŕ độc đảng với khẩu hiệu bịp bợm: đảng lănh đạo – chính quyền quản lư – nhân dân làm chủ. Cơ chế này sẽ bị BTA đem ra thử thách.

Nhiệm vụ chính yếu của tất cả các nước đang phát triển là đưa số dân của ḿnh đi lên cả kinh tế lẫn văn hoá, lấp bớt hố xa cách giầu nghèo trên thế giới. V́ thế, chính quyền bắt buộc phải được đa số ủng hộ, bộ máy gọn nhẹ và có khả năng thực hiện tiến bộ xă hội.

Trong thế giới mới như vậy, làm sao đảng CSVN tiếp tục duy tŕ được vai tṛ kư sinh trùng ăn bám công quĩ và dùng ké phương tiện nhà nước để củng cố độc tài, coi bảo vệ độc quyền chính trị là hàng đầu, quan trọng hơn cả phát triển quốc gia. Đảng phải vận động riêng, nếu chiếm đa số phiếu bầu mới đứng ra thành lập chính phủ. Đảng đẻ ra nhà nước th́ nhà nước chỉ là công cụ của độc tài, cản trở phát triển.

*

THẾ MỚI – LỰC MỚI – CÁCH MỚI

Đây là lúc chúng ta đặt cuộc đấu tranh chung trong toàn bộ về không gian và toàn bộ về thời gian.

Toàn diện về không gian: ngày nay với kỹ thuật hiện đại về thông tin và giao thông vận tải, biên giới giữa các nước đang mờ nhạt dần, bớt cách trở hơn trước. Riêng trường hợp Việt Nam, một khi thương ước Việt-Mỹ có hiệu lực, bức màn tre kể như không c̣n nữa. Chính v́ thế, chúng ta cần quan niệm tổ quốc Việt Nam rộng mở với trong nước là quê nội và ngoài nước là quê ngoại.

Toàn diện về thời gian: những ǵ xẩy ra hôm nay có mấu chốt từ quá khứ và là mầm mống cho tương lai. Chúng ta đang đưa cuộc chiến trước đây vĩnh viễn đi vào quá khứ: chính quyền 2 phe phải ra đi v́ lỗi thời, và toàn dân ta ở thời điểm này mới là những người có thẩm quyền quyết định tối hậu đường lối và nhân sự lănh đạo xây dựng Việt Nam trong hoà b́nh.

1975 chính quyền Saigon ra đi trước, do giải giáp. Nay đến lượt Cộng Sản bị đào thải trong trận địa BTA.

Lực lượng gần 3 triệu người Việt ở hải ngoại với nhiều người có vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sống dân chủ có thể trực tiếp tham gia với trong nước, từng bước đánh lui, đi đến làm phá sản vai tṛ lănh đạo của đảng CSVN, bằng cách:

1/ đầu tư ào ạt vào Việt Nam và nâng xuất cảng của Việt Nam sang Mỹ, giúp khu vực tư nhân hợp tác với doanh nhân Mỹ làm ăn phồn thịnh, đè bẹp quốc doanh.

Dĩ nhiên khi được hưởng quyền lợi th́ phía Việt Nam cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ các điều khoản trong bản thương ước đă kư.

2/ chống tệ nạn quan liêu – tham nhũng có hiệu quả, mà Hà Nội đă hoàn toàn bất lực.

Nhằm bảo đảm cho công cuộc đầu tư làm ăn buôn bán của ḿnh không bị sách nhiễu trở ngại, các doanh gia Việt-Mỹ chắc chắn sẽ yêu cầu hai bên nghiêm chỉnh thực thi những ǵ đă kư kết, đặc biệt là điều khoản luật lệ trong sáng theo tiêu chuẩn WTO và điều khoản Việt Nam chấp nhận để làn sóng thông tin vô Việt Nam. Đặt truyền thông Việt Nam bị nhà nước kiểm soát vào giữa ḷng truyền thông đại chúng quốc tế, để từ tứ phía sự trung thực tràn vô làm ră rời guồng máy tuyên truyền của Cộng Sản, phối hợp tố cáo tham nhũng và nhất là hỗ trợ đ̣i tự do báo chí.

Luật minh bạch và đệ tứ quyền mới phá vỡ được quan liêu cấu kết tham nhũng hoành hành, nhất là ở cấp chóp bu.

3/ tích cực tham gia tiến tŕnh tách đảng khỏi chính quyền.

Để môi trường đầu tư ổn định và đạt tăng trưởng cao, ngoài an-sinh người dân b́nh thường cần Nhân Quyền và Dân Chủ. Do đó có nhu cầu chấm dứt độc tài đảng trị, nghĩa là loại bỏ tất cả đảng ủy các cấp từ trên xuống dưới ra khỏi bộ máy hành chánh.

Làm sao gỡ cây tầm gửi thâm căn cố đế này, khó lắm? Với BTA có thể.

Khi thi hành thương ước, mâu thuẫn trầm trọng sẽ diễn ra giữa một bên là các viên chức chính quyền (bị thúc đẩy bởi các điều khoản của BTA, bởi các doanh nhân Mỹ-Việt, bởi quyền lợi của người tiêu dùng) và bên kia là các cấp Ủy đảng tương ứng (bị chi phối bởi chủ nghĩa và nạn cá nhân, bè phái), khiến việc tuân thủ gặp khó khăn, nhất là khi đầu tư của Mỹ đổ vào Việt Nam và xuất cảng của Việt Nam sang Mỹ tăng lên. Tới cao độ, hai bên giằng co không quyết. Bộ máy hành chánh do dân đóng thuế sẽ chối bỏ năo bộ bệnh hoạn và cuối cùng chính sức mạnh quần chúng tách đảng ra khỏi hẳn chính quyền qua bầu cử tự do.

Nhưng cuộc đấu tranh chung của dân tộc chỉ thành công NẾU:

·         Doanh gia ta trong ngoài nhanh chóng nắm ngay thực chất kinh tế các thương vụ do BTA mở ra, đưa Hà Nội vào thế chỉ thông qua trên giấy tờ. Hợp đồng cùng doanh gia ngoại quốc nhẹ nhàng đưa Việt Nam đến với thế giới.

·         Linh động kết hợp thị trường tự do với Nhân Quyền và Dân Chủ để vận động quần chúng (nay nắm thẩm quyền kinh tế và văn hoá) tham gia đông đảo tiến tŕnh đ̣i thay đổi.

Đây là lúc mọi người Việt góp tiếng cho đại cuộc, dứt khoát không khoan nhượng: Muốn phát triển Việt Nam phải kinh tế thị trường và dân chủ hoá. Mỗi người và mọi người hăng hái cài răng lược và sẵn sàng sáp lá cà chứng minh cho những người Cộng Sản thấy rơ Bộ Chính Trị lỗi thời, không thể đáp ứng với t́nh h́nh đất nước.

Từ vị trí đứng trong xă hội tiên tiến, có vốn, kỹ thuật và liên hệ với doanh nghiệp nước ngoài, hải ngoại cần chủ động bắt tay trong nước, hỗ trợ nhau làm ăn buôn bán với thế giới, phổ biến văn hoá mới, tư tưởng mới, lập trường mới sẵn sàng đi đầu xé rào cho quần chúng ào lên phá vỡ lề thói làm ăn vô hiệu năng, quan liêu, tham nhũng. Thực tế mà nói, mỗi người Việt hải ngoại về nước là 1 cán bộ sinh động mang theo trên người ít nhiều tinh thần tự do, dân chủ và tiến bộ. Đây là đội ngũ tuyên truyền đông đảo và hữu hiệu, không lănh lương mà lại rất tích cực, một việc không dễ ǵ đảng phái có thể làm được.

Trong suốt tiến tŕnh thay da đổi thịt này, chúng ta luôn luôn đề cao những giá trị phổ quát của Nhân Quyền và Dân Chủ bằng mọi phương cách có thể. Thai nghén trong những điều kiện như vậy, nhà nước mới sẽ tôn trọng Nhân Quyền, Dân Chủ, có khả năng cùng hậu thuẫn trong – ngoài để thực hiện tiến bộ xă hội.

*

Muốn nhà nước mới sắp ra đời là một nhà nước tốt đẹp, ngay từ bây giờ chúng ta cần tŕnh bầy rơ hướng phát triển mới đáp ứng đúng nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân 2 miền Nam - Bắc và phù hợp với t́nh h́nh mới của thế giới.

V́ nhân loại đang đi vào nền văn minh mới với 2 cuộc cách mạng: cách mạng vi điện tử và cách mạng nhân bản hoá, chúng ta có thể nói một cách tổng quát là đối với tất cả các nước dù giầu hay nghèo, bất cứ đường lối phát triển hữu hiệu nào trong thế giới mới ngày nay tự thân đều mang 3 tính chất Xă Hội, Nhân Bản và Tiến Bộ.

- Tính Xă Hội:

Nhà nước nhân bản là của toàn dân, chứ không phải của một giai cấp nào, chúng ta bác bỏ hẳn quan niệm chính quyền luôn luôn bắt buộc phải mang tính giai cấp hoặc vô sản hay tư sản. Lấy ư dân qua thăm ḍ để xây dựng luật pháp và có những quốc sách hợp ḷng người.

Tản quyền. Vai tṛ nhà nước là phục vụ, chứ không phải lũng đoạn. Chức năng không c̣n là trực tiếp quản lư nữa, mà là điều ḥa phối hợp sinh hoạt giữa các khu vực của xă hội. Mọi thay đổi lănh đạo phải diễn ra định kỳ theo thể thức dân chủ.

Xă-hội-hóa toàn bộ nền kinh tế mới và văn hoá mới, nghĩa là thẩm quyền kinh tế-văn hoá nay nằm trong tay người dân, h́nh thành xă hội dân sự sinh hoạt tự do trong luật định.

Tính chất xă hội mà đường lối mới chủ trương là xu thế mới đang lên trên thế giới, hoàn toàn khác hẳn quái thai Xă Hội Chủ Nghĩa của Cộng Sản. Một bên là tiến tŕnh đi lên tự nhiên của tư bản chủ nghĩa khi diễn ra cách mạng vi điện tử và nhân bản hóa và bên kia là ư đồ không tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin lên bước tiến của nhân loại, nay đă bị phủ nhận và phá sản.

Hay nói rơ hơn đường lối mới chủ trương : Lực lượng làm ra của cải vật chất và sản phẩm trí tuệ cho xă hội phải trực tiếp nắm quan hệ sản xuất qua cổ phần và bầu ban quản trị; có thế mới tránh đẻ ra mâu thuẫn đối kháng vô sản – tư sản và hoạt động của năo trạng nay nằm khắp nơi trong dân gian. Đây chính là những điều kiện cần thiết để đưa tŕnh độ dân trí nhất loạt lên.

- Tính Nhân Bản:

Xă hội xây dựng trên quan niệm triết lư mới về con người: tinh thần và vật chất có tương quan, hỗ tương tác động và hoán chuyển lẫn nhau qua sinh-năng (photon ảo). Sinh-năng là một phần của vũ-trụ-năng (photon) và vũ-trụ-năng trực tiếp ảnh hưởng trên sinh-năng.

- Tính Tiến Bộ:

Đường lối mới phát triển xă hội đồng đều cả 2 mặt tinh thần lẫn vật chất, đi vào nền văn minh mới. Kinh tế – kỹ thuật cao mang lại thịnh vượng. Nền Văn Hoá – Giáo Dục Nhân Bản, khoa học, đại chúng, khai phóng và sáng tạo làm đời sống tinh thần phong phú hơn.

Đường lối mới đưa nhân loại xích lại gần nhau, cùng tiến vào kỷ nguyên toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hoá văn hoá và toàn cầu hoá chính trị với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là hiến pháp tối cao chung cho tất cả các dân tộc.

Tóm lại, với thương ước Mỹ-Việt BTA cuộc đấu tranh chung của dân tộc ta chuyển sang thế công:

o        Thế mới. Cuộc đấu tranh nay ở vào vị thế rộng lớn hơn của kinh tế toàn cầu, trong đó có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, vừa buộc CSVN phải mở cửa.

o        Lực mới. Sức sống mănh liệt của kinh tế thị trường trỗi dậy, phối hợp với đầu tư và thương mại từ bên ngoài.

o        Cách mới. Bàn tay phải dùng kinh tế lôi bộ máy hành chánh bỏ đảng (nghèo khó) ngả theo thịnh vượng chung (BTA). Nắm đấm trái đánh thẳng đ̣n Nhân Quyền và Dân Chủ vô đầu Bộ Chính Trị đảng CSVN.

Kinh tế thị trường ngự trị hạ tầng, thượng tầng bất lực, có đảng hay không có đảng, xă hội vẫn đi theo qui luật chung của kinh tế toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó Bộ Chính Trị không c̣n cách nào khác hơn là chấp nhận bầu cử tự do, công bằng, có giám sát quốc tế.

Trên thực tế, tiến tŕnh dân chủ hoá đang bắt đầu khởi động ở hạ tầng cơ sở xă hội Việt Nam về kinh tế và văn hoá. Cho nên càng đông quần chúng tích cực tham gia, thể chế mới càng dễ đoàn kết được toàn dân, hàn gắn chia rẽ và có quốc tế ủng hộ để đưa Tổ Quốc chúng ta đến tương lai tươi sáng hơn./.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Cao Trào Nhân Bản

Tập Hợp V́ Nền Dân Chủ

 

Trở lại trang chánh